Thơ - Thông điệp của thơ.

.

 

Thông điệp của Thơ

Tuệ Uyển


       Hơn ai hết, thi nhân là người cảm thức sâu xa những thống khổ nhức nhối của cuộc tồn sinh, và truyền đạt cho ta chân lý đầu tiên của Phật qua muôn vàn sắc thái, bằng những vần điệu bất hủ như chính sự vô thường, khổ, như chính cuộc đời.

Ta là ai, từ đâu đến, sinh ra để làm gì ... nỗi khắc khoải ấy không ngừng trở lại trong tâm hôn thi nhân:

 

Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất tri lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Đọc đương nhiên nhi lệ hạ

(Trần Tử Ngang)

 

Ai người trước đã qua

Ai người sau chưa đến

Nghĩ trời đất vô cùng

Một mình tuôn giọt lệ

(Nhất Hạnh dịch)

 

Nỗi khắc khoải ấy biến thành một niềm nhớ mông lung, một tình hoài hương, cái quê hương mà ta không biết. Đó là tâm trạng ta bắt gặp từ thuở bé, sau mỗi trưa ngủ dậy, bỗng dưng òa khóc không duyên cớ. Ta có cảm giác như đã đánh mất đi một cái gì mà ta đã quên bẵng mặt màỵ Đó dương như là một tiền kiếp xa xăm ta vừa quên vừa nhớ. Lớn lên, đó là nỗi sầu vơ vẩn, không đối tượng mà thi nhân gọi là "nỗi sâu thế kỷ" (mal du siècle) khiến người phàm tục xem họ là kẻ than mây khóc gió, không ốm mà rên. Song kỳ thực, đó là dấu hiệu thức tỉnh của những con người hiếm hoi chưa bị ô nhiễm bởi cuộc túy sinh mộng tử (sống say chết mộng.) Tâm trạng khắc khoải này trở thành một nỗi đau mãnh liệt, một khoảng trống rợn người:

 

Nửa đời bỏ lạc thâu canh

Nụa linh hồn bỏ nước xanh lên bờ

Khổ đau về chẳng hẹn giờ

Hoang liên phố rộng bước hờ hững đi

(Bùi Giáng-Mưa nguồn)

 

Khoảng trống này là một thử thách gay go với người độc cư lâu năm chầy tháng. Khi tất cả đều được bỏ sau lưng, người độc cư đối diện với hư vô vậy bủa, và dần dần thấy rằng chỉ co cái Không đó là thực, gần như sờ mó được, nhưng lại không thể nào chịu đựng:

 

Sau lưng, trước mặt, hư không một trời

(Tuệ đăng)

 

Cảm giác đau khổ vì khoảng trống đó là một loại ma ngũ ấm, nghĩa là một thứ phiền não phát sinh từ cái thân ngũ uẩn. Nó không do cảnh ngoài, không có đối tượng rõ rệt, nhưng nó bao trùm khắp cả, hiện diện khắp nơi, làm cho hành giả có thể phát điên lên được. Có thể diễn tả nổi sầu ấy như nỗi "sầu tình" của Nguyễn Công Trứ:

Sầu ai lấp cả vòm trời

 

.............

Giống ở đâu vô ảnh vô hình

Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng

Hay như nỗi hoang liêu trong Mưa nguồn:

Sầu thiên cổ chợt về trên nước dạo

Có lúc nỗi sầu ấy trơ nên thác loạn:

Trung tâm trái đất ruột rà rối tung

Đó là một nỗi sầu to rộng như của đất trời:

Đất với trời chung một nghĩa bơ vơ

 

Vũ Hoàng Chương cũng diễn tả cái "thành sầu chất ngất" ấy trong Thơ Say:

 

Nhưng em ơi

Đất trời nghiêng ngửa

Mà trước mắt thành sầu không sụp đổ

 

Nỗi sầu không tên tuổi, nỗi hoài hương tiền ấy mãi theo chân con người suốt cuộc tồn sinh mỗi lúc tàn canh tỉnh rượu:

 

Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước

Cỏ mùa xuân bị giẫm nát không hay

Chợt có lúc hai chân dừng một lượt

Người đi đâu ? Xưa chính đã chỗ này

(Mưa Nguồn)

 

