Các
pháp đều là không. Tại sao?
Cả
hữu vi pháp lẫn vô vi pháp
đều
không có tướng (đặc tánh) gì.
Vì
chúng không có tướng
nên
chúng đều là không.
Hữu
vi pháp không được hình thành bởi các tướng.
Hỏi:
Cái gì là hữu vi tướng (những đặc tính được
tạo ra)?
Đáp:
Mọi vật đều có hữu vi tướng nào đó. Thí
dụ như cái sừng của một con bò thì nhọn và ở cuối
cái đuôi của nó có cụm lông; đó là tướng của một
con bò. Đáy của cái bình thì bằng phẳng, bụng
nó lớn, cổ nó nhỏ, miệng nó tròn; những điểm
đó là tướng của cái bình. Bánh xe, trục xe, càng
xe, v.v... là những tướng của một cỗ xe. Một
con người có đầu, mắt, thân, xương sống, vai, chân,
tay, v.v... là những tướng của họ. Bây giờ hỏi
rằng “sanh, trú , diệt” là ba tướng của các hữu
vi pháp, vậy chúng là hữu vi hay vô vi?
Hỏi:
Có đêìu gì sai nếu nói rằng tướng là những hữu
vi pháp?
Đáp:
Nếu sanh là một hữu vi pháp, nó phải có ba tướng.
Nếu
sanh là một vô vi pháp, thì làm sao có thể gọi nó
là một hữu vi tướng?
Nếu
sanh là một hữu vi pháp, nó phải có ba tướng (sanh,
trú, diệt), và mỗi thứ trong ba tướng này lại có
ba tướng khác, tiếp tục cho tới vô cùng. Điều
này cũng được áp dụng cho trú và diệt. Nếu
sanh là vô vi pháp, làm sao cái vô vi có thể là tướng
của một hữu vi pháp? Ai có thể biết được sanh
mà không có sanh trú diệt? Sanh, trú, diệt là những
thứ được phân biệt và đều có sanh. Nhưng các
vô vi pháp không thể phân biệt thành sanh, trú và diệt,
cho nên không thể có sanh. Điều này cũng áp dụng
cho trú và diệt.
Sanh,
trú, và diệt là không. Vì vậy hữu vi pháp là
không. Khi mà hữu vi pháp là không thì vô vi pháp
cũng là không, bởi vì có hữu vi nên mới có vô vi.
Vì hữu vi pháp và vô vi pháp đều là không cho nên tất
cả chư pháp đều là không.
Hỏi:
Ngài nói rằng mỗi thứ trong ba tướng lại có ba tướng
khác, cho nên cứ tiếp tục tới vô cùng. Vì vậy,
sanh không thể là một hữu vi pháp. Nhưng người
ta nói:
Sanh
của sanh là từ bản sanh (sự sanh đầu tiên)
Và
bản sanh được sanh ra từ cái đã sanh của cái đã sanh
(Sanh
sanh chi sở sanh/Sanh ư bỉ bản sanh/Bản sanh chi sở sanh/Hoàn
sanh ư sanh sanh)
Khi
một vật (pháp) sanh ra thì có bảy hiện tượng:
(1) pháp, (2) sanh, (3) trú, (4) diệt, (5) sanh của sanh, (6)
trú của trú, (7) diệt của diệt. Trong số bảy hiện
tượng này, bản sanh (sự sanh đầu tiên) có thể sanh
rả hiện tượng khác ngoài chính nó. Và sanh của
sanh có thể sanh ra bản sanh. Rồi bản sanh lại sanh
ra của sanh. Vì vậy, tuy rằng ba tướng này là hữu
vi nhưng chúng không phải vô cùng tận. Trú và diệt
cũng giống như vậy.
Đáp:
Nếu bảo rằng sanh của sanh sanh ra bản sanh, thì làm sao
sanh của sanh có thể sanh ra bản sanh nếu chính nó do bản
sanh sanh ra?
Nếu
nói rằng sanh của sanh có thể sanh ra bản sanh thì làm
sao sanh của sanh có thể sanh ra bản sanh khi bản sanh không
sanh ra sanh của sanh?
Nếu
bảo rằng bản sanh,
sanh
ra sanh của sanh,
thì
làm sao bản sanh
có
thể sanh ra sanh của sanh
nếu
chính nó sanh ra bởi sanh của sanh?
Nếu
bảo rằng bản sanh có thể sanh ra sanh của sanh, và rằng
sanh của sanh (là thứ đã được sanh ra) có thể sanh
ra bản sanh, thì không thể đúng. Tại sao? Sanh
của sanh sanh ra bản sanh cho nên được gọi là sanh của
sanh; nhưng bản sanh chưa được sanh ra, vậy thì làm sao
nó có thể sanh ra sanh của sanh?
Bảo
rằng trong khi sanh của sanh đang được sanh ra nó có thể
sanh ra bản sanh thì cũng không thể đúng. Tại sao?
Khi
sanh của sanh đang được sanh
nó
có thể sanh ra bản sanh
làm
sao nó có thể sanh ra bản sanh
nếu
chính nó chưa được sanh ra?
Khi
sanh của sanh đang được sanh ra, nó có thể sanh ra bản
sanh. Nhưng chính sanh của sanh chưa được sanh ra thì
nó không thể sanh ra bản sanh (nguồn gốc căn bản để
sản sanh).
Nói
rằng khi sanh của sanh đang được sanh ra nó có thể sanh
ra chính nó và cũng sanh những thứ khać, cũng giống
như khi ngọn đèn chiếu sáng thì nó có thể soi sáng
chính nó và những thứ khác, là không thể đúng.
Tại sao?
Trong
đèn tự nó không có bóng tối
nơi
chốn tự nó cũng không có bóng tối.
Sự
diệt trừ bóng tối gọi là soi sáng.
Vậy
đèn có thể soi sáng cái gì?
Thân
đèn tự nó không có bóng tối. Nơi chốn được
soi sáng tự nó cũng không có bóng tối. Nếu không
có bóng tối trong đèn và không có bóng tối ở nơi
chốn thì làm sao người ta có thể nói rằng đèn soi
sáng chính nó và những thứ khác? Sự diệt trừ
bóng tối gọi là soi sáng. Nhưng đèn không diệt
bóng tối của chính nó hoặc bóng tối của những thứ
khác. Vì vậy câu nói của bạn rằng “giống như
ngọn đèn soi sáng chính nó và những thứ khác, sự
sanh tự sanh ra chính nó và những thứ khác” là không
hợp lý.
Hỏi:
Khi đèn được thắp sáng nó có thể diệt bóng tối.
Cho nên, không có sự tối trong đèn hoặc nơi chốn.
Đáp:
Làm
sao có thể diệt trừ bóng tối
bằng
cách thắp sáng ngọn đèn,
khi
đèn được thắp sáng,
nó
không tiếp xúc với bóng tối?