|
c
Hãy
Tinh Tấn Không Ngừng
Thiền Sư
Webu Sayadaw
Giác Niệm
dịch
From: "Phan
Tan Hai" phantanhai@v...
Date:
Thu Nov 1, 2001 12:26 am
Subject:
Fw: Tinh ta^'n
Sơ lược tiểu sư Thiền
Sư Webu Sayadaw (1896-1977):
Ngài Thiền sư Webu Sayadaw
sinh vào ngày 17/2/1896 tại làng Ingyinbin, gần Shwebo miền thượng
Miến Ðiện. Ngài thọ giới Sa di lúc 9 tuổi, thọ đại giới
lúc 20 tuổi. Ngài đến Mandalay để học tại ngôi chùa nổi
tiếng Masoyein, trường Ðại học Phật giáo vào thời đó.
Bảy năm sau khi thọ đại giới, Ngài rời chùa Masoyein, đi
đến nơi xa vắng hành thiền trong 4 năm. Ngài thực hành hạnh
đầu đà bằng cách "không nằm" trong suốt đời tu. Ngài dạy
thiền quán niệm hơi thở (anapana sati). Hầu hết những bài
giảng được ghi lại trong quyển "The Essential Practice" là từ
chuyến đi hoằng pháp tại vùng hạ Miến Ðiện. Những người
trả lời các câu hỏi là những người ngồi phía trước
gần Thiền sư.
Thiền sư Webu Sayadaw không
phải là học giả, Ngài chỉ hướng dẫn pháp hành. Qua sự
đối đáp giữa Thiền sư và thính chúng, chúng ta thấy tính
tình giản dị, lòng nhẫn nại, tính hài hước và đức tính
khiêm nhường của Ngài. Ðây là những điều mà chúng ta không
thể cảm nhận bằng cách đọc sách. Cũng như qua những câu
vấn đáp giúp chúng ta một ý niệm đại cương về đạo
Phật được thực hành như thế nào tại nước Miến Ðiện
ngày nay.
Thiền sư Webu Sayadaw viên
tịch ngày 26/6/1977 tại thiền viện ở Ingyinbin, quê hương
của Ngài. Người Phật tử Miến Ðiện tin tưởng rằng Ngài
là một vị A La Hán.
Webu Sayadaw: Quý vị đã giữ
giới. Bây giờ quý vị cần tự mình làm cho giới được
hoàn hảo, đến mức độ cao nhứt. Chỉ khi nào quý vị hoàn
toàn giữ giới đến mức tối đa thì lúc đó quý vị mới
thành đạt được các ước mơ của quý vị. Quý vị sẽ
hạnh phúc bây giờ và trong tương lai.
Không có cách nào khác hơn
là những lời Phật dạy mới có thể đem lại cho quý vị
hạnh phúc thật sự, trong hiện tại và trong phần còn lại
của vòng luân hồi, vòng sinh tử tái diễn mãi mãi. Lời Phật
dạy đước trân trọng lưu giữ trong Tam Tạng Kinh. Tam Tạng
Kinh rất phong phú. Nếu chọn lấy cốt tủy của Tam Tạng
Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy ba mươi bảy yếu tố giác ngộ
[*]. Cốt tủy của 37 yếu tố giác ngộ là tám chi của Bát
Chánh Ðạo. Cốt tủy của Bát Chánh Ðạo là tam học – giới,
định và tuệ. Cốt tủy của tam học là một Pháp.
[*] 37 Pháp Bồ Ðề Phần:
Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Ngũ Căn, Ngũ
Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Ðạo]
Nếu quý vị làm chủ được
thân và tâm của quý vị, như hiện giờ, sẽ không có những
hành động hay lời nói cộc cằn. Ðây là giới cao thượng.
Nếu giới trở nên vững mạnh,
tâm sẽ an định và mất tính thô cứng. Ðây là tâm cao thượng
hay tâm định.
Nếu tâm trở nên vững mạnh
và trụ vào một điểm một thời gian lâu dài, quý vị sẽ
nhận thấy rằng trong một thời điểm cực ngắn, vật chất
(sắc) sanh diệt hàng tỉ tỉ lần. Nếu tâm (nama, danh) biết
vật chất (rupa, sắc), nó biết rằng vật chất sanh và diệt
hàng tỉ và tỉ lần trong một chớp mắt. Tuệ sanh diệt này
được gọi là tuệ cao thượng.
