|
.
LỤC TỔ
HUỆ NĂNG: PHÁP MÔN VÔ NIỆM
Tâm
Thái
|
|
Có
hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ
Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ
Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền
tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất
nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày
nay . Cuốn Pháp Bảo Đàn kinh ghi về cuộc đời của tổ Huệ
Năng cùng những bài pháp của tổ rất đầy đủ. Pháp tu
của tổ Huệ Năng được ghi rõ là:
"Vô
niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc."
Trước
khi tìm hiểu về pháp môn Vô niệm xin đọc phần trích dẫn
lời giảng của Lục tổ và các thiền sư:
Pháp
Bảo Đàn kinh :
"vô
niệm là đối với niệm mà không niệm",
"đối
trên các cảnh tâm không nhiễm gọi là vô niệm. Đối
trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh
tâm. Nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ, niệm phải trừ hết,
một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác, ấy là
lầm to",
"Này
Thiện tri thức, thế nào lập vô niệm làm tông? Chỉ vì miệng
nói thấy tánh, người mê ở trên cảnh có niệm, trên niệm
lại khởi tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng từ đây
mà sanh",
"Này
Thiện tri thức, vô là vô việc gì? niệm là niệm vật nào?
Vô đó là không có hai tướng, không có các tâm trần lao;
niệm là niệm Chân như Bản tánh. Chân như tức là thể của
niệm, niệm tức là dụng của Chân như, Chân như Tự tánh
khởi niệm, không phải mắt tai mũi lưỡi hay khởi niệm,
Chân như có tánh cho nên khởi niệm, Chân như nếu không có
tánh thì mắt tai sắc thanh chính khi ấy liền hoại."
"Này
Thiện tri thức, Chân như Tự tánh khởi niệm, sáu căn tuy
có thấy nghe hiểu biết mà không nhiễm muôn cảnh, mà Chân
tánh thường tự tại, nên kinh nói “hay khéo phân biệt các
pháp tướng mà đối với nghĩa đệ nhất không có động”.
"Sao
gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm
trước, ấy là vô niệm, dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng
không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm
khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm
không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt, tức là
Bát-nhã tam-muội, tự tại giải thoát gọi là vô niệm hạnh."
"ông
nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn
hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp
cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét tử, niệm niệm đổi
dời, không biết là mộng huyễn hư giả".
"Này
Thiện tri thức, người ngộ được pháp vô niệm thì muôn
pháp đều thông, người ngộ được pháp vô niệm thì thấy
cảnh giới của chư Phật, người ngộ được pháp vô niệm
thì đến địa vị Phật."
-------------
Thần
Hội Pháp Ngữ:
"Chẳng
chấp hình tướng, tức gọi là Như Như. Sao gọi là Như Như?
Tức là Vô Niệm. Vô niệm là gì? Tức là chẳng niệm nhớ
việc có hay không. Chẳng niệm nhớ việc lành hay xấu. Chẳng
niệm nhớ có biên tế hay không biên tế. Chẳng niệm nhớ
có hạn lượng hay không hạn lượng. Chẳng niệm nhớ Bồ
Ðề. Chẳng dùng Bồ Ðề làm tâm. Chẳng lấy Niết Bàn làm
niệm. Ðó là vô niệm, cũng là Bát Nhã Ba La Mật."
"Vô
niệm tức là không có cảnh giới hay đối tượng nào cả.
Nếu còn một cảnh giới, tức chẳng tương ưng với vô niệm."
"Người
khéo thấy vô niệm, thì sáu căn chẳng ô nhiễm. Thấy vô
niệm, tức hướng đến Phật trí. Thấy vô niệm, gọi là
thật tướng. Thấy vô niệm, tức là nghĩa trung đạo đệ
nhất. Thấy vô niệm thì trong một lúc đầy đủ hằng sa
công đức. Thấy vô niệm, hay sanh tất cả Phật pháp. Thấy
vô niệm, tức nhiếp hết thảy pháp."
