|
.
THIỀN
VÀ KINH LĂNG GIÀ
Nguyên
tác: Suzuki - Việt dịch: Trúc Thiên
|
|
Trong
số những kinh điển được du nhập vào Trung Hoa từ đầu
kỉ nguyên tây lịch, bộ kinh thù thắng nhất trực tiếp hiển
thị yếu môn Thiền, ít ra trong thời đại của Bồ Đề Đạt
Ma, là kinh Lăng Già. Thiền, theo tin tưởng của các bậc Thiền
đức, không dựa vào uy tín của bất cứ giáo điển nào,
mà chỉ trực tiếp gõ vào cái tâm giác ngộ của Phật. Thiền
khước từ tất cả liên hệ với hình thức chủ nghĩa, dưới
bất cứ sự tướng nào; cả đến kinh điển, hoặc tất cả
trước tác khác, thường được coi là thánh giáo, do chính
miệng Phật nói ra vẫn không được ưu đãi gì hơn, như ta
đã thấy, vì coi như không can hệ gì đến sự Thiền chứng.
Bởi vậy, Thiền chỉ quy vào cuộc đối thoại uyên áo giữa
đức Thế Tôn và tôn giả Ca Diếp về câu chuyện "niêm hoa".
Nhưng Bồ Đề Đạt Ma, tổ khai sáng Thiền Đông Độ, trao
kinh Lăng Già cho người đệ tử Trung Hoa đầu tiên là Huệ
Khả, coi đó là bản văn duy nhất đương thời ở Trung Hoa
dạy Pháp Thiền.
Bởi
lẽ Thiền tuyệt đối chủ trương trực ngộ đặt làm cứu
cánh nên có thể lắm Thiền không cần biết đến bất cứ
tài liệu viết nào coi như hoàn toàn không liên quan đến chân
lý; và i chỉ vào đó các Thiền đức không mấy quan tâm đến
việc học kinh Lăng Già. Tuy nhiên, để minh chứng chỗ lập
cước của Thiền cho những người chưa hiểu Thiền, và khao
khát cái học tâm tông, thiết tưởng người ta có thể tùy
tiện viện dẫn vài uy tín bên ngoài, vài nguồn tư tưởng
coi như phù hợp với chân lý Thiền. Đó là lý do tổ Đạt
Ma chọn bộ kinh Lăng Già giữa vô số bộ kinh khác đương
thời có ở Trung Hoa. Ta phải đề cập đến kinh Lăng Già
trong tinh thần ấy vậy.
Hiện
có ba bản Hán dịch Lăng Già. Còn có một bản dịch thứ
tư, nhưng đã thất lạc. Bộ đầu, gồm có bốn quyển, do
Cầu na Bạt đà la dịch vào khoảng năm 113, đời Lưu Tống;
bản dịch thứ nhì gồm có mười quyển, do ngòi bút của
Bồ đề Lưu chi dịch, đời Nguyên Ngụy, vào khoảng năm 513;
còn bản thứ ba, gồm bảy quyển, là của Thực xoa Nan đà
dịch trong đời Đường, vào khoảng năm 700. Chính bản dịch
chót tương đối dễ hiểu hơn, còn bản đầu rất phức tạp,
và chính bản rất phức tạp, rất khó khăn ấy là bản Bồ
Đề Đạt Ma đã trao cho Huệ Khả coi như tâm ấn Phật. Về
hình thức cũng như về nội dung, bản dịch ấy phản ảnh
nguyên tác cổ sơ của bộ kinh, và những luận giải sau này
hiện còn lưu trữ ở Nhật đều căn cứ vào bản dịch ấy.
Đại
khái kinh Lăng Già có những ưu điểm sau đây khác hẳn với
những văn liệu Đại Thừa khác:
1.
Chủ đề nêu lên không được khai triển theo bố cục thông
thường như ở hầu hết các bộ kinh khác (41), toàn bộ là
một loại ghi chú dài vắn khác nhau;
2.
Kinh không đưa ra một phép lạ nào, mà chỉ gồm toàn những
tư tưởng triết và đạo uyên áo liên quan đến chủ đề
của bộ kinh, rất khó lãnh hội, vì cách phô diễn quá sức
tích, và đề tài quá bí ẩn;
3.