"Cỏ mùa xuân" ấy phải chăng là Phật tính nguyên sơ, bản lai diện mục, viên bảo châu vô giá mà tên cùng tử là ta đã lỡ đánh mất tự bao giờ? Phải chăng đó là một nửa linh hồn của ta đã bị bỏ lại trong nước xanh, khi ta bước lên bờ kiếp sống lãng du đau khổ, để rồi thỉnh thoảng "giật mình mình lại thương mình xót xa", để chợt có lúc đang đi bỗng dừng bước tự hỏi: ta đi đâu bây giờ. Và một cảm giác cô đơn vô hạn bỗng trào dâng:

 

Cô độc là gì? còn nên nói

Vui là vui gượng với tri âm

. . .

Mắt xin khép vì nghe buồn bước tới

Từ bốn bên gió đẩy lại hoang liêu

(Mưa nguồn)

 

Giữa vũ trụ bao la, mỗi con người là một dấu chân lạc đà bé bỏng trên sa mạc đã quên mất đường về chốn cũ:

 

Người đã định một lần thôi để hỏng

Đường vu vơ về chốn cũ trăm năm

Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng

Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm

(Mưa nguồn)

 

Dù người ta có tìm cách lãng khuây trong men rượu, cuộc tình, "Nó" vẫn thỉnh thoảng xuất hiện:

 

Hai người, nhưng chẳng bớt cô đơn

(Xuân Diệu)

 

Dập dìu bên liễu chùng buông

Tình chưa thoảng chợt tiếng buồn lại dâng

(Mưa nguồn)

 

Làm sao khuây khỏa được, khi ta đã đánh mất đi một nửa linh hồn trong nước xanh để bước lên bờ đau khổ. Trong khổ làm gì tìm thấy dược hân hoan, Niết bàn thực sự. "Phật đã dạy, đời khổ thì thật là khổ, không thể làm cho vui lên" (Kinh Di Giáo). Quả vậy cái vui của ta cũng chỉ là trá hình của đau khổ, là mặt trái của đau khổ:

 

Tìm trong đau đớn có hân hoan?

Lạnh giá hay không giấc mộng vàng?

(Mưa nguồn)

 

Dù mộng có vàng son cách mấy thì cũng chỉ là mộng vô cùng băng giá, và không thể tìm trong đau đớn mà có được nỗi hân hoan. Cho nên thi nhân vẫn ôm mối hận không bao giờ thỏa mãn:

 

Trời đất lạnh và lòng anh không thỏa

Gởi hồn đi phương hướng hút heo ngàn

Hồn ngơ ngác loay hoay về hỏi dạ

Có bao giờ dạ thỏa giữa không gian?

(Mưa nguồn)

 

Giữa cảnh xuân về rộn ràng oanh với yến, thi nhân cũng không thể quên nỗi sầu vạn đại, nỗi mất mát khôn khuây vì "nửa linh hồn" đã "bỏ nước xanh lên bờ"

 

Lệ đã chảy ròng ròng rớt xuống

Với xuân về oanh yến rộn bên tai

Em quốc sắc em thiên hương đã uổng

Làm sao khuây khỏa hận của thiên tai

(Mưa nguồn)

 

Làm sao không đau khổ khi thấy rõ rằng tất cả chỉ là sương với bóng, ảo và mộng:

 

Sương với bóng bay về trên cỏ nội

Bủa mịt mờ ảo mộng lạnh bốn bên

(Mưa nguồn)

 

Đó là một nỗi ray rứt khó chịu, khi mọi vẻ đẹp của cuộc đời đều mong manh hư ảo, càng đẹp càng như là không thật có, và càng mau tuột khỏi tầm taỵ Hõnh phúc bao giờ cũng mơ màng như sắc như không, như vang như bóng, luôn luôn mang theo nó-như trái cây mang hột giống-bóng tối của đau khổ và huyễn mộng:

 

Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép

Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười

(Mưa nguồn)

 

Làm sao không đau đó khi ta phải sống mà không biết tí gì về chính mình, về ngọn nguồn của sống chết, của khổ đau và hạnh phúc, của tất cả mọi sự:

 

Trời, thuở đó ngần nào em khổ sở

Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông

Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ

Dòng sông đâu em có biết ngọn nguồn?

