|
.
THIỀN
SƯ WOLFGANG KOPP
Tâm
Thái
|
|
Thiền
sư Wolfgang Kopp, người Đức, sinh năm 1938, là đệ tử truyền
pháp của thiền sư Nhật Bản Soji Enku Roshi, đã sáng lập
Trung tâm Thiền Đạo (Tao Ch’an Center) tại Wiesbaden, Đức
quốc. Sư có 2 tác phẩm đã được dịch từ tiếng Đức
qua tiếng Anh là: (1) Free yourself of Everything – Radical guidance
in the spirit of Zen and Christian Mysticism, nhà xuất bản Charles
E. Tuttle Co. năm 1994; (2) Zen beyond all words – A western Zen master’s
instructions, cùng nhà xuất bản, năm 1996.
Theo
lời giới thiệu của ban biên tập, gồm các đệ tử của
sư, thì từ thủa niên thiếu, sư đã có chí đi tìm chân lý,
bắt đầu từ khoa triết học, Ấn Độ giáo và Phật giáo
Tây Tạng. Khi đến thiền đường của thiền sư Soji
Enku Roshi tại Nhật thì sư đã quyết định ở lại đó để
tu học Zen (Thiền tông). Sau này khi được chấp nhận là đệ
tử truyền pháp thì sư trở về Đức và lập ra Trung tâm
Thiền Đạo tại Wiesbaden. Giáo lý của sư chủ yếu là áp
dụng đường lối Thiền tông của các vị tổ Trung hoa
như Mã Tổ, Bách Trượng, Hoàng Bá và Lâm Tế. (Như vậy cho
thấy là sư thuộc tông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) chứ không phải
tông Tào Động (Nhật: Sōto). Tại Nhật tuy Zen được phát
triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, người Nhật vẫn tôn trọng
giáo pháp các vị tổ sáng lập Thiền tông Trung Hoa).
Bài
viết này xin giới thiệu cuốn “Zen beyond all words”, tạm
dịch “Thiền tông ngoài tất cả ngôn ngữ”. Cuốn này viết
bằng tiếng Đức năm 1993, do Barbara Wittenberg-Hasenauer dịch
ra tiếng Anh năm 1996. Cuốn này ghi lại một số các bài thuyết
pháp tại Trung tâm Thiền Đạo Wiesbaden, Đức quốc, trong năm1992,
do các thiền sinh ghi chép gồm có 16 bài.
Nguyên
trang đầu cuốn sách này chỉ dành ghi lời dạy của thiền
sư Hoàng Bá (?-850):
“Zen
is beyond all words.
Away
with all thinking and explaining,
There
is only mysterious silent understanding and no more.
Zen
Master Huang Po”
(dịch:
Thiền tông ngoài tất cả ngôn ngữ, xa lìa mọi suy tính, giải
thích, thì chỉ có cái hiểu biết nhiệm mầu vắng lặng
và không có gì khác. Thiền sư Hoàng Bá)
Tên
cuốn sách được đặt theo câu nói của thiền sư Hoàng Bá
chứng tỏ sư Wolfgang Kopp đặt trọng tâm về giáo pháp của
Hoàng Bá. Mỗi bài thuyết pháp thường lấy một câu trong
các ngữ lục của các tổ hoặc các danh nhân để làm đề
tài của bài pháp. Phân nửa số đề tài đó được trích
từ ngữ lục của Hoàng Bá.
*
Trong
bài pháp "Tất cả chỉ là Một Tâm", sư giảng
về câu nói của Hoàng Bá: “Chư Phật cùng tất cả
chúng sanh chỉ là Một Tâm, không có pháp khác.”
Câu
này đã làm đảo lộn những suy nghĩ, lý luận thông thường
của chúng ta. Bây giờ lấy một thí dụ để cho dễ hiểu.
