Tự nghìn năm thấp thoáng
Tuệ Uyển
Một
hôm, vào khoảng năm 1980, thi sĩ Bùi Giáng đột nhập vào giảng đường tịnh
thất Tuệ Uyển, viết lên bảng bốn câu thơ:
Người nằm ngủ tự nghìn
năm thấp thoáng
Tôi bước qua từ ngữ rụng hai lần
Tờ sa mạc như bồi phong tẩy địa
Trút linh hồn dường như thể như thân.
Và ông đã múa men giảng đại khái: khi gió bão thổi trên sa mạc thì cát
tung lên như những tờ giấy khổng lồ được lật qua, nên gọi là tờ sa mạc.
Còn bồi phong là thêm cho sức gió, tẩy địa là quét sạch mặt đất.
Và sa mạc khi ấy như một thân thể to lớn đang trút lin hồn.
Hơn mười năm qua những câu thơ ấy vẫn còn là một bí ẩn đối với tôi, cho
đến ngày nghe tin thi sĩ từ trần.
Người nằm ngủ là ai? Và tại sao lại nghìn năm thấp thoáng ? Ngủ đây là
giấc ngủ ngàn thu, là sự chết thông thường của tứ đại ngũ ấm.
Nhưng với một số ít người, thì chết không phải là chết hẳn, mà nghìn năm
sau còn thấp thoáng khi ẩn khi hiện trên cõi đời, qua những dư vang của
họ, qua ảnh hưởng họ trên những người đang sống. Như Phật Thích Ca
và chư thánh đệ tử Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã nhập niết bàn gần ba
ngàn năm mà dư âm vẫn còn vang vọng đến hôm nay đối với những người thực
hành Pháp. Giữa Phật và chúng ta như vậy, có một tương quan duyên
khởi, thời gian và không gian không còn nghĩa lý gì.
Tôi bước qua: Bản thân thi sĩ và bất cứ ai ở trên đời cũng đang đi qua,
đang tiến về cái chết như một giai đoạn để tiếp tục đi tới, như câu thơ
thi sĩ đã làm: Ngay sẽ hết tôi sẽ không ở lại, Tôi sẽ đi và chưa biết đi
đâu. Chẳng những ông chưa biết mình sẽ đi đâu sau khi chết, mà
ngay cả hiện tại lúc đang sống đang bước qua ông cũng không biết mình
đang bước qua cái gì. Cuộc đời, sự sống là một cái gì không thể
nói được. Nói tôi đang sống cũng còn có nghĩa là tôi đang chết.
Và cuộc đời là cái gì thế? Là vui? Buồn? Khổ? Lõc? Mộng?
Thực? Thánh thiện? Ma quỷ? Thiên đường? Địa ngục? Không thể nói nó
là cái gì cả, cuộc đơì, sự sống là cái gì không thể bị tóm vào trong một
định nghĩa rõ rệt, cho nên nói từ ngữ rụng hai lần. Lần thứ nhất
là định nghĩa của khoa học và triết học, như các thuyết chủ trương nguồn
gốc sự sống là nước hoặc đất, hay lửa, gió, hoặc các ý thức hệ cho con
người là thiên thần hay ác quỷ, duy tâm hay duy vật. Nhưng cuộc
đời vượt ngoài tất cả suy luận của óc não, nên từ ngữ của triết học, của
tư tưởng bị đổ vỡ, rơi rụng lần thứ nhất. Một hạng người khác tiếp
cận cuộc đời bằng trái tim hơn là bằng óc não, đó lã giới thi nhân, nghệ
sĩ. Họ thở cùng với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mâỵ Vì
thấy triết học, tư tưởng đã không di-n đạt được sự thật về cuộc đời một
cách trung thực mà chỉ làm cho cuộc đời thêm rối tung lên, đưa đến chiến
tranh đổ nát, nên giới thi nhân, nghệ sĩ muốn tái tạo cuộc đời với ngòi
bút cây cọ, di-n tả cuộc đời bằng thi ca, âm nhạc cùng các loại nghệ
thuật khác. Lẽ chân đã khó bàn thì đành di-n tả cái Mỹ hay vẻ đẹp
vậỵ Họ muốn biến cái đẹp mong manh trở thành vĩnh củu qua lời thơ
nốt nhạc hay bức họa. Nhung có lời thơ nào nói lên được vẻ đẹp của
một ráng cầu vồng? Bức tranh vẽ mây có bao giờ thay thế được một
vầng mây trong thực tế, thấy một lần là không bao giờ trở lại? Nốt nhạc
nào êm dịu bằng tiếng vô thanh của một tâm hồn đã sạch phiền não? Nghệ
thuật không thể nào tái tạo lại cái chân thực hiện tiền, dù đấy là nỗi
đau khổ hay niềm hân hoan. Nghệ thuật (art) chỉ là giả tạo
(artificial) không thể nào di-n tả được thế giới nhất như mầu nhiệm, nên
Bùi Giáng thấy rằng THƠ KHÔNG ĐỦ GỌI, và ông đã dùng ngôn ngữ để đùa
chơi mà thôi, vĩ từ ngữ thi ca cũng rụng nốt theo với từ ngữ triết học,
trước một cái gì mong manh hư huy-n là cuộc đời. Và đời con người
cũng rất vô thường, nó đi qua cái từ ngữ rụng hai lần đó một cách nhanh
chóng và cô độc như con lạc đà giữa sa mạc mên mông: Miền cát lạnh chân
lạc đà bé bỏng. Đây là chân lý nhân sinh vô thường trong Phật
giáo. Rồi mọi sự trên đời cũng thay đổi như chong chóng, hết phong
trào này đến chủ nghĩa khác, không cái gì dừng trụ, tất cả đều đổi thay,
cuộc đời như một cuốn sách khổng lồ mãi mãi được lật nhanh qua trang
khác, như một bãi sa mạc mà thân thể khổng lồ của nó đang trút linh hồn
từng giây phút. Nhưng vô thường cũng có cái hay của nó, không đáng
lấy làm buồn, vì nó tẩy sạch, tịnh hóa những vết dơ quá khứ và luôn luôn
mới mẻ, như chết đi để sống lại một đời mới:
Tờ sa mạc như bồi phong tẩy địa
Trút linh hồn dường như thể như thân.
Và thế là giờ đây thi sĩ cũng đã trở thành một trong những người nằm ngủ
tự nghìn năm thấp thoáng, cũng như tôi đang bước qua cái mà muốn nói về
nó thì từ ngữ rụng hai lần.
---o0o---
| Mục lục Tác gia?|
Cập nhật ngày: 01-01-2002