Cách đây vừa tròn ba mươi năm
(1968-1998), anh Huy Trâm? Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, lúc ấy làm thẩm phán ở
Gò Công, đón tôi tới nhà anh chơi, thì thi sĩ Bùi Giáng cũng đến Gò Công
và nghỉ lại đây một tối; lần đầu tiên, tôi gặp Bùi Giáng, nhân một đêm
trăng sáng, chủ nhân cho kê bàn ghế ngoài sân, rồi ba chúng tôi cùng
ngồi uống trà, ngắm trăng, Bùi Giáng khẩn khoản yêu cầu tôi nói kinh Hoa
Nghiêm cho ông nghe. Do đấy, tôi đã giảng về nội dung triết lý kinh Hoa
Nghiêm ? bộ kinh lớn của đại thừa Phật Giáo gồm 80 cuốn ? Bùi Giáng tỏ
ra am hiểu và tâm đắc lắm! Khi trở về Sài Gòn, ông thường tới thăm tôi ở
chùa Giác Minh, có thể là nói hàng tháng.
Ông hay lang thang ngoài đường
phố với y phục rất kỳ dị nên bất cứ ai mới nhìn thấy cũng cho ông là
điên khùng?, nhưng điều lạ lùng là mỗi khi cùng tôi đàm luận thì ông rất
bình tĩnh và tỉnh táo, ông, bề ngoài tuy thế mà chiều sâu của tâm- thức
Bùi Giáng thì thật là trong sáng!
Tôi nhớ, khoảng những năm một
1977-1980, có lần, ông bày tỏ muốn xin tôi đi tu ? Tôi thưa: Hoàn cảnh
lúc này chưa thuận lợi, vấn đề "hộ khẩu" là một cản trở lớn, ta hãy chờ
một dịp khác vậy. O?g im lặng. Nhưng tôi biết Bùi Giáng buồn, tuy không
nói ra. Thật tội nghiệp cho một tâm hồn cao thượng muốn nương thân nơi
cửa Phật để nuôi dưỡng cho tâm tịnh, thân an, mong điều hòa cuộc sống mà
suốt mấy mươi năm ông đã gặp nhiều nỗi gian truân, cay đắng của kiếp
nhân sinh. Thầy Mạnh Tử xưa nói: "Khi trời sắp trao vận lớn cho ai, thì
bắt người đó phải khổ cực, ruột héo gan mòn, thiên ma bách chiết, ngày
quên ăn đêm quên ngủ, để thử? chí người đó có bền gan sắt đá chịu đựng
nổi những nỗi đắng cay của cuộc đời để làm tròn trách nhiệm mà sứ mệnh
đã trao cho người ấy". Nói như Mạnh Tử nói (cũng có nghĩa là) tôi mong
cho sự nghiệp văn chương của Bùi Giáng hằng sống mãi với không và thời
gian và với núi sông dằng dặc.
Ngày 6 tháng 8 năm 1985, tôi bị
nhà cầm quyền CS bắt về tội "tổ chức chống cách mạng". Kể từ đó, Bùi
Giáng và tôi xa nhau suốt 9 năm trời đằng đẵng? Khi nhà nước cộng sản
trả tự do cho tôi, chiều ngày 22 tháng chạp năm Quý Dậu (1993) thì, ba
ngày sau sáng sớm này 25, Bùi Giáng tới và viết tặng bài thơ mừng tôi đã
thoát nạn, nguyên văn:
"Trận đầu ký thác Rừng Thiêng
Sông xa ở lại cơn phiền dây dưa
Rải lên đường cỏ mộng thừa
Về thăm Viễn phố tin vừa mới dâng
Nắng hồng trẫm triệu phân vân
Bấm cung lục ngạn thành thân mối buồn
Cập bờ phỉ thúy đúc un
Tầm sương sái diện ?"quên nguồn hóa sinh"
Bùi Giáng - 1993
Riêng có điều tôi ân hận là,
trong thời gian Bùi Giáng bị đau, nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy,
tôi không được biết để tới thăm và an ủi ông, mãi khi linh cữu (đã) do
thân tộc họ Bùi đưa về quàn tại Nghĩa Đường chùa Vĩnh Nghiêm thì tôi và
mấy thầy , cũng là bạn thân của ông, mới biết tới dâng hoa kính viếng và
cầu nguyện cho anh hồn thi sĩ Bùi Giáng, nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ,
sớm siêu sinh cõi Tịnh.
Bùi Giáng đã ra đi vào cõi
thiên thu vĩnh biệt, thân ngũ uẩn trả về cho cát bụi:
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa?
(Mắt buồn - Mưa nguồn)
Nhưng trên tinh thần tư tưởng
nhà thơ thì thật sáng láng bao la, dù biết trần gian này là phiền não,
tối tăm, khổ đau mà vẫn vui vẻ NGUYỆN đi vào cõi người:
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây sống đủ vui sầu
(Phụng Hiến-Bùi Giáng)
Tôi tin tưởng thi sĩ BÙI GIÁNG
vẫn sống hoài trong tâm thức chúng ta. Và dưới đây, xin có câu đối kính
viếng anh hồn thi sĩ BÙI GIÁNG chứng tri:
Nghe tin Bùi thi sĩ ra đi
Ngày tháng Rong Rêu
Cuối hạ Mưa Nguồn
Thần trí bay về cõi Phật;
Chợt nhớ bậc tài hoa lúc sống
Nắng mưa dầu dãi
Ngàn Thu Rớt Hột
Bút nghiêng bỏ lại cuộc đời.
---o0o---
| Mục lục Tác gia?|
Cập nhật ngày: 01-01-2002