Hãy tưởng tượng một số lớn các bong bóng xà bông bay lơ
lửng trong không trung. Những gì chúng ta nhìn thấy là hình
thức bên ngoài - những bong bóng nhiều mầu sắc, được thí
dụ như là các chúng sinh. Thực ra cái khoảng không, ở ngoài
cũng như ở trong các bong bóng đó, đều như nhau. Tâm phân
biệt của chúng ta đã phân chia là trong hay ngoài, một hay
nhiều. Chúng ta chỉ nhận biết cái hình tướng của những
quả bong bóng đó: lớn nhỏ, mầu sắc … Khi những quả bong
bóng đó nổ rồi thì những hình tướng đó biến mất và
chỉ còn cái Một Tâm thể hiện. Một Tâm này là thực tại
của tự tánh, không sanh, không diệt. Khi quả bong bóng nổ,
chỉ có cái vỏ là diệt, cái vỏ đó chỉ là một quá trình
hóa học đã tạo ra hình tướng của bong bóng, mà không có
một thực thể nào. Còn khoảng không gian ở trong quả bong
bóng, cũng như khoảng không gian ngoài quả bong bóng, không
có diệt.
Khoảng
không gian đó được dùng làm thí dụ cho bản thể của chúng
ta. Cái bản thể đó bao gồm tất cả, không sanh không diệt,
vô thủy vô chung. Cái đó bất tư nghì, không thể chỉ định
bằng tâm phân biệt đối đãi của chúng ta. Khi nói Một Tâm
như thế này, hoặc như thế kia là chúng ta mắc vào vòng phân
biệt, cũng như sa vào một cái lưới, hoặc gặp một mớ
chỉ rối, càng tháo gỡ càng mắc kẹt. Cũng lấy một thí
dụ khác cho dễ hiểu, cái Một Tâm đó ví như tấm màn ảnh
tại rạp chiếu bóng, nó tiếp nhận mọi hình ảnh được
rọi vào đó cho ta có cảm tưởng thấy mọi sự vật hoạt
động, nhưng màn ảnh không có gì thay đổi cả.
Chúng
ta thường có cái khuynh hướng cho rằng có một cái "ngã",
có người đang suy nghĩ, tạo ra những ý nghĩ, có một trung
tâm điều khiển. Nhưng thật ra đó chỉ là sự tác động
lẫn nhau của năm uẩn làm cho ta có ảo tưởng là một cái
"ngã" có thực. (Chớ nghi năm ấm làm tâm, năm ấm không ngã
cũng không chủ, cho nên tâm nầy không ngã cũng không chủ.
– “Hoàng Bá - Truyền Tâm Pháp Yếu”) Ngày nay nhiều người
ưa nói về việc phải diệt trừ cái "ngã", nhưng họ không
thấy rằng cái "ngã" đó chỉ là một tiến trình, một hiện
tượng.
(Ghi
chú: danh từ Một Tâm mà thiền sư Hoàng Bá thường dùng là
để chỉ chỗ cứu cánh trong đạo Phật. Chỗ đó mang nhiều
tên khác nhau trong kinh điển như: Pháp thân, Pháp giới, Chân
tâm, Như lai, Niết bàn, Tâm địa, Như lai tạng, Viên giác
… Còn Thiền tông có khi dùng những tên như tự tánh, bản
lai diện mục, vị chân nhân, đàn không dây, …)
Hoàng
Bá có nói: "Cái ở ngay trước mặt các ông đó là Một Tâm.
Nhưng khởi nghĩ về cái đó là đã sai lầm rồi". Làm sao
cái ở ngay trước mặt chúng ta là Một Tâm? Bởi vì tất
cả mọi vật đều là Một Tâm thể hiện theo tướng mà chúng
ta nhận biết. Cái chuông này, bàn thờ Phật, cái đèn tất
cả những gì ta nhìn thấy đều từ thực tại của Một Tâm.
Một Tâm ở ngay trước mắt chúng ta dưới những hình tướng
khác nhau. Tâm không phải là đối nghịch với sắc, vật chất,
mà chính là bản chất của sắc. Nó là thực chất của tất
cả những gì là sắc là hình tướng. Hình tướng tự nó
không có một thực thể nào. Đó là điều mà đạo Phật
gọi là Không (shunyata). Mọi vật đều Không. "Sắc tức thị
không, không tức thị sắc" như trong Tâm Kinh đã ghi. Tất
cả chỉ là một, không có hai. Vì cái tâm phân biệt đối
đãi của chúng ta nên phân biệt: người thấy, sự thấy và
vật bị thấy. Như vậy là phân chia làm ba, nhưng thực ra
chỉ là một. Ngoài Một Tâm ra, không có gì khác nữa.
