|
.
KINH AN-NA-BAN-NA
NIỆM
Hán
dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Ðà-La
Việt
dịch: Thích Ðức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích
Tuệ Sỹ
|
|
KINH
803. AN-NA-BAN-NA NIỆM (3)[8]
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà,
nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy
tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm,
tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có
quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy
đủ. Thế nào là tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân
chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt,
thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ? Tỳ-kheo,
nương vào xóm làng, thành ấp mà ở; sáng sớm đắp y, mang
bát, vào thôn khất thực, nên khéo hộ trì thân, giữ gìn
các căn, khéo cột tâm an trụ; khất thực xong trở về chỗ
ở, cất y bát, rửa chân xong, hoặc vào trong rừng, trong phòng
vắng, dưới bóng cây, hoặc nơi đất trống, thân ngồi ngay
thẳng, cột niệm trước mặt, cắt đứt mọi tham ái thế
gian, ly dục thanh tịnh, đoạn trừ sân nhuế, thùy miên, trạo
hối và nghi, vượt qua các nghi hoặc, đối với các pháp lành,
tâm được quyết định; viễn ly năm triền cái vốn làm phiền
não tâm, khiến tuệ lực suy giảm, là phần chướng ngại,
không hướng đến Niết-bàn.
“Niệm
hơi thở vào[9], cột niệm, hãy khéo học. Niệm hơi thở ra[10],
cột niệm, hãy khéo học. Hơi thở dài[11], hơi thở ngắn[12].
Cảm giác biết toàn thân khi thở vào, khắp toàn thân thở
vào, hãy khéo học[13]; cảm giác biết toàn thân khi thở ra,
khắp toàn thân thở ra, hãy khéo học. Giác tri tất cả sự
an tịnh của tất cả thân hành khi thở vào[14], tất cả thân
hành an tịnh thở vào, hãy khéo học; giác tri tất cả sự
an tịnh của tất cả thân hành khi thở ra, tất cả thân hành
an tịnh thở vào, hãy khéo học. Giác tri hỷ, giác tri lạc,
giác tri tâm hành[15], giác tri sự an tịnh của tâm hành khi
thở vào, giác tri tâm hành an tịnh thở vào, hãy khéo học[16].
Giác tri sự an tịnh của tâm hành khi thở ra, giác tri tâm
hành an tịnh thở ra, hãy khéo học. Giác tri tâm, giác tri tâm
hoan hỷ, giác tri tâm định, giác tri tâm giải thoát khi thở
vào[17], giác tri tâm giải thoát thở vào, hãy khéo học. Giác
tri tâm giải thoát khi hơi thở ra, giác tri tâm giải thoát
thở ra, hãy khéo học. Quán sát vô thường, quán sát đoạn,
quán sát vô dục, quán sát diệt[18] khi hơi thở vào, quán
sát diệt thở vào, phải khéo học. Quán sát diệt khi hơi
thở ra, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Đó gọi là
tu An-na-ban-na niệm, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác,
có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập
đầy đủ.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật
đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
KINH
810. A-NAN[51]
Tôi
nghe như vầy:
Một
thời, Phật ở trong rừng Tát-la-lê, cạnh sông Bạt-cầu-ma
tại tụ lạc Kim cương. Bấy giờ giờ Tôn giả A-nan ở một
mình nơi vắng, thiền quán tư duy, tự nghĩ như vầy: ‘Có
một pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến cho bốn
pháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảy pháp
đầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai pháp đầy
đủ?’
Sau
khi từ thiền tịnh tỉnh giấc, Tôn giả A-nan đến chỗ Phật,
cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên,
bạch Phật rằng:
“Khi
con ở một mình nơi chỗ vắng, thiền quán tư duy tự nghĩ:
‘Có một pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến cho
bốn pháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảy
pháp đầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai pháp
đầy đủ?’.”