Khi chúng ta thở vào hay thở
ra, không khí vào và ra đụng vào nơi ở trong hay ở gần
lỗ mũi. Giác quan ghi nhận sự xúc chạm của không khí. Sự
xúc chạm là sắc , biết sự xúc chạm là danh, Vì vậy đừng
đi lòng vòng hỏi thăm người khác về danh và sắc; quan sát
hơi thở của quý vị, quý vị sẽ tự mình tìm thấy chúng.
Khi không khí đi vào, nó sẽ
đụng (lổ mũi, gần lổ mũi). Khi không khí đi ra, nó sẽ
đụng. Nếu quý vị biết sự đụng này một cách liên tục,
thì tham, sân, và si không có cơ hội phát sanh. Ngọn lửa phiền
não sẽ hạ bớt.
Quý vị không thể biết sư
đụng của không khí trước khi nó thật sự xảy ra. Sau khi
nó chấm dứt, quý vị không cảm thấy nó nửa. Chỉ khi nào
không khí đi vào và đi ra, quý vị mới có thể cảm thấy
sư đụng chạm. Ðiều này chúng tôi gọi là phút giây hiện
tại.
Khi chúng ta cảm thấy sự đụng
chạm của không khí, chúng ta biết rằng chỉ có danh và sắc(tâm
và thân,vật chất). Chúng ta biết rằng không có "ta", không
có người khác, không có đàn ông, không có phụ nữ, và chúng
ta tự mình chứng ngộ rằng thực vậy, những điều Phật
dạy là đúng. Chúng ta không cần phải hỏi người khác. Khi
chúng ta biết hơi thở vào và hơi thở ra, không có "ta", không
có "ngã".
Khi chúng ta biết được như
vậy, cái biết của ta trong sáng; đây là chánh kiến. Chúng
ta biết rằng trong giây phút đó không có gì khác hơn
là danh và sắc, tâm và vật chất. Chúng ta cũng biết rằng
tâm và vật chất là hai thực thể khác nhau. Thật vậy, nếu
chúng ta biết phân biệt danh và sắc, chúng ta có tuệ phân
tích danh sắc.
Nếu chúng ta biết sự đụng
chạm của không khí khi nó xảy ra, tâm chúng ta thanh tịnh
và nhờ đó mà chúng có được lợi ích. Ðừng nghĩ rằng
những lợi ích mà quý vị có được, dù chỉ trong giây phút,
là ít. Ðừng nghĩ rằng những người hành thiền không được
lợi ích gì từ sự thực hành của họ. Bây giờ quý vị
được sanh cõi hữu phúc, gặp được lời dạy của Phật,
quý vị có thể đạt được nhiều lợi ích lớn. Ðừng lo
lắng gì về việc ăn uống, mà hãy hết sức tinh tấn.
Hiện giờ có phải là giờ
lành không?
Ðệ tử: Dạ phải, thưa Ngài.
Sayadaw: Ðúng vậy! Những người
tốt , có tâm cởi mở, tiếp nhận và thực hành lời dạy
của đức Phật có thể thành đạt Niết Bàn giống như các
thánh nhân trong quá khứ đã thực hành theo lời chỉ dẫn
của đức Phật không?
Ðệ tử: Dạ, thưa Ngài, họ
có thể làm được.
Sayadaw: Như vậy, lời dạy
của đức Phật còn tồn tại bao lâu?
Ðệ tử: Dạ, năm ngàn năm.
Sayadaw: Bây giờ nói cho Sư
nghe, bao nhiêu năm trong năm ngàn năm đã trôi qua?
Ðệ tử: Dạ, chừng phân
nửa thời gian.
Sayadaw: Vậy còn lại bao nhiêu
năm?
Ðệ tử: Thưa Ngài, chừng
2500 năm.
Sayadaw: Bây giờ con người
sống chừng bao lâu?
Ðệ tử: Dạ, chừng 100 năm.
Sayadaw: Ông mấy tuổi rồi?
Ðệ tử: Thưa Ngài, tôi được
37 tuổi.
Sayadaw: Vậy ông còn sống
bao nhiêu năm nửa?
Ðệ tử: Thưa Ngài, 63 năm.
Sayadaw: Nhưng ông có chắc
chắn ông sẽ sống được hết những năm còn lại không?