Kinh trình bày theo lối đối thoại diễn ra giữa Phật và
bồ tát Đại Huệ, khác với hầu hết các bộ kinh Đại Thừa
khác thường có nhiều nhân vật chánh hơn, ngoài Phật ra không
kể, là người chủ hội đứng lên lần lượt nói Pháp với
từng vị;
4.
Chót hết, kinh không có một thần chú, mật ngữ nào (đà
la ni hoặc mạn đà la) thường được tin là linh ứng. Những
điểm đặc thù ấy đủ tạo cho bộ Lăng Già một chỗ đứng
độc đáo giữa toàn bộ văn học Đại Thừa.
Những
đặc tính nêu trên là tôi dựa vào bản Hánh dịch Lăng Già
đầu tiên của Cầu na Bạt đà la. Hai bản dịch sau có thêm
ba chương là tựa đặt vấn đề cho toàn bộ đẻ khai triển
ở phần chính văn, còn hai chương thêm sau ghép vào phần kết,
một chương ngắn danh cho những thần chú, và một chương,
dùng làm phần kết, thường gọi là phẩm kệ, viết bằng
thơ, và tóm hết đại í bộ kinh. Thế nghĩa là không có chương
nào đúng nghĩa là "lưu thông" theo như thông lệ ở các bộ
kinh khác, và thường chép rằng toàn thể pháp hội nhất tâm
tán thán Phật và nguyện "tín thọ phụng hành".
Chủ
đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa
là cảnh giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý
tối thượng của Đại Thừa giáo. Lạ thật, hầu hết các
học giả nghiên cứu kinh này đều không mấy quan tâm đến
điểm chủ yếu ấy, thường chỉ nhấn mạnh về năm pháp,
ba tự tánh của thực tại, tám thức và hai cái không của
tự ngã (42).
Hẳn
nhiên, Kinh phản ảnh trường phái tâm lí học Phật giáo của
Vô Trước và Thế Thân, chẳng hạn như chủ trương A lại
da thức là chỗ chứa tất cả hột giống nghiệp; tuy nhiên,
điều dẫn chứng ấy, cũng như những điểm khác, thật sự
không phải là trung tâm tư tưởng của bộ Kinh, mà đó chỉ
cốt mượng sự để hiển lý, nhằm minh giải cảnh giới
thánh trí tự giác của chư Phật; pratyamarya jnana. Nên khi bồ
tát Đại Huệ vừa dứt lời tán thán công đức của Phật
trước toàn thể pháp hội, tại núi Lăng Già, Phật liền
tỏ rõ tuyên thuyết chánh đề của bộ kinh. Nhưng trước
hết ta nên dẫn bài tán của bồ tát Đại Huệ, vì đó là
bài kệ đúc kết tất cả tinh hoa của Đại Thừa giáo, và
đồng thời cũng làm chứng lời quyết đoán của tôi về
sự dung thông giữa Giác Ngộ (Trí) và Tình Thương (Bi). Bài
tán như vầy:
Thế
gian li sanh diệt
Do
như hư không hoa
Tri
bất đắc hữu vô
Nhi
hưng đại bi tâm.
Nhất
thiết pháp như huyễn
Viễn
ly ư tâm thức
Tri
bất đắc hữu vô
Nhi
hưng đại bi tâm.
Viễn
li đoạn thường
Thế
gian hằng như mộng
Tri
bất đắc hữu vô
Nhi
hưng đại bi tâm.
Tri
nhân pháp vô ngã
Phiền
não cập nhĩ diệm
Thường
thanh tịnh vô tướng
Nhi
hưng đại bi tâm.
Nhất
thiết vô niết bàn
Vô
hữu niết bàn Phật
Vô
hữu Phật niết bàn
Viễn
li giác sở giác.
Nhược
hữu nhược vô hữu
Thị
nhất thiết câu li
Mâu
ni tịch tĩnh quan
Thị
tắc viễn ly sanh
Thị
danh vi bất thủ
Kim
thế hậu thế tịnh.
Nghĩa:
"Khi quán tưởng thế gian này bằng trí và bi, người sẽ thấy
nó giống như hoa đốm giữa trời, không thể nói nó có sinh
ra, hay bị diệt đi, vì cả hai phạm trù "có" và "không" đều
không dùng được ở đây.
