.

 

 

 

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NIỀM TIN PHẬT GIÁO

 

Biên Soạn: Pháp Sư Quảng Tịnh

Việt dịch: Thích Ðạo Cơ

 

--- o0o ---
 

Chương IX

 

  ĂN CHAY

 

 

Dẫn Nhập

Phật giáo là tôn giáo từ bi, đề xướng giáo nghĩa “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”1.

Ðây là từ trong tâm đại từ đại bi, đức Phật xem tất cả chúng sanh đều có đầy đủ Phật tánh bình đẳng, không khác nhau; trong nhất thể bình đẳng của chúng sanh, đương nhiên không nỡ ăn thịt chúng sanh. Hàng đệ tử Phật sau khi đã quy y, thọ giới cũng phải học điều Phật Ðà học, làm việc Phật Ðà làm, từ việc “không sát sanh” mà tiến đến “không nỡ ăn thịt chúng sanh”. Cho nên, ăn chay đã trở thành một trong những tập quán sinh hoạt trọng yếu của hàng đệ tử Phật tại thế gian này .

Nhưng, cũng có một số ít tín đồ không thích ứng được với việc ăn chay, nên đã có thái độ “kính nhi viễn chi” đối với Phật giáo. Cuối cùng, đệ tử Phật có cần phải ăn chay không? Nếu nói không ăn chay thì có phải không tu hành không? Cũng không thích hợp là đệ tử Phật phải không? Những vấn đề này, chúng ta cần phải làm sáng tỏ thêm .
 

Chánh Ðề

I. Ðịnh nghĩa

Ăn chay là chỉ ăn gốc, thân, lá hoặc các thứ hoa quả của thực vật mà không ăn tất cả động vật ham sống sợ chết như thịt các loài gia cầm, súc vật, cá, tôm, ốc ... và trứng của các loài này.

Ở Trung Quốc, người ta thường gọi ăn chay là “ăn trai”, nhưng cách nói này khác với “trì trai” của Phật giáo. Nếu dựa theo giới luật mà đức Phật đã dạy: “không ăn phi thời” gọi là “trai”, thì cũng mang ý là không được ăn quá ngọ. Do đó, “trì trai”  không cùng ý với “ăn chay” hoặc “ăn trai”. Giới xuất gia ở Thái lan, Tích lan nghiêm giữ  giới “không ăn phi thời”. Ðiều này có thể nói hằng ngày trì giới nhưng hoàn toàn không nhất định phải ăn chay.

II. Lý do

-Tâm từ bi bình đẳng:

Trong kinh Niết-bàn có nói: “Hễ người nào ăn thịt thì cắt đứt chủng tử đại bi”. Trong kinh Phạm võng cũng có nói: “Phàm là con Phật không nên ăn tất cả các thứ thịt, nếu ai ăn sẽ đoạn mất chủng tử Phật tánh đại từ bi”. Trong kinh Lăng già nói: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, không ngừng trôi lăn trong vòng sanh tử, đều đã từng làm cha mẹ, anh chị em, nam nữ, quyến thuộc với nhau; cho nên, không được ăn thịt của chúng sanh”. Nhà nho Mạnh Tử cũng nói: “Nghe tiếng kêu con vật, không nỡ ăn thịt nó”, đó cũng là sự biểu hiện của lòng nhân từ .

Từ khi chúng ta lọt lòng mẹ đến nay, vì tư dưỡng cho thân thể mà chúng ta đã sát hại không biết bao nhiêu sinh mạng của chúng sanh. Tất cả chúng sanh đều có Phật  tánh, đều tham sống sợ chết. Chúng ta thật không có quyền đem cái vui riêng tư áp đặt lên nỗi thống khổ của người khác. Lại nữa, từ xưa  đến nay, tất cả chúng sanh đều đã từng làm cha, mẹ, anh, chị, em, bà con với ta, chúng ta không thể nhẫn tâm sát hại mà ăn máu thịt của họ. Bởi thế, nếu muốn trưởng dưỡng lòng từ bi, không muốn làm khô kiệt chủng tử từ bi của mình thì chúng ta không nên ăn thịt chúng sanh .

