Giới Thiệu Về Kinh Ðiển
Kinh Ðiển Bắc Tông (Hán Tạng)
Kinh Ðiển Nam Tông (Pali Tạng)
.
00 Lời Giới Thiệu
Tập I
01*Kinh Pháp môn căn bản
02*Kinh Tất cả lậu hoặc
03 Kinh Thừa tự Pháp
04*Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
05 Kinh Không uế nhiễm
06 Kinh Ước nguyện
07*Kinh Ví dụ tấm vải
08*Kinh Ðoạn giảm
09*Kinh Chánh tri kiến
10*Kinh Niệm xứ
11*Tiểu kinh Sư tử hống
12*Ðại kinh Sư tử hống
13*Ðại kinh Khổ uẩn
14 Tiểu kinh Khổ uẩn
15 Kinh Tư lượng
16 Kinh Tâm hoang vu
17 Kinh Khu rừng
18*Kinh Mật hoàn
19*Kinh Song tầm
20*Kinh An trú tầm
21*Kinh Ví dụ cái cưa
22*Kinh Ví dụ con rắn
23 Kinh Gò mối
24*Kinh Trạm xe
25 Kinh Bẫy mồi
26 Kinh Thánh cầu
27 Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
28 Ðại kinh Ví dụ dấu chân voi
29 Ðại kinh Ví dụ lõi cây
30 Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
31 Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
32 Ðại kinh Khu rừng sừng bò
33 Ðại kinh Người chăn bò
34 Tiểu kinh Người chăn bò
35 Tiểu kinh Saccaka
36*Ðại kinh Saccaka
37 Tiểu kinh Ðoạn tận ái
38 Ðại kinh Ðoạn tận ái
39 Ðại kinh Xóm ngựa
40 Tiểu kinh Xóm ngựa
41*Kinh Saleyyaka
42 Kinh Veranjaka
43 Ðại kinh Phương quảng
44*Tiểu kinh Phương quảng
45*Tiểu kinh Pháp hành
46 Ðại kinh Pháp hành
47 Kinh Tư sát
48 Kinh Kosampiya
49 Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
50 Kinh Hàng ma
Tập II
51 Kinh Kandaraka
52 Kinh Bát thành
53 Kinh Hữu học
54 Kinh Potaliya
55 Kinh Jivaka
56 Kinh Ưu-ba-ly
57*Kinh Hạnh con chó
58*Kinh Vương tử Vô-úy
59 Kinh Nhiều cảm thọ
60 Kinh Không gì chuyển hướng
61*Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la
62 Ðại kinh Giáo giới La-hầu-la
63*Tiểu kinh Malunkyaputta
64 Ðại kinh Malunkyaputta
65 Kinh Bhaddali
66 Kinh Ví dụ con chim cáy
67 Kinh Catuma
68 Kinh Nalakapana
69 Kinh Gulissani
70 Kinh Kitagiri
71 Kinh Vacchagotta về tam minh
72*Kinh Vacchagotta về lửa
73 Ðại kinh Vacchagotta
74 Kinh Trường Trảo
75*Kinh Magandiya
76 Kinh Sandaka
77 Ðại kinh Sakuludayi
78Kinh Samanamandika
79 Tiểu kinh Sakuludayi
80 Kinh Vekhanassa
81 Kinh Ghatikara
82*Kinh Ratthapala
83 Kinh Makhadeva
84 Kinh Madhura
85 Kinh Vương tử Bồ-đề
86 Kinh Angulimala
87*Kinh Ái sanh
88 Kinh Bahitika
89 Kinh Pháp trang nghiêm
90 Kinh Kannakatthala
91 Kinh Brahmayu
92 Kinh Sela
93 Kinh Assalayana
94 Kinh Ghotamukha
95 Kinh Canki
96 Kinh Esukari
97  Kinh Dhananjani
98 Kinh Vasettha
99 Kinh Subha
100 Kinh Sangarava 
Tập III
101 Kinh Devadaha
102 Kinh Năm và Ba
103 Kinh Nghĩ như thế nào?
104 Kinh Làng Sama
105*Kinh Thiện tinh
106 Kinh Bất động lợi ích
107*Kinh Ganaka Moggalana
108*Kinh Gopaka Moggalana
109 Ðại kinh Mãn nguyệt
110 Tiểu kinh Mãn nguyệt
111 Kinh Bất đoạn
112 Kinh Sáu thanh tịnh
113 Kinh Chân nhân
114 Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
115 Kinh Ða giới
116 Kinh Thôn tiên
117*Ðại kinh Bốn mươi
118*Kinh Nhập tức Xuất tức niệm
119*Kinh Thân hành niệm
120 Kinh Hành sanh
121*Kinh Tiểu không
122 Kinh Ðại không
123 Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
124 Kinh Bạc-câu-la
125*Kinh Ðiều ngự địa
126*Kinh Phù-di
127 Kinh A-na-luật
128 Kinh Tùy phiền não
129 Kinh Hiền ngu
130 Kinh Thiên sứ
131*Kinh Nhất dạ hiền giả
132 Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
132 Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
133 Kinh Ðại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
134 Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
135*Tiểu kinh Nghiệp phân biệt
136*Ðại kinh Nghiệp phân biệt
137 Kinh Phân biệt sáu xứ
138 Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết
139 Kinh Vô tránh phân biệt
140*Kinh Giới phân biệt
141 Kinh Phân biệt về sự thật
142 Kinh Phân biệt cúng dường
143 Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc
144 Kinh Giáo giới Channa
145 Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
146 Kinh Giáo giới Nandaka
147 Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
148*Kinh Sáu sáu
149*Ðại kinh Sáu xứ
150 Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
151 Kinh Khất thực thanh tịnh
152*Kinh Căn tu tập
Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

118. Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
(Kinh Quán niệm hơi thở)
(Anàpànasati sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. 

Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. 

Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo: 

-- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.

Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn. 

Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo, Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. 

Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo: 

-- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều; hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. 

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm. 

(Quán niệm hơi thở)

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn. 

Và này các Tỷ-kheo, như thế tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. 

Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được công đức lớn.

(Làm viên mãn bốn niệm xứ)

Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào, làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn? 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. 

Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. 

Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

(Làm viên mãn bảy giác chi)

Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? 

Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vi ấy cũng được an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo, trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. 

Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với Tỷ-kheo. Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. 

Trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. 

Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. 

Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. 

Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. 

Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo . Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán thọ trên các cảm thọ... 

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán tâm trên tâm... 

Này các Tỷ-kheo, trong khi quán pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn mê, niệm giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy, vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Ðối với vị ấy tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.

Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.

(Minh giải thoát được viên mãn)

Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Majjhima Nikaya 118

Anapanasati Sutta
Mindfulness of Breathing

translated by Bikkhu Thanissaro

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi in the Eastern Monastery, the palace of Migara's mother, together with many well-known elder disciples -- with Ven. Sariputta, Ven. Maha Moggallana, Ven. Maha Kassapa, Ven. Maha Kaccayana, Ven. Maha Kotthita, Ven. Maha Kappina, Ven. Maha Cunda, Ven. Revata, Ven. Ananda, and other well-known elder disciples. On that occasion the elder monks were teaching and instructing. Some elder monks were teaching and instructing ten monks, some were teaching and instructing twenty monks, some were teaching and instructing thirty monks, some were teaching and instructing forty monks. The new monks, being taught and instructed by the elder monks, were discerning grand, successive distinctions. 

Now on that occasion -- the Uposatha day of the fifteenth, the full-moon night of the Pavarana ceremony -- the Blessed One was seated in the open air surrounded by the community of monks. Surveying the silent community of monks, he addressed them: 

"Monks, I am content with this practice. I am content at heart with this practice. So arouse even more intense persistence for the attaining of the as-yet-unattained, the reaching of the as-yet-unreached, the realization of the as-yet-unrealized. I will remain right here at Savatthi [for another month] through the 'White water-lily' month, the fourth month of the rains." 

The monks in the countryside heard, "The Blessed One, they say, will remain right there at Savatthi through the White water-lily month, the fourth month of the rains." So they left for Savatthi to see the Blessed One. 

Then the elder monks taught and instructed even more intensely. Some elder monks were teaching and instructing ten monks, some were teaching and instructing twenty monks, some were teaching and instructing thirty monks, some were teaching and instructing forty monks. The new monks, being taught and instructed by the elder monks, were discerning grand, successive distinctions. 

