CÀ CHUA, MỘT LOẠI THỰC VẬT HỮU ÍCH (Trần Anh Kiệt sưu tầm)
Xin cầu nguyện cho các bịnh nhân được bình phục, để được có cơ hội tu học, thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.
Chìa khóa đã giúp các bịnh nhân thành công trong việc chữa trị là NIỀM TIN và Ý CHÍ THỰC HÀNH.
Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.
Quý vị khi dùng các bài thuốc dưới đây với kết quả tốt hay không, xin vui lòng gởi báo kết quả qua mục bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng kiểm chứng và đăng tải tính chính xác của các bài thuốc.
Có một số bài là file *.PDF , nên Qúy vị hãy download phần Adobe Reader về và cài đặt mới xem được.
CÀ CHUA, MỘT LOẠI THỰC VẬT HỮU ÍCH
Trần Anh Kiệt sưu tầm
Cà chua hay cà tô mát là một loại thực vật rất dễ trồng. Thông thường
thì nó có màu đỏ. Cà chua chứa rất dồi dào chất dinh dưỡng như sinh tố A và
C, chất potassium, chất đạm, chất xơ và lycopene.
Vào thế kỷ thứ XVI, cà chua được
nhập cảng vào Âu Châu bởi người Tây Ban Nha. Sau đó cũng được dân chúng các
nước Tây Phương khác như Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi ưa thích. Cà chua là thổ
sản của dân Aztec và Incas ở Nam Mỹ. Trước năm 700 (sau Công nguyên), trái
cà chua rất nhỏ và hình dáng giống như trái dâu tây. Cà chua mà chúng ta
dùng hiện thời có nguồn gốc xuất xứ từ Mễ Tây Cơ ở Trung Mỹ và được dân địa
phương gọi là Tomati.
Tại Anh Quốc, cà chua rất được
dân chúng bản xứ ưa chuộng một phần vì trái có màu đỏ trông rất đẹp. Tuy
nhiên lúc đầu, họ rất dè dặt và coi là một thứ trái có chất độc. Ở Hoa Kỳ,
lúc sơ khởi, dân chúng cũng thận trọng khi sử dụng cà chua vì nó thuộc họ
hàng của cây nightshade có độc tố. Ở bên Đức cà chua được dân chúng ưa thích
nên được ca ngợi là “Trái táo của Thiên Đàng” (The apples of
Paradise). Vào năm 1812 cư dân Creoles ở New Orleans coi cà chua là món ăn
truyền thống. Sau đó không bao lâu, cà chua được dân chúng ở Maines thuộc
vùng bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ phối hợp với đồ biển và làm thành các món
ăn rất ngon hạp với khẩu vị của rất nhiều người.
Chúng ta đã sử dụng cà chua rất
nhiều nhưng không mấy ai để ý thắc mắc nó thuộc giống trái cây hay rau cải.
Tuy nhiên sau nhiều cuộc tranh luận, các nhà thực vật học đã chánh thức liệt
cà chua vào loại rau cải và có tên khoa học là Lycopersicon.
Đối với sức khỏe của con người, một trái cà chua có tầm cỡ trung bình
cung cấp một lượng sinh tố C bằng phân nửa nhu cầu hàng ngày của một người
lớn. Nó cũng là nguồn cung cấp chất đạm (protein), chất xơ và nhiều nhất là
chất Lycopene, đồng họ với Carotenoid kể cả chất Betacarotene hàm chứa rất
nhiều trong củ cà rốt. Chất này cũng tìm thấy có nhiều trong hạch tuyến tiền
liệt trong cơ th của con người. Lycopene là một thành phần của chất
Antioxidant làm cho trái cà có màu đỏ thắm. Trên thực tế, cà có màu đỏ chừng
nào thì chứa chất Lycopene nhiều chừng nấy. Lycopene là một trong những
amino acids rất cần thiết cho cơ thể của con người. Tuy nhiên cơ thể không
có khả năng tự sản sinh ra được mà phải hấp thụ từ bên ngoài bằng đường ăn
uống. Nó thuộc gia đình Carotenoids, cùng với sinh tố C và E tạo thành chất
Antioxidant có nhiệm vụ che chở cơ thể chống lại sự suy thoái tế bào và căn
tự do (free radical), nên có khả năng phòng ngừa được bịnh ung thư phát
khởi.
Các nghiên cứu khoa học chứng
minh những người đàn ông nào hàng tuần ăn cà chua từ mười lần trở lên sẽ
giảm thiểu được nguy cơ mắc bịnh ung thư tuyến tiền liệt đến 45 phần trăm.
Cà chua còn sống chứa đến 90 phần trăm Lycopene. Nếu nấu chín, thành phần
này sẽ giảm bớt, nên chúng ta phải ăn nhiều hơn. Những người đàn ông có
nhiều lượng Lycopene trong cơ thể cũng sẽ giảm thiểu được 50 phần trăm nguy
cơ bị bịnh tim mạch và tránh được chứng ngất xỉu (stroke) xảy ra bất thình
lình.
Ngoài ra những nghiên cứu khác cũng cho thấy những ai ăn cà chua từ
bảy lần trở lên trong tuần cũng sẽ tránh được một nữa nguy cơ mắc bịnh ung
thư đường tiêu hóa như miệng, bao tử, ruột già và ruột cùng. Những phụ nữ sẽ
giảm được nguy cơ mắc bịnh ung thư cổ tử cung đến 5 lần, đồng thời cũng ngừa
được sự phát sinh bịnh ung thư lá lách.
Theo nguyên lý ẩm thực Đông Phương, cà có tính âm và hàn nên không
được coi là một thứ thức ăn tốt cho sức khỏe. Nó thường gây đau nhức và
những cảm giác không thoải mái trong cơ thể. Vì thế trong dân gian nước ta
có câu “một trái cà tốn bằng ba chén thuốc”. Tuy nhiên chữ cà trong
tiếng Việt bao gồm nhiều loại khác nhau như cà nâu, cà dài, cà pháo và cà
độc dược hay cà dược.
Các loại cà này đều có thân và lá giống nhau nên được coi như cùng họ thực
vật. Riêng cà chua có lá và thân thuộc dạng khác, đã được khoa học xác minh
rõ ràng có lợi cho sức khỏe và phòng ngừa được một số bịnh tật hiểm nghèo.
Vậy chúng ta hãy vì lợi ích trước mắt mà đắn đo và thử nghiệm. Biết đâu nó
sẽ chẳng là một thứ thần dược mang đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều lợi
ích thiết thực hơn.