|
Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp
(Trích dịch từ nguyên bản Anh ngữ của Báo The Northern Stars trong quyển
Arthritis and Paradoxycal Pennywort của ông Russ Maslen, do ông Thượng Công Huân
ở Mount Pritchard tặng)
Lời người viết : Tháng 12 năm
2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của
đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa
bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi
ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh
thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp
với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp
và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn
trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo.
“Rus Maslen" ở tại vùng Mullumbimby tin tưởng rằng ông đã tình cờ khám phá ra
loại rau cỏ có thể chữa được chứng phong thấp của ông.
Nếu câu chuyện nhai mỗi ngày 2 lá rau má, một loại rau cỏ tầm thường mọc hoang
dã khắp nơi trên đất Úc có thể làm giảm đau và chữa lành hàng ngàn bịnh nhân của
chứng thấp khớp là sự thật thì đó là một chuyện hi hữu. Rau má còn có tên là
Centella và thông thường người ta gọi nó là Swamp Pennywort.
Đây là một loại rau bò sát mặt đất mọc hoang dã tại miền Bắc tiểu bang
Queensland chạy dài tận tiểu bang Tây Úc (Western Australia) và kể cả tiểu bang
hải đảo Tasmania nữa.
Ông Russ và bà vợ của ông đã được nổi danh vì là những người khởi xướng và thành
lập công viên bảo tồn di sản thiên nhiên Brunswick Valley trên một đồng cỏ sỏi
đá rộng 4 mẫu tây tọa lạc đối diện với ngôi nhà của ông bà ở Mullumbimby.
Khi khởi sự vào công tác thành lập, đã có khoảng 12 người tình nguyện phụ giúp.
Nhưng con số này dần dà giảm thiểu, rồi vài năm sau đó chỉ còn lại võn vẹn có
hai vợ chồng ông Russ và bà Beryl săn sóc công viên ấy mà thôi.
Chỉ có những cây cối bản xứ ở những địa phương như Tweed, Bruswick và thung lũng
Richmond, khoảng 400 chủng loại, được phép trồng ở công viên này. Và nơi đây
nghiễm nhiên đã trở thành địa phương bảo tồn thảo mộc, trong số đó có vài loại
hiện nay được tìm thấy rất hiếm.
Vào tháng 7 năm 1989, một khách phương xa đến viếng công viên, thấy ông Russ
đang nhổ cọng rau má bò sát mặt đất dưới bóng mát của một tàng cây lớn, bèn dừng
lại nói chuyện với ông. Người đàn ông này đề cập huyên thuyên về chuyện ông Russ
đã vô tình cắt bỏ đi loại cỏ dại mà theo ông ấy là “một thứ dược thảo quan
trọng” . Rồi sau đó diễn tả về hình dáng và đặc tính của loại rau này.
Ông nói tiếp : “Mỗi người chỉ cần nhai và nuốt hai
lá rau má liên tục, chỉ hai lá chớ không phải một hoặc ba, thì trong một thời
gian sau có thể chữa lành hoặc giảm bớt được bịnh thấp khớp” . Ông
Russ lúc đó không thấy hứng thú về dược thảo nên không màng để ý và chỉ ít lâu
sau đã quên phứt câu chuyện mà người khách phương xa đã nói.
Một tháng sau, trong khi đang sửa soạn cho buổi ăn trưa, Beryl đã than là không
còn có thể đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay được nữa. Các ngón tay đều đau nhức,
đặc biệt là các ngón của bàn tay trái. Ông Russ bảo:
“Những tiếng bực mình gắt gỏng luôn luôn xảy ra trong nhà bếp. Tôi đã bảo về
việc người đàn ông nọ đã miêu tả về sự hữu dụng của cây rau má. Nhà tôi tin ngay
và mỗi ngày đã nhai hai lá một cách thường xuyên như đã được chỉ dẫn. Đến tháng
11 năm đó, Beryl đã đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón tay trở lại được như xưa, các
ngó tay khác thì không còn bị quặp xuống và đau nhức nữa. Đồng thời những tiếng
bực mình không còn được nghe thấy xảy ra trong nhà bếp, chẳng hạn như những
tiếng than đau nhức về các ngón tay” .