Phật
bảo A-nan:
“Có
một pháp được tu tập, tu tập nhiều,… cho đến hai pháp
đầy đủ. Những gì là một pháp? Đó là An-na-ban-na niệm,
được tu tập, tu tập nhiều, có khả năng làm cho bốn Niệm
xứ đầy đủ. Bốn Niệm xứ đã đầy đủ rồi, bảy Giác
phần đầy đủ. Bảy Giác phần đã đầy đủ rồi, minh và
giải thoát[52] đầy đủ.
“Thế
nào là tu tập An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ?
Tỳ-kheo nương vào làng xóm mà ở… cho đến khéo học quán
diệt khi niệm hơi thở ra.
“Này
A-nan, như vậy Thánh đệ tử, khi niệm hơi thở vào, học
như niệm hơi thở vào; khi niệm hơi thở ra, học như niệm
hơi thở ra. Hoặc dài hoặc ngắn. Giác tri tất cả thân hành,
khi niệm hơi thở vào, học như niệm hơi thở vào; khi niệm
hơi thở ra, học như niệm hơi thở ra. Thân hành an tịnh khi
niệm hơi thở vào, học như thân hành an tịnh niệm hơi thở
vào; thân hành an tịnh khi niệm hơi thở ra, học như thân
hành an tịnh niệm hơi thở ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ,
an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Nếu khác với thân[53],
kia cũng như vậy, tùy theo thân tương tự tư duy.
“Nếu
có lúc Thánh đệ tử giác tri hỷ, giác tri lạc, giác tri tâm
hành, giác tri tâm hành an tịnh, khi niệm hơi thở vào, học
như tâm hành an tịnh niệm hơi thở vào; tâm hành an tịnh
khi niệm hơi thở ra, học như tâm hành an tịnh niệm hơi thở
ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán thọ
trên thọ. Nếu khác với thọ thì kia cũng tùy theo thọ tương
tự tư duy[54].
“Nếu
có khi Thánh đệ tử giác tri tâm, giác tri tâm hoan hỷ, tâm
định, tâm giải thoát, khi niệm hơi thở vào, học như tâm
giải thoát niệm hơi thở vào. Tâm giải thoát khi niệm hơi
thở ra, học như tâm giải thoát niệm hơi thở ra. Thánh đệ
tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán tâm nơi tâm. Nếu
có tâm khác, kia cũng tùy theo tâm tương tự tư duy.
“Nếu
có khi Thánh đệ tử quán vô thường, đoạn, vô dục, diệt,
học an trụ quán như vô thường, đoạn, vô dục, diệt. Thánh
đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp.
Nếu có pháp khác, kia cũng tùy theo pháp tương tự tư duy.
Đó gọi là tu An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ.”
A-nan
bạch Phật:
“Khi
tu tập An-na-ban-na niệm như vậy, khiến cho bốn Niệm xứ
đầy đủ. Thế nào là tu bốn Niệm xứ làm cho bảy Giác
phần đầy đủ?”
Phật
bảo A-nan:
“Nếu
Tỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Sau an trụ
với chánh niệm, cột niệm trụ yên không cho mất, bấy giờ,
phương tiện tu Niệm giác phần. Khi đã tu niệm giác phần
rồi, niệm giác phần được đầy đủ. Khi niệm giác phần
đã đầy đủ rồi, đối với pháp mà tuyển trạch, tư lường;
bấy giờ phương tiện tu Trạch pháp giác phần. Khi đã tu
trạch pháp giác phần rồi, trạch pháp giác phần được đầy
đủ. Sau khi đối với pháp đã tuyển trạch, phân biệt, tư
lường rồi, phương tiện tinh cần sẽ đạt được, lúc bấy
giờ phương tiện tu tập Tinh tấn giác phần. Khi đã tu tinh
tấn giác phần rồi, tinh tấn giác phần được đầy đủ.