"Khi
quán tưởng muôn vật bằng trí và bi người sẽ thấy nó
như ảo giác, ngoài sức lãnh hội của tâm thức, cũng không
thể nói nó "có" hoặc "không", vì cả hai phạm trù đều không
dùng được ở đây.
"Khi
quán tưởng thế gian này bằng trí và bi, người sẽ thấy
nó như chiêm bao, không thể nói nó là hằng hữu bất biến
(thường kiến) hoặc trầm vong trong hư vô (đoạn kiến) cũng
không thể nói nó "có" hoặc "không", vì cả hai phạm trù đều
không dùng được ở đây.
"Khi
quán tưởng pháp giới bằnt trí và bi, người sẽ thấy tất
cả đều bổn lai thanh tịnh, vô nhiễm (vô tướng), không
tự tánh (vô ngã) trong không có thế giới chủ quan (nhân)
gây phiền não chướng, ngoài không thể giới khách quan (pháp)
gây sở tri chướng (nhĩ diệm).
"Khi
người lìa cả hai tướng đối đãi người giác và quả vị
giác (giác, sở giác) người sẽ thấy không đâu có niết
bàn, không có Phật nào ở niết bàn, không có niết bàn nào
của Phật.
"Khi
người quán tưởng thể tánh vắng lặng của Mâu Ni, tự tại
ngoài vòng sanh diệt, không chấp "có", không chấp "không",
cả hai phạm trù luận lí đều trừ bỏ, ắt không nắm giữ
gì nữa, và đưọc thanh tịnh ngay ở đời nay và đời sau.
Nghe
xong Phật liền bảo: "Nầy, Bồ đề tử, hỏi gì hỏi đi.
Tôi nói cho ông nghe cảnh giới tâm chứng của tôi, tức là
chỗ chứng trí sở hạnh xứ của Phật Đà (pratyatma gati gocharam)".
Thật quá dứt khoát, không còn chối cãi được về chủ đề
của Lăng Già. Thảng hoặc trong khi minh thị chủ đề, Phật
có gợi lên "năm pháp, ba tánh, v.v...", âu chỉ là việc tùy
duyên thôi.
Hai
bản dịch sau, như đã nói trước, có vài chương phụ, chương
đầu có mười mục và chương sau mười tám mục, còn bản
dịch cổ nhất của Cầu na Bạt đa la chỉ độc một chương,
và mang một tên bao quát hết tác phẩm là "Nhất thiết Phật
ngữ tâm". Chương thêm đầu, không có trong bản của Bạt
Đà La, đặc biệt ghi lại cuộc đối thoại giữa Phật và
vua quỉ Dạ Xoa, ở cù lao Lăng Già, đại khái bao gồm hết
nội dung bộ kinh. Số là trên đường thuyết pháp ở cung
vua Hải Long về, Phật thấy thành Lăng Già, mỉm cười và
bảo rằng chính tại thành nầy chư Phật quá khứ từng tuyên
thuyết về thánh trí tự giác của Như Lai, là pháp vượt
ngoài luận lí phân tách, mà cũng không phải là chỗ tâm đắc
của hàng ngoại đạo, thanh văn hoặc bích chi Phật. Rồi Phật
thêm rằng vì lẽ đó Phật sẽ nói pháp ấy cho vua quỉ Dạ
Xoa. Nghe nói, vua quỉ bèn đem toàn phẩm vật quí giá cúng
dường Phật và tán thán hành quả và công đức của Thế
Tôn: "Bạch Thế Tôn, xin Ngài dạy tôi cái học tâm tông, (43)
dạy tôi giáo lý vô ngã, vô nhiễm, vô trước, giáo lý thành
tựu tự tâm vi diệu của Ngài".
Cuối
chương Phật xác định lại giáo lý tự giác, tức sự Chứng
Đạo của Phật, như vầy:
"Đó
cũng như nhìn thấy bóng mình trong gương hoặc trên nước,
cũng như nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại
nữa, cũng như nghe tiếng nói của mình dội lại trong thung
lũng; hễ vọng cầu thì có vọng tưởng phân biệt phải trái;
hễ có phân biệt phải trái thì không thoát khỏi thế kẹt
hai đầu, tự nhiên chấp cái phải, nên tinh thần không thể
"tịnh" được. Tịnh có nghĩa là lắng sạch hết sở cầu
(hoặc hòa đồng với muôn vật); và lắng sạch hết sở cầu
có nghĩa là đi sâu vào định, tự đó phát sanh thánh trí
tự giác, và đó tức là Như Lai Tạng: Tathagatagarba."