Now on that occasion -- the Uposatha day of the fifteenth, the full-moon night of the White water-lily month, the fourth month of the rains -- the Blessed One was seated in the open air surrounded by the community of monks. Surveying the silent community of monks, he addressed them: 

"Monks, this assembly is free from idle chatter, devoid of idle chatter, and is established on pure heartwood: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly that is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, an incomparable field of merit for the world: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly to which a small gift, when given, becomes great, and a great gift greater: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly that it is rare to see in the world: such is this community of monks, such is this assembly -- the sort of assembly that it would be worth traveling for leagues, taking along provisions, in order to see. 

"In this community of monks there are monks who are Arahants, whose mental effluents are ended, who have reached fulfillment, done the task, laid down the burden, attained the true goal, totally destroyed the fetter of becoming, and who are released through right gnosis: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of the first set of five fetters, are due to be reborn [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, never again to return from that world: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of [the first] three fetters, and with the attenuation of passion, aversion, and delusion, are once-returners, who -- on returning only one more time to this world -- will make an ending to stress: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who, with the total ending of [the first] three fetters, are stream-winners, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who remain devoted to the development of the four frames of reference...the four right exertions...the four bases of power...the five faculties...the five strengths...the seven factors of awakening...the noble eightfold path: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who remain devoted to the development of good will...compassion...appreciation...equanimity...[the perception of the] foulness [of the body]...the perception of inconstancy: such are the monks in this community of monks. 

"In this community of monks there are monks who remain devoted to mindfulness of in-and-out breathing. 

"Mindfulness of in-and-out breathing, when developed and pursued, is of great fruit, of great benefit. Mindfulness of in-and-out breathing, when developed and pursued, brings the four frames of reference to their culmination. The four frames of reference, when developed and pursued, bring the seven factors of awakening to their culmination. The seven factors of awakening, when developed and pursued, bring clear knowing and release to their culmination. 

(Mindfulness of In-and-Out Breathing)

"Now how is mindfulness of in-and-out breathing developed and pursued so as to bring the four frames of reference to their culmination? 

"There is the case where a monk, having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building, sits down folding his legs crosswise, holding his body erect, and setting mindfulness to the fore. Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out. 

"[1] Breathing in long, he discerns that he is breathing in long; or breathing out long, he discerns that he is breathing out long. [2] Or breathing in short, he discerns that he is breathing in short; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short. [3] He trains himself to breathe in sensitive to the entire body, and to breathe out sensitive to the entire body. [4] He trains himself to breathe in calming the bodily processes, and to breathe out calming the bodily processes. 

"[5] He trains himself to breathe in sensitive to rapture, and to breathe out sensitive to rapture. [6] He trains himself to breathe in sensitive to pleasure, and to breathe out sensitive to pleasure. [7] He trains himself to breathe in sensitive to mental processes, and to breathe out sensitive to mental processes. [8] He trains himself to breathe in calming mental processes, and to breathe out calming mental processes. 

"[9] He trains himself to breathe in sensitive to the mind, and to breathe out sensitive to the mind. [10] He trains himself to breathe in satisfying the mind, and to breathe out satisfying the mind. [11] He trains himself to breathe in steadying the mind, and to breathe out steadying the mind. [12] He trains himself to breathe in releasing the mind, and to breathe out releasing the mind. 

"[13] He trains himself to breathe in focusing on inconstancy, and to breathe out focusing on inconstancy. [14] He trains himself to breathe in focusing on dispassion [literally, fading], and to breathe out focusing on dispassion. [15] He trains himself to breathe in focusing on cessation, and to breathe out focusing on cessation. [16] He trains himself to breathe in focusing on relinquishment, and to breathe out focusing on relinquishment. 

(The Four Frames of Reference)

"[1] Now, on whatever occasion a monk breathing in long discerns that he is breathing in long; or breathing out long, discerns that he is breathing out long; or breathing in short, discerns that he is breathing in short; or breathing out short, discerns that he is breathing out short; trains himself to breathe in...and...out sensitive to the entire body; trains himself to breathe in...and...out calming the bodily processes: On that occasion the monk remains focused on the body in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- subduing greed and distress with reference to the world. I tell you, monks, that this -- the in-and-out breath -- is classed as a body among bodies, which is why the monk on that occasion remains focused on the body in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. 