*
Trong
bài pháp "Đốn ngộ" sư nêu câu nói của Hoàng Bá làm chủ
đề:
"Nếu
một phàm nhân khi sắp lâm chung, thấy được ngũ uẩn đều
không thì ngay đó giác ngộ"
(Ghi
chú: nguyên văn trong cuốn Truyền Tâm Pháp Yếu- Thiền sư
Hoàng Bá: "Phàm nhơn khi sắp mạng chung chỉ quán năm uẩn
đều không, bốn đại vô ngã, chơn tâm không tướng, chẳng
đi chẳng đến, khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi tử tánh
cũng chẳng đi, yên lặng tròn bặt, tâm cảnh nhất như. Chỉ
hay quán như thế, liền đó chóng liễu ngộ, chẳng bị ba
đời ràng buộc, bèn là người xuất thế."- HT Thích Thanh
Từ dịch)
Câu
nói đó của Hoàng Bá chỉ ngay vào trọng tâm của Thiền tông.
"Phàm nhân" là một người thường, không phân biệt người
đặc biệt nào hoặc người có khả năng nào, mà là bất
cứ người nào. Chúng ta có thói quen liên kết những suy nghĩ,
ký ức của riêng mình là cái "ngã" cá nhân riêng biệt. Việc
đó tạo ra ảo tưởng mình là một thực thể độc lập,
cách biệt với ngoại cảnh. Kinh có dạy: ngũ uẩn đều Không.
Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành,
thức cũng đều như vậy. Cho nên nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,
ý cũng đều Không. "Không" nghĩa là không có một thực thể.
Tất cả chỉ đều là hiện tượng, không phải là thực tại
(reality). Cũng ví như những ảo ảnh trong sa mạc, tuy nhìn
thấy cây cối, hồ nưóc, nhưng thực tế không có vậy, đó
chỉ là hiện tượng thôi.
Khi
thấy được ngũ uẩn là Không thì tức khắc những tình chấp
từ trước tức khắc tan biến. Người khi lâm chung thường
thấy là ngoại cảnh bắt đầu mờ dần, không có gì để
bám víu nữa. Tất cả một cuộc đời, cả một quá khứ
chỉ còn lại là một ký ức. Cái "ngã" được ví như một
chuỗi hạt trai sâu bằng một sợi dây, khi dây đứt thì những
hạt trai rơi rớt khắp nơi, không còn là chuỗi hạt trai nữa.
Những tư tưởng cận tử của người lâm chung thường bị
chi phối theo những thói quen, những ham muốn từ trước nên
rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự tái sanh và tiếp tục
vòng luân hồi. Nhưng nếu khi đó mà thấy được ngũ uẩn
đều không thì những bám víu, ham thích từ trước đều tự
tan biến.
Câu
hỏi là tại sao lại phải chờ đến lúc lâm chung mà không
ngay từ bây giờ thực hiện cái "chết huyền bí". Đó chính
là pháp thực hành tại thiền đường này, thực hiện được
cái chết huyền bí đó.
Nay
các bạn còn có khả năng suy nghĩ sáng suốt và tự mình quyết
định được thì nên xả bỏ hết và hoàn toàn thể nhập
vào "hiện tiền",nơi đây và lúc này (here and now), được
vậy thì không gian và thời gian sẽ tan biến hết. Và lúc
đó cái màn chiếu bóng của Một Tâm sẽ hiện nguyên hình.
Thiền
sư Hakuin (Bạch Ẩn), thế kỷ thứ 18 (được coi như vị tổ
của tông Lâm Tế tại Nhật) có nói:
"Tất
cả chúng sanh bản lai là Phật. Cũng như nước và nước đá,
không có nước đá nào mà không có nước, không có chúng
sanh nào mà không có Phật."