(Mưa nguồn)

 

Ấy vậy mà cuộc đời đâu có để cho ta dừng lại tìm hiểu hỏi han cho ra lẽ. Nó cứ tiếp tục chảy tuôn, thơì gian cuồn cuộn như thác đổ trên đầu ta, để vào một buổi sáng đẹp trời, nhìn vào gương ta bỗng thấy tóc ta đã trắng bạc:

 

Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi

Hựu bất kiến cao đường minh cảnh bi bạch phát

Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết?

(Lý Bạch)

 

Không tránh khỏi cái lúc ta phải đứng dừng lại ngạc nhiên tự hỏi:

 

Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy

Đời chúng ta là mấy trăng tròn

(Mưa nguồn)

 

Và đau khổ chợt thấy:

? thiều quang tan biến vội sao mà

(Mưa nguồn)

 

Trong dòng sống vô thường ấy, từ vật chất đến linh hồn, thân và tâm, cảnh và người, không lúc nào dừng trụ. Đây chính là hành khổ trong giáo lý Phật. Mọi sự tuôn chảy như thác lũ, từ cuộc dâu bể của cảnh vật:

 

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Đêm nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

(Tú Xương)

 

đến cuộc dâu bể của nội tâm, "không bao giờ ta gặp lại tâm hồn ta chiều nay" (Nous n?aurons jamais plus notre âme de ce soir):

Em ngó buổi chiều buồn có phải

Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa

(Mưa nguồn)

 

Tuổi trẻ đi qua không bao giờ trở lại:

 

Những nhịp bước bên đường còn dội mãi

Vang về đâu không vọng lại hồi âm

. . .

Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày

Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen

(Mưa Nguồn)

 

Kỳ hẹn dù có đúng ngày đi nữa cũng thành sai, bởi vì tới đó tóc xanh đã trở màu, và mộng hóa ra ngang ngửa làm cho thi nhân phải khóc:

 

Màu phương cảo pha mờ trên nét ngọc

Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai

(Mưa Nguồn)

 

Nẻo mộng cứ sai hoài, là vì "ngày theo tháng tiếng thương không tiếng gọi", vì thời gian không chờ tuổi trẻ, vì "hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình" và:

 

Xuân xanh xô cổng chạy dài

Bỏ sương tuyết phủ phương đài phía sau

. . .

? vạn vật vẫn chờ nguồn nước lũ

Tự ngàn năm tuôn dạo tự khe rùng

(Mưa Nguồn)

 

Cuộc đời đã là mộng huyễn, "đất trích chiêm bao" thi cuộc tình cũng chỉ là huyễn mộng, "yêu nhau là hẹn sai giờ ngó nhau". Quả vậy không thể có tình yêu (theo nghĩa hẹp) khi con người quá tỉnh giác bén nhạy trước cái mong manh hư ảo của cuộc đời, vì vừa nhìn nhau một cái thì "mộng đã bước vào trong mơ": giây phút hiện tại đã là mộng (vì không dừng trú), mà mộng đó đang trôi qua, tiếp tục trôi mãi, rốt lại cuộc đời chỉ là mộng tiếp theo mơ... Sở dĩ con người mê sắc là vì không thấy đúng như thật, trông gà hóa cuốc, thấy bụi thành ra mây, và vì hẹn sai giờ ngó, nêu ngó đúng thời nghĩa là vào cái lúc hoa tàn nhụy rữa, thì khó mà mê cho nổi:

 

Nhìn nhau mộng đã bước vào trong mơ

Bụi bay là áng mây mờ

Yêu nhau là hẹn sai giờ ngó nhau

(Mưa Nguồn)

 

Bên cạnh nỗi khổ vì tính chất mộng ảo vô thường, còn có nỗi hoại khổ của tử biệt sinh ly, của sự "nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương" vốn là đỂ tài cho bao thiên trường hận ca bất hủ của loài người kim cổ:

Thiên trường địa cửu hữu thời tận

Thử hận mang mang vô tuyệt kỳ

(Trường hận ca)

 

Đó là cái hận khi:

 

Một tiếng nói một nụ cười chợt tắt

Hết mấy phen buồn trở lại bên đời

(Mưa Nguồn)

 

Đó là nỗi khổ của cảnh:

 