Những
dẫn cứ trên đủ minh giải tại sao Bồ Đề Đạt Ma đặc
truyền Bộ Kinh ấy cho môn ồ tu tập Thiền. Để thêm một
ấn tượng mạnh cho độc giả về ảnh hưởng trọng đại
của Kinh Lăng Già trong sự khảo sát Thiền sử Ấn Độ và
Trung Hoa, tôi xin trích dẫn thêm vài đoạn văn phô diễn cảnh
giới Như Lai tự giác thánh trí trong bộ kinh.
Theo
kinh, Thích Ca Mâu Ni chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh
giác, thành Phật, bằng cách vượt ngoài cả hai thiên chấp
"có" và "không" (nasty-asti-vikalpa). Cái lầm căn bản là ở
đó chấp cái hai - cần phải xả trừ trước hết để đạt
tới cảnh giới tự giác. Lầm bởi không nhận thực được
tướng không (sunya) tướng vô sanh (anutpada) tướng vô bất
(advaya) và tướng vô tự tnáh (nihsvabhavalakshana) của muôn
vật.
"Không"
có nghĩa là muôn vật đều hoàn toàn tùy thuộc lẫn nhau mà
hiện khởi (duyên sanh), không đâu có cả thể biệt lập,
và nếu phân tách đến chỗ cùng lý thì không vật nào sai
khác với vật nào hết, nên kinh nói: Sva-para-ubhaya-abhavat,
nghĩa là "chẳng phải là chính nó, chẳng phải là cái khác,
mà cũng chẳng phải là cả hai"(44).
Vô
sanh có nghĩa là muôn vật chẳng phải sanh ra từ chính nó,
mà cũng chẳng phải sanh ra từ cái khác, ngoài nó.
Vô
bất (45) là nói vì lý do liên hệ với nhau nên phủ nhận
cá thể coi như là tự tánh tuyệt đối, không vật nào trong
thế gian giữ nguyên bản vị bất biến ngoài vòng nhân duyên
(điều kiện) tương thuộc tương sanh; trên thực tế, tự
tại tức sinh thành, hằng tức chuyển vậy (46).
Vì
những lý do ấy, ta chỉ có thể chứng vào thực tại của
Giác Ngộ bằng cách siêu hóa cái thân phận trói buộc đầu
tiên của trí thức suy luận, tức là, theo kinh Lăng Già, vượt
qua cái tệ bịnh biến kế chấp (parikalpa) hoặc vọng tưởng
(vikalpa). Cho nên một mặt kinh Lăng Già luôn luôn cảnh giác
ta trước cái vikalpa ấy, tức khuynh hướng phân tách của
trí óc, hoặc có thể nói cái cố tật nhị nguyên ăn sâu
vào ý thức của ta; một mặt không ngớt nêu cao cảnh giới
tự giác tự ngộ cần chứng vào bằng cách siêu việt lên
khuynh hướng căn bản ấy.
Siêu
việt lên thân phận của trí thức tức thành tựu thánh đế
đệ nhất nghĩa - paramartha satya - nghĩa là thực tại tối
thượng, và trên phương diện chủ quan cũng tức là thánh
trí tự giác của Như Lai - pratyatma jnana; và đó cũng là lý
tánh thường hằng phổ quát của vũ trụ - paurana sthiti dharmata.
Thực tại tâm chứng ấy mang nhiều tên khác nhau, đạo đức,
tâm linh, tri thức, thực tiễn, và tâm lý. Bồ đề là Giác,
đó là danh từ thông dụng nhất trong văn học Đại Thừa
cũng như tiểu thừa, và chỉ vào cái tâm xả trừ hết vô
minh; còn danh từ Chân Như hoặc Như Như - tathata- hoặc Chân
Tánh - bhutata - nặng sắc thái siêu hình hơn. Danh từ Niết
Bàn chỉ một trạng thái của tâm bặt hết khuấy động của
phiền não. Như Lai tạng - tathagata garba - nặng về tâm lý
hơn là bản thể. Chữ Tâm - cita - dùng như những chữ thuộc
loại ý thức, mạt na thức và những thứ thức giác khác,
không bao giờ đồng nghĩa với "bồ đề" hoặc "thánh trí
tự giác", trừ phi ghép trước nó một tĩnh từ chỉ sự trong
sạch như chân tâm, giác tâm, v.v... KHÔNG - sunyata - có phần
tiêu cực hơn, và đặc biệt có tánh cách nhận thức luận;
nhiều trường phái Phật giáo, nhất là tông phái Bát Nhã,
rất chuộng danh từ nầy; và trong kinh Lăng Già như ta thấy,
cũng rất thông dụng chữ "không" ấy. Song lẽ, tôi thiền
nghĩ khỏi cần lưu ý về giá trị những chữ đồng nghĩa
ấy, chẳng qua chỉ là những tấm bản chỉ con đường tự
chứng giác ngộ.
