Bài tập Dưỡng sinh - Bác sĩ Nguyễn văn Hưởng

Xin cầu nguyện cho các bịnh nhân được bình phục, để được có cơ hội tu học, thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

Chìa khóa đã giúp các bịnh nhân thành công trong việc chữa trị là NIỀM TIN và Ý CHÍ THỰC HÀNH.

Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.

Quý vị khi dùng các bài thuốc dưới đây với kết quả tốt hay không, xin vui lòng gởi báo kết quả qua mục bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng kiểm chứng và đăng tải tính chính xác của các bài thuốc.

Có một số bài là file *.PDF , nên Qúy vị hãy download phần Adobe Reader về và cài đặt mới xem được.

BÀI TẬP DƯỠNG SINH

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng

LTS: Dưỡng sinh là một phương pháp của y học cổ truyền đã được trải nghiệm qua hàng trăm năm, nhằm giúp cho con người phục hồi, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Về phương pháp dưỡng sinh, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã dày công nghiên cứu và đã đưa ra "Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng" mang tính khoa học cao, dễ hiểu, dễ áp dụng. SK&ĐS xin trích một số bài tập dưỡng sinh của cố Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng với bạn đọc.

I. Các chứng mất ngủ, mệt mỏi

Dùng bài tập thư giãn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.

Tư thế: Nằm nơi yên tĩnh.

Bước 1: Ức chế ngũ quan: che mắt.

Bước 2: Ra lệnh cho các cơ mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ một từ trên mặt dần đến ngón chân, một cách từ từ chắc chắn.

Bước 3: Theo dõi hơi thở 10 lần, thở thật êm, nhẹ, đều, nông.

II. Nhằm quân bình thần kinh, thúc đẩy khí huyết lưu thông, xoa bóp nội tạng. Chữa các chứng ứ trệ tạng phủ, xung huyết, táo bón, đau bụng kinh, cần tập động tác:

Dùng bài tập khí công 4 thời có kê mông.

Ngày 2 lần mỗi lần 15-20 hơi thở.

Tư thế: Nằm kê một gối ở mông, cao khoảng 5-8cm vừa sức.

Thời 1: Hít vào tối đa, ngực nở và bụng căng (3-6") (hít ngực bụng nở).

Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, đồng thời giơ chân dao động 4 cái, rồi hạ chân (3"-6") (giữ hơi hít thêm).

Thời 3: Thở ra thoải mái tự nhiên (3"-6") (thở không kềm thúc).

Thời 4: Thư giãn chân tay mềm giãn (3"-6") (nghỉ nặng ấm thân).

III. Điều trị dự phòng đau lưng do tuổi tác, khiêng vác nặng, thoái khớp đốt sống, cần tập các động tác:

Nghỉ ngơi, tập các động tác cột sống nhẹ nhàng: ưỡn mông, vặn cột sống, rắn hổ mang, chào mặt trời.

1. Động tác ưỡn mông

Tư thế:

- Nằm ngửa, lấy điểm tựa là lưng trên và hai gót chân, nhấc mông lên.

- Hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm) đồng thời dao động mông qua lại 4 lần, thở ra triệt để có ép bụng, hạ xuống, nghỉ, làm từ 1 đến 3 lần.

2. Động tác vặn cột sống

Tư thế:

- Nằm nghiêng một bên co chân lại, chân dưới để phía sau, tay trên nắm bàn chân dưới, bàn chân trên để lên đầu gối chân dưới và đầu gối chân trên sát giường, tay dưới đè đầu gối chân trên.

- Vận động cột sống và cổ ngược chiều, hít vào tối đa. Đồng thời giữ hơi dao động cổ qua lại từ 2-6 cái, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, thở ra triệt để có ép bụng. Làm 1 - 3 hơi thở và đổi bên.

3. Động tác rắn hổ mang

Tư thế:

- Nằm sấp, hai tay chống ngang thắt lưng (hoặc ngang ngực), ngón tay hướng ra ngoài. Chống tay thẳng lên, ưỡn lưng, ưỡn đầu ra sau. Hít vào tối đa, giữ hơi, dao động thân và đầu theo chiều trước sau 2 - 6 cái. Thở ra triệt để, quay cổ qua bên trái, nhìn gót chân bên kia.

- Lần hai: Hít vô tối đa có trở ngại. Giữ hơi, dao động qua lại 2- 4 cái, quay sang bên kia thở ra triệt để. Làm 1 - 3 lần.

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lễ 横柱指合掌 biệt 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt 观世音菩萨普门品 ä ƒäº ä độ 藥師如來琉璃光經文解說 激安仏壇店 KhÃi 看完新闻联播的观后感 ղ 投影备品备件方案 把ç äº çµ é ç Ÿ Ï 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 首座 七佛灭罪真言全文念诵 Quan ß 村上市お墓 正念正知正見 淨界法師書籍 佛教禪定教室 å æžœ مبيوع モダン仏壇 祈祷カードの書き方 æåŒ 宣化上人讲的一心三藏 æµæŸçåŒçŽ เพรงดนต ฟ 护法 阿彌陀經教材 chùa thánh ân 清华间谍 hoat triết บทสวดพ mÊë 丢失菩提心的因缘 sự tự tin đích thực la gi 净空老法师临终遗言 สโตร ส รา bên ブッダの教えポスター 欲漏 ước 仏壇 赤 một cõi đi về niem