Thơ - Hành trình về Phương Đông

.

 

                                                      HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG  

                                                                                  Huệ Trân

 

 

          “Hãy lên đường! kìa, mặt trời rực rỡ!”

          Lữ khách đã nghe theo tiếng gọi thầm thì tự thẳm sâu tiềm thức, vững tin và vững tâm mà đi như thế.

          Túi vải đã rách, áo đã sờn vai, đôi giầy đã lủng, bàn chân từng sưng húp, nhưng lữ khách như không sờn lòng.

 

          “Hãy lên đường! Kìa, mặt trời rực rỡ!”

          Lữ khách đã leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều dòng suối, đi ngang nhiều phố thị, vượt nhiều khu rừng, ngủ dưới gốc cây, tắm bên sông cạn …. Lữ khách không nhớ cuộc hành trình bắt đầu từ đâu, càng không biết sẽ kết thúc ở đâu vì mỗi ban mai, mặt trời rực rỡ phương đông lại mời gọi lên đường.

          Và, lòng tràn ngập tin yêu, hoan hỷ, lữ khách đeo túi vải lên vai, thanh thản cất bước.

 

          Trên con đường thăm thẳm, lữ khách từng nghe bao tiếng rên siết của đau thân, bao tiếng nức nở của đau tâm, bao tiếng than thở của sinh ly tử biệt; cũng đã từng thấy bao dối trá, ác độc ẩn hình dưới những bàn tay sắt bọc nhung; từng thấy những cho, rồi đòi lại, những nhận, rồi vô ơn … tất cả quyện thành muôn sợi giây oan nghiệt vô hình, ràng buộc thống khổ nhân gian, đời này qua đời khác, kiếp này qua kiếp khác, không dứt, không thôi. Giòng đời vui ít, khổ nhiều luôn hiển lộ rõ ràng như vậy, nhưng dường như nhân thế vẫn hồn nhiên như đám thiêu thân theo nhau lao vào ánh đèn để quằn quại, và để tiếp tục khóc than!

    

          Lữ khách cũng từng gặp những vị sa môn ôm bình bát, lặng lẽ đứng bên lề nhân thế, hiện thân của nhẫn-nhục-bất-động trong an-lạc-tự-tâm; từng gặp những đoàn thiền hành áo nâu, bước thong dong chánh niệm, hiện thân của “Niệm vô niệm niệm. Tu vô tu tu. Đắc vô đắc đắc” tỏa năng lượng mạnh mẽ tới bất cứ ai nhìn thấy họ.

 

          Lữ khách đã từng ghé nhiều cửa Phật, từng nghe giảng sư hỏi đại chúng: “Làm sao để thấy được bản-lai-diện-mục?” Đại chúng thưa: “Dạ, siêng lau gương tâm.” Giảng sư mỉm cười: “Gương vốn sáng, sao phải lau? Gương mờ là vì bụi. Lau bụi thì thấy gương thôi.”

          Nghe được lời dạy đó, lữ khách từng tuân theo hạnh của ngài Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già, một hành giả tâm trí vốn u mê, được Đức Phật khai thị để trở thành một, trong những đại đệ tử, chứng quả A La Hán và biện tài thần thông qua hành trì câu kệ đơn giản: “Tẩy sạch bụi bẩn.”

 

          Với chiếc khăn trắng tinh sạch của chánh niệm, lữ khách cẩn trọng, chậm rãi lau bụi tâm theo từng tờ lịch rơi:

          “Tháng lạnh,

          Em chưa về cuối đông

          Hỏi thăm lối sỏi, bụi gai hồng

          Sỏi ngây ngô gội sương đêm trắng

          Mai, thấy trồi xanh ngọn cỏ bồng

 

          Tháng mưa,

          Em ngại hài nhung ướt

          Bỏ mặc chim uyên dưới cội đào

          Phiên kinh Bát Nhã ngân nga tụng

          Ngỡ gặp tiền thân,

          Tự thuở nào

 

          Tháng nắng,

          Em qua suối một mình

          Soi nghiêng vành nón thấy lung linh

          Bóng ai?

          Như gã Trương Chi ấy!

          Khua mái chèo,

          Chôn chặt khối tình!...”

         

          Không biết sau bao tháng, bao năm, bỗng một ngày, lữ khách hốt hoảng nhận thấy chiếc khăn đã lấm đầy bụi bẩn; bụi tham, sân, si của mong cầu, vay trả, oán hờn …

          Nhìn quanh, chợt thấy đang đứng bên bờ sông cũ, nơi từng nghe tiếng chuông mời gọi vọng tới từ một ngôi chùa.

          Cũng như năm xưa, lữ khách nương tiếng chuông mà đi. Ngước nhìn bầu trời trong xanh, lữ khách thấy mặt trời đang đứng bóng, vàng rực.

 

          Tiếng chuông và Phương Đông đang là một.

 

          Phấn khởi, lữ khách bước nhanh, tâm không ngừng niệm thầm “ Tẩy sạch bụi bẩn. Tẩy sạch bụi bẩn. Tẩy sạch bụi bẩn. Nam Mô Tôn Giả Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già. Nam Mô Tôn Giả Chu-Lợi-Bàn-Đà-Già.”

