Thiền Nguyên Thủy - Sự Liên Hệ Giữa Bhavana (Thiền Định) Với Đời Sống Thường Nhật, Rajah Kuruppu - Dương Tiêu dịch

 


 
 
 
.
SỰ LIÊN HỆ GIỮA BHAVANA (THIỀN ĐỊNH)
VỚI ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT
Rajah Kuruppu - Dương Tiêu dịch
Con người là sự kết hợp giữa Thân Thể và Tinh Thần. Khoa học hiện đại ngày nay chỉ mới nhấn mạnh tầm quan trọng của Tâm gần đây, nhưng Đức Phật đã cho chúng ta biết vai trò quí báu vô cùng to lớn của Tâm hơn 2.500 năm qua.

Thật ra trong câu kệ mở đầu của Dhammapada (Kinh Pháp Cú), Tâm dẫn đầu tất cả các trạng thái của con người, Tâm là trạng thái tối thượng gây ra tất cả các hành động trạng thái khác của con người. Danh từ Bhanava thông thường được chuyển ngữ sang Anh Ngữ là Mediation - Tiếng Việt là Thiền Định giữ 1 vai trò tối hậu  trong việc thực hành Phật Pháp.

Bhanava có nghĩa là tập trung tăng cường sự phát triễn của trí tuệ, có lẽ Thuật Ngữ “meditation” trong tiếng Anh chưa diễn tả đầy đủ toàn bộ ý nghĩa nguyên thủy của Bhanava nhưng vì sự tiện lợi và phổ cập của quần chúng, từ “mediation” đã trở nên quen thuộc với thế giới.

Thiền Định được phân loại làm 2 : Thiền Chỉ (Samatha) tức là tập trung chú tâm vào 1 đề mục duy nhất trong suốt thời gian hành thiền, Thiền Quán (Vipassana Bhavana) tức là trạng thái tâm quan sát mọi việc xung quanh như đúng bản chất thực thể của nó, từ đó nhận diện đưọc : vô thường, khổ, vô ngã.

Quan trọng hơn nữa, thiền định còn giúp chúng ta có được trạng thái tỉnh thức của tâm, chúng ta quán sát đưọc mọi sinh hoạt của thân thể, cảm giác, suy nghĩ và hiện tượng chung quanh.

Mục đích tối thượng của thiền định là loại bỏ tà kiến, sự suy nghĩ lung tung, và các ảo giác, mộng mơ, đòi hỏi hoặc chán chường mệt mỏi của Tâm nhằm thấy được sự thật hiện hữu của vạn vật chung quanh và đạt được trạng thái an lạc quân bình tuyệt đối cho tinh thần (Nibbana), mà trong thuật ngữ phật pháp chúng ta gọi là Nìết Bàn. 

Tuy nhiên, những thành quả mà chúng ta gặt hái được trong thiền định còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố chung quanh và không phải 1 sớm 1 chiều mà chúng ta có thể đạt được.

Thông thường, 1 thiền sinh mới nhập học không dễ gì có được 4 trạng thái Từ Bi Hỷ Xả và sự cân bằng tinh thần trong một thời gian ngắn. Thông thường, chúng ta thường quan niệm thiền định chỉ được thực tập trong 1 khoảng thời gian cố định nào đó trong ngày, chẳng hạn vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ và sau đó thì trở lại với đời sống thường nhật. Điều này hoàn toàn không đúng với định nghĩa của danh từ “Bhanava”.

Chúng ta phải tỉnh thức và chính niệm nhận diện mọi việc xảy ra thường nhật trong mọi tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, suy nghĩ, hành động, lời nói.

Trong sự liên hệ giữa thiền định và đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn tỉnh thức tập trung vào mọi sự thay đổi của tinh thần và thân thể 1 cách chính niệm. Chẳng hạn, chúng ta cần phải quán sát và tập trung mọi việc xung quanh như: Lái xe, Làm việc, Giải trí, 1 cách cụ thể hơn mọi hành động cử chỉ, lời nói của chúng ta đều phải đặt trong trạng thái thiền định.

Khi 1 người nhận diện được sự hiện hữu như thật của mọi hiện tượng chung quanh, Đức Phật khuyên chúng ta nên sống thực tế với hiện tại, tương lai chưa ai biết được, quá khứ đã trôi qua, tuy nhiên chúng ta cần phải có thời khoá biểu cũng như kế hoạch cho tương lai, dù sao đi nữa chân chúng ta, cũng còn chạm mặt đất và còn tồn tại trong thế giới này.

Thiền định cần phải được thực tập 1 cách đúng đắn thích hợp với môi trường, sức khoẻ và thực hành hơi thở. Hơi thở theo đuổi suốt cuộc đời con người, hơi thở ngưng đồng nghĩa với sự chết. Thiền định không nên thực hành trong lúc chúng ta quá sung sướng hoặc qua buồn chán, vì lúc này trạng thái tâm thần không ổn định, hơi thở sẽ quá ngắn hoặc quá dài, đôi khi gián đoạn mệt nhọc, điểm này rất quan trọng trong suốt thời gian thực tập sự quán sát thân thể và hiện tượng của vạn vật chung quanh trong đời sống hàng ngày.

Thiền sư nổi tiếng, Henepola Gunaratana Nayaka Thera, trụ trì trung tâm thiền định Phật giáo nguyên thủy và Thiền Viện Forest tại miền tây của tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, có 1 lời khuyên rằng chúng ta nên thực tập hơi thở cho mỗi một phút hàng ngày. Điền này sẽ làm tinh thần chúng ta thoải mái và bình tĩnh trong đời sống thường nhật.

Khi thực tập thiền định, nhiều thiền sư  khuyên các thiền sinh nên quán niệm trong đầu “thở ra” và “ thở vào” để quán sát lộ trình của hơi thở, từ đó dễ dàng chuyển từ thiền chỉ sang thiền quán tương đối dễ dàng hơn.

Một tâm trí thoải mái, chính niệm, an lạc sẽ dễ dàng giải quyết mọi sự việc hàng ngày một cách thông thái chính xác và hiệu quả hơn.

Thất Bại và Thành Công là những kinh nghiệm quý báu để chúng ta thực tập thiền định trong đời sống và quán sát sự tỉnh thức của bản thân đối với vấn đề đó.

Thiền Định còn có thể được thực tập trong lúc chúng ta dùng bữa, ẩm thực. Cần tập trung 1 cách tuyệt đối từ lúc trước khi ăn, đang ăn và sau khi ăn.

Tóm lại, Thiền Định cần phải thực hành hàng ngày trong đời sống từ lúc chúng ta thức dậy cho đến lúc đi ngủ.

Dương Tiêu (dịch)
Nguồn: http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,6601,0,0,1,0
 

09-29-2008 09:12:35
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ á Ÿ phần ii tình thiên thu 履职总结 願力的故事 tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo 一念心性是 S a b Địa tạng i ปฏ จจสม ç¼½ç åœ å æ³ Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay