Thơ - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập

......... .


 

 


Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập
Thích Tín Nghĩa
Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại
Ấn hành Phật lịch 2547 - TL: 2003
 

---o0o---

An Cư

Bài thơ Thứ Nhất của Tổ Giác Tiên

Bài Thứ Hai

Bài Thứ Ba

Báo Tin

Bồ Đề Đạo Tràng

Cảm Niệm Sư Phụ

Cảm Niệm Vu Lan

Chúc Tết 

Cảm Thán

Chú Ý

Cõi Vắng

Cố Nguyện

Cố Tập Tu

Dong Ruỗi

Ðồng Tiền

Ðông Về

Ðón Xuân

Dứt Khổ

Giải Nghiệp 

Gởi Quý Pháp Lữ

Im Lặng

Hạnh Nguyện

Hoa Nào Cho Cha

Hoa Từ Bi

Học Phật

Thơ Thương Mẹ

Khóa Phật Pháp Âu Châu

Khuyến Tấn

Khuyến Tấn 2

Khuyến Tấn 3

Lòng Thương Của Phật

Liễu nhiên kệ

Màu Hoa Con Cài

Mỗi Buổi Mai Tại Từ Ðàm Hải Ngoại

Mong Xuân

Một Loài Hoa

Mơ Ước 

Mong ước

Ngậm Ngùi

Nghiệp

Nhìn trăng

Nghĩ Lại

Nguyện Cầu

Nhớ Huế

Nhớ Xuân

Niệm Phật

Niệm Phật

Niềm Ước Mơ

Phát  Nguyện

Sống Ðạo

Sự Ðời

Tâm Chuyên

Tạo Duyên

Tết Ðầu Tiên Trên Ðất Hoa Kỳ

Thân Chúc

Tháng Bảy Vu Lan

Thơ Gi Bạn Hiền

Thương Nước

Tiến  Tu

Tỉnh

Tình Thương 

Tình Thương Của Ðạo

Tiếng chuông

Tôi Chỉ Thấy

Trì Kinh Giải Thâm Mật

Trưa Hè Vu Lan  

Trúc Lâm Cảm Tác

Tu

Tự  Biết

Tự Giác

Tu Hành

Tưởng

Tu Phật

Tự Thán

Tự Vịnh

Từ Đàm cảm niệm

Trào Phúng 1

Trào Phúng 2   

Ước Mơ

Vi diệu tâm

Vịnh TỪ ÐÀM

Vô Ðề

Xuân tha hương

Ý Nghĩa sự sống

 

Hồi chuông (và,) ^

Mùi hương tịnh độ,

Trong thơ một nhà tu hành, mang tên tín nghĩa.

 

Càng lớn tuổi, tôi càng sinh lòng cảm phục, ngưỡng mộ các tu sĩ -  những người chọn lựa tận hiến cuộc đời mình, cho đạo pháp.

Lòng cảm phục, ngưỡng mộ nơi tôi, càng lớn lao hơn, một khi, tôi được biết, đó là những tu sĩ, lên đường, bước vào nẻo Ðạo, khi còn rất trẻ - - ở độ tuổi niên thiếu, thanh niên.

Lòng cảm phục, ngưỡng mộ nơi tôi, càng lớn lao hơn nữa, một khi, tôi được biết, đó là những tu sĩ, chẳng những đi hết (hoặc sắp hết,) lộ trình đạo pháp (mà,) còn vượt biên cương giáo lý một đạo pháp; để dung chấp giáo lý những đạo pháp, khác.

Tôi muốn gọi các tu sĩ đó, là những Hành-Giả-Tình-Thương-Nhân-Loại-Mới - - Dù họ là sứ giả rao giảng chân lý cứu, độ trần gian của bất cứ tôn giáo nào. 

Ðứng từ vị trí một kẻ tầm thường, ngã mạn một cách rồ dại, tối ám của mình, hôm nay, tôi không thể không bày tỏ lòng cảm phục, ngưỡng mộ của tôi, về Thượng Tọa Tín Nghĩa - - Vị tu sĩ đã tận hiến cuộc đời mình cho đạo pháp - - Kẻ lên đường bước vào nẻo Ðạo, giữa độ tuổi thiếu niên, xanh ngát...

Nhìn từ góc độ sân, si của một tâm đặc, cứng chấp thủ của mình, hôm nay, tôi không thể không bày tỏ lòng cảm phục, ngưỡng mộ của tôi, về Thượng Tọa Tín Nghĩa - - Vị tu sĩ chẳng những đang bước những bước cuối trên lộ trình đạo pháp (mà,) ông còn cho thấy, ông đã bước qua khỏi những vạch phấn phân biệt, đố kỵ giữa giáo lý tôn giáo này, với giáo lý tôn giáo khác.     

Sau những tiếp xúc trực tiếp với Thượng Tọa Tín Nghĩa, cá nhân tôi, muốn gọi ông là một (trong hiếm hoi) những Hành-Giả-Tình-Thương-Nhân-Loại-Mới. 

Tôi nhớ, đã đọc được đâu đó, lời dạy của Ðức Thích Ca Mâu Ni, rằng, nếu con không làm lợi lạc được đến cho kẻ khác, thì, hãy cố rán đừng gây đau khổ, thiệt hại cho kẻ ấy.

Sự trực nhớ này, càng khiến tôi, hôm nay, không thể không bày tỏ lòng cảm phục, ngưỡng mộ Thượng Tọa Tín Nghĩa - - Bởi vì, trong ghi nhận của tôi - - với thân, tâm một tu sĩ, ông chẳng những mang lợi lạc đến cho mọi người - - (Mà,) ông còn cho chúng ta những vần thơ - - Kết quả của những lao tác tinh thần trong phạm trù văn chương - - Như mặt khác của những hồi chuông (và,) mùi hương tinh độ.

Là kẻ tầm thường với tất cả sân, si, ngã mạn một cách rồ dại, tối ám, nhưng tôi vẫn thấy, tôi yêu biết bao, những câu thơ của tu sĩ / thi sĩ Tín Nghĩa, như: 

Thân này là giả huyễn

Cõi đời cũng tạm thôi

    Chuốt trau rồi cũng bỏ

    Trang điểm cũng tan đời. 

Hoặc:

Bạn nói vừa đủ nghe

   Ðể mọi người theo về

Trong phút giây tỉnh thức

Và thoát khỏi bờ mê. 

Hoặc nữa:

Chân bước nhẹ vào chùa

Ðừng nói chuyện hơn thua

Thân và Tâm an trú

Trong chánh niệm Phật thừa.   

Tôi tin, tôi sẽ mãi nhớ những câu thơ vừa trích dẫn của Thượng Tọa / Thi Sĩ Tín Nghĩa.

Bằng vào sự mãi nhớ kia, tôi tin, nếu thân, tâm tôi, có những chuyển đổi nào đó, (thì,) cũng do nơi những câu thơ kể trên; và, những câu thơ, như vậy.

Du Tử Lê

(Calf. Feb. 2003)

 

Vài cảm nghĩ về Tín Nghĩa Thi Tập ^

 Nhà văn Vĩnh Hảo

Bàn về thơ, đối với tôi, không phải chuyện dễ. Bàn về thơ đạo lại càng khó bội phần. Vậy mà không thể không bàn nói một chút về tập thơ nầy. 

Tín Nghĩa Thi Tập gồm khoảng 80 bài do một nhà tu Phật giáo sáng tác. Tập thơ gom góp bề dày thời gian 20 năm sinh sống và hành đạo của tác giả nơi xứ người, với bao hoài vọng, hồi ức, kỷ niệm, ước vọng, hoài bão... và trên hết, nỗi tha thiết muốn đóng góp chút gì đó cho dân tộc và đạo pháp trong giai đoạn nhiễu nhương, thống khổ của quê hương. 

Người đọc có thể tìm thấy nơi đây tâm tình của một nhà tu chay tịnh nơi cửa Thiền, những nỗi niềm thật gần gũi, mật thiết với đời sống, qua những bài nói về thế thái nhân tình, lòng hoài vọng cố hương, hoặc tư duy về vận nước:

Mai cười đùa gió lạnh,

Ðào nở đón xuân về,

Tin xuân đưa tới niềm hy vọng,

Trông ngóng trời xa đượm tình quê.

(Báo Tin)

 

Lòng xao xuyến thu vàng đổ lá,

Xa quê hương mấy độ thu về,

Thu về lòng những nhớ quê,

Ơn thầy, tình bạn não nề vắng xa.

(Cảm Niệm Vu Lan)

 

 Một phần nào nghĩ suốt thâu canh,

Ngồi đứng, vào ra vẫn một mình,

Nhớ nước đau lòng thân sầu thảm,

Thương nhà xót ruột dạ buồn tênh.

(Cảm Thán) 

Nhưng đồng thời bạn đọc cũng sẽ nhận ra, qua hầu hết những bài thơ khác, niềm tin mãnh liệt vào sự vi diệu của Phật Pháp được tỏa sáng trong từng chữ, từng lời, từng đoạn thơ của tác giả:

Thậm thâm vi diệu pháp,

Là lục tự Di Ðà,

Chí tâm vô biệt niệm,

Thẳng đến cửu liên hoa.

      (Chú ý)

Khổ càng tu học, khổ mới tiêu,

Nếu khổ không tu, khổ càng nhiều,

Nghiệp chướng vương mang thêm sầu lụy,

Oan khiên trừ diệt hết đăm chiêu.

(Dứt Khổ) 

Xuất gia từ thuở bé, với gần nửa thế kỷ tụng đọc và thâm nhập kinh điển cũng như các thiền kệ của nhà Thiền, tác giả đã sáng tác thơ trong một phong thái và tâm cảnh rất tự nhiên, dễ dàng, không gượng ép. Cảm nhận một điều gì, liền ghi xuống, theo vần điệu nhập tâm quen thuộc, vậy là thành thơ. Hơi thơ đi nhẹ với chút cẩn trọng như của một thiền gia nắm giữ hơi thở trong chánh niệm. Lời thơ giản dị, trong sáng, không cố ý dùng nhiều điển tích hoặc từ ngữ khúc mắc, cầu kỳ. Cấu trúc thơ vẫn giữ nguyên vẻ cổ điển, không cố tình phá thể hoặc cách tân như nhiều nhà thơ hiện đại khác, mà lại nhịp nhàng một cách khéo léo trong khuôn khổ. 

Có thể nói, tác giả chú trọng chuyên chở ý đạo, biểu đạt tư tưởng, hơn là dấn mình trọn vẹn vào thế giới của ngôn ngữ và thi ca. Nhưng cũng nhờ sự thâm sâu, tha thiết trong thệ nguyện và sự hành trì tu tập, ngôn ngữ đạo nở hoa. Và sự thành công của tác giả về mặt văn chương, chính là ở điểm nầy. 

Bàng bạc trong mấy chục bài thơ là chân tình của một người tu, yêu đạo, thương đời, luôn ưu tư đến khổ nạn của người khác, cảm thông và chia xẻ với mọi người về kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm tu tập. Với kiến giải minh bạch và niềm tin kiên cố nơi Chánh Pháp, tác giả, như một hậu duệ chí hiếu, thừa tự di sản quý báu của Thầy Tổ, thắp sáng ngọn đuốc từ bi và giác ngộ qua ngôn ngữ thơ của thời đại. Và đây cũng là mặt thành công khác của tác giả. 

Ðối với văn chương cũng như đối với tông môn, tác giả không đảm nhận vai trò của một người khai phá, mở đường, tìm cầu cái mới; mà âm thầm tự khiêm, chọn lấy sứ mệnh của một kẻ bảo trì, gìn giữ giềng mối cao đẹp cổ kính của tiền nhân. Cái đẹp của thi phong và tuệ học ở đây, vô tình lại tỏa ngát hương vị thâm trầm dài lâu của Chân, Thiện, Mỹ. 

Xin cám ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

California, ngày 12 tháng 4 năm 2003,

Vĩnh Hảo
 

 

NHÀ THƠ ÁO NÂU ^


Lam Nguyên

Nếu ngược dòng lịch sử thì ta sẽ thấy Thiền tông Việt nam thời Lý Trần rất thịnh đạt, Thiền sư đã đóng góp trong cuộc phục hưng Tổ quốc trên phương diện chính trị và phát triển văn hóa dân tộc. Những nhà thơ thời Lý Trần vừa là thi sĩ, y sĩ và vừa là giáo sư ... Thời đó, thơ thiền chiếm một số lượng rất lớn. Ðặc sắc Thiền tông Việt nam thời Lý Trần ngoài tông chỉ “phá chấp” (cởi bỏ mọi sự vướng mắc), “đốùn ngộ” và “tâm truyền”, Thiền sư còn phục vụ cho đất nước khi tổ quốc lâm nguy; giúp người dân trên nhiều phương diện làm cho xã hội mỗi ngày một tốt hơn. Tiêu biểu cho tinh thần nói trên, vua Trần Nhân Tông (1258-1308) và cũng là Sơ tổ của Trúc lâm Thiền phái đã diễn ý trong bốn câu kệ ở bài phú Cư Trần Lạc Ðạo như sau:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tác xan hề, khốn tắc miên,

Gia trung hữu bảo, hưu tầm nịch,

Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền. 

 Trần Nhân Tông

Lam Nguyên dịch: 

Ðời cứ tùy duyên vui sống đạo,

Mệt thì nằm ngủ, đói ăn liền,

Trong nhà của quý, tìm đâu nữa,

Trước cảnh tâm yên, chớ hỏi Thiền. 

Và, nay tôi xin giới thiệu với quý độc giả nhà thơ Áo Nâu và cũng là Thiền sư thuộc phái thiền Trúc Lâm.

Thơ. Nói về thơ, định nghĩa về thơ thật là khó. Nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thơ như cây đàn muôn điệu, cây cọ muôn màu. Thơ là tiếng lòng thổn thức vì cảnh sắc bên ngoài hay sự rung động sâu xa trong hồn người mà hôm nay xin độc giả cùng tôi thưởng thức bài thơ của nhà thơ Áo Nâu. Nhắc về Huế thì những ai đã từng đến Huế đều công nhận là phong cảnh hữu tình đầy thơ và mộng. Huế với sông Hương núi Ngự, với chiếc cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, với Từ Nhẫn tháp Linh Mụ cao bảy tầng đứng soi bóng bên giòng Hương giang, hay đứng nhìn giòng Hương giang uốn quanh Thành nội rồi bao quanh Cồn hến để trở về biển cả. Ai ra xứ Huế mà không ít nhiều mộng mơ tiếc nhớ, nhất là người bản xứ khi mang tâm trạng xa quê như nhà thơ Áo Nâu mà thi nhân đã gởi tâm sự mình qua bài thơ Nhớ Huế như sau:

Ðã bao lần tôi muốn về thăm Huế,

Lặng ngắm nhìn cảnh cũ của đế đô,

Huế yêu thương, Huế đẹp, Huế mộng mơ...

Phú Văn Lâu đứng ngắm mấy chuyến đò,

Ðưa áo Trắng sang sông trường Ðồng Khánh,

Thuyền sông Hương ngược dòng lên Văn Thánh,

Cầu Tràng Tiền in bóng nước Hương giang,

Chợ Ðông Ba đón khách nắng ... mơ màng,

Ngâm câu hát Nam Bình về An Cựu,

Vĩ Dạ đò trăng nhớ ai mộng ảo,

Tịnh Tâm buồn áo não nhớ tích xưa,

Sen nở, hoa cười, gió mát, hương đưa,

Người câu cá đâu có còn ngồi đó ?

Hoàng thành ơi ! Bây giờ còn nhớ rõ ?

Cồn Hến chừ bắp đã trổ bông chưa ?

Ðỉnh Ngự thông reo với mấy câu hò,

Bến Thương Bạc trông qua đò Âm Phủ,

Cầu Thanh Long ngóng lên cầu Bạch Hổ,

Tháp bảy từng Thiên Mụ vẫn đứng yên,

Lặng ngắm nhìn về Phường Ðúc, Tràng Tiền,

Hồi chuông đổ trong màng sương chiều xuống.

Ai lên Từ Ðàm, ai trèo Kim Phụng,

Ai xuống Ðò Cồn, ai nghe tiếng trống,

Ở Tam Tòa liên tiếp đổ từng hồi,

Giữ khuya buồn với giọng hát đầy vơi,

Lòng nhớ Huế, trong tôi dài bất tận,

Là dân Huế, ai mà không oán hận,

Chuyện sáu ba, chôn Phật tử thảm thương?

Ðể lòng dân than khóc suốt đêm trường,

Do chế độ nhà Ngô gây áo não,

Mắt mọi người lệ chảy hoài chưa ráo,

Rồi tiếp theo sáu tám, tết Mậu Thân,

Lập mồ chôn tập thể khắp xa gần,

Làm dân Huế, lại càng thêm điêu đứng,

Tuy như thế, Huế mãi còn đứng vững,

Từ ngàn xưa đến tận suốt ngàn sau,

Xin mọi người, ta hãy đứng cùng nhau,

Ðừng quên Huế, Huế muôn đời bất diệt.

Tín Nghĩa – Nov. 21, 1998 

Ngồi đọc bài thơ Nhớ Huế của nhà thơ Áo Nâu giữa đêm thu mưa buồn nơi đất khách lòng tôi như chùng lại, nhớ quê nhà ray rứt. Bài thơ Nhớ Huế không những chỉ nhắc lại những địa danh mà còn nhắc lại những chứng tích lịch sử, chẳng hạng như câu:

 “Người câu cá đâu có còn ngồi đó ?”  Ðã gợi lại cho chúng ta nhớ những lúc nhà cách mạng Trần Cao Vân gặp vua Duy Tân ở hồ Tịnh Tâm trong Thành nội để bàn chuyện chống Pháp. Nào là tiếng trống Tam tòa, hoặc Phật giáo Pháp nạn 1963 của nhà Ngô, hoặc tết Mậu thân. Từ đó làm cho tôi nhớ lại lời phát biểu về thơ của Vương Quốc Duy đời nhà Thanh bên Trung hoa:

“Thi nhân đối vũ trụ nhân sinh tu nhập hồ kỳ nội, hựu tu xuất hồ kỳ ngoại. Nhập hồ kỳ nội, cố năng tả chi. Xuất hồ kỳ ngoại, cố hữu cao chí.” Nghĩa là: Nếu là nhà thơ thì đối với vũ trụ nhân sinh ta nên bước vào bên trong nhưng lại nên quay ra bên ngoài. Cho nên, khi bước vào bên trong ta mới có thể quan sát được. Rồi lại khi bước vào bên trong ta mới có thể thêm sinh khí mà ra bên ngoài thì lại được cao siêu.

Có lẽ nhà thơ Áo Nâu khi sáng tác bài thơ Nhớ Huế theo quan điểm trong Luận ngữ:

“Tử viết: Tiểu từ hà mạc học phù thi? Thi khả dĩ hứng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán”.  Nghĩa là:  Các trò nhỏ ơi, sao không học Kinh thi? Thi có thể giúp cho việc tạo hứng khởi, giúp cho việc xem xét, việc hợp quần, việc đáng ghét.

Và để khép lại bài viết nầy, tôi xin mời độc giả thưởng thức hương thiền qua bài Kệ của nhà thơ Áo Nâu để theo đó, Phật tử chúng ta dùng làm kim chỉ nam cho việc hành và tu theo đạo Phật: 

Liễu Nhiên kệ

Ngã thân thiền môn tại,

Ngã nguyện cực lạc quy,

Dục đắc niết bàn lộ,

Nhất hướng niệm vô vi.

           Tín Nghĩa

Tác giả dịch là:

Thân tôi nương náu cửa thiền,

Tâm tôi nguyện hướng về miền Lạc bang.

Muốn cho thẳng đến niết bàn,

Một lòng nguyện hướng con đường vô vi. 

Thi nhân Áo Nâu đã dùng hai chữ Vô vi hàm chứa hai ý nghĩa:

Ý thứ nhất theo triết lý Lão tử là ta sống theo lẽ tự nhiên, không có gì gò bó cả, nên không bị cột chặt để làm mất đi cái chân chính của mình.

Ý thứ hai, Vô vi là Vô vi pháp của nhà Phật là những cảnh giới bất biến, thường hằng, không sanh diệt, ... Vô vi pháp là pháp xa lìa nhân duyên tạo tác, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đó là Chân như vô vi, tức Niết bàn. Hay ta có thể nói Niết bàn là tối thắng của Vô vi pháp vậy. Ðọc bài kệ Liễu Nhiên của nhà thơ Áo Nâu, tôi chợt nhớ hai câu cuối bài kệ Cảm Hoài của Thiền sư Chân Không (1046-1100) đời nhà Lý như sau:

Nhân nhân tận thức vô vi lạc,

Nhược đặc vô vi thủy thị gia.

Nghĩa là:

Cái cảnh “vô vi” ai chẳng thích,

Ðược vào cảnh ấy mới là nhà. 

Cả hai bài kệ khi đọc xong vẫn còn thấy dư âm vang vọng trong tâm hồn độc giả.

 

Lam Nguyên

Seattle Thu Kỷ Mão - 1999

 

Ðôi Lời Bộc Bạch  ^

Thơ là một vườn hoa, một bức tranh họa, muôn màu, muôn sắc và có nhiều góc độ khác nhau tùy theo người đọc và nhìn vào nó. 

Thuở nhỏ đi học, rất thích thơ và học thuộc nhiều thơ của những bậc cổ đức cũng như những bài thơ mới về sau nầy của các thi hào: Lưu trọng Lư, Thanh Tịnh, Vũ hoàng Chương, Du Tử Lê và nhiều lắm, không nhớ hết. Tuy nhiên thích nhất là loại thơ Ðường luật, Tứ tuyệt, Ngũ ngôn và loại thơ mới tám chữ.  

Khi học thơ ở nhà trường, các thầy văn chương cũng hay ra đề cho học sinh, thì tôi cũng thuộc loại khá của lớp. Gần trọn cuộc đời tu niệm trong chốn thiền môn, chịu ảnh hưởng nhiều về những bài Thi kệ, những bài Thiền kệ của chư Tổ và Thiền sư.

Chân dung tác giả

Khi còn ở quê nhà, tôi có làm một tập thơ, viết tay rất cẩn trọng, nhưng chưa có dịp để xuất hiện thì tết Mậu thân đưa nó thành tro bụi với tủ sách một thể. Rồi hoàn cảnh chiến tranh triền miên, đưa đẩy làm thân nổi trôi đó đây nơi hải ngoại. Cái may mắn là mỗi lần đi thuyết giảng Phật pháp đó đây ở Hoa kỳ, Canada và Âu châu, khi trà đàm, tôi có trình làng với chư Tăng một vài bài Thi kệ, được chư Tôn Ðức khích lệ và khuyến tấn nên tiếp tục, đặc biệt là Cố Hòa thượng Thích Ðức Niệm khuyến tấn nhiều nhất; đồng thời, quý Ngài nói: “Thầy Tín Nghĩa làm sao gom góp lại những bài của các Vị tiền bối trong môn phái để có một tập thơ của Trúc Lâm Thiền Phái, mặc dầu, thơ của Thầy chiếm hết tác phẩm.”. 

Với sự khuyến khích nhiệt tình ấy, nên tôi cố gắng mỗi khi thấy cõi lòng thanh thoát, tức cảnh viết vài chữ để dành theo những thể điệu đã được học từ nhỏ, tuy không hay ho gì cho mấy, nhưng  đây cũng là một kỷ niệm nho nhỏ rất quý giá đối với cá nhân tôi. Hơn hai mươi năm, mỗi khi làm một ít, góp nhặt lại mới có được tập thơ nầy với tựa đề Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập.

Tập thơ nầy, phần đầu là những bài của Tổ Khai sơn Trúc Lâm Ðại Thánh Tự – Cố đô Huế và một số của các ngài vai vế Sư phụ, Sư thúc, ... Trong tập thơ nầy, tôi không sắp theo thứ tự về năm tháng mà sắp theo vần mẫu tự ABC.

Hôm nay, nhân duyên vừa đủ cho những gì mà tôi có được, tôi xin được trình làng và mong được hướng dẫn. Các bậc Thi hào cao minh nhận thấy những gì trong tập nầy không được hoàn chỉnh, cũng xin hoan hỷ thương tình chỉ giáo để trong tương lai, nếu được thì sẽ phong phú hơn.

Nhơn đây, tôi xin chân thành ghi ơn và thâm tạ chư liệt vị: 

_Cố Giác linh Hòa thượng Thích Ðức Niệm, Chánh Văn phòng Hội Ðồng Ðại Diện của Giáo hội. 

_Hòa thượng Thích Hộ Giác, Chủ tịch Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTNHN – Hoa Kỳ, 

_Thượng tọa Thích Tịnh Từ, Viện trưởng Tu viện Kim sơn, 

_Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Hội đồng Ðiều Hành GHPGVNTNHN – Hoa kỳ,  

_Thi hào Du Tử Lê,

_Nhà văn Vĩnh Hảo, 

_Nhà bình thơ Lam Nguyên, 

Ðồng thời, riêng tặng và (Rất) cám ơn Sư cô Thích Nữ Hạnh Thanh, Một vị phụ tá đã tận tâm, tận tình hỗ trợ cho những Ðại Phật sự trọng yếu trong suốt hơn mười năm qua, để Thầy yên tâm tu niệm và hành đạo, nhất là về phần thừa hành Phật sự của Giáo hội được hanh thông và tác phẩm Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập ra đời một cách mỹ mãn. 

Sau cùng xin cám ơn một số bằng hữu trong và ngoài nước đã chân tình khích lệ, hướng dẫn cũng như tạo cơ duyên để Thi tập được hình thành và được trình diện đến quý vị và quý đôïc giả. 

Tỳ kheo THÍCH TÍN NGHĨA 

Hoa Kỳ, mùa Ðản sanh Quý mùi 2547 - 2003

 

An Cư  ^

 

Nhâm ngọ năm nay chúng an cư,

Tăng, Ni câu hội ngoại tháng tư,

Bắc, Nam tông phái đều đầy đủ,

Cúng ngọ, quá đường chúng hữu dư,

 

Hữu dư thất chúng đã tựu về,

Tu học cùng nhau đủ mọi bề,

Niệm Phật, hô canh, tọa thiền có,

Trú dạ lục thời chẳng bỏ bê,

 

Chẳng bỏ bê về chuyện tiến tu,

Chư Tăng tịnh niệm với công phu,

Bát kỉnh Ni lưu nương cầu học,

Ðàn tràng hòa ái, tuyệt nhất như.

 

Nhất như đại chúng tại Từ Ðàm,

Ðàn hạ chu toàn, vạn sự an,

Hải chúng đồng ban lời pháp nhũ,

Ðạo tràng hiển hiện vạn hỷ hoan,

 

Hỷ hoan tu học suốt hai tuần,

Phật tử tóm thâu được bội phần,

Phân bố: Chư Tăng tuyên giáo pháp,

Hỷ hoan: Phật tử nhận phước ân.

 

Phước ân đón nhận chúng đại từ,

Phước ở nơi đây: phước hữu dư,

Ân ấy: gieo duyên do tu tập,

Nhâm ngọ năm nay chúng an cư.

     

    Trọng hạ  Nhâm ngọ  - 2002

Bài Thứ Nhất ^

 

Âm: 

Tứ bích tiêu sơ tế vũ nan,

Tùng phong thôi xúc lậu tăng hàn,

Bồ lan tâm ý hoành thu sắc,

Thức đắc lô trung cá đẳng nhàn.

Tổ Giác Tiên

 

Dịch:

 

Bốn vách tiêu sơ khó ngăn mưa,

Gió tùng thấm lọt mãnh y thưa,

Bồ đoàn quyết ý thu tâm tưởng,

Biết được trong lư, mặt mũi xưa. 

 

 

Dịch theo vần Lục bát:

 

Mưa bay bốn vách khó ngăn,

Gió tùng thấm lọt, bần tăng lạnh vừa.

Bồ đoàn tâm ý tóm thu,

Trong lư, mặt mũi ngày xưa hiện hình.

Bài Thứ Ba ^

 

Âm: 

Sơ lâm vũ quá tịch dương thì,

Khe bạn hoành tương trúc địch xuy,

Nhứt khúc tự ngu sơn thủy lục,

Thử tình bất dự bạch vân phi.

Tổ Giác Tiên

 

 

Dịch:

 

Rừng thưa đêm vắng gió mưa bay,

Yến vãn bên khe, thúc thổi hay,

Khúc nhạc thiên thu nghe tự đủ,

Tình nầy chẳng ngại đám mây bay.

 

 

Dịch theo vần Lục bát:

 

Rừng thưa đêm vắng, mưa bay,

Nghe chim yết hót, trúc gài am mây.

Thiên thu khúc nhạc đủ đầy,

Mây bay chẳng ngại, tình nầy quản chi.

Bài Thứ Hai ^

 

Âm: 

Giác mộng tàn tinh điểm bán không,

Trường thiên cô nhạn ảnh vô tung,

Sơ minh nguyệt sắc tà lan ý,

Ấn nhập thiền thâm tiêu tức trung.

Tổ Giác Tiên

 

 

Dịch:

 

Tỉnh mộng tàn canh thấy tánh không,

Dưới trời chim nhạn vốn không tung,

Vầng trăng chiếu rọi ngoài hiên vắng,

Ấn nhập thiền tâm, tiêu tức trung.  

 

 

Dịch theo vần Lục bát:

 

Tàn canh thấy mộng trống không,

Dưới trời chim nhạn vốn không tông (tích) loài.

Vầng trăng chiếu rọi hiên ngoài,

Thiền tăng chứng nhập, trong ngoài tiêu tan.

 Báo Tin  ^     

 

Ðông đến hoa đào nở,

Hơi lạnh với cành mai,

Báo tin xuân đến nhiều hương sắc,

Vạn vật, nhân sinh rộn rã cười.

 

Cành đào vừa hé nở,

Nụ mai mỉm miệng cười,

Tin xuân đưa đến cùng nhân loại,

Hương sắc điểm tô đến cho đời.

 

Mai cười đùa gió lạnh,

Ðào nở đón xuân về,

Tin xuân đưa tới niềm hy vọng,

Trông ngóng trời xa đượm tình quê.

 

    

    Trọng đông Kỷ mão - 1998

Mơ Ước ^

 

Ðã ngoại lục tuần, tuổi có dư,

Nhớ dân thương nước mãi đậm đà,

Hoa kỳ chích bóng sầu cô quạnh,

Quốc nội thâm tình nhớ thiết tha.

Mong ước một ngày về thăm lại,

Xuyến xao mấy độ vẫn còn xa.

Bao giờ mới được về quê cũ,

Hay vẫn chốn nầy ta với ta?

 

 Trọng thu Tân tỵ - 2001

 

 

Cảm Niệm Vu Lan^          

 

  

Lòng xao xuyến thu vàng đổ lá,

Xa quê hương mấy độ thu về,

Thu về lòng những nhớ quê,

Ơn thầy, tình bạn não nề vắng xa.

Chốn phát vãng, vào ra đơn bóng,

Nhớ Mẹ già, xế bóng tóc sương,

Hai hàng lệ nhỏ trào tuôn,

Mấy mùa lá rụng, mấy lần xa quê...

Mùa Báo hiếu lại về, về nữa...,

Phận làm con lần lữa đáp đền,

 

Nguyện cầu tất cả bình yên,

Thất thế phụ mẫu hưởng miền an vui.

Lúc còn sống, người người hạnh phúc,

Thác hóa rồi, xả tục siêu thăng,

Vu lan tỏ ánh trăng rằm,

Chúng sanh độ tận muôn vàn khổ đau.

Con dân Việt sớm mau giải thoát,

Khỏi gông cùm lũ ác, cuồng nhơn,

Cơm no, áo ấm vẹn toàn,

Việt Nam – Phật Giáo huy hoàng bền lâu.

 

Vu lan 2534 – Oct. 07, 1990

Bồ Đề Đạo Tràng  ^

 

 

Bồ đề Ðạo tràng,

Lòng ước ao, thao thức tự xưa nay,

Bầu khí thiêng ngút tỏa ngất trời mây,

Bầu tụ khí đong đầy xua trần tục,

Cội Bồ đề năm xưa cao chất ngất,

Tỏa lá cành xanh mát cho trần gian,

Con đứng đây với tâm trí nhẹ nhàng,

Bái nhận lấy bản chơn kinh của Phật,

Ðây khung cảnh suốt bảy tuần thường nhật,

 

Ðức Thế tôn thành đạo chuyển pháp luân,

Khắp thế gian hàng con Phật xa gần,

Vân tập về đây cúi đầu đảnh lễ.

Tụ hội về đây là điều không dễ,

Nếu không tu thì không thể bước vào,

Bồ đề Ðạo tràng thanh tịnh biết bao,

Tăng hay tục đều thấm sâu chơn lý:

Giải thoát tình trần, xa rời ích kỷ,

Hiện tâm từ, liễu ngộ lý vô sanh,

Ðến đây rồi, hưởng không khí mát lành,

Không phiền muộn, được thanh bình an lạc.

Vào đến đó (*), đầy an vui giải thoát,

Ra khỏi đây (*), lắm đau khổ muộn phiền,

Hởi người con Phật xa gần.

 

Quý thu Canh thìn – 2000

 

 

(*) tức khuôn viên của Bồ đề Ðạo tràng.

Cảm Niệm Sư Phụ (1) ^

 

Giạ lê, đất Hương thủy,

Ðầu thế kỷ hai mươi,

Họ Nguyễn duy hoan hỷ,

Sanh hạ được một người.

           

Xuất gia sáu tuổi rưởi,

Ðầu sư tổ Giác tiên,

Trúc lâm bước dõng mãnh,

Xả thân để cầu hiền.

 

Thông minh từ tấm bé,

Ðĩnh ngộ trang nghiêm đời,

Hoa từ bi vừa hé,

Giới định huệ tuyệt vời.

Tăng già mãi cầm cân,

Giáo hội mãi góp phần,

Luôn để tâm chấn chỉnh,

An hòa Chúng trung tôn.

 

Vượt thời gian, không gian,

Trách nhiệm với Tăng đoàn,

Trong dụng tâm Bồ tát,

Ngoài hiện tướng Thanh văn.

 

Húy thượng Tâm hạ Hương,

Pháp giới đã phổ huân,

Ðạo hiệu là Mật Hiển,

Rải tâm diệu cát tường,

 

Cát tường, cát tường thùy,

Giới hạnh tuyệt uy nghi,

Suốt đời cho Giáo hội,

Tăng chúng bất xả ly.

 

Oai đức thì trác tuyệt,

Bổn sư cũng vừa lòng,

Liền phú chúc diệu kệ,

Tự tại và thong dong.

 

Kệ rằng:

 

Tâm Hương pháp giới huân,

Xứ xứ kết tường vân,

Phú nhữ tâm hương tánh,

Cừ kim chánh thị quân”. (2)

 

Ngoại tám lăm năm lẻ,

Uy  đức rải bốn phương,

Ðã dày công hóa độ,

Cho đạo pháp, quê hương.

 

Thế rồi, ngày Phật đản,

Giữa tháng tư vui mừng,

An nhiên nhìn Thất chúng,

Từ giả thật ung dung.

 

Khắp Việt nam đây đó,

Về Trúc lâm giả từ,

Chúc Ngài về cõi Phật,

Ðạt cảnh giới Nhất như.

 

Quê hương và Giáo hội,

Nhìn lương đóng vắng Ngài,

Trúc lâm chừ vắng bóng,

Bi quyện, lệ chảy hoài.

 

Từ nay Ngài quảy gót,

Ðạo cốt vẫn trường tồn,

Thừa thiên lưu di ảnh,

Cho Ðại chúng Trung tôn.

 

 

Phật đản Nhâm thân – 1992.

 

(1) Ngài húy thượng Tâm hạ Hương, đạo hiệu Mật Hiển. Là thành viên Hội đồng Giám luật Viện Tăng Thống GHPGVNTN, tọa chủ Tổ đình Trúc Lâm – Cố đô Huế, Phó Pháp chủ GHPGVN. Ngài xả báo thân đúng ngày Rằm tháng Tư, Ðản sanh 2536, sau khi Giáo hội PGVNTN Thừa Thiên - Huế đã tổ chức xong lễ Phóng sanh đăng trên dòng Hương giang; Thất chúng đều đứng chung quanh Ngài, ngài nhìn từng vị một và từ từ quảy gót đăng trình có sự hiện diện của HT. Thiện Siêu, Sư bà Diệu Không và chư Tôn thiền đức cùng nam, nữ Phật tử.

(2) Bài kệ đắc pháp do bổn sư của Ngài là tổ Giác Tiên đã phú chúc.

 

Chúc Tết ^ 

 

Chúc tết, chúc nhau vạn sự lành,

Chúc người, chúc bạn sống phân minh,

Quê hương dân tộc cần gắng sức,

Hải ngoại kiều bào chớ phân tranh.

Hy vọng tương lai trời bừng sáng,

Mong chờ vận hội ánh bình minh.

Việt nam dân tộc bừng bừng dậy,

Hạnh phúc ấm no mọi gia đình.

 

           Trọng xuân Tân dậu - 1981

Cảm Thán ^

 

Đêm nằm trằn trọc suốt canh thâu,

Hết đứng rồi đi bởi vì đâu?

Nhớ đến Quê hương đang khổ lụy,

Trông về Giáo hội thấy lao đao.

Càng thương càng nhớ tâm chua xót,

Còn ước còn mong ý xuyến xao.

Cầu nguyện quê hương và đạo pháp,

Tự do, khương thái một phần nào.

 

Một phần nào nghĩ suốt thâu canh,

Ngồi đứng, vào ra vẫn một mình,

Nhớ nước đau lòng thân sầu thảm,

Thương nhà xót ruột dạ buồn tênh,

Việt nam thống nhất nào hạnh phúc,

Giáo hội phân ly chẳng quang vinh,

Cầu nguyện cho nhau cùng tâm huyết,

Việt nam - Phật giáo sớm an bình.

  Trọng xuân Nhâm tuất - 1982

Chú Ý ^

     

Cố lọc thân và tâm,

Chớ để bị hôn trầm

Di Ðà luôn biệt niệm,

Ðạt diệu lý thậm thâm.

 

Thậm thâm vi diệu pháp,

Là lục tự Di Ðà,

Chí tâm vô biệt niệm,

Thẳng đến cửu liên hoa.

 

Cửu liên hoa khai mở,

Chắc chắn đón ta về,

Nếu bây giờ tu tập,

Sẽ vượt thoát bờ mê.

 

Bờ mê không còn nữa,

Ðời sống sẽ thăng hoa,

Thân tâm trừ loạn động,

Tự tại ta với ta.

 

           Trọng hạ Ðinh mão - 1987

Cõi Vắng (*) ^

 

 

Một mình đứng giữa chốn hoang vu,  

Khói quyện chân mây tỏa mịt mờ,

Tuyết phủ bốn bề thân buốt giá,

Gió lùa tứ phía miệng cứng đơ.

Kêu ai chẳng được thôi đành chịu,

Gọi bạn không quen cũng đợi chờ.    

Từng phút ngóng trông, từng phút mất,

Quay qua, nhìn lại chỉ mình ta.

 

Trọng đông Canh thân  -  1980

 

 (*) Kỷ niệm ngày đi học anh văn ESL tại Ðại học CCD Denver, chưa quen đường đi lạc ra ngoại ô, xe hư bị nằm giữa  đường.

Cố Nguyện ^  

 

 

Phát nguyện đường tu ngoại mười ba,

Ði tu đâu luận trẻ với già,

Câu kinh, tiếng kệ: đầy an lạc,

Tiếng mõ, hồi chuông: chẳng phôi pha,

Giải thoát lòng trần: tâm dứt khổ,

An nhiên cảnh tịnh: ý chẳng nhòa,

Ðã là cát bụi, về cát bụi,

Cõi Phật nương về, sẽ có ta.

 

   Trọng xuân Giáp tý - 1994

 

Dong Ruỗi ^

 

Lang thang,

Từ độ luân hồi,

Tử sinh nào biết:

Ðất trời tiêu hao.

Hết ra,

rồi lại đi vào,...

Nào ai,

Tính sổ đâu nào,

Mà lo?...

   

        Trọng đông Giáp tý  -  1984

Cố Tập Tu ^

 

Đời có khổ Phật khuyên dứt khổ,

Cố tập tu, bớt khổ thêm vui,

Phật dạy răn cố giữ ai ơi!

Sống như thế thì đời tươi đẹp,

Vâng lời Phật, lòng không chật hẹp,

Xả bỏ đi những chuyện thế gian,

Tâm không còn lòng dạ tiểu nhân,

Cố giữ được tinh thần Phật giáo,

Lời Phật dạy, thâm sâu uyên áo,

Tâm thảnh thơi bất cứ ở đâu,

Tình yêu thương ban rải cho nhau,

Không phân biệt kẻ giàu, người mọn,

Phát tâm tu phải đi cho trọn:

Với những gì kinh điển khắc ghi,

 

Cố hành trì: Hỷ xả từ bi,

Hướng dẫn nhau cùng đi tới đích,

Tham sân si, khi tu phải dứt,

Tiến tu thì biến thức thành chơn,

Tu làm sao thoát khỏi phàm trần,

Lúc tịnh niệm: Thân tâm buông xả,

Tu giải thoát, con đường cao cả,

Càng tiến tu, Phật hóa càng mau,

Chín phẩm hoa sen, sớm được vào,

Vô minh diệt, trần lao cũng diệt,

Trên đây là những lời tha thiết,

Nhắc mọi người để biết hành trì,

Thở ra là miệng niệm tức thì,

Di Ðà Phật, đứng đi cũng niệm,

Niệm thế nào đến lúc vô niệm,

Chánh giác thời sẽ đến với ta,

Dù thân nầy đang ở Ta bà,

Tâm ta vẫn đang là Tịnh độ,

Xin mọi người cần chuyên, nhớ rõ:

Cố tập tu, dù khó cũng thành,

A Di Ðà Phật tâm kinh,

Nhất tâm trì niệm, phước phần có ngay.

 

Mạnh hạ  Kỷ tỵ  -  1989

Im Lặng ^

        

Một phút giây im lặng,

Là phút giây bình yên,

Một phút giây im lặng,

Là trút hết ưu phiền.

 

Nếu im lặng tịnh tu,

Ðạt cảnh giới nhất như,

Nếu im lặng mộng tưởng,

Thì khổ báo chẳng chừa.

 

Nếu biết dùng im lặng,

Ðể quán tưởng chướng duyên,

Ðưa thân tâm an trú,

Vào cảnh giới tịch nhiên.

 

Nếu dụng tâm im lặng,

Vào cảnh giới tham thiền,

Thân tâm không loạn động,

Ðược giải thoát an nhiên.

   Trọng hạ Ất hợi  -  1995

 

Ðông Về ^  

 

Trời mùa đông, xứ cờ hoa đầy tuyết,

Lá xa cành cây đứng lạnh cô đơn,

Chung quanh ta là màu trắng khăn tang,

Phủ tất cả cây cành cùng đường sá,

Một mình ta với khung trời xa lạ,

Ngọn gió lùa buốt giá tận tâm can,

Còn gì đâu chuyện hứng thú mơ màng,

Tất cả đó chìm vào cơn giá rét,

Gió đông về lại mang thêm hơi tết,

Tết ở đây chẳng giống tết quê nhà, 

 

Tết ở đây vui chỉ có mình ta,

Hàng Phật tử, nhà nhà lo bấm thẻ (*),

Chiều ba mươi, một cửa chùa nhỏ bé,

Ðếm loanh quanh chưa tới được dăm người,

Ðây cũng là tết mới với riêng tôi,

Không thân thích bà con cùng thầy bạn,

Ai mới qua đây, cái gì cũng chán,

Ở lâu rồi cố bám chẳng muốn về.

Mặc dầu trời buốt giá, cảnh lê thê

Nhưng tất cả mải mê cùng xứ lạ,

Dù bên ngoài gió mưa rơi lả chả,

Nhưng ai ai cũng hỷ hả vui lòng,

Mưa về gió lạnh đêm đông,

Cơm no áo ấm, đẹp lòng bên nhau.

  

Ðêm đông Denver - 1980

 

 

(*) Bấm thẻ: Tức mọi người phải đi làm, không được nghỉ theo ý như ở quê nhà, dù là tết hay những ngày lễ lớn như: Phật đản, Vu lan, Rằm tháng mười.

Kỷ niệm những ngày làm Trú trì chùa Việt nam và lãnh đạo tinh thần Cộng đồng Phật giáo Việt nam tại Denver, tiểu bang Colorado.

 

 

 

Ðón Xuân ^

 

Ðón xuân đất khách chẳng quen ai,

Xuân đến lần nầy, lần thứ hai,

Ngó tới nhìn lui như muốn khóc,

Quanh đi quẩn lại cũng biếng cười.

Ðào mai vài cụm, hoa vừa héo, (1)

Tùng cúc đôi cành, lá chẳng tươi. (2)

Kiếm pháo đốt chơi, cần giấy phép, (3)

Ra vào lui tới cái thân côi.

 

 

          Quý đông Tân dậu  -  1981

 

 

( 1) và (2)  Mùa đông ở xứ Hoa kỳ tuyết phủ, nên tất cả hoa đều héo lá và bị hư.

(3) Ở xứ nầy, muốn đốt pháo phải xin phép hẳn hoi, nhưng cũng chưa chắc đã được; ngoại trừ những cộng đồng lớn.

 

Ðồng Tiền^

      

Trên đời quý nhất lại là tiền,

Tiền nói, tiền kêu để thành tiên,

Chồng vợ, anh em đều rút tỉa,

Mẹ cha, bè bạn cũng đua chen.

Nghĩa tình tiền thiếu, tình cũng bớt,

Hiếu sự tiền dư, hiếu vẫn bền.

Suy gẫm cho cùng rồi cũng vậy,

Té ra, đời chỉ ngán đồng tiền.

*

*  *

Ðồng tiền chỉ đạo mọi hướng đi,

Tiền thiếu, đời ta sẽ bị khi, (1)

Ðạo đức tốt lành khi tiền đến,

Ân tình hời hợt lúc tiền đi.

Nghèo hèn giữa chợ không người mến, (*)

Giàu có trong non có khách vì. (2)

Hờn giận, thương yêu do tiền hết,

Biết tu mới khỏi bị cu li... (3)

Cu li, tiền thiếu mới khổ thân,

Nói được làm sao chuyện an bần? (4)

Giờ trước vui vầy vì chưa mó,

Phút sau hờn giận bị chia phân.

Mắt mờ tiền đủ nên thiếu trí,

Dạ tối tiền thưa lại hóa sân.

Nông nỗi vì tiền, sinh đủ thứ,...

Chi bằng tu niệm mới an thân.

 

*

*   *

An thân chớ lụy với đồng tiền,

Chớ luận có tiền mua được tiên,

Giá trị không tiền mà an lạc,

Hư danh lắm của vẫn ưu phiền.

Trên đời sung sướng là tu học,

Dưới thế âu lo ấy đảo điên,

Phật dạy tu thân nên khắc kỷ,

May ra bén gót bậc thánh hiền.

Thánh hiền tu được bởi có nhìn:

Họa phước sinh ra cũng do tiền,

Dân tộc điêu linh vì tham nhũng,

Quốc gia khốn đốn lắm đảo điên.

Thầy trò đạo bạn không thành thật,

Tình nghĩa thân sơ vẫn quàng xiên.

Quý nhất trên đời là tu niệm,

May ra cuộc sống mới an nhiên.

An nhiên cảnh tịnh, vượt ưu phiền,

Xa cảnh trần ai khổ triền miên,

Túi đựng bạc tiền, nhiều kẻ hót,

Thân không manh áo, chẳng người vin.

Tiền làm tôi tớ, là vinh dự, (5)

Tiền hóa chủ nhân, sẽ khuynh nghiên.

Tâm sự đôi lời xin đừng giận,

Tại sao chỉ trích chuyện đồng tiền?

 

           Trọng đông Giáp tý  -  1984

 

(*) Hai câu 6 và 7 phỏng theo câu đối ngạn ngữ là:

Bần cư trung thị vô nhân vấn,

Phú tại thâm sơn hữu khách tầm.

(1) Khi tức khi dễ.  (2) Vì tức nể vì. (3) Cu li tức bị làm tôi tớ, bị  lệ thuộc. (4) An bần tức an bần lạc đạo nghĩa là vui vẻ với đời sống nghèo khó, nhưng thanh tao, nhàn hạ; không bị đồng tiền xui khiến mất lý trí, mất cả tình nghĩa. (5) Ðồng tiền là người đầy tớ tốt, nhưng lại là một chủ nhân ông rất xấu.

 Dứt Khổ ^

 

   

Khổ càng tu học, khổ mới tiêu,

Nếu khổ không tu, khổ càng nhiều,

Nghiệp chướng vương mang thêm sầu lụy,

Oan khiên trừ diệt hết đăm chiêu.

Ðiều lành phát khởi thêm thoải mái,

Thói xấu rời xa bớt tiêu điều.

Tu tập, ai ơi nên cố gắng!

Thân nầy nhàn hạ chốn tịch liêu. 

 

Trọng hạ Giáp tý  -  1984

 

 

 

 

 Gởi Quý Pháp Lữ (1) ^

   

Tôi ở Hoa kỳ, một phương xa,

Gởi chư Pháp lữ (*) ở quê nhà,

Cố công diễn xướng phần Phật pháp,

Gắng sức lưu truyền chuyện Ðạo ca,

Ðuốc tuệ rạng soi khắp thiên hạ,

Ðèn từ chiếu sáng đến bá gia,

Ðôi lời tâm huyết xin gởi đến,

Ðệ huynh Pháp lữ họ Thích già (2).

 

    Trọng thu Quý dậu – 1993

(1) Pháp lữ: Những bạn bè cùng tu học.

(2) Thích già: tức đức Phật Thích ca.

Nam Mô A Di Ðà Phật

 

 Giải Nghiệp  ^

 

Đời có khổ nên tu trừ khổ,

Ðừng phàn nàn nầy nọ ai ơi!

Ðã tiến tu phước báo đến thôi,

Ðừng suy tính và ngồi mong đợi.

Tu làm sao cho đời khỏi tội,

Tu làm sao tăng phước, họa tiêu,

Tu làm sao tâm tịnh, tội tiêu,

Ðược như thế là điều may mắn.

Muốn giải khổ, tự thân cố gắng,

Muốn giải khổ, đừng đắm dục trần,

Muốn giải khổ, khỏi họa vào thân,

Phải nhất quyết để tâm khỏi động,

Lúc tiến tu tâm đừng trông ngóng,

Ðược cái nầy, cái nọ: huyễn thôi,

Muốn an tâm, ích lợi cho đời,

Lời Phật dạy, tu thời chu đáo,

Ðể không còn luân hồi lục đạo,

Nếu không tu khổ báo theo hoài,

Muốn dứt nghiệp, ra khỏi trần ai,

Di Ðà Phật, sáu thời trì niệm,

Ðã tiến tu, tâm cần phục thiện,

Ðể an vui, tinh tiến đường tu,

Hết khổ thời thấy ánh chơn như,

Không còn lún sâu trong kiếp tới,

Phật, Bồ tát: Các ngài mong đợi,

Ðón ta về Cực lạc tây phương,

Và từ đây dứt hết tham sân,

Tâm nhẹ nhỏm lên lần bờ Giác,

Ðã đến đích con đường Giải thoát,

Dứt khổ rồi, an lạc chẳng xa,

Dù thân còn trú xứ Ta bà,

Tâm ta vẫn đang là Tịnh độ,

Ðã đến đây, tâm không còn khổ,

Tiếp tục tu, mục đổ Như lai,

Di Ðà sáu chữ niệm hoài,

Cho tâm an lạc, cho đời nở hoa.

Mai nầy hoàn đáo Ta bà,

Chúng sanh độ tận, liên hoa ngập tràng.            

 

Trọng xuân Tân dậu - 1981

 

Hạnh Nguyện ^

 

Tu hành quyết chí diệt niệm tà,

Không diệt được tà chính thị ma,

Muốn được thảnh thơi, lo tu niệm,

Mai nầy nhẹ gót đến liên hoa.

 

Liên hoa muốn đến niệm: Di Ðà,

Sáu chữ đêm ngày chớ phôi pha,

Trú dạ lục thời chuyên trì niệm,

Không còn lo ngại: Khó dứt tà.

 

Dứt tà, tâm mãi dụng công phu,

Trì niệm hồng danh phải nhất như,

Chớ để chướng duyên xen lẫn lộn,

Cuối cùng uổng phí, nhọc đường tu.

 

Ðường tu giải quyết ở Ta bà,

Tịnh độ đây rồi, chẳng đâu xa,

Vọng động cho nên tâm chẳng thấy,

Tu hành quyết chí diệt niệm tà.

 

Quý hạ Quý hợi  -  1983

Hoa Từ Bi ^

      

Phát nguyện tu thì mở rộng tình thương,

Có tình thương: thì thương người, thương vật,   

Thương rộng lớn thì không còn ngăn cách,

Thân hay sơ đều đối xử như nhau,

Thương chân thật không có ý mưu cầu,

Già hay trẻ, nghèo hay giàu cũng thế.

Thương rộng lớn có nguồn vui mát mẻ,

Là tình thương như của mẹ thương con.

Thương rộng lớn là thương thật vuông tròn,

Không phân biệt nữ, nam hay quý tiện.

Người con Phật lúc nào cũng hiển hiện,

Tâm từ bi ban rải khắp sanh linh,

Thương rộng lớn không ích kỷ cho mình,

Thương như thế là tình thương của Phật.

Thương rộng lớn là tình thương chân thật,

Vượt thời gian và lẫn cả không gian,

Thương của Phật thật cao rộng ngút ngàn,

Ðưa nhân loại ra khỏi vòng đau khổ,

Thương rộng lớn thì không còn tật đố,

Cho riêng mình và cũng chẳng riêng ai,

Mà bao dung cho tất cả muôn loài,

Ðược như thế, Hoa Từ Bi nở rộ.

 

  Trọng hạ Ất hợi - 1995

Hoa Nào Cho Cha   ^

 

Mỗi mùa Báo hiếu, đóa hoa tươi,

Màu đỏ xinh xinh, miệng mỉm cười,

Ðỏ thắm, biết rằng ta còn Mẹ,

Bao niềm rộn rã mãi không thôi.

 

Vu lan trở lại, con cài hoa,

Tháng bảy năm nay, lệ chảy nhòa,

Màu trắng hoa hồng cài ngực áo,

Mẹ đã xa rồi, dạ xót xa.

 

Vu lan mười mấy năm về trước,

Tháng bảy cài hoa, bố ra đi,

Mất Mẹ, ngực cài hoa hồng trắng,

Không Cha, ta niệm đóa hoa gì?

Tưởng niệm cho Cha đóa hoa tươi,

Tức lời Người dạy: “có thân  người,

Mai nầy xử thế trên vạn nẻo,

Ðời đạo làm sao phải song đôi”.

 

Nhớ lời nghiêm phụ dạy cho tôi:

Ðời đạo làm sao sống cả hai,

Sống đạo, đẹp đời thì mới quý,

Lời xưa còn đó mãi trong tôi.

 

Nguyện cầu nghiêm phụ được bình an,

Mãi mãi vui tươi cảnh lạc bang,

Thấm nhuần pháp vị và giải thoát,

Cõi lòng con mới thấy hỷ hoan,...

 

Từ nay mỗi độ Vu lan đến,

Chỉ biết khóc thầm, nguyện cầu thôi,...

Cầu cho tất cả đều an lạc,

Tất cả an vui dưới Phật đài.

 

Cầu cho cha mẹ siêu thăng hết,

Với cùng thất thế mẹ cha ta,

Nương theo chánh pháp lên bờ giác,

Thuyền từ vượt thoát chốn ái hà.

 

           Quý hạ Nhâm ngọ - 2002

 

Thơ Thương Mẹ ^

Nguyên Giác

Một sớm mai thức dậy,

Nhìn sương phủ xứ người,

Gởi hồn về quê Mẹ,

Nơi tôi khóc chào đời.

 

Huế ơi ! Sao nhớ quá,

Thuở ấu thơ qua rồi,

Tuổi măng tơ Mẹ dạy,

Trỗi dậy trong lòng tôi.

 

Nhớ về ngày tháng cũ,

Mẹ nuôi nấng đàn con,

Với bao nhiêu lam lũ,

Ðể tuổi Mẹ hao mòn.

 

Nay khôn lớn thành người,

Lời Mẹ trong lòng tôi,

Mỗi ngày một ghi đậm,

Khi mang kiếp lưu đày.

 

Giờ nầy nơi đất khách,

Nhớ lời Mẹ năm xưa,

Dạy cho con tất cả,

Biết nói sao cho vừa ?

 

Hôm nay ngồi bên Mẹ,

Thủ thỉ chuyện năm xưa,

Mẹ vui cười khẽ bảo:

Con tôi lớn từng giờ.

 

Lời Mẹ thật ngọt ngào,

Lòng tôi lại nao nao,

Nhìn tóc Mẹ đã bạc,

Tôi biết tính thế nào ?

 

Chỉ chấp tay cầu nguyện,

Trời, Phật ở trên cao,

Gia hộ cho đời Mẹ,

Thôi hết chuyện lao đao.

 

Khi tôi ngồi bên Mẹ,

Thấy ấm cả cõi lòng,

Tôi biết tôi còn Mẹ,

Còn bầu trời mênh mông.

 

Học Phật ^

 

 

Học Phật phải vâng chuyện Phật làm,

Ðã vâng lời Phật, chớ tham lam,

Sữa thân để khỏi vòng tục lụy,

Luyện trí vượt qua cảnh uế phàm.

Bờ giác tiến tu ắt giải thoát,

Sông mê biết lội sẽ an nhàn.

Ai ơi học Phật nên tấn phát,

Nhất đờn chỉ khoảnh đến lạc bang. 

 

 Trọng thu Giáp thìn  - 1977     

 

Khuyến Tấn^ 

          

Thân nầy là giả huyễn,

Cõi đời cũng tạm thôi,

Chuốt trau rồi cũng bỏ,

Trang điểm cũng tan đời.

Biết vọng đừng theo đuổi,

Dục lạc cố xa rời.

Nhìn dã tràng xe cát,

Cuối cùng cũng đùa trôi.

Càng nhìn, tâm càng nghĩ:

Biết tu quý nhất đời.

Nếu chuyển tâm an lạc,

Sẽ được giải thoát thôi.

Sáu chữ Di Ðà Phật,

Phát tâm cố niệm hoài,

Muốn cho giải thoát trần ai,

A Di Ðà Phật lâu dài trì danh.

Niệm cho đúng nghĩa rành rành,

Cho thân an lạc, cho mình yên vui,

Niết bàn sẽ được lên ngồi,

Tây phương Thánh cảnh ta thời có tên.

Mạnh xuân Bính tý  -  1996

 

Khóa Phật Pháp Âu Châu (*) ^ 

 

Ðã mấy lần bước đến Âu châu,

Ðan Mạch, lần nầy ở hơi lâu,

Giảng dạy, tham gia phần giáo lý,

Mọi người hoan hỷ đến dự tu.

 

Dự tu khóa học thật là đông,

Nam nữ, trẻ già cố hết lòng,

Lo học, chuyên tu hai tuần lễ,

Chư Tăng cố gắng dạy phân công,

 

Phân công hướng dẫn suốt hai tuần,

Bố giáo chương trình đại chúng tuân:

Niệm Phật, hành thiền kiêm bái sám,

Công phu tu niệm thuộc nằm lòng.

 

 

Lòng trần xả bỏ để về đây,

Nhờ ở nhất tâm ý vơi đầy,

Tín nữ, thiện nam đều nương học,

Chư Tăng hoan hỷ nguyện đắp xây.

 

 

Ðắp xây chánh pháp ở xứ người,

Thắm đượm tâm từ đã tốt tươi,

Thất Chúng tiến tu lời Phật dạy,

Cùng nhau dựng đạo để đẹp đời.

 

Mạnh hạ Quý dậu - 1993

 

Khuyến Tấn 2^ 

 

Bạn nói vừa đủ nghe,

Ðể mọi người theo về,

Trong phút giây tỉnh thức,

Và thoát khỏi bờ mê.

 

Trọng xuân Ðinh sửu  -  1997

 

 

 

Khuyến Tấn 3^ 

  

Chân bước nhẹ vào chùa,

Ðừng nói chuyện hơn thua,

Thân và Tâm an trú,

Trong chánh niệm Phật thừa

 

       Trọng đông Ðinh sửu  -  1997

 

Lòng Thương Của Phật ^ 

         

 

Lòng thương của Phật,

như bể rộng sông dài,

Phật thương ta, cứu vớt khỏi trần ai,

Thương của Phật, cứu người lên bờ Giác,

Lòng thương của Phật, bao la bát ngát,

Không riêng tư, không chật hẹp như mình,

Lòng Ngài thương là hóa độ sinh linh,

 

Ra khỏi cảnh dục tình và triền phược.

Thương của Phật, ai ai cũng đều được:

Thấm từ bi và đượm nét hỷ hoan,

Ngài muốn ai cũng thẳng đến Lạc bang,

Ðể dứt hết những muôn vàn khổ lụy,

Lòng thương của Phật luôn luôn hoan hỷ:

Thấy chúng sanh xả kỷ để tiến tu,

Xóa sân si, để khỏi vướng mịt mù,

Mong tất cả hướng đường tu giải thoát,

Thương của Phật là hoa Ưu đàm hương ngát,

Tỏa cho đời những vẽ đẹp tình người,

Ngài thương từ địa ngục đến cõi trời,

Ðâu đâu cũng về nơi đầy an lạc,

Lòng của Phật là bóng cây tươi mát,

Không khổ đau, mà giải thoát như nhau,

Lòng thương của Phật trước cũng như sau:

Muốn lục đạo được thấm màu pháp vị.

 

     Quý đông Kỷ tỵ  -  1989

Liễu Nhiên Kệ  ^ 

Ngã thân thiền môn tại,

Ngã nguyện cực lạc quy,

Dục đắc niết bàn lộ,

Nhất hướng niệm vô vi.

 

Tạm dịch:

 

Thân tôi nương náu cửa thiền,

Tâm tôi nguyện hướng về miền lạc bang.

Muốn cho thẳng đến niết bàn,

Một lòng nguyện hướng con đường vô vi.

 

Trọng hạ Ðinh sửu-1997

 

 

Mong Xuân ^

 

Mong xuân an lạc khắp gần xa,

Xuân đến tươi vui với mọi nhà,

Tổ quốc nhân dân đều hạnh phúc,

Tăng ni Phật tử được thái hòa.

Ðạo đời hai lẽ đều như một,

Nam bắc chung cùng chẳng phân ra.

Xuân đến, xuân đi trong tự tại,

Xuân là như vậy với bá gia.

 

        Quý đông Ất hợi  -  1994

Màu Hoa Con Cài ^

 

Năm xưa Mẹ dắt con đi,

Lên chùa lạy Phật, quy y theo Thầy.

Những lời khấn nguyện ở đây,

Cho con đủ đầy nghị lực tấn tu.

Những lời Mẹ dạy kính yêu,

Khuyên con tu tập như điều Mẹ mong.

Bao năm con thuộc nằm lòng,

Cần chuyên tinh tấn ở trong cửa thiền.

Trúc lâm pháp phái triền miên,

Sớm chuông, chiều mõ cửa thiền trao thân.

Những gì Mẹ dạy ân cần,

Cố tâm tu sữa phước phần mai sau.

Từ đây cho đến bạc đầu,

Vâng lời pháp Phật ngõ hầu tâm an.

Lòng con luống những mơ màng,

Nào ngờ Tân tỵ Vu lan đưa về...

Hung tin: Mẹ đã ra đi,

Về miền lạc cảnh là quê Phật đà.

Thế mà con vẫn xót xa,

Vắng bóng Mẹ già, con ở với ai?

Rồi đây vạn dặm đường dài,

Cô thân, chích bóng lạc loài một thân.

Con nguyền đi trọn đường trần,

Gian nan, khổ cực vẫn không sờn lòng.

Vu lan Tân tỵ đau lòng,

Hoa hồng màu trắng bao dòng lệ rơi.

Vu Lan Tân tỵ - 2545 - 2001

Mỗi Buổi Mai Tại Từ Ðàm Hải Ngoại ^

 

Vừa tỉnh thức, đồng hồ cùng điểm báo,

Ðúng sáu giờ, mặc áo đi kinh hành,

Lòng lâng lâng, chân bước nhẹ chung quanh

Chánh điện, mở mắt nhìn hào quang Phật,

Tay lần chuổi, bước khoang thai thường nhật,

Nghe âm thanh trong gió ngát hương thiền,

Khói hương bay đến tận Ðâu la miên,

Nhưng vạn vật cứ im lìm giấc điệp,

Sau kinh hành mõ rơi rơi từng nhịp,

Tiếng kinh cầu, tụng niệm của thiền tăng,

 

Âm vang xa, tận thế giới ba ngàn,

Ru nhân loại vơi dần bao khổ lụy,

Tâm từ bi lúc nào cũng xả kỷ,

Cầu cho người không riêng chỉ cho mình,

Hết khổ đau cho tất cả sinh linh,

Người còn sống: được an bình, hạnh phúc,

Thác hóa rồi: sẽ xả tục quy chơn,

Từ Ðàm là hoa đẹp với hương thơm,

Dung nhị đế cùng tam thừa thánh quả,

Hướng dẫn quần sanh tin vào nhơn quả,

Lý nhiệm mầu cao cả của Phật đà,

Cố tập tu để khỏi lụy ái hà,

Cố niệm Phật Di Ðà, về Lạc quốc,

Nguyện tất cả đều nương về cõi Phật,

Giải thoát rồi, chuyện phát nguyện tính sau,

Nguyện chúng sanh tất cả đều như nhau,

Ðưa Phật tánh hiển bày như đức Phật.

 

    Trọng đông Kỷ mão - Oct. 10, 1999

Một Loài Hoa ^ 

 

Mỗi độ hè về, phượng nở hoa,

Ve kêu réo gọi khắp sơn hà,     

Hân hoan chào đón ngày giáng thế,

Thác chất hoàng cung Phật Thích Ca. 

 

Hoa đàm chiếu rọi khắp đó đây,

Tỏa ngát mùi hương ý vơi đầy,

Hỷ xả từ bi đều có đủ,

Ngàn năm chỉ một, chứ không hai.

 

Hằng năm vào tiết giữa tháng tư,

Dân chúng hân hoan rộn đùa nô,

Vui đón đóa hoa tưng bừng nở,

Hương thơm tỏa ngát chốn đế đô. 

 

Hoàng hậu Ma gia vừa ứng hiện,

Cho đời một đóa hoa lừng danh,

Ngàn năm và mãi về sau nữa,...

Tỏa ngát hương thơm ý Vô sanh, ... 

 

Ý Vô sanh nhẫn là bất diệt,

Giáng hạ độ sanh cõi Ta bà,

Ðộ tận chúng sanh, tâm bất thoái,

Ðóa hoa ấy chính đức Thích già.

 

           Phật đản  Giáp tý - 1984

MONG ƯỚC ^

Hạnh Thanh

 

Hương Ðiền, Lãnh Thủy quê tôi,

Con ông Hồng Luật (*), mẹ tôi họ Trần,

Sinh ra năm gái cân phân,

Tôi là út nữ, chọn đường xuất gia.

Học Phật từ tuổimười ba,

Hăm lăm vượt biển, đi ra xứ người.

Mang thân lưu lạc nổi trôi,

Thân ở xứ người, Phật sự cưu mang.

Ra đi bỏ xóm, bỏ làng,

Xa cha, xa mẹ, họ hàng cũng xa.

Tuy nhiên tâm vẫn đệm đà,

Tình đời nghĩa đạo cố mà giữ nguyên,

Làm sao cho trọn lời nguyền:
Giữ gìn đạo hạnh, cần chuyên tu trì.

Cho dù hoàn cảnh đổi dời,

Biến chuyển, đổi dời tâm vẫn an nhiên.

Nguyện cầu Ðời, Ðạo bình yên,

Tâm tôi mãn nguyện ... về miền Lạc bang.

 

 Trọng đông Bính tý-1996

 

(*) Hồng Luật là pháp danh của thân phụ tôi.

 

Kính tặng Hòa Thượng Tín Nghĩa

 

Hòa âm thi tứ phùng kinh kệ,

Thượng ấn trùng quang Lâm tế tông,

Tín đạo thường hằng truyền chánh pháp,

Nghĩa từ phổ độ chúng giai đồng.

 

Seattle, Sept. 28, 2003
"

Ngậm Ngùi ^

 

Còn gì nữa, chiều nay tôi đi mãi!

Tình quê hương xin gác lại từ đây,

Dòng lệ rơi trên gò má đong đầy,

Âm thầm bước không một lời giả biệt,

Chân vừa đi, miệng niệm thầm tha thiết,

Giây phút nầy chỉ biết bước xuống thuyền,

Tự thấy mình như thiếu những phước duyên,

Bỏ tất cả đi về miền đất lạ,

Xa bà con, ông bà và mồ mả,

Xa mái chùa, xa tất cả tình thâm,

Hoàng hôn ơi, ta tiến bước âm thầm,

Trong bóng tối, với một thân đơn chiết,

Bước xuống thuyền lệ rơi rơi từ biệt,

Lòng xuyến xao đầy thi thiết không lời,

Trước mặt tôi toàn sóng nước chơi vơi,

Tim se thắt và càng thêm tủi hỗ,

Tự xem mình là người con xấu số,

Không quê hương, không tất cả từ đây,

Thuyền ra khơi cùng sóng gió trời mây,

Thuyền vô định chưa biết ngày nào đến,

Chung quanh tôi bầy hải âu thân mến,

Quyện từng vòng như muốn nhắn điều chi,

Rồi cuối cùng cũng chẳng được những gì ?

Ðành gạc lệ đang tâm rời cố quốc.

 

Mạnh xuân Kỷ mùi  -  1979

Nghiệp ^

 

Tâm mờ mịt chưa vào vòng giải thoát,

Bao nhiêu năm tu tập chẳng ra gì,

Mãi chạy theo những vọng tưởng, sầu bi,...

Còn lẩn quẩn với bùn mê, nước đục,

Bởi vì lẻ quay cuồng trong lục dục,

Chẳng lo tu cứ buông thả theo dòng,

Do sáu căn không phân biệt đục trong,

Không cố gắng vâng lời Phật chỉ dạy:

Không tiến tu thì làm sao mà thấy?

Phải tự mình nổ lực lấy chính mình,

Mãi ôm vào những vọng nghiệp ba sinh,...

Không phân biệt chánh, tà khi hành xử.

Tâm và thân luôn luôn đều vẫn cứ,...

Ôm lấy hoài khổ lụy của trần gian, 

Chưa thấy đạo nên mãi cứ than van,

Sao ta mãi với muôn vàn khổ lụy ?

Than như thế là không dùng lý trí,

Ði vào đường giải thoát của Phật đà,

Cứ mãi mê triền phược với ái hà,

Cứ rong ruổi tâm tà mà bỏ chánh,

Không nhất tâm bước lên bờ đất Thánh,

Chưa bao giờ thần tĩnh với mộ khang,

Bây giờ đây cố thức tĩnh tâm can,

Hướng về Phật để dứt đường vọng nghiệp,

Giờ phút nầy với một lòng chí thiết,

Sám hối về ba nghiệp: miệng ý thân,

Cố nhất tâm và nhất trí chuyên cần,

Dứt sạch nghiệp lực: Miệng, thân và ý.

     Trọng đông Canh thìn - Oct. 20, 2000

 

Nhìn Trăng ^ 

 

Hôm qua,

trăng sáng cả rừng Thông (*)

Thử hỏi vì sao:

Nay lại không?

Hay bởi:

đám mây làm chướng ngại,

Ðể người trường dạ

luống ngồi trông.

Sư bà Thích Nữ Diệu Không

 

Họa nguyên vận

 

Nhìn trăng,

trực nhận thể viên thông,

Vạn pháp:

Không ngoài lý diệu không,

Ai dám bảo rằng:

Không với Có?

Có, không, không, có:

Bởi người trông.

Hòa thượng Thích Mật Hiển

(*) Thông tức là Pháp tự của Tổ Giác Tiên. Khi quý Huynh đệ xây tháp để thờ Ngài, Sư bà nhớ ân sư, tức cảnh thành thơ và Hòa thượng Bổn sư chúng tôi họa lại nguyên vận như vậy.

 

Nghĩ Lại ^ 

 

Ác càng chồng chất khổ càng nhiều,

Làm ác bao nhiêu khổ bấy nhiêu,

Ðau khổ cực hình do tham kết,

Quay cuồng địa ngục tại ác chiêu.

Vụng tu nên chẳng mong giải thoát,

Giải đải làm sao được tiêu diêu?

Cố gắng công phu đường tu niệm,

Khuyên người nghĩ lại, chớ làm liều.

 

Mạnh đông Canh thân  -  1980      

 

 

 Nguyện Cầu ^

 

Mấy chục năm dư sống xa nhà,

Ðường tu còn vụng với thân ta,

Vận may thuận ý chưa vươn tới,4

Cơ hội về quê cứ thấy xa,

Giáo hội bên ngoài luôn gần gũi,

Tăng Ni trong nước chẵng cách xa, ...

Cầu mong Tam bảo hằng che chở,

Ðạo pháp quê hương được đậm đà.

 

 

           Trọng xuân Bính tý  - 1996

 

Nhớ Huế ^

 

Đã bao lần tôi muốn về thăm Huế,

Lặng ngắm nhìn cảnh cũ của Huế đô,

Huế yêu thương, Huế đẹp, Huế mộng mơ,

Phú Văn Lâu đứng ngắm mấy chuyến đò,

Ðưa áo trắng sang sông trường Ðồng Khánh,

Thuyền sông Hương ngược dòng lên Văn Thánh,

Cầu Tràng Tiền in bóng nước Hương giang,

Chợ Ðông Ba đón khách nắng,... mơ màng,

Ngâm câu hát Nam Bình về An Cựu,

Vỹ Dạ đò trăng nhớ ai mộng ảo,

Tịnh Tâm buồn áo não nhớ tích xưa,

Sen nở, hoa cười, gió mát, hương đưa,

Người câu cá đâu có còn ngồi đó?

Hoàng thành ơi bây giờ còn nhờ rõ:

Cồn Hến chừ bắp đã trổ bông chưa?

Ðỉnh Ngự thông reo với mấy câu hò,

Bến Thương Bạc trông qua đò Âm Phủ,

Cầu Thanh Long ngóng lên cầu Bạch Hỗ,

Tháp bảy từng Thiên Mụ vẫn đứng yên,

Lặng ngắm nhìn về Phường Ðúc, Tràng Tiền,

Hồi chuông đổ trong màng sương chiều xuống,

Ai lên Từ Ðàm, ai trèo Kim Phụng,

Ai xuống Ðò Cồn, ai nghe tiếng trống,

Ở Tam Tòa liên tiếp đổ từng hồi,

Giữa khuya buồn với giọng hát đầy vơi,

Lòng nhớ Huế, trong tôi dài bất tận,

Là dân Huế, ai mà không oán hận,

Chuyện sáu ba, chôn Phật Tử thảm thương,

Ðể lòng dân than khóc suốt đêm trường,

Do chế độ nhà Ngô gây áo não,

Mắt mọi người, lệ chảy hoài chưa ráo,

Rồi tiếp theo sáu tám, tết Mậu Thân,

Lập mồ chôn tập thể khắp xa gần,

Làm dân Huế lại càng thêm điêu đứng,

Tuy như thế, Huế vẫn còn đứng vững,

Từ ngàn xưa đến suốt tận ngàn sau,

Xin mọi người, ta hãy đứng cùng nhau,

Ðừng quên Huế, Huế muôn đời bất diệt.

 

    Nov. 21, 1998

 

 

Nhớ Xuân^

  

Ðón xuân nầy, ta nhớ xuân xưa,

Nhớ cánh mai vàng, nhớ mái chùa,

Nhớ pháo nổ vang, nêu vừa dựng,

Nhớ bầy chim én lượn nô đùa.

 

Ðón xuân đất khách, nhớ xuân quê,

Nhớ bánh chưng xanh, nhớ hội hè,

Nhớ cúc hoa vàng, tùng xanh lá,

Nhớ chùm khế ngọt với hàng me.

Ðón xuân lớn tuổi, nhớ thiếu thời,

Nhớ cổng đầu làng tối ba mươi,

Nhớ áo đỏ, xanh, vàng đủ thứ,

Nhớ từng tiếng nói lẫn tiếng cười.

 

Ðón xuân hải ngoại, nhớ xuân nhà,

Nhớ ánh trăng rằm, nhớ cây đa,

Nhớ tuổi măng tơ ôm sách vở,

Nhớ đàn em nhỏ chạy quanh nhà.

 

Ðón xuân nầy, đã ngoại lục tuần,

Nhớ làm gì nữa chuyện của xuân,

Gác chuyện thế gian, lo tu niệm,

Thoát vòng tục lụy, được an thân.

 

Xuân nầy xin khép chuyện nhớ nhung,

Tất cả nhất tâm thuộc nằm lòng:

Cố niệm Di Ðà về lạc quốc,

Ðể đời thôi hết chuyện long đong.

 

Trọng xuân Nhâm ngọ - 2002

 

 

 

Niệm  Phật ^

           

 

Mấy chữ Di Ðà Phật,

Nhất tâm cứ niệm hoài,

Nhất tâm không thấy tịnh,

Mười niệm vẫn cứ lơi,

Ðốn ngộ không một lý,

Thiền tịnh chẳng hai lời,

Giữ tâm cho thanh tịnh,

An lạc sẽ đến thôi.

         

Mạnh thu Ðinh sửu - 1985 

 

 

Niệm Phật ^

Viên Ðốn

 

Tất cả pháp, Pháp môn niệm Phật:

A Di Ðà đệ nhất (1), tự xưa nay,

Niệm làm sao cho tâm ý hiển bày:

Chân diện mục đến ngày giải thoát.

 

Tín tại ý trung, tâm vô trước,

Nghĩa duyên tướng ngoại, thể vô thù.

Thể và tâm niệm phải nhất như,

Ðạt chơn lý nương về chánh quả,

Tham phải xả, chẳng vướng sân, si thời cũng diệt,

Niệm vô niệm, niệm thời chí thiết,

A Di Ðà Phật: Quyền, Thiệt (2) đều như,

Chuyên tâm đạt đến Vô dư,

Tây phương Thánh cảnh, thuyền từ thảnh thơi.

Tiến tu, cố gắng ai ơi!

 

  Trọng đông Ðinh mão – 1987 

 

1. Di Ðà đệ nhất: Bài Sám tụng trong mỗi thời kinh, đa phần là công phu chiều.

2. Quyền: là Quyền giáo (như giáo lý Tam thừa: Thanh Văn, Duyên giác và Bồ tát). Thiệt: Còn gọi là Thật, tức thật giáo. Trong hai tông Hoa nghiêm và Thiên thai tức là chỉ cho Phật thừa hay Nhất thừa.

 

Niềm Ước Mơ (*) ^

 

Chân bước vào chùa đã ước mơ,

Làm sao về được ở bến bờ:

Ấn độ Ðạo tràng Bồ đề thọ,

Hào quang tắm gội: Phật ban cho.

 

Tâm trí ngày đêm vẫn nguyện cầu,

Tín tâm lòng mãi cứ in sâu,

Một ngày nào đó về Ấn độ:

Chiêm bái lời vàng có từ lâu.

 

Mãi đến cuối năm của hai ngàn,

Thầy trò lần đến chốn đạo tràng,

Mấy năm khổ hạnh còn dấu tích,

Bái lạy, khấn nguyền trước Tôn nhan.

 

Dưới cội Bồ đề con bái chiêm,

Lòng con rộn rã với bao niềm,

Hoa đàm nở tỏa mùi hương quý,

Tắm gội hương từ chốn tịch nhiên.

 

Hai tuần lễ chẵn, trí thảnh thơi,

Thắm đượm gió từ dạ yên vui,

Ðón nhận khí thiêng cùng nhân loại,

Hỷ hoan an lạc đến cùng tôi.

Quý thu Canh thìn – 2000

 

 

(*) Năm 2000, chúng tôi hướng dẫn phái đoàn xuất gia lẫn tại gia gần 45 vị đi chiêm bái Phật tích ở Ấn độ. Ðây là niềm ước mơ khi còn là chú tiểu và đón đọc cuốn Ðường Về Xứ Phật của HT. Minh Châu. Sau khi đi chiêm bái về, làm bài thơ nầy để lưu niệm.

Phát  Nguyện ^

 

Tu thân chẵng luận trẻ với già,

Tịnh độ nương về chẳng bao xa,

Tiếng mõ hồi chuông, tâm an lạc,

Câu kinh tiếng kệ, ý hài hòa.

An nhiên cảnh tịnh xa bể khổ,

Giải thoát lòng trần đến liên hoa.

Phát nguyện tiến tu lời Phật dạy,

Hoàn lai hóa độ sẽ có ta.

 

 Trọng hạ Nhâm ngọ - July  20th , 2002

 Sống Ðạo  ^       

       

Sống đạo quyết tu lý nhất tâm,

Nhất tâm thì nhớ: chớ sai lầm,

Sai lầm cố gắng nên tu sữa,

Tu sữa để rồi được an thân. 

 

An thân thì phải cố tiến tu,

Tiến tu nên phải luyện công phu,

Công phu chưa đạt, chưa thành tựu,

Thành tựu được rồi, khỏi bị mù. 

 

Bị mù nên học đạo Thích Ca,

Thích Ca ngài giáo chủ Ta bà,

Ta bà phát nguyện về Tịnh độ,

Tịnh độ tây phương ấy Di Ðà.  

 

Di Ðà cực lạc nguyện vãng sanh,

Vãng sanh về đó, được an lành,

An lành nên mới không đọa lạc,

Ðọa lạc nên tìm đến Vô sanh. 

 

Mạnh hạ Giáp tý - 1984

 

Sự Ðời ^

 

Ðời vốn sinh ra đã cô đơn,

Có nghĩa gì đâu chuyện thiệt hơn,

Tấm thân bèo bọt lo trau chuốc,

Trí tánh ngu si tưởng vuông tròn.

Gần Phật, gần chùa không tu niệm,

Xa thầy, xa bạn chỉ bon chen.

Ai ơi, biết khổ xin nghĩ lại,

Tu tỉnh cho đời ấy mới ngoan.

 

 Trọng đông Giáp tý  -  1984

 

Tâm Chuyên ^

  

Tâm tịnh Phật độ tịnh,

Tâm loạn nghiệp chướng sanh,

Chuyên tâm trừ loạn động,

Giải hoặc nghiệp vô minh. 

 

Tạm dịch:

                Chuyên Tâm

         

Tâm yên cảnh Phật cũng yên,

Nếu tâm nhơ nhớp, nghiệp liền theo ngay.

Chuyên tâm trừ nghiệp cho tày,

Nghiệp chướng bao đời, loạn hoặc cũng tiêu. 

   Quý hạ Tân dậu  -  1981

Tạo Duyên ^

 

Kiếp nầy không tu, kiếp nào tu được?

Cố gắng tu, tiến bước bà con ơi!

Tạo Phật duyên thì phước rải lâu dài,

Cố dứt khổ, để rồi không còn khổ.

Cố dứt khổ, cố tìm về Phật độ,

Ðừng dừng chân mà chịu khổ trầm luân.

Nếu kiếp nầy không chuyển bước lên đường:

Bát chánh đạo mà nương về bờ giác,

Người con Phật đã mong cầu giải thoát,

Thì tạo duyên để đạt đến chơn tâm,

 

Ðã tạo duyên thì Phật lý chuyên cần,

Và thật sự thực hành lời Phật dạy,

Vào Phật lý là tự mình đứng dậy,

Nương thuyền từ mà tự thấy bản lai (*),

Tạo Phật duyên thì đừng cậy vào ai,

Tạo Phật duyên thì tiến hoài đừng nhác,

Nếu khổ công thì có ngày sẽ đắc,

Giống núi cao ta đục mãi cũng thông,

Lời Phật dạy cố thực tập nằm lòng,

Thoát triền phược để không còn đau khổ,

Ðã tiến tu thì chính mình tự độ,

Ðừng ngồi chờ và đừng đợi bên ngoài,

Cố tiến tu, xa khổ lụy trần ai,

Ðược như vậy là cuộc đời hoan lạc,

Tạo Phật duyên để tìm về bờ Giác,

Tạo Phật duyên là giải thoát luân hồi,

Mất thân người khó gặp được ai ơi!

Cố niệm Phật hằng ngày cho tinh tấn,

Tạo Phật duyên là xóa tan sầu hận,

Xin mọi người cố gắng khi phát tâm,

Khuyên người cố giữ nằm lòng,

A Di Ðà Phật, chuyên tâm hành trì.

 

 

    Quý thu Tân dậu – 1981

 

(*) Bản lai: Tức bản lai diện mục, tức bộ mặt thật của mình.

Tiến  Tu ^ 

 

Thân khó được nên tu mới phải,

Tu làm sao để diệt hết tham,

Tu là ta chuyển thánh bỏ phàm,

Tu như vậy mới mong giải thoát,

Phát tâm tu thì lìa khổ, ác,

Ðể thân tâm không vướng sầu bi,          

Vận tâm tu, cố diệt sân si,

Cố diệt khổ, tức thì khỏi khổ,

Phát tâm tu, tâm không tật đố,

Cố vươn lên, khỏi nghiệp trầm luân,

Ðừng gây nên thêm nghiệp vào thân,

Quán chiếu để: Thoát vòng lục đạo,

Tu là quán: Luân hồi, khổ báo,

Tâm luôn duyên lời dạy kinh văn,

Ðầu tiên ta chuyển nghiệp: thân tâm,

Rồi từ đó: Bước lần vào trí,

Ðã tiến tu, tức là xả kỷ,

Thân và tâm cùng trí thảnh thơi,

Niệm Di Ðà liên tục không lơi,

Bỏ tục đế, duyên về chơn đế,

Nói thì dễ, thực hành không dễ,

Lúc ban đầu lần bước tiệm tu,

Tâm dõng mãnh theo lý chơn như,

Rồi từ đó: Ðốn tu mới thuận,

Trên đường tu nghịch nhiều hơn thuận,

Không vững tâm sẽ thoái chí ngay,

Cố tiến tu, phải nguyện từ đây:

Vượt tất cả chướng duyên..., bước tới,

Có như thế vượt qua khổ ải,

Nương Thuyền từ, giải đãi sao đang,

Ðã tiến tu, ý chẳng mơ màng,

Ðứng núi nầy trông về núi nọ,

Tâm tiến tu, Chánh còn xả bỏ,

Tà pháp thời ôm lấy mà chi?

Ðã tiến tu, xin nhớ khắc ghi:

Miệng niệm Phật, tâm duyên cảnh Phật,

Trú dạ lục thời đều ghi khắc,

Ðể hành trì chuyên nhất mà đi,

Xin người cố gắng lấy ai ơi!

 

Trọng hạ Mậu dần - 1986

Tết Ðầu Tiên Trên Ðất Hoa Kỳ ^   

           

 

Bốn bề tuyết trắng đổ như bông,

Tết đến đây rồi ai biết không?

Tổ quốc trông về thêm xót dạ,

Quê hương nhìn lại thấy đau lòng.

Mấy mùa tết đến mừng xuân ấm,

Bao độ hè sang thấy phượng hồng,

Ðất khách bây chừ, vui đơn độc,

Mẹ cha, thầy bạn: có như không.

           

   Mạnh đông Canh thân  -  1980     

 

Thân Chúc ^         

   

Xuân đến xin chúc khắp xa gần,

Nhà nhà hưởng được cảnh tân xuân,

Việt nam tổ quốc mong thịnh vượng,

Phật giáo Tăng Ni  được an bình.

Ðoàn kết đắp xây hòa tổ quốc,

Mưu cầu tạo dựng hợp toàn dân.

Việt nam - Phật giáo cùng phấn chấn,

Răng lạnh lìa môi bị qua phân. 

      

    Mạnh xuân Tân tỵ - 2001

 

Tháng Bảy Vu Lan ^ 

 

Tháng bảy vui đón Vu lan,

Tháng bảy mọi người hân hoan,

Học hạnh đức Mục Kiền Liên,

Cố tìm cho ra Mẹ hiền,

 

Tháng bảy tưng bừng hoan ca,

Tháng bảy cầu chúc Mẹ Cha,

Vui sống một đời tràn trề,

Trong niềm Phật đạo từ bi.

 

Tháng bảy em có nhớ không?

Con Phật: em thuộc nằm lòng,

Lời Phật dạy em từ bi,

Xa rời tất cả sân si.

 

Tháng bảy ta quỳ bên nhau,

Dâng lên tâm hương nhiệm mầu,

Phật đạo ta cùng tiến lên,

Noi theo đức Mục Kiền Liên.

 

Tháng bảy Vu lan ngày rằm,

Ba tháng an cư chư Tăng:

Giữ gìn giới thể viên minh,

Lòng từ phổ độ chúng sinh.

 

          Trọng hạ Ất hợi - 1995

Thơ gởi bạn hiền (*)^   

        

Nằm ngủ, nhưng lòng nhớ bạn hiền,

Cho nên muốn ngủ, ngủ chẳng yên,

Trao thơ vài chữ về bạn rõ,

Gợi ý đôi câu để mình tìm.

Cách trở ngàn trùng không liên lạc,

Biền biệt mù khơi khó biết tin.

Phước (*) ở quê nhà chắc an ổn,

Tâm nầy quyết định cố gắng tìm.

 

         Quý đông Kỷ tỵ  -  1989

 

(*)  Bạn hiền tức là anh  Võ Phước, tức thầy Thích Huệ Trí, đệ tử của Ôn Từ đàm, một người bạn cố tri từ thời niên thiếu, có một không hai trong đời tôi. Mất liên lạc của nhau từ ngày tác giả bước chân xuống thuyền tìm về vùng tự do, tính đến nay cũng trên mười năm tròn.

Thương Nước ^

 

Kiều bào yêu nước tự nhiên thôi,

Nước đục dân lo dĩ nhiên rồi,

Nước cạn dân không còn chỗ đứng,

Nước bồi dân chẳng hiếm chỗ ngồi.

Nước trong dân sẽ mừng tha thiết,

Nước đục dân không chút an vui.

Thương nước toàn dân nên lưu ý,

Chung lo xây đắp sớm rạng ngời.

 

Rạng ngời đất nước dân mới an,

Bổn phận toàn dân phải chu toàn,

Hạnh phúc tự do cần phát triển,

Hòa bình thịnh vượng phải an bang.

Tình thương ban bố tình nòi giống,

Nghĩa hiệp dìu nhau nghĩa xóm làng.

Dân Việt trong, ngoài xin ghi nhớ:

Ðồng bào ruột thịt phải lo toan.

           

           Mạnh thu Mậu dần – 1998

Ý Nghĩa Sự Sống ^ 

 

Ðời sống con người lắm đảo điên,   

Sống sao để khỏi gặp truân chuyên,

Cố gieo hạt giống không thù hận,

Ráng giữ tâm linh khỏi lụy phiền,

Phước họa do mình: vui hay khổ,

Nghĩa nhân do đức: thánh hoặc hiền,

Ai ơi giữ lấy mầm đức hạnh,

Tự tại, thong dong sướng như tiên.

 

     Quý đông Giáp tuất  -  1994

 

 

 

 

Tỉnh ^    

 

Thân đang,...

lạc bước Ta bà,

Bước đi khấp khểnh,

biết là về đâu?

Ðưa tay,...

lần chuổi kinh cầu,

Lời kinh huyền nhiệm,

thấm sâu tâm hồn.

Giờ thì:...

thấu đạt nguồn chơn,

Ðục trong chẳng ngại,

Chẳng sờn đường tu.

 

      Trọng hạ Kỷ tỵ – 1997

Tình Thương ^ 

 

Thương nhau vâng lời Phật,

Tình thương mới dài lâu,

Ân oán không nối kết,

Thân thù không hại nhau,

Giúp người lời chân thật,

Với tâm ý nhiệm mầu,

Lợi người mình tính trước,

Phần ta, sẽ tính sau.

        Trọng xuân Tân dậu - 1981

Tình Thương Của Ðạo ^

 

Người thương ta, ta cũng thương người,

Tình thương đạo, đời hai lẽ khác nhau,

Ðời thương: tính trước, tính sau,

Ðạo thương: thương cả như nhau không lườn.

Ðạo thương với một tình thương:

Từ, bi, hỷ, xả muôn vàn thắm tươi.

Tình thương của đạo cao vời,

Thương già, thương trẻ, thương người, thương ta.

Tình thương của đạo bao la,

Thương hết mọi nhà không lựa, không phân.

Tình thương của đạo xa gần,

Thương cảnh hồng trần nhân loại khổ đau,

Tình thương của đạo nhiệm mầu,

Cho vui, bớt khổ, không sầu, không bi.

Tình thương của đạo vô vi,

Nhân loại nhất thì giải thoát như nhau.

 

       Trọng thu Nhâm thân - 1992

Tôi Chỉ Thấy ^

 

Tôi ngồi nhìn đức Phật,

Xuyên suốt tận đêm thâu,

Thân và tâm an trú,

Nhưng chẳng thấy gì đâu?

Rồi ngồi yên quán chiếu,

Vào chân lý nhiệm mầu,

Giữ gìn từng hơi thở,

Cũng chẳng thấy gì đâu?

Tư duy vào chánh niệm,

Ðể dứt nghiệp khổ đau,

Nhất tâm không loạn động,

Cũng chẳng thấy gì đâu?

 

Kế đó, tôi thầm niệm:

Danh hiệu A Di Ðà,

Hít vào tôi cũng niệm,

Niệm luôn khi thở ra.

Nhất tâm trì danh hiệu,

Ði đứng và ngồi nằm,

Tuy phương pháp đơn giản,

Mà vẫn thấy an tâm.

Cho nên chư Tổ dạy:

Không tịnh mà có thiền,

Thì có thể đi lạc,

Vào cảnh giới ma thiên.

Không thiền mà có tịnh,

Tức trì niệm Di Ðà,

Sẽ được về cực lạc,

Và vượt khỏi ái hà.

Ái hà là sóng khổ,

Như hụp lặn sông mê,

Lục tự Di Ðà niệm,

Cực lạc bước chân về. 

 

      Trọng thu Mậu dần – 1998

 

Trì Kinh Giải Thâm Mật ^

 

 

Trưa mùa hạ, ngồi trì kinh Thâm mật,

Lòng lâng lâng, lắng đọng những ưu tư,

Cố làm sao để có thể nhất như,

Xoáy vào những trang kinh rất vi diệu!

Giải thâm mật: bộ kinh thật bí yếu,

Thắng nghĩa các hành, siêu việt biết bao!

Ðưa Tự tánh tỏ ngộ ra làm sao,

Rồi từ đó đi vào: Chính thắng nghĩa?

Hành trì kinh nầy là điều không dễ,

Phải bỏ ngay: Tăng thượng mạn, u mê, 

 

Dùng Chơn tâm thức, để cố hướng về:
Thức đàn na, thật vô cùng vi tế,

Trì kinh nầy, phải dùng vào Chơn huệ,

Vì Như lai không nói cho phàm ngu,

Vì chúng sanh khó nhận để mà tu,

Sợ phân biệt, sẽ chấp làm bản ngã.

Về Sự tướng, nếu ta không biết rõ,

Tạp nhiễm rồi không thể diệt được đâu,

Trú, động pháp (1) là hai mặt khác nhau,

Bởi lý tạp nhiễm chưa hề hủy diệt,

Cố lắng tâm tư để mà suy xét,

Sự chứng đắc về thanh tịnh sẽ không,

Trì kinh nầy, phải nhớ kỷ nằm lòng,

Tất cả pháp đều toàn là không cả,

Nhưng ở đây phải suy tư thật rõ:

Tự tánh pháp (2) vốn có niết bàn thường.

Ðức Như lai đã dạy với tình thương,

Nêu mật ý đưa đến đường giải thoát.

Có hai nghĩa đó là: Thường và Lạc,

Chứng nhập rồi bước đến lý Vô sanh

 

       Trọng hạ Nhâm ngọ – 2002

 

 (1) Trú, động pháp tức là trú pháp và động pháp, có nghĩa là niết bàn thường trú mà sinh tử thì biến động.

(2) Tự tánh các pháp vốn thường tịch tịnh, niết bàn.

TU ^

 

Tu là tu,

Là phát tâm hướng Phật,

Là phát tâm hướng đến cả muôn loài,

Là phát tâm trì niệm suốt cuộc đời,

Là phát nguyện cho một ngày về bờ giác,

Tu như thế mới mong ngày giải thoát,

Trong hiện đời an lạc với chính ta,

Dù thân nầy đang nương náu Ta bà,

Tâm tự tại như đang là tịnh độ,

Tu như thế mới vơi đi sầu khổ,

Ðã tự tu là chính mình tự độ,

Niết bàn đâu mà tìm mãi bên ngoài.

Không vướng tục tức là tiên cảnh,

Ðã xa trần ấy thế bồng lai.

Tự mình gắng lấy ai ơi!.

 

    Trọng thu Kỷ mão – 1999

 

Tự  Biết ^

 

Có thân rồi cũng phải bỏ thân,

Phú quý giàu sang cũng một lần,

Thần thức tiêu diêu nên hoan hỷ,

Linh hồn đọa lạc mới phân vân,

An nhiên tự tại là cõi Phật,

Vinh nhục đắm say ấy tình trần.

Tự biết thân người là như huyễn,

Xin đừng suy nghĩ chuyện xa gần.

 

   Trọng thu Mậu dần – 1998

 

Trưa Hè Vu Lan ^

 

Trưa mùa hạ, trời oi bức khủng khiếp,

Tấm thân già mải miết đứng tưới hoa,

Miệng lâm râm câu niệm Phật Di Ðà,

Cầu thất thế mẹ cha và vạn loại,

Cùng nhất tâm đều hướng về một cõi,

Nương Thuyền từ để vượt khỏi ái hà, (*)

Về đây rồi thì bờ Giác không xa, (*)

Ở chi mãi Ta Bà thêm khổ lụy,

Nếu mình là: Một lòng vì xả kỷ,

Thì ở đâu cũng hoan hỷ như nhau,

Ngặt thân này chưa thoát khỏi khổ đau, 

Nên không thể: nói Không như đức Phật,

Còn tham đắm, đam mê cùng vật chất,

Thì tiệm tu, câu niệm Phật làm đầu,

Mỗi phút giây, ta cố niệm từng câu,

Miệng ta niệm, tâm ta luôn hướng Phật,

Dù bên ngoài, khí trời đang oi bức,

Nhưng giữ tâm cho vững, để tiến tu,

Nương bóng Phật, tắm gội ánh Chơn như,

Và thể hiện tâm: từ, bi, hỷ, xả,

Trong đường tu cũng gặp nhiều vất vả,

Cố vươn lên đạo cả đấng Chí tôn,

Dù cho ta thân xác có mỏi mòn,

Ðạt chánh quả là con đường tối hậu.

Chúc mọi người đều ở trong ánh đạo,

Giải thoát rồi hoàn đáo chốn Ta Bà,

Ðể hóa độ: nhà nhà đều hoan lạc.

  

         Trọng hạ Nhâm ngọ – 2002

 

(*) Văn của bài Sám Nguyện “Ðệ tử chúng con từ vô thỉ”             

 

 Trúc Lâm Cảm Tác (*)^

              

Trúc lâm vang vọng chốn đế đô,

Suối chảy, thông reo ngát hương từ,

Trước mặt, dòng khe kêu róc rách,

Sau lưng, hàng liễu đứng nhấp nhô.

Thầy trò tương đắc truyền Tổ ấn,

Huynh đệ gần xa nhận Phật thừa.

Gốc đạo vun bồi ngày thêm tốt,

Xây nền thiền tịnh tự ban sơ.

 

          Trọng thu Bính thìn – 1976

 

(*)  Trúc lâm là Tổ đình Trúc lâm tại Cố đô Huế. Nơi tác giả tu niệm suốt cuộc đời cho đến ngày xa xứ. Tổ đình Trúc lâm do tổ Giác Tiên khai sơn. Tổ viên tịch,  HT. Mật Hiển bổn sư của chúng tôi, Ngài làm chủ và  trụ thế 86 năm..

 

 Tu Hành  ^           

 

Tu hành nghiêm tịnh giới,

Tội lỗi sẽ không còn,

Con đường ta đi tới,

Luôn được mọi hỷ hoan,

Không tu mà ngồi đợi,

Lúc nào tâm được an?

Muốn được tâm bất thoái,

Ðể thẳng đến Lạc bang,

Không gì hơn giữ giới,

Trong ngoài được vẹn toàn,

Thân tâm hết tội lỗi,

Thì đó là niết bàn.

 

Mạnh hạ Giáp tuất  -  1994

 

Tự Giác ^

 

Có học có tu mới thấy tâm,

Không tu nói thấy, thấy sai lầm,

Phật pháp nhiệm mầu đâu dễ được,

Ngày đêm vọng tưởng chỉ khổ tâm.

 

Khổ tâm uổng phí tháng ngày trôi,

Có học, không tu cũng uổng thôi,

Không học, có tu là điều quý,

Có tu, có học quý nhất đời.

 

Ðời người quý trọng ở đường tu,

Không học mà tu, chỉ tu mù,

Có học, không tu thêm mọt sách,

Học, tu kiêm lợi ấy công phu.

 

Công phu tu niệm phải chuyên cần,

Có học, có tu phải thực hành,

Thiếu một thì không tròn công quả,

Có tu, có học mới thấy tâm.