Ghi
chú: Nguyên văn: "Tất cả chúng sinh bản lai là Phật, Cũng
như băng với nước, Ngoài nước, không đâu có băng, Ngoài
chúng sinh, tìm đâu ra Phật? " (Trúc Thiên dịch)
Tất
cả chỉ là Một Tâm. Không có gì mà không phải là Một Tâm.
Ví như thợ làm đồ gốm, từ đất sét người đó tạo ra
đủ thứ: chén, bình hoa, nồi … đủ hình dạng, nhưng thể
vẫn chỉ là đất sét. Nghiệp tạo ra muôn hình tướng, nhưng
thể (đất sét) chỉ là Một Tâm. Như vậy tại sao không nhận
thức bản thể của Tâm. Hãy buông xả hết tất cả, loại
trừ mọi hình tướng bên ngoài để thấy được bản thể
của mình. Chỉ dản dị vậy thôi, thật là quá dản
dị.
Sóng
hỏi biển cả: "Tôi là ai?" Biển cả trả lời: "Ta là ngươi".
Tất cả chúng ta là biển cả.
Soji
Enku (sư phụ của sư) thường nói: "Khi niệm khởi thì
trí huệ ngưng". Cho tôi tiếp: "Khi niệm ngưng thì
thực tại hiện rõ". Hãy thực hành vô niệm và chết
như cái chết huyền bí (mystical death). Một vị thiền sư xưa
có nói: "Chết đi, rồi làm việc gì cũng tốt". Đó không
phải là một triết lý mà là sự thực. Khi mà các bạn chú
tâm vào cái chết thì các bạn được một đời sống
vĩ đại. Lúc đó các bạn có thể nhẩy lên và la lớn: "Ha!
Bây giờ tôi đã biết. Tất cả chỉ là huyễn ảo và giả
dối. Không có trói buộc, không có giải thoát. Không có cõi
ta bà, không có Niết bàn. Tất cả là "mu" (tiếng Nhật nghĩa
là Không)". Nhưng cũng đừng bám vào Không, kẻo lại trở
lại vòng kẹt như trước. Buông xả hoàn toàn. Các bạn không
cần phải làm gì hơn là trở về với bản thể của mình.
Lúc đó "bộ mặt thật của mình" (bản lai diện mục) trước
khi mình được sanh ra sẽ thể hiện sáng chói. (Ghi chú: câu
"bản lai diện mục" trích trong kinh Pháp Bảo Đàn của Lục
tổ Huệ Năng).
*
Trong
bài pháp "Không có gì phải tìm kiếm", sư lấy
chủ đề câu nói của Hoàng Bá:
"Theo
nghĩa rốt ráo thì Phật tánh (Buddha nature) của chúng ta không
có một chút gì. Nó rỗng suốt, ở khắp mọi nơi, thanh tịnh.
Đó là một niềm an lạc rực rỡ và nhiệm mầu. Chỉ có
thế thôi."
(Ghi
chú: Nguyên văn trong cuốn Truyền tâm pháp yếu của Hoàng
Bá:
"Chỉ
một tâm nầy, trọn không có pháp bằng hạt bụi nhỏ có
thể được, tức tâm là Phật. Trên quả Phật sẵn có, thật
không một vật, rỗng suốt vắng lặng sáng sủa, nhiệm mầu
an lạc." - H.T. Thích Thanh Từ dịch.)
Phật
tánh ở khắp mọi nơi, vắng lặng và thanh tịnh. Vì nó ở
khắp mọi nơi nên không cần phải tìm cầu ở đâu cả. Cố
tìm cầu là do lỗi ở vô minh. Chúng ta tìm cầu vì cho rằng
cái thực tại tuyệt đối đó chỉ đạt được do sự tìm
cầu. Không biết rằng càng cất công tìm thì nó lại càng
xa. Các tôn giáo, các nhà triết học cho rằng phải làm thế
này, thế kia, phải tu khổ hạnh, nghiên cứu học hỏi, phải
hành pháp này pháp kia … Thiền tông, trái lại, chỉ thẳng
ngay vào cái bản thể của mỗi người. Thực tại tự
biểu hiện ngay khi các bạn thấy rằng không có gì phải tìm
cầu. Không lẽ mình lại đi tìm cầu cái bản thể của chính
mình, bản thể đó chính là Một Tâm. Càng cố gắng mong đắc
được gì, đạt được gì thì lại càng xa bản thể, bản
chất của Tâm.