2. Tránh quả báo

Trong thời kỳ đầu thuyết pháp, vì căn cơ của hàng đệ tử còn thấp, đức Phật cho phép được dùng Tam tịnh nhục2. Nhưng đối với hàng đệ tử căn cơ thuần thục thì ngài cấm ăn các loại thịt của chúng sanh. Cổ đức có thơ nói: :

“Ngàn năm tiếng thét nơi lò sát

Oán hận thâm sâu khó lấp bằng

Muốn biết trên đời binh đao kiếm

Lắng nghe tiếng gào lúc nửa đêm” .

Cho nên, muốn tránh quả báo oan trái máu thịt đền trả, tốt hơn hết chúng ta phải thực hành phương pháp ăn chay .

3. Hợp với khoa học

Theo đà phát triển của khoa học, trên các phương diện, những nhà khoa học đã phát hiện nhiều lý do và cơ sở cho việc ủng hộ chủ nghĩa ăn chay. Theo quan điểm giải phẩu học: con người thuộc động vật ăn chay, cùng một loại với trâu, ngựa, dê là loài động vật ăn cỏ. Con người là loài tay không có vuốt, quai hàm mềm, răng ngắn và bằng phẳng, ruột dài gấp hai mươi lần xương sống, trong khi đó động vật ăn thịt như: hổ, sói, sư tử .... thì đều có móng vuốt, răng hàm nhọn, ruột thì ngắn.

Theo quan điểm vệ sinh: lúc động vật chết, vì tác dụng phân giải nên thân thể sản sinh nhiều bịnh khuẩn. Hơn nữa, cơ thể đôïng vật lại mang nhiều ký sinh trùng khác nhau. Do cơ thể động vật mất hết khả năng đề kháng nên dùng phương pháp luột hoặc nấu chín cũng không dễ dàng khử sạch bệnh khuẩn và ký sinh trùng. Sau khi chúng ta ăn vào rất dễ dẫn đến bịnh tật. Ngoài bệnh khuẩn và ký sinh trùng, thân thể động vật còn có độc tố do nhiều nhân tố khác sản sinh ra .

a. Toàn thể nhà nông trên toàn thế giới đều dùng phân bón hóa học có tính độc để sát hại côn trùng trong ruộng hoặc dùng để vun bón cho tốt. Ðộng vật ăn những loại thực vật này, khi chất độc tồn lưu trong cơ thể, con người chúng ta ăn thịt động vật thì cũng như  ăn thêm chất độc được kết lại ở mức độ cao nhất. Bởi vì, hàm lượng độc tố ấy có lúc nhiều hơn gấp mười lần hàm lượng có trong thực vật.

b. Từ khía cạnh sinh lý của đôïng vật, ta thấy những chất độc trong thân thể động vật tùy lúc chuyển đổi bài tiết ra ngoài, nhưng khi động vật chết, tác dụng chuyển đổi chất độc mới thay cho cái cũ đồng thời ngừng hẳn. Chất độc còn lại trong cơ thể động vật được gọi là bì độc. Cho nên, khi ăn thịt động vật có nghĩa là cùng lúc chúng ta ăn thêm chất bì độc trong cơ thể của nó

c. Khi sợ hãi, tức giận hoặc đau khổ, trong cơ thể động vật cũng sẽ phát ra thứ chất hà nhĩ mông3 có độc. Chất hà nhĩ mông này từ từ bài tiết ra ngoài cơ thể qua cơ quan bài tiết. Nhưng độc tố được sản sanh khi động vật sắp bị giết thì tùy theo lúc sinh mạng kết thúc mà còn sót lại trong cơ thể.

Theo quan điểm sức khỏe: giáo sư Trần Thụy Tam ở Ðại y viện Ðài loan trong hai năm đã từng đến bốn mươi chín tự viện trong toàn quốc để kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai trăm bốn mươi chín vị xuất gia, đồng thời điều tra đối chiếu với một ngàn không trăm năm mươi người ăn chay trường. Ông phát hiện: hàm lượng Colesterin trong gan quá cao, huyết áp cao, bệnh về tim mạch ... thấp hơn so với người ăn mặn. Hoặc có người cho ăn chay trường, ăn chay kỳ sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, thể lực không đầy đủ. Hiện tại đưa một số ví dụ để phản chứng:

- Trước thế vận hội bơi lội, nhà vô địch Mậu Lâm bắt đầu ăn chay từ hai năm trước, chẳng những tốc độ, kỹ thuật kinh người mà ông còn có một thể lực dẻo dai và mạnh mẽ .

- Một số đoàn vũ đạo nổi tiếng gần như cả thế giới đã từng đến Ðài Loan biểu diễn. Ðại đa số các nghệ sĩ của các đoàn ấy đều ăn chay. Sự tiêu hao thể lực do luyện tập cũng như diễn xuất của họ e rằng những người ăn thịt không thể đảm đương nổi .

- Võ công Thiếu Lâm tự cổ đại nổi tiếng cả nước, vậy mà chưa từng nghe nói những võ tăng thiếu dinh dưỡng hoặc thể lực không đủ. Từ đó có thể thấy, dinh dưỡng và thể lực của người ăn chay không có sự sai biệt so với người ăn thịt.

III. Người ăn chay cần chú ý các vấn đề sau

1. Phương thức ăn chay: bất kể cá nhân nào cũng đều phải nhanh chóng cải biến phương thức ăn uống và sinh hoạt của mình. Cho nên, hàng Phật tử có thể tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mình tự do chọn lựa phương thức ăn chay và thời gian thực hành, rồi cứ thế dần dần nuôi dưỡng trở thành thói quen ăn chay.

Phương thức ăn chay:

a. Kỳ trai: là chỉ cho những ngày ăn chay cố định trong năm hoặc mỗi tháng. Nếu ăn chay hai ngày trai thì vào ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng; sáu ngày trai là mồng 8, 14, 15, 18, 23, 28, 29, 30 (tháng thiếu là 28, 29) mỗi tháng; mười ngày trai là ngày mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu là 27, 28, 29). Ăn chay từng tháng một thì nên ăn trọn vào tháng giêng hoặc tháng bảy; còn nếu ăn chay ba tháng liền thì ăn ba tháng liên tiếp hoặc vào tháng giêng, tháng 7, tháng 9 ( hoặc tháng 10).

b.Trường trai: có nghĩa là ăn chay trọn đời không dùng đến món tanh hôi như: món cá....

Hàng tín đồ Phật giáo nào phát tâm ăn chay thì nên cố gắng giữ gìn và ghi nhớ những ngày ăn chay định kỳ .

2. Người ăn chay cần chú ý đến vấn đề lựa chọn và điều phối cùng với chất dinh dưỡng của thực vật rồi vận dụng vào trong phương pháp nấu ăn cho thích hợp để bảo vệ cho cơ thể được khoẻ mạnh. Không nên xem ăn chay như một thứ khổ hạnh hoặc tự ngược đãi mình. Khi mỗi cá nhân tiến hành việc ăn chay nên khéo léo hướng dẫn, như đưa ra các thứ tranh ảnh, bài viết, tạp chí nói về việc ăn chay cho người nhà tham khảo; đừng theo ý riêng của mình mà làm khó chịu cho người nhà, gây ra mất đoàn kết .

3. Ăn chay là sự biểu hiện của lòng từ bi. Bởi thế, ngoài việc không ăn những thứ tanh hôi ra, người ăn chay cũng nên tuyệt đối tránh sử dụng những vật dụng được chế biến từ động vật như: áo da, giầy da, thắt lưng da ...

4. Không vì mình ăn chay mà khinh thường người khác không ăn chay. Phật giáo có rất nhiều phương pháp tu hành, mỗi pháp môn đều hướng đến địa vị  quan trọng của Phật đạo. Mỗi loại pháp môn đều khiến chúng ta trừ bỏ ba độc: tham - sân - si, đạt đến giải thoát tự tại. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn chay nhưng lại bị vô minh quấy nhiễu thì hằng ngày vẫn thường cấu giận hoặc khởi lên vọng tưởng4 thèm ăn mặn. Không thể như bậc A La-hán đã diệt sạch tham - sân - si; tuy không nhất định phải ăn chay nhưng đã giải thoát sanh tử. Lại xem những loài như: ngựa, trâu, dê tuy cùng ăn chay, nhưng vì không để tâm hạ thủ công phu nên cũng không thành tựu bất kỳ đạo quả nào.

5. Cấm ăn năm thứ cay5: Không những người ăn  chay không nên dùng năm thứ cay mà tất cả hàng Phật tử cũng phải hết sức tránh dùng. Vì năm thứ cay có mùi hôi rất khó chịu, ăn sống thì tăng sân nhuế, ăn chín thì phát dâm; thiện thần không vui, dễ dàng gặp thần ác quấy nhiễu .
 

Kết Luận

Lợi ích của việc ăn chay.