Đầu mùa trăng rạng tỏ

Hoa bướm vội tan lìa

(Mưa Nguồn)

 

Và của cảnh:

 

Em chết bên bờ lúa

Để lại trên đường mòn

Một dấu chân bước của

Một bàn chân bé con

(Mưa Nguồn)

Trước nỗi đời thê thảm vì tất cả đều tuột khỏi tay ta: tuổi trẻ, hạnh phúc, sắc màu, bóng dáng... thi nhân phản ứng bằng một cuộc sống vội vàng bởi vì biết rõ:

 

Một phút nữa thôi

Và màu sẽ mất

Suối sẽ xa đời

Như mây xa đất

(Màu thanh thiên mở)

 

Vì biết rõ "Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại, tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu" nên thi nhân yêu đời say đắm:

 

Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyện vẹn

Hết tâm hồn và hết cả da xương

(Phụng Hiến)

 

Nhưng càng yêu đời thì càng thấm thía nỗi khổ của sự chết chóc:

 

Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết

Sẽ rồi ra vĩnh biệt với người thôi

Ta chết lặng bó tay đầu lắc

Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi

(Phụng Hiến)

 

Cái chết rút về số không tất cả mọi nỗ lực của con người, nó là vố đấm chí tử cuối cùng của khổ để, làm cho câu hỏi về bí ẩn của cuộc đời chẳng bao giờ được trả lời thỏa đáng:

 

Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại

Chẳng bao giờ thỏa đáng giữa đời câm

Em ngó mãi những chiều về trở lại

Mang những gì về trong cõi trăm năm.

(Chiều)

 

Mang được những gì về, nếu không là cái Không lớn rộng?

 

Cảm thụ sâu xa tính chất vô thường, khổ, không của cuộc đời, thi nhân tìm lối thoát ra khỏi tuyệt vọng. Lối thoát đó trước nhất và cuối cùng đối với ông là nghệ thuật, là thơ. Khi thi sĩ thở than về nỗi mất mát của tuổi trẻ, hạnh phúc, của chính sự sống, Cuộc Đời bèn an ủi ông rằng không nên tuyệt vọng:

 

Em bảo rằng: đừng tuyệt vọng nghe không

Còn trang thơ thắm lại với trời hồng

(Phụng Hiến)

 

Nghệ thuật và thi ca sẽ có thể diễn đạt tất cả nỗi đau khổ phù du mộng ảo của kiếp nhân sinh. Với thi ca cái vô thường sẽ được làm cho trường cửu, cái chết và nỗi khổ sẽ trở thành bất tử. Khổ không còn là khổ khi nó trở thành đối tượng khách quan của nghệ thuật. Muôn đời người ca kỹ bến Tầm Dương vẫn còn đang gảy khúc Tỳ bà, chiếc áo xanh của quan Tư mã đất Giang Châu cho đến ngày nay vẫn chưa ráo lệ. Ngày xưa người chinh phụ bẻ cành liễu tiễn chồng, thì ngày nay sự biệt ly ấy vẫn còn tiếp diễn, dù cảnh và người có khác. Cái cảnh đời phù du, hạnh phúc chóng tàn cũng vậy, không bao giờ thay đổi.

 

---o0o---

| Mục lục Tác gia?|


Cập nhật ngày: 01-01-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Cười GiẠc 潮阳菩提禅寺 Vu lan nhớ mẹ 佛教与佛教中国化 藏红色 大法寺 愛西市 云南省拆除水箱套什么定额 オンライン坐禅会 长寿和尚 伊人已逝 末法时代 tinh xa ngoc quang phà Pho tượng như người thật ở chùa Quán لالبللاىخهمء لاىىلا ر একব র 大一学期改进措施与下学期计划 八卦山圖書館 vườn 18 ะกะพถพ tín แจก sai ต วเต ม 仏壇の線香の位置 î ï åœ 少先队大队部工作计划 ä çœŸæ³ ç Œ học phật 积极向上的名言警句 พระพ ทธศ ลปาว 阿宗白洛仁波切 白佛言 什么意思 护法 ChẠy Nên 塩谷八幡宮 cũng nhận 生日快乐 æ Æå ºº trà Š祖国的生日作文 doanh Thiền 梵僧又说我们五人中 Thể 往生咒道教