Phật
tánh không thay đổi, đó là bản thể của toàn thể vũ trụ.
Dù bạn đi đâu, đứng ở đâu, Phật tánh cũng hiện tiền.
Tại sao lại phải chạy đi khắp nơi để tìm cầu khi lúc
nào nó cũng ở ngay trước mắt.
Nguồn
an lạc rực rỡ, nhiệm mầu chỉ đến với chúng ta khi nào
chúng ta buông xả được hết những khái niệm suy tư, những
thái độ xét đoán như chấp hoặc bỏ, phải và trái, nói
tóm lại là cái tâm phân biệt đối đãi hai bên mà chúng
ta sử dụng từ trước đến nay.
Nguồn
an lạc đó không phải là điều ta có thể tạo ra được.
Nó chỉ đến khi nào ta buông xả tất cả những gì ta cho
là quan trọng, những tin tưởng rằng thân này, suy nghĩ này
thuộc về ta. Nhưng sự buông xả này không phải là một hành
động cố ý tạo ra, vì khi ta cố ý buông xả thì ta lại
bị vướng mắc vào cái "buông xả" đó. Hãy để mọi
thứ tự nó "như vậy" (as it is) thì sự an lạc tự hiện.
Để
mọi thứ tự nó như vậy nghĩa là không áp đặt những tiêu
chuẩn đạo đức, khái niệm, khuôn khổ, điều kiện … lên
trên những điều ta thấy biết. Đừng có kìm hãm, đừng
có dán nhãn, đừng có xét đoán. Chỉ chú trọng vào bản
thể của Tâm. Và như vậy có nghĩa là như như (suchness, tiếng
Phạn là tathata). Cũng vì vậy mà đức Phật được tôn sưng
là Như Lai, người đã hoàn toàn giác ngộ.
Giác
ngộ là được giải thoát khỏi những tri chướng, thoát khỏi
cách nhìn sai lầm đối với sự vật. Nếu ta chỉ biết tiếp
tục cố chấp hoặc tìm cách thoát khỏi những sự vật thì
sẽ mãi mãi ở trong vòng luẩn quẩn. Điều cần là phải
sửa đổi cách nhìn sai lầm đối với sự vật. Các bạn
có thể ngồi thiền, học kinh vân vân, đều là tốt cả.
Nhưng Thiền tông thì lại khác, dùng thanh gươm bén của ngộ
đạo để trừ ngay tận gốc sự mê lầm. Cũng như khi muốn
bứng cây nào thì chặt ngay tận gốc chứ không chặt lá,
cành từ ngọn trước rồi tới gốc sau.
Đó
là chánh đạo và cũng là pháp độc nhất mà tôi có thể
truyền lại cho các bạn. Hoàng Bá có nói: "Tâm này lúc nào
cũng trong sáng rực rỡ, vì vậy chỉ cần cắt bỏ màn vô
minh của những vọng tưởng cũ. Hãy dứt hết tất cả." Chắc
có bạn bắt đầu nghĩ: "Trước hết tôi có cái xe nhỏ và
cũ, như vậy tôi từ bỏ dự định mua cái xe mới …" Đó
chính là lỗi lầm mà tôi mới nói, chúng ta ưa làm những
chuyện như chặt cây từ lá cành trước rồi mới chặt tới
gốc. Muốn giải quyết cho đến cùng thì phải thấy gốc
của vấn đề, đó là cái ngã của chính mình. "Ngã" là nguyên
nhân của tam độc "tham, sân, si". Cần phải dứt khoát với
cái "ngã" để thể nhập với bản thể của Tâm mình. Không
có con đường nào khác. Hãy tỉnh ngủ đi, đừng có bám níu
vào khuôn mẫu của những thành kiến cố định, những quan
niệm về xã hội, luân lý, và đừng có xét đoán phải/trái,
đúng/sai. Hãy để mọi sự "như thế".
|