Đến tháng Tư năm sau, ông Russ đi khám bịnh đã được xét nghiệm thấy bị viêm khớp
ở các đốt xương cổ, nên thường hay cảm thấy đau nhức. Ông cũng bắt đầu nhai hai
lá rau má mỗi ngày để tự chữa như vợ ông. Chỉ ba tháng sau, các triệu chứng của
bịnh viêm khớp không còn nữa.
Thấy rau má quả thật có hiệu nghiệm trong việc chữa trị một số các chứng bịnh
thấp khớp. Ông Russ cảm thấy phấn khởi, nên đã bứng trồng vào các chậu nhỏ để
tặng cho bà con và bạn bè bị cùng chứng bịnh như ông. Tiếng đồn lan xa. Sau đó
rất nhiều người đến từ khắp nơi đổ xô về công viên này để hỏi han về cây
Rau Má.
Ngoài ra ông cũng nhiệt tâm và cố gắng phổ biến cho những người đồng bịnh ở các
tiểu bang khác về cách trị liệu đặc biệt này. Theo ông cho biết, đã có 15 bịnh
nhân bịnh thấp khớp chỉ nhai hai lá rau má mỗi ngày, sau ba tháng, đã hoàn toàn
bình phục hoặc thuyên giảm một cách rõ rệt gần như đã dứt hẳn. Mặc dầu cây Rau
Má có công hiệu thực sự trong việc chữa trị bịnh thấp khớp, nhưng sự kiện này
chưa được thử nghiệm và chứng minh bằng phương pháp khoa học. Nó cũng không gây
được sự hứng thú để người ta làm một cuộc thử nghiệm như vậy. Ông Russ Maslen
bảo rằng ông đã viết thư cho Phân Khoa Y Học của trường Đại Học Monash ở
Melbourne và Quỹ Giúp Đỡ Bịnh Nhân Phong Thấp (Arthritis Foundation) tại Sydney
nhằm cố gắng thuyết phục họ đưa vào chương trình nghiên cứu để chữa bịnh lâm
sàn. Nhưng cho đến giờ phút này, ông không nhận được một sự phúc đáp nào. Ông
buồn và bảo: “Tôi nói bằng sự thật, qua kinh
nghiệm, rau má chữa được bịnh thấp khớp; nhưng tôi không có gì để chứng minh.
Nếu nó không công hiệu thì tôi đã thành thật bảo nó không công hiệu rồi” .
Ông tiếp:
“Hiện thời tại nước Úc, đã có hơn một triệu sáu
trăm ngàn bịnh nhân bị bịnh thấp khớp, và việc chữa trị bằng phương pháp này nếu
được chấp thuận cũng góp phần đáng kể. Nhưng tôi đã đủ cay đắng mà nghĩ rằng,
bởi vì Rau Má là một loại cỏ hoang dại, tầm thường và không mất tiền mua, nên
không ai màng đến việc thử nghiệm nó. Theo tôi, nếu nó được thí nghiệm và được
công nhận có công hiệu đàng hoàng thì người ta cũng có thể hái ra tiền trên loại
rau cỏ hoang dại này”.
Xin lưu ý : Mỗi ngày nhai hai lá rau má để trị bịnh thấp khớp là liều
lượng trung bình. Không nên sử dụng quá liều trong một thời gian lâu dài vì nó
có thể làm hạ huyết áp.
Tìm Hiểu thêm về: RAU MÁ
( CENTELLA ASIATICA )
   
Tên cây : Rau má, phắc chèn (Tày), tích
huyết thảo, liên tiền thảo.
Mô tả : Cây cỏ. Thân mảnh mọc bò, bén rễ
ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc
gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1 - 5 hoa nhỏ không cuống,
màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.
Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở chỗ
ẩm mát.
Bộ phận dùng : Cả cây. Thu hái quanh
năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh
dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric,
palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid
asiaticosid thủy phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa; vitamin C.
Công dụng : Chữa sốt, sởi, nôn ra máu,
chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da, đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới,
giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30 - 40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc.
Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt.
Cước Chú: Nếu quý vị muốn tìm hiểu thêm thì có thể tìm chữ : CENTELLA
ASIATICA thì sẽ có rất nhiều tài liệu nói về RAU MÁ
TB. Nếu quý vị có thắc mắc xin liên lạc về (vnfa AT vnfa.com)
|