Ðệ tử: Dạ, tôi không biết.
Sayadaw: Chính ông không biết
ông còn sống được bao lâu nửa?
Ðệ tử: Dạ, không thế nào
biết rõ diều này chắc chắn được.
Sayadaw: Nhưng khi chúng ta sinh
ra thì chúng ta có thể biết chắc là mình phải khổ vì già,
bịnh, chết.
Ðệ tử: Dạ phải.
Sayadaw: Chúng ta có thể yêu
cầu già, bịnh, chết ngừng lại ít lâu, đi chỗ khác ít
lâu được không?
Ðệ tử: Dạ không.
Sayadaw: Không, chúng không bao
giờ ngừng nghỉ. Chúng ta có thể nào kêu chúng ngưng hoạt
động được không?
Ðệ tử: Dạ thưa không thể
được.
Sayadaw: Trong trường hợp đó,
chắc chắn là chúng ta phải chết.
Ðệ tử: Dạ, chắc chắn
là tất cả chúng ta đều phải chết.
Sayadaw: Chắc chắn tất cả
chúng ta đều phải chết. Thế còn sống thì sao?
Ðệ tử: Dạ, chúng ta không
chắc chắn biết chúng ta còn sống được bao lâu nữa.
Sayadaw: Người có tuổi thọ
là 30 sẽ chết khi tới 30 tuổi. Nếu tuổi thọ của ông là
40 hay 50, ông sẽ chết khi ông được 40 hay 50 tuổi. Khi người
nào đó chết, chúng ta có thể làm cho họ sống lại không?
Ðệ tử: Dạ không thể được.
Sayadaw: Tuy nhiên, ông đã sống
được nhiều năm rồi, những năm đó đã qua rồi. Có điều
gì mà ông chưa hoàn thành không?
Ðệ tử: Niềm hạnh phúc
của Ðạo Quả và sự thành đạt Niết bàn.
Sayadaw: Phải rồi, ông chưa
đắc Ðạo và Quả, ông đã thất bại. Ông đã sử dụng
tốt những năm đã trôi qua không, hay là ông đã hoang
phí thời giờ của ông?
Ðệ tử: Tôi đã lãng phí
thời giờ của mình.
Sayadaw: Vậy thì đừng lãng
phí thời giờ còn lại của ông. Ðây là lúc ông cần hết
sức cố gắng không ngừng; ông có thể chắc chắn rằng ông
sẽ chết, nhưng ông không biết ông còn sống được bao lâu
nữa. Có người sống rất lâu. Vài Ðại đệ tử của đức
Phật như Trưởng Lão Ðại Ca Diếp và Trưởng Lão Ðại Kaccayana
sống hơn 100 tuổi. Một số vị sống tới 80 tuổi. Ðể có
thể sống lâu như vậy, chúng ta phải hết lòng kính trọng
những người đáng kính và chúng ta phải rất khiêm nhường.
Mấy ông có kính trọng cha mẹ không?
Ðệ tử: Dạ có.
Sayadaw: Quý vị có kính trọng
những người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn quý vị
không?
Ðệ tử: Dạ, chúng tôi kính
trọng những người lơnù tuổi hoặc có địa vị cao hơn
chúng tôi. Chúng tôi cũng kính trọng ngay cả những người
lớn hơn chúng tôi chỉ 1 ngày hoặc nửa ngày.
Sayadaw: Khi nào quý vị chào
hỏi họ?
Ðệ tử: Vào buổi tối, trước
khi đi ngủ, chúng tôi lễ Phật và vào lúc đó chúng tôi cũng
kính lễ những người lớn.
Sayadaw: Còn những lúc khác
thì sao?
Ðệ tử: Dạ, chúng tôi không
làm như vậy vào những lúc khác.
Sayadaw:Quý vị nói rằng quý
vị lễ phép chào hỏi những người lớn sau khi lễ Phật.
Nhưng quý vị có kính trọng những người sống chung với
quý vị và người cùng tuổi với quý vị không? Nếu
Sư đặt nhiều túi $1000 dọc đường cho ai lượm lấy cũng
được, sao quý vị có lấy một túi tiền không?
Ðệ tử: Dạ, dỉ nhiên chúng
tôi lấy thôi.
Sayadaw: Nếu quý vị tìm thấy
túi tiền thứ nhì, quý vị có lấy không?
Ðệ tử: Dạ, có.
