|
.
BỐN MƯƠI
BA CÔNG ÁN CỦA TRẦN THÁI TÔNG
Nhất
Hạnh dịch
Công
Phu Khóa Hư Cử Niêm Tụng
|
|
Trần
Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử
của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm
vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền
công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập
với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia.
Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và
tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần
phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà
xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn
Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học
Xã Hội.
Công
án thứ nhất
Cử:
Thế Tôn chưa rời cung Đâu Suất đã giáng sinh vương cung,
chưa ra khỏi mẫu thai đã hoàn tất sự nghiệp cứu độ
Niêm:
Gươm kích chưa vung, tướng quân đã để lộ
tung
tích.
Tụng:
Đứa bé hình hài chưa có ấy
Nửa
đêm đưa dắt người đồng hương
Rong
chơi khắp biển trời lồng lộng
Không
cần phao nổi, không đò giang.
Công
án thứ hai
Cử:
Thế Tôn khi sơ sinh, một tay chỉ trời một tay chỉ đất:
“trên trời dưới đất, duy ta độc tôn”.
Niêm:
Một đám bạch vân qua cửa động
Bao
nhiêu chim chóc lạc đường về
Tụng:
Vì muốn giáng sinh cung Tịnh Phạn
Độ
sinh nên phải lộ hành tung
Bảy
bước chân đi, trời đất chỉ
Biết
bao Phật tử táng gia phong.
Công
án thứ ba
Cử:
Thế
Tôn cầm đóa hoa đưa lên, Ca Diếp mỉm cười.[1]
Niêm:
Dương đôi mắt ra mà nhìn: tư duy đàm thuyết phía trước
còn cách nghìn dãy núi.
Tụng:
Thế Tôn tay nắm một cành hoa
Ca
Diếp hôm nay trở lại nhà
Nếu
gọi đó là “truyền pháp yếu”
Con
đường Nam Bắc hẵng còn xa
Công
án thứ tư
Cử:
Có
nhà triết học ngoại đạo [2] đến tham vấn Phật, nhưng
không muốn nghe danh từ hữu cũng không muốn nghe
danh từ vô.
Niêm:
Trừ là con cái trong nhà ta, còn ai lại dám đi vào chốn ấy
nữa.
Tụng:
Cửa lao khôn buộc, nào ai biết
Ngôn
ngữ mất rồi, níu tựa đâu?
Chẳng
phải ngựa hay trên cõi thế
Bỗng
dưng sao có được cơ mầu?
Công
án thứ năm
Cử:
Thế Tôn vừa bước lên pháp tọa, Văn Thù đánh khánh
bạch: “Hãy lắng nghe pháp của
Pháp Vương: Pháp của Pháp Vương là như thế”.
Niêm:
Gẩy khúc Dương Xuân trên chỗ không có tơ đồng, ngàn đời