"[2] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...and...out sensitive to rapture; trains himself to breathe in...and...out sensitive to pleasure; trains himself to breathe in...and...out sensitive to mental processes; trains himself to breathe in...and...out calming mental processes: On that occasion the monk remains focused on feelings in and of themselves -- ardent, alert, and mindful -- subduing greed and distress with reference to the world. I tell you, monks, that this -- close attention to in-and-out breaths -- is classed as a feeling among feelings, which is why the monk on that occasion remains focused on feelings in and of themselves -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. 

"[3] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...and...out sensitive to the mind; trains himself to breathe in...and...out satisfying the mind; trains himself to breathe in...and...out steadying the mind; trains himself to breathe in...and...out releasing the mind: On that occasion the monk remains focused on the mind in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- subduing greed and distress with reference to the world. I don't say that there is mindfulness of in-and-out breathing in one of confused mindfulness and no alertness, which is why the monk on that occasion remains focused on the mind in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. 

"[4] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...and...out focusing on inconstancy; trains himself to breathe in...and...out focusing on dispassion; trains himself to breathe in...and...out focusing on cessation; trains himself to breathe in...and...out focusing on relinquishment: On that occasion the monk remains focused on mental qualities in and of themselves -- ardent, alert, and mindful -- subduing greed and distress with reference to the world. He who sees clearly with discernment the abandoning of greed and distress is one who oversees with equanimity, which is why the monk on that occasion remains focused on mental qualities in and of themselves -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. 

"This is how mindfulness of in-and-out breathing is developed and pursued so as to bring the four frames of reference to their culmination. 

(The Seven Factors Of Awakening)

"And how are the four frames of reference developed and pursued so as to bring the seven factors of awakening to their culmination? 

"[1] On whatever occasion the monk remains focused on the body in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world, on that occasion his mindfulness is steady and without lapse. When his mindfulness is steady and without lapse, then mindfulness as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[2] Remaining mindful in this way, he examines, analyzes, and comes to a comprehension of that quality with discernment. When he remains mindful in this way, examining, analyzing, and coming to a comprehension of that quality with discernment, then analysis of qualities as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[3] In one who examines, analyzes, and comes to a comprehension of that quality with discernment, unflagging persistence is aroused. When unflagging persistence is aroused in one who examines, analyzes, and comes to a comprehension of that quality with discernment, then persistence as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[4] In one whose persistence is aroused, a rapture not-of-the-flesh arises. When a rapture not-of-the-flesh arises in one whose persistence is aroused, then rapture as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[5] For one who is enraptured, the body grows calm and the mind grows calm. When the body and mind of an enraptured monk grow calm, then serenity as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[6] For one who is at ease -- his body calmed -- the mind becomes concentrated. When the mind of one who is at ease -- his body calmed -- becomes concentrated, then concentration as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

"[7] He oversees the mind thus concentrated with equanimity. When he oversees the mind thus concentrated with equanimity, equanimity as a factor of awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. 

[Similarly with the other three frames of reference: feelings, mind, and mental qualities.] 

"This is how the four frames of reference are developed and pursued so as to bring the seven factors of awakening to their culmination. 

(Clear Knowing and Release)

"And how are the seven factors of awakening developed and pursued so as to bring clear knowing and release to their culmination? There is the case where a monk develops mindfulness as a factor of awakening dependent on seclusion...dispassion...cessation, resulting in relinquishment. He develops analysis of qualities as a factor of awakening...persistence as a factor of awakening...rapture as a factor of awakening...serenity as a factor of awakening...concentration as a factor of awakening...equanimity as a factor of awakening dependent on seclusion...dispassion...cessation, resulting in relinquishment. 

"This is how the seven factors of awakening, when developed and pursued, bring clear knowing and release to their culmination." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 


Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn118 

(Revised: 9 November 1998 )
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi PhÃp GiÃi 印顺法师关于大般涅槃经 七五三 小山