Sayadaw: Nếu quý vị tìm thấy
túi tiền thứ ba, quý vị lấy luôn phải không?
Ðệ tử: Dạ, chúng tôi cũng
lấy luôn.
Sayadaw: Sau khi lượm được
một túi tiền, quý vị có muốn người khác lượm được
tiền không?
Ðệ tử: Dạ, chúng tôi không
nghĩ như vậy.
Sayadaw: Nếu ông cùng đi với
một người bạn, ông có để cho bạn tìm lấy túi tiền
bằng suy nghĩ,"Tôi làm bộ như không thấy túi tiền đó. Ðàng
nào mình cũng lượm được một túi tiền rồi"? Ông có để
bạn lượm túi tiền hay là ông chụp lấy túi tiền và bỏ
chạy?
Ðệ tử: Dạ, con sẽ chụp
lấy hết tiền rồi bỏ chạy.
Sayadaw: Phải rồi, phải rồi,
quý vị không dễ thương chút nào. Khi nói đến tiền là quý
vị không chịu chia cho ai cả.
Nhưng mà quý vị nói quý vị
luôn kính trọng và khiêm nhường bởi vì quý vị lễ Phật
vào buổi tối. Nếu quý vị ấp ủ trong lòng ý nghĩ như,
"Tại sao anh ta khá hơn mình? Sự hiểu biết của anh ta nhiều
hơn mình?" thì tâm của quý vị còn đầy dẫy lòng tự hào.
Nếu quý vị kính trọng cha mẹ, thầy, cũng như những người
lớn tuổi hơn, khôn ngoan hơn hoặc có địa vị hơn, mà không
tự hào, thì quý vị sẽ sống hơn 100 tuổi. Nếu quý vị
kính trọng những người này, có phải là quý vị chỉ được
1000 đồng? Quý vị chỉ lượm được tiền thôi phải không?
Ðệ tử: Dạ nhiều hơn là
tiền nữa.
Sayadaw: Ðúng vậy! Mặc dù
quý vị biết điều gì thật sự quan trọng, quý vị không
muốn cho ai 1000 đồng, nhưng quý vị chỉ muốn lượm tiền
rồi bỏ chạy. Vì lòng thương xót chúng sinh, đức Phật đã
dạy Giáo Pháp. Có phải mọi người ai cũng hiểu lời dạy
của Phật không?
Ðệ tử: Dạ, thưa Ngài, không
phải ai cũng hiểu.
Sayadaw: Tại sao vậy?
Ðệ tử: Dạ, có những người
không chịu lắng nghe lời Phật dạy.
Sayadaw: Chỉ khi nào chính quý
vị tự mình làm theo lời dạy của Ðức Phật, quý vị mới
có thể thành đạt: Phật Toàn Giác, Phật Ðộc Giác, sự
giác ngộ của một đệ tử trưởng, của một đại đệ
tử, hay của một đệ tử A La Hán thường. Thông qua lời
dạy của Phật, quý vị có thể hưởng được hạnh phúc
ngay bây giờ, cái hạnh phúc sẽ ở lại với quý vị trong
tương lai. Một hột lúa cần bao lâu mới nẩy mầm?
Ðệ tử: Dạ, chỉ qua một
đêm thôi.
Sayadaw: Chỉ cần một ngày
cho hột lúa nẩy mầm. Bây giờ, quý vị giữ hột lúa nẩy
mầm-tất nhiên đây phải là hột giống tốt-, nếu quý vị
không gieo trồng thì nó có mọc lên không?
Ðệ tử: Dạ thưa không.
Sayadaw: Mặc dầu quý vị có
một hột giống chất lượng tốt, nếu quý vị không gieo
trồng thì nó không mọc lên được. Lời dạy của Phật cũng
giống như vậy, chỉ khi nào quý vi chấp nhận (hành theo) thì
quý vị mới hiểu lời dạy của Ngài. Nếu quý vị học cách
niệm biết sự phát sinh của thân- tâm (sắc- danh), quý vị
biết được điều gì?
Ðệ tử: Dạ, niệm biết
nầy là vijja, là sự hiểu biết chân chánh.
Sayadaw: Người không sống
theo lời dạy của Phật, quý vị gọi là gì?
Ðệ tử: Dạ, đó là avijja,
vô minh.
Sayadaw: Nếu quý vị sống
suốt đời với sự hiểu biết chân chánh về Phật Pháp (vijja),
thì sau khi chết quý vị sẽ đi về đâu?
Ðệ tử: Dạ, tới những
cảnh giới tốt đẹp.
Sayadaw: Ðiều gì sẽ xảy
ra sau khi một người cả đời chỉ sống trong vô minh?
Ðệ tử: Dạ, người đó
sẽ xuống những cảnh giới thấp kém.
Sayadaw: Bây giờ, giả sử
một người già 70 tuổi đang lễ Phật. Trong lúc lễ như vậy,
ông không chú tâm vào Pháp, nhưng ông để tâm phóng đi chỗ
nầy chỗ nọ. Nếu ông cụ nầy chết ngay vào lúc đó, ông
sẽ tái sinh nơi nào?
Ðệ tử: Ông sẽ đi xuống
cảnh giới thấp.
Sayadaw: Thật vậy sao? Quý
vị hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Ông cụ đang
lễ Phật và đang hành thiền. Vậy ông sẽ đi đâu nếu ông
chết ngay lúc đó?
Ðệ tử: Dạ, ông cụ sẽ
đi xuống những cảnh giới thấp.
Sayadaw: Tại sao vậy?
Ðệ tử: Bạch Ngài, bởi
vì tâm của ông phóng đi mọi nơi.
Sayadaw: Ðúng vậy. Tâm của
một người sống trong vô minh có những chất lượng nào?
Ðệ tử: Ðó là tham, sân,
si.
Sayadaw: Tham là gì?
Ðệ tử: Dạ, tham là ham muốn
điều chi.
Sayadaw: Tham gồm có thích thú,
bị lôi cuốn thu hút, ham muốn. Người chết với tâm ham muốn,
ham thích sẽ tái sinh làm ngạ quỷ (ma đói). Còn sân là gì?
Ðệ tử: Dạ, sân là hận
thù.
Sayadaw: Ðúng vậy, sân là nguyên
nhân khiến quý vị đấu tranh với nhau. Tâm sân phát sinh bởi
vì quý vị không đạt được những gì quý vị muốn và những
gì có được là những gì quý vị không muốn. Nếu chết
với tâm bất mãn, quý vị sẽ tái sinh vào địa ngục. Si
là không biết gì về những lợi ích phát sinh nhờ bố thí,
giữ giới, tham thiền. Nếu chết với tâm si, quý vị sẽ
tái sinh làm thú. Không có ai, không có thượng đế, không
có chư thiên, không có Phạm thiên tạo ra thân và tâm. Chúng
phải chịu sự sanh diệt theo định luật thiên nhiên, như
Ðức Phật đã dạy. Nếu một người sắp chết chú tâm vào
thân và tâm, thấy được sự sanh diệt của thân và tâm (danh
sắc), thì theo lời Phật dạy, người đó sẽ tái sinh làm
người, làm chư thiên, làm Phạm thiên. Nếu có người đang
đi đến nơi họ muốn đi, người đó có cần hỏi đường
người khác không?
Ðệ tử: Dạ thưa không.
Sayadaw: Có cần hỏi người
khác, "Tôi sống với trí tuệ hay trong vô minh?".
Ðệ tử: Dạ thưa không.
Sayadaw: Thực vậy, không
cần. Do đó, hãy hết sức cố gắng làm cho ba-la-mật mà quý
vị đã tích lũy trong suốt vòng luân hồi trổ thành quả.
Hãy tinh tấn không ngừng.
Hãy hành động như những bậc
thiện trí thức thời xưa, sau khi được Ðức Phật trực
tiếp chỉ dạy, họ đã thực hành đến mục tiêu Niết-bàn.
Nên biết rằng quý vị cũng được sinh vào cảnh giới thuận
lợi, không gì có thể ngăn cản quý vị thực hành cho đến
khi thành đạt Ðạo, Quả và Niết-bàn.
Hãy thực hành bằng sự tinh
tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ
nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực
hành. Hãy phấn đấu với tâm vui vẻ và khi quý vị thành
công, hãy thật sự hạnh phúc./.
Trích: "The Essential Practice,
Dhamma Discourses of Venerable Webu Sayadaw",
Roger Bischoff dịch từ tiếng
Miến Ðiện sang tiếng Anh, Giác Niệm dịch sang tiếng Việt.
-ooOoo-
|