 

          Tiếng chuông đã rõ ràng, lảnh lót ngân vang khi lữ khách đứng trước chánh điện của ngôi chùa thuộc thành phố Biển Dài. Cũng cảnh trí năm xưa, đại chúng đông đảo gồm mọi thành phần nam phụ lão ấu đang được một vị Thầy còn trẻ hướng dẫn lễ lạy bộ sám pháp Lương Hoàng Sám:

          “Chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Di Lặc Phật

          Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật

          Nam Mô Pháp Thiên Kính Phật

          Nam Mô Đoạn Thế Lực Phật

          Nam Mô Cực Thế Lực Phật

          …………

          Nam Mô Vô Biên Thân Bồ Tát

          Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”(*)

 

          Đã từng lễ lạy bộ sám pháp Lương Hoàng Sám, lữ khách biết, tới đây, đã đến phần Chúc Lũy, hành giả phát Bồ Đề Tâm, dẫu trong cõi ta-bà có bị các quả báo khổ sở, không thể cứu chúng sanh, cũng xin đem các chúng sanh ấy mà phó thác cho:

          Vô lượng vô biên tận hư không giới pháp thân Bồ Tát

          Vô lượng vô biên tận hư không giới vô lậu sắc thân Bồ Tát

          Vô lượng vô biên tận hư không giới phát tâm Bồ Tát

          Mười phương tận hư không giới Vô Biên Thân Bồ Tát

          Mười phương tận hư không giới Quán Thế Âm Bồ Tát

          Mười phương tận hư không giới Chư Đại Bồ Tát …để nguyện xin Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát dùng bổn thể nguyện lực, thế độ chúng sanh lực mà nhiếp thọ mười phương vô cùng vô tận tất cả chúng sanh.

 

          Bỗng nhiên, lữ khách nghe thấy âm thanh một giọng nữ ngân lên.

          Trời ơi, âm thanh này quen thuộc quá! âm thanh này như đang phát ra từ chính buồng phổi mình, huyết mạch mình, hơi thở mình! Thân tâm lữ khách run rẩy theo từng lời nguyện của sư-cô, mà đại chúng đang đồng tâm nhất chí nguyện theo:

          “Chư Phật, chư Đại Bồ Tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay thệ nguyện cũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, tất cả số kiếp:

          Chúng sanh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Thế giới không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Hư không không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Pháp tánh không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Niết-Bàn không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Phật ra đời không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Trí tuệ chư Phật không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Tâm tưởng biết không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Trí sanh khởi không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Thế gian đạo-chủng, pháp-chủng không thể tận, chúng con nguyện cũng không thể tận.

          Nếu mười điều ấy có thể cùng tận, lời nguyện của chúng con mới có thể cùng tận. Mười điều ấy không cùng tận, nguyện chúng con không bao giờ cùng tận.” (*)

         

          Tới đây, vị Thầy trẻ điểm một tiếng khánh. Đại chúng đồng đứng lên, cung kính chắp tay, hướng về Tam Bảo.

          Khi ấy, những cánh cửa đều đang mở rộng. Gió nhẹ thổi qua, làm lung linh những ngọn nến hồng và lay động nếp y vàng ….

          Trời ơi! Gió đang bay lượn trên nếp y vàng của sư-cô vừa dẫn lời nguyện, hay gió đang bỡn cợt trên áo lụa thuở nào!?

          Thực hay mộng!? Quá khứ hay hiện tại!?

          Đôi mắt lữ khách nhạt nhòa lệ ứa, vừa chạm vào ánh mắt sư-cô đang ngước nhìn tôn tượng Di Đà.

 

          Toàn thân lữ khách chợt cứng đơ, như hóa đá.

 

          Tiền thân.

          Phải,

          Lữ khách vừa bắt gặp tiền thân!

 

          TIỀN THÂN TÔI ĐÂY RỒI!

 

          Đoạn cuối, bài thơ kiếp trước đã chấm dứt hành trình trở về Phương Đông của lữ khách miệt mài khổ lụy trong kiếp nhân sinh:

          “Tháng gió,

          Hoa bay, phấn bụi vàng

          Mong manh,

          Áo lụa thoảng hương lan

          Tơ thôi, mà buộc bao oan nghiệt

          Cát bụi vùi nông,

          Tuyệt lộ chàng!”

                                                                                                  

                                                          (Cốc Thảnh Thơi, tháng sáu 2008)

(*) Sám Pháp Lương Hoàng Sám, dịch giả: Thích Viên Giác   

           

---o0o---

 

Cập nhật: 01-10-2008

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 离开娑婆世界 PhẠt dẠy visakha thích chơn 腳底筋膜炎治療 phước ด หน ง A Cười GiẠc 潮阳菩提禅寺 Vu lan nhớ mẹ 佛教与佛教中国化 藏红色 大法寺 愛西市 云南省拆除水箱套什么定额 オンライン坐禅会 长寿和尚 伊人已逝 末法时代 tinh xa ngoc quang phà Pho tượng như người thật ở chùa Quán لالبللاىخهمء لاىىلا ر একব র 大一学期改进措施与下学期计划 八卦山圖書館 vườn 18 ะกะพถพ tín แจก sai ต วเต ม 仏壇の線香の位置 î ï åœ 少先队大队部工作计划 ä çœŸæ³ ç Œ học phật 积极向上的名言警句 พระพ ทธศ ลปาว 阿宗白洛仁波切 白佛言 什么意思 护法 ChẠy Nên 塩谷八幡宮 cũng nhận