Sau khi phương tiện tinh tấn, tâm được hoan hỷ, lúc bấy
giờ phương tiện tu Hỷ giác phần. Khi đã tu hỷ giác phần
rồi, hỷ giác phần được đầy đủ. Khi đã có hoan hỷ
rồi, thân tâm khinh an, lúc bấy giờ phương tiện tu Khinh an
giác phần. Khi đã tu khinh an phần rồi, khinh an giác phần
được đầy đủ. Sau khi thân tâm an lạc rồi đạt được
tam-muội, lúc bấy giờ tu định giác phần. Sau khi đã tu Định
giác phần rồi, định giác phần được đầy đủ. Khi định
giác phần đã đầy đủ rồi, tham ưu thế gian bị diệt,
đạt được xả bình đẳng, lúc bấy giờ phương tiện tu
Xả giác phần. Sau khi đã tu xả giác phần rồi, xả giác
phần được đầy đủ. Đối với thọ, tâm, pháp trên pháp
niệm xứ cũng nói như vậy. Đó gọi là tu bốn Niệm xứ
thì bảy Giác phần sẽ đầy đủ.”
A-nan
bạch Phật:
“Đó
gọi là tu bốn Niệm xứ, bảy Giác phần sẽ đầy đủ. Thế
nào là khi tu bảy Giác phần thì minh và giải thoát sẽ đầy
đủ?”
Phật
bảo A-nan:
“Nếu
Tỳ-kheo tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướng
đến xả. Sau khi đã tu niệm giác phần rồi, minh giải thoát
sẽ đầy đủ… cho đến khi tu xả giác phần y viễn ly, y
vô dục, y diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, khi đã tu xả
giác phần rồi, minh giải thoát sẽ đầy đủ.
“A-nan,
đó gọi là mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau, mọi pháp đều
ảnh hưởng lẫn nhau. Mười ba pháp như vậy, một pháp làm
tăng thượng, một pháp là cửa ngõ, theo thứ lớp tiến lên,
tu tập đầy đủ.”
Sau
khi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phật
đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Trích:
KINH TẠP A-HÀM
Hán
dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Ðà-La
Việt
dịch: Thích Ðức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích
Tuệ Sỹ
http://www.thuvienhoasen.org//kinhtapaham-29
Bài
Đọc Thêm:
VỀ
PHÁP QUÁN NIỆM HƠI THỞ
Pháp
sư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền)
Tỳ
kheo Tâm Hạnh dịch Việt
Trích:
"Chú giải Luật Thiện Kiến", quyển 10-11, Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-la
dịch sang Hoa văn năm 488 TL, Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch sang Việt
văn năm 2000 TL.
Ðây
là pháp niệm A-na-ba-na (Anàpànasati - quán hơi thở) mà trong
luật bản đã nói đến. Sau đây tôi sẽ trình bày đầy đủ
về câu văn và ý nghĩa pháp thiền vô thượng mà đức Phật
dạy cho các Tỳ kheo. Các vị hãy chú tâm lắng nghe để ghi
nhận.
Tỳ
kheo hiện tại này, Phật bảo các Tỳ kheo: - Không chỉ có
tu tập pháp quán bất tịnh mới trừ diệt được phiền não
mà pháp quán hơi thở này cũng trừ diệt được phiền não.
Pháp
sư nói: - Tuần tự sẽ giảng rộng, A-na-ba-na (anàpàna) nghĩa
là hít vào và thở ra. Như trong kinh có dạy: Tướng trạng
hít vào không phải là tướng thở ra, tướng thở ra không
phải là tướng hít vào, niệm hơi thở vào, niệm hơi thở
ra, niệm hơi thở ra vào thì tâm được định. Niệm hơi thở
vào hơi thở ra chính là chánh định. Các vị hãy biết rõ
ý nghĩa như vậy.
Sổ
quán: nghĩa là nuôi dưỡng (chánh niệm) làm cho tăng lên.
Làm
lại: nghĩa là tư duy đi, tư duy lại đến giai đoạn rất
tịnh hảo.
Hỏi:
- Hai pháp này ý nghĩa thế nào? |