"Lại
nữa, kinh Duy Ma Cật thuyết rằng 'Ðiều phục tâm kia, tức
là pháp Thanh Văn. Chẳng điều phục tâm kia, tức là pháp
người ngu'. Các nhân giả dụng tâm, tức là dùng pháp điều
phục. Nếu dùng pháp điều phục, sao gọi là giải thoát?"
-----------
"Đốn
ngộ nhập đạo yếu môn" của Huệ Hải (Đại Châu):
Thiền
sư Huệ Hải là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời
thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng.
***"
Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả
cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng
không khởi động. Được vô niệm gọi là chân niệm. Nếu
dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh
niệm."
***"Người
được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự nhiên được vào
tri kiến chư Phật."
***"-
Đã nói vô niệm làm Tông, chưa biết vô niệm là vô niệm
nào ?
- Vô
niệm là không tà niệm, chớ chẳng phải không chánh niệm.
- Thế
nào là tà niệm ? Thế nào là chánh niệm ?
- Niệm
có, niệm không, là niệm tà, chẳng niệm có không là niệm
chánh; niệm thiện, niệm ác là niệm tà, chẳng niệm thiện
ác là niệm chánh; cho đến niệm khổ vui, sanh diệt, thủ
xả, oán thân, yêu ghét thảy đều là niệm tà, chẳng niệm
khổ vui… là niệm chánh.
- Thế
nào là chánh niệm ?
-
Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-đề .
-
Bồ-đề có thể được chăng ?
-
Bồ-đề không thể được.
-
Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bồ-đề ?
- Bồ-đề
chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được. Cũng không
có trước sau được. Vì không thể được nên không có niệm.
Chỉ cái không niệm ấy gọi là chân niệm. Bồ-đề không
có chỗ niệm. Không có chỗ niệm tức là tất cả chỗ không
tâm, ấy là không có chỗ niệm."
***-
Tâm trụ chỗ nào là trụ ?
-
Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.
-
Thế nào là chỗ không trụ ?
-
Chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là trụ chỗ không trụ.
-
Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ ?
- Chẳng
trụ tất cả chỗ là : Chẳng trụ nơi lành dữ, có không,
trong ngoài, chặng giữa, chẳng trụ không, cũng chẳng trụ
chẳng không, chẳng trụ định, cũng chẳng trụ chẳng định,
tức là chẳng trụ tất cả chỗ. Chỉ cái chẳng trụ tất
cả chỗ, ấy là chỗ trụ. Người được như thế, gọi là
tâm không trụ. Tâm không trụ là tâm Phật."
***"Nếu
tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ, gọi là rõ
ràng thấy được bản tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy tánh
vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy, tức là tâm
Phật, cũng gọi là tâm giải thoát, tâm Bồ-đề, tâm vô sanh,
sắc tánh không. Kinh nói : “chứng vô sanh pháp nhẫn” đó
vậy."
-------------
Một
thiền sư Nhật bản đương thời là thiền sư Kōshō Uchiyama,
thuộc dòng Tào Động (Nh. Soto), có viết cuốn sách "Opening
the Hand of Thought, Approach to Zen" trong đó sư có trình bày về
pháp tu Vô niệm như sau:
***"
Khi chúng ta tọa thiền (zazen) có nghĩa là mọi ý nghĩ phải
ngưng bặt và đầu óc trống rỗng phải không? Không, dĩ nhiên
là không phải thế. Khi mà chúng ta còn sống thì các ý nghĩ
khởi lên là điều tự nhiên, ngày cả khi tọa thiền cũng
vậy. Điều quan trọng là để chúng tự đến và đi mà ta
không theo đuổi chúng hoặc dẹp trừ chúng."
***"Nếu
niệm khởi thì chúng ta có phải gắng để dẹp nó không?
Nếu làm như vậy tức là chúng ta lập ra ý nghĩ là phải
dẹp niệm đó" |