 

 Trọng xuân Nhâm ngọ - 2002

 

 

Tưởng ^

 

Tưởng rằng trẻ mãi giống như xuân,

Ngoảnh lại thì ra ngoại lục tuần,

Răng cỏ rung rinh, tai ù điếc,

Chân tay bủn rủn, ý khật khùng.

Tụng kinh bái sám thì biêÙng nhác,

Niệm Phật trì danh lại buông lung.

Uổng phí thời gian cho trôi mãi,

Ðể rồi hối tiếc cũng như không.

 

      Mạnh xuân Tân ty - 2001

 

Tu Phật ^

 

Tu Phật thì ta phải cần chuyên,

Tu sao đức tánh giống Thánh hiền,        

Tâm mê cố diệt cho khỏi nghiệp,

Trí sáng nên làm để hết phiền.

Tu để lánh xa tâm tục lụy,

Tu sao khỏi vướng cảnh oan khiên.

Tu đời sửa tánh cho ngay thật,

Tu Phật chuyên trì giới luật nghiêm.

 

   Trọng thu Mậu dần – 1998

 

 Tự Thán ^

 

Thiên hạ đua chen chuyện hơn thua,

Tu hành sao chẳng ở trong chùa?

Thâu đêm tụng niệm noi Tổ ý,

Chầy tháng trì kinh học Phật thừa.

Danh lợi cạnh tranh, lo bơi chải,

Công danh tìm kiếm, dụng mưu mô.

Ðời người thấm thoắt là mấy chốc,

Lạy Phật, trì kinh thủ phận nhà (1).

 

  Trọng thu Mậu dần – 1998

 

(1) Thủ phận nhà là giữ mãi cái tâm xuất gia ngay từ đầu. 

 

 

 Tự Vịnh ^

       

Thiên hạ đua chen chuyện hơn thua,

Riêng tôi quanh quẩn với cảnh chùa,

Trưa trưa cúng ngọ, chiều chấp tác,

Sớm sớm trì kinh, tối công phu.

Mỏi gối hành thiền, sức chẳng thiếu,

Mòn tay lần chuổi, nguyện vẫn thừa.

Mấy chục năm rồi chưa thấy Phật,

Té ra nghĩ lại: vụng đường tu.

           

   Trọng hạ Ðinh tỵ -  1977

Từ Ðàm Cảm Niệm ^ 

 

Nhà thơ Lam Nguyên Kim phổ theo Ngũ ngôn

 

Tiếp nối ánh từ quang,

Truyền diệu pháp huy hoàng,

Quán Âm đài hiển hiện,

Trước sân chùa nghiêm trang.

Từ bi và trí tuệ,

Phát đại nguyện độ sanh,

Tiêu trừ muôn bệnh khổ,

Tạo thánh địa an lành.

Từ Ðàm Hải Ngoại nầy,

Hương thiền ngút trời Tây,

Tuyên thừa câu mật ngữ,

Thiên môn phụng Như lai.

Khó phai tình Pháp lữ,

Cứu chúng sanh muôn loài.

Seattle, 10th 02, 2003

 

 

 

Vi Diệu Tâm ^

         

Tâm tán tức ma hiện,

Tâm tịnh thị Phật sanh.

Tâm duyên vi diệu pháp,

Phật quả tự viên thành.

 

Tạm dịch:

 

Tâm Vi Diệu

Tu hành tâm tán là ma,

Tịnh tâm Phật cảnh sanh ra hiện tiền,

Hành trì diệu pháp cần chuyên,

Phật quả viên thành đạt ngộ một khi.

 

Quý hạ Tân dậu  -  1981

 

 

 Ước Mơ   ^

 

Nơi hải ngoại đêm nằm thao thức,

Thương Việt Nam thống nhất từ lâu,

Nhưng mà chẳng được gì đâu,

Tự do, hạnh phúc được nào cho dân?

Mấy chuyện ấy xoay vần đầu óc,

Suốt năm canh thao thức không an,

Ðêm nào cũng vẫn mơ màng:

Cơm no áo ấm dân làng yên vui.

Càng suy nghĩ, bồi hồi tấc dạ,

Chuyện quê hương, mồ mả cha ông,

Hai hàng lệ nhỏ ròng ròng,

Chư tôn Giáo phẩm long đong suốt đời,

 

Nén tâm hương, dâng lời cầu nguyện,

Lòng thiết tha, khói quyện bay cao,

Mong cho đất nước làm sao,

Tăng ni, Giáo hội khỏi tao nạn hoài,

Việt nam ta đời đời hào kiệt,

Nữ hay nam đều quyết ra tay,

Chung lòng, chung sức đắp xây,

Danh đề sử sách xưa nay còn truyền.

Về phái nữ thuyền quyên có đủ:

Trưng, Triệu vương đuổi lũ giặc Tàu,

Nam nhi lịch sử đứng đầu:

Quang Trung, Hưng Ðạo vị nào cũng oai.

Trang sử Việt còn dài dài lắm,

Thời đại nào cũng thắm máu đào,

Không nề cực khổ gian lao,

Nhân dân no ấm mới vào nghĩ ngơi.

Còn Phật giáo nhiều ngài: Khuôn Việt,

Vạn Hạnh và còn biết bao nhiêu,

Các Ngài thể hiện tình yêu,

Yêu dân, yêu nước mọi điều tròn vuông.

Khi đất nước chưa an, chưa ổn,

Ðem thân ra đỡ nạn cho dân,

Khi hòa bình đến thật gần,

Thiền môn trở gót lo phần tịnh tu.

 

Trọng xuân Quý Dậu - 1993

 

Vịnh TỪ ÐÀM ^

 

Từ Ðàm Hải Ngoại,

Bước chân vào

bên phải Ðại hồng chung,

Nhìn bên kia

là Ðại cổ oai hùng,

Cùng cất tiếng

đưa âm vang vi diệu,

Trong chánh điện

lời kinh cầu huyền nhiệm,

Của thiền tăng

và Phật tử cùng tu,

Lời kinh vang

xa, xóa tảng mây mù,

Trên bảo tọa

uy nghi ngôi Tam Thánh,

Nhìn lên Phật

hào quang đang lấp lánh,

Tỏa năm màu

chói ánh sáng độ sanh,

Nhìn ra xa

với cây cảnh vươn thành,

Hàng tùng, cúc

với bon-sai (1)  xanh mướt,

Chung quanh chùa

hàng trúc cài tha thướt,

Tỏa lá cành

phô màu lục xanh xanh,

Mỗi khi nghe

gió nhẹ thổi qua mành,

Lòng vơi bớt

duyên trần, tâm nhẹ nhỏm,

Trước sân chùa

đôi kỳ lân thấp thỏm,

Ngước nhìn lên

đức Bồ tát Quán Âm,

Tay Ngài đang

phất nhẹ cành dương râm, (2)

Nước cam lộ

từ từ rơi thắm đượm,

Trên nóc chùa

một cặp long uốn lượn,

Miệng nhả châu,

để nói pháp vô sanh,

Lượn trong mây

với tâm ý yên lành,

Hòa trong gió,

đem thanh bình trở lại,

Pháp của Phật

là từ bi vô ngại,

Ðộ quần sanh

đến giải thoát niết bàn,

Bước vào chùa

là đã thấy tâm an,

Ðôi lục bát

dạy cho đời để ý:

Ðến chùa niệm Phật, tụng kinh,

Ðừng bàn thế sự, tâm mình bất an”. (3) 

           

    Trọng hạ Canh thìn  – 2000

 

Chú thích:

(1)  Bon-sai: Loại cây cảnh uốn, tỉa của Nhật bản,Râm: tức là mát mẻ.

 (3) Hai câu nầy được treo ở vách tường cho Phật  tử xem mỗi khi đến chùa lạy Phật, viếng cảnh.

 Vô Ðề ^

 

Hơn mấy chục năm qua,

Loanh quanh với ngôi chùa,

Thân và tâm an trú:

Trong Diệu Pháp Liên Hoa,

 

Rồi mấy chục năm qua,

Một mình ta với ta,

Sống vào nguồn chơn lý,

Của Phật tổ Thích Ca.

 

Mấy chục năm đi qua,

Sống trong một mái nhà,

Hành trì theo chơn lý:

Của giáo nghĩa Lăng già (*).

 

Nhớ về thuở xa xưa,

Ðể không còn phôi pha,

Nhất tâm luôn trì niệm:

Nam mô A Di Ðà.

  

     Mạnh thu Giáp tuất - 1994

 

(*) Lăng già: Kinh Lăng già Tâm ấn.

 

 

 

 

 

 

XUÂN THA HƯƠNG ^

 

Xuân đến xuân đi vẫn là xuân,

Ðón xuân đất khách đã bao lần,

Mai đào hứng gió nào đâu thấy,

Tùng cúc phơi sương chẳng dự phần,

Tuyết đổ liên hồi đầy trước ngõ,

Lá bay từng chiếc phủ ngoài sân,

Khắp vườn cây cỏ đều trơ trụi,

Riêng chỉ mình ta vọng cố nhân. 

 

      Trọng đông Giáp tý  -  1984

 

 

Trào Phúng  1

Nhắn Nhủ (*)^ 

 

Ai oi !     

Hút thuốc liệng tàn,

Thuốc hút đàng hoàng,

Tàn liệng có nơi.

Hút rồi,

Ðừng liệng lôi thôi,

Ðể Thầy,

Cong lưng lượm,

Buồn ơi !

Là buồn !

Mạnh hạ  Kỷ tỵ  -  1989

 

(*)  Mỗi lần Phật tử đến chùa hút thuốc, tàn liệng lung tung, nên tác giả nhắn nhủ cần chú ý và cẩn trọng cho sự hỏa hoạn, không tốt.

 

 

Trào Phúng 2   ^ 

Vịnh Hút Thuốc

 

Là người Phật tử,

Hút thuốc đàng hoàng,

Nếu có liệng tàn,

Thì phải có nơi,

Nếu liệng lôi thôi,

Ðể Thầy cúi lượm,

Thì thật khó coi.

 

       Trọng đông Ðinh sửu  -  1997

Từ Ðàm Hải Ngoại Cảm Tác  ^ 

 

Tổ ấn trùng quang diệu pháp khai,

Ðình tiền hiển hiện Quán âm đài,

Từ năng tế độ thiên sanh bệnh,

Ðàm xuất tiệu trừ vạn kiếp tai,

Hải nội đạo tràng tuyên mật ngữ,

Ngoại viên thiền viện phụng Như lai,

Cảm tương Tăng lữ nan tư nghị,

Tác hóa quần sanh tuyệt bất nhai.

 

 Trọng đông Canh ngọ-1990

 

Tạm dịch:

 

Tổ ấn mở pháp diệu vời,

Trước sân hiển hiện linh đài Quán âm,

Từ hay tế độ xa gần,

Ðàm hoa trị liệu muôn phần kiếp tai,

Hải nội mật ngữ an bài,

Ngoài vườn phụng thỉnh Như Lai độ đời,

Cảm thông tôn đức khó bì,

Giáo dưỡng quần chúng muôn đời truyền lưu.

Kham Nhẫn (*) ^ 

 

Mai hoa hàn trung khai,

Thành công khổ trung lai,

Tiên niệm Di Ðà Phật,

Hậu đáo cửu liên đài.

 

Tạm dịch:

 

Chịu Khó

 

Hoa mai nhờ lạnh nở ra,

Thành công từ khổ để mà tiến thân,

Di Ðà trước niệm chuyên cần,

Rồi sau đạt đến chín tầng liên hoa.

 

 Mạnh xuân Tân tỵ – 2001

 

(*) Kham năng nhẫn khổ:

 Tức là hay chịu đựng những khổ cực, khó khăn.

 tức là hay chịu đựng những khổ cực, khó khăn.

 

Tiếng Chuông ^ 

 

Trăng mới mọc

Sau khi trời vừa tạnh,

Ngoài hiên,

Văng vẳng tiếng chuông đưa,

Tiếng chuông ngân ngợi,

Trong đêm vắng,

Thử hỏi hồn ai,

Ðã tỉnh chưa?

 

Thiền sư Mật Thể.

 

 

 Liễu Ðạo ^ 

 

Tín tự chơn tâm, tín vô vi,

Nghĩa duyên Phật pháp, nghĩa từ bi,

Thiền môn tịnh khiết, tâm vô lụy,

Sư đệ đồng tâm, Phật chứng tri.

 

Tạm dịch:

 

Tín tự cõi lòng, tín vô vi,

Nghĩa nương Phật pháp, nghĩa từ bi,

Thiền môn sáng sạch, tâm chẳng lụy,

Sư đệ cùng tu, Phật chứng tri.

 

Trọng đông Tân dậu-1981

 

 

Lam Nguyên

Phiên âm và dịch bài Vô Ðề 1

 

Vô Ðề 1^ 

 

Chung thanh điểm tam hồi,

Ngư ông điểm sổ bôi,

Thiền sư nhập đại định,

Oanh đề liễu thượng khai.

 

Tạm dịch:

Chuông khuya vừa điểm ba hồi,

Ngư ông ngồi uống một vài ba chum,

Thiền sư nhập định vừa xong,

Trên cây dương liễu chim oanh hát hò.

 

Seattle, Sept. 28th, 2003

Tín Nghĩa

Phiên âm:

 

Vô Ðề2 ^ 

 

Tạc triêu ngô hà xứ ?

Kim nhựt ngã hà lai ?

Nhược năng như thị kiến,

Nhị độ lưỡng vô sai.

 

Tạm dịch:

Ngày qua ta đến từ đâu ?

Bây giờ chẳng biết nơi nao ta về.

Nếu hay kiến giảì thế nầy,

Ta bà,Tịnh độ có gì khác đâu ?

 

 

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật : 01-02-04

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

こころといのちの相談 浄土宗 6 loại thuốc uống tương tác xấu với 燃指供佛 五行缺火 名字 地藏菩薩聖號三萬遍 描写家乡的桥的句子 æˆ å šæ ç ºä ç Ÿå æœ Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 离开娑婆世界 PhẠt dẠy visakha thích chơn 腳底筋膜炎治療 phước ด หน ง A Cười GiẠc 潮阳菩提禅寺 Vu lan nhớ mẹ 佛教与佛教中国化 藏红色 大法寺 愛西市 云南省拆除水箱套什么定额 オンライン坐禅会 长寿和尚 伊人已逝 末法时代 tinh xa ngoc quang phà Pho tượng như người thật ở chùa Quán لالبللاىخهمء لاىىلا ر একব র 大一学期改进措施与下学期计划 八卦山圖書館 vườn 18 ะกะพถพ tín แจก sai ต วเต ม 仏壇の線香の位置 î ï åœ 少先队大队部工作计划 ä çœŸæ³ ç Œ học phật 积极向上的名言警句 พระพ ทธศ ลปาว