Ngoài
ra có vài câu đắc dụng đánh dấu tư tưởng chủ yếu của
bộ Kinh Đại Thừa ấy, Trên thực tế, hễ nắm vững mấy
câu ấy cùng với tinh nghĩa của hai từ ngữ tâm lý học "tâm"
(citta) và "thức" (vijnana) thì toàn thể giáo lý Thiền bàng
bạc trong Kinh sáng trưng lên, và nhân đó lộ rõ luôn y hướng
căn bản của tư tưởng Đại Thừa. Đó là những câu sau
đây, trở đi trở lại luôn dưới mắt người đọc:
"Vag
vikalpa ahita" hoặc "Vag akshara parativikalpanam vinibata" hoặc "sasvata
uccheda sad asad drishti vivarjita". Hai câu đầu có nghĩa là thực
tại tối thượng (đệ nhất nghĩa) là cái sở đắc của
thánh trí tự giác, không phải là cảnh giới do lời nói (ngôn
thuyết) và lý trí suy luận (vọng tưởng) mà biết được;
câu thứ ba nói rằng cảnh giới tự giác của Phật đà không
cầu được bằng những cái thấy phân biệt, hai bên, thấy
thường thấy đoạn, thấy có thấy không.
Đôi
khi, bộ Kinh còn vút lên những lời tha thiết:
"Này
Đại Huệ, kinh nói ra là tùy căn cơ của chúng sanh nên không
hiển thị được chân lý "như thị"; lời nói không hiển
thị được cái như thực. Đó giống như những dương diễm
(mirage) phỉnh gạt lũ thú khác nước vọng thưóng tìm nước
uống ở chỗ không hề có nước; cũng vậy, lời dạy của
Kinh là nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng của phàm phu nên
không hiển thị được thực tại, tức cứu cánh của thánh
trí tự giác. Này Đại Huệ, nên nương theo nghĩa, chớ chấp
vào ngôn từ và giáo thuyết".
Tựu
trung, những tĩnh từ và thành ngữ trên ngụ ý rằng không
thể bàn nghĩ gì được về sự chứng ngộ hoặc tự giác,
rằng sự tự giác ấy phải tự tâm chứng lấy ngoài tất
cả lời dạy của Kinh điển hoặc sự giúp đỡ của người
khác. Vì tất cả những gì cần cho con người để đạt tới
"cảnh giới thánh trí tự giác" đều sẵn đủ trong con người,
song bị điên đảo vì những vọng tưởng chấp trước xông
ướp (huân tập, tập khí) trong tâm từ đời vô thỉ. (47)
lần có sự khai ngộ trực tiếp hoặc đơn truyền của chư
Phật; tuy nhiên, cả đến chư Phật cũng không thể đánh thức
ta đưa vào cảnh giới tự giác trừ phi ta tập trung hết khí
lực bình sinh vào tâm nguyện tự mở trói. Nên Kinh đề cao
phép tham thiền làm phương tiện chứng tâm.
Song,
thiền Lăng Già khác hơn các thứ thiền thông dụng trong văn
học Tiểu Thừa, tức là những thứ thiền được trình bày
ở chương trước đây.(48) Kinh nầy phân biệt bốn thứ thiền
là:
-NGU
PHU SỞ HÀNH THIỀN: Đây là thứ thiền ngu phu, như thanh văn
duyên giác với ngoại đạo, dùng để tu hành. Họ quán cái
lý chúng sanh vô ngã, thế giới vô thường, bất tịnh, khổ,
rồi chấp dính vào những tư tưởng ấy kì cho đến chứng
nhập trong cái định diệt tưởng. |