1. Về phương diện cá nhân

Ăn chay giúp khoẻ mạnh, sống lâu. Vả lại, nó có lợi ích thiết thực về kinh tế; đồng thời có thể bồi dưỡng lòng từ bi, tránh kết duyên nghiệp báo xấu qua lại cùng chúng sanh; và như thế mới có thể hướng đến hạnh phúc bình an lâu dài .

Trên thế giới nạn binh đao vẫn chưa chấm dứt, đó là đều do nhân loại cảm lấy cộng nghiệp sát sanh đã tạo ra trong quá khứ. Vì thế, nếu muốn dứt bỏ nghiệp báo quả khổ the0o sau như bóng theo hình thì chúng ta phải đoạn trừ nghiệp nhân sản sinh ra quả khổ. Cho nên, cổ đức có nói :

  “Tất cả chúng sanh không nghiệp sát,

 Lấy chi thế giới động đao binh” .

2. Ðối với xã hội

Ăn chay đã hợp vệ sinh lại có thể bồi dưỡng phong tục lành mạnh, tiết kiệm, biết đủ, cải biến tập quán ăn uống xa xỉ hoang phí của người dân trong nước.


1 Tham khảo Chương I.

2 Tam tịnh nhục:

Trong luật Thập tụng, quyển 37 có chép: “Ta cho phép ăn ba loại tịnh nhục, đó là không thấy, không nghe, không nghi”. Không thấy: chúng ta không chính mắt thấy chúng sanh bị giết. Không nghe: không nghe tiếng kêu của chúng khi bị giết. Không nghi: không nghi thịt đó vì mình mà giết. Lại có thuyết nói là“ngũ tịnh nhục”, tức chỉ cho ba loại tịnh nhục trên, đồng thời thêm vào hai loại: thịt của chim thú đã chết và thịt của chim thú dư thừa sau khi các loài chim ưng, chim thứu ăn còn sót lại .

 

3 Hà nhĩ mông  ²ü  º¸  »X  : Là thứ chất được tiết ra từ  tuyến nội phân tiết để duy trì sự trưởng thành, sinh sản và tái tạo năng lượng trong cơ thể con người. Ðó là thứ chất mà các cơ quan của cơ thể không thể thiếu được. Tiếng Anh:  Hormone là chất được sản sinh ra trong cơ thể động vật và được máu mang đến một bộ phận của cơ thể để kích thích sự phát triển .v.v...” ( Theo Từ điển Anh-Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, trang 813).

 

4 Tuy có người trên danh nghĩa là ăn chay nhưng trong tâm thì họ vẫn còn hình ảnh những món thịt gà, thịt ngỗng, thịt cá. Bởi thế, họ dùng thực phẩm chay như đậu phụ... chế biến thành những món ăn như gà ram, cá kho tộ ...

5 Ngũ tân còn gọi là ngũ huân là chỉ cho năm thứ rau xanh có vị cay như: hành, tỏi, kiệu, hẹ, hành tây ... Trong kinh Lăng nghiêm có nói, năm thứ vị cay này ăn chín thì dễ phát dâm, ăn sống thì tăng thêm lòng sân hận; chư thiên trong mười phương đều không vui .

 

 

 

--- o0o ---
 

Mục Lục | Chương I | Chương II |  Chương III

 Chương IV | Chương V | Chương VI | Chương VII

 Chương VIII | Chương IX | Chương X


--- o0o ---

 

Trình bày:  Linh Thoại

Cập nhật:  01-04-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

云南省拆除水箱套什么定额 华藏法门 寺院 募捐 lua Mộc người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 曹村村 阿彌陀經教材 デイスク回入と回出の意味 phap mon tinh do la phap mon dua tren nen tang tu vu lan báo hiếu hóa thân của lạt ma yeshe duong Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe 七五三 広島 Туркестанская область ä å é Žæ 作æ 剃度出家 tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan ç ºä ç Ÿå æœ å œæ lien tri canh sach ç¾ thai Thân trung ấm lý お寺との付き合い 檀家 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 nhân vía bồ tát quán thế âm 19 ด หน ง 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phÃƒÆ thu rÑi phát làm thế nào để vẹn toàn lễ nghĩa Đọc lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu ThẠy 貪 嗔 癡 慢 สโตร ส รา モダン仏壇 激安仏壇店 phật giáo lễ 首座 vì sao vua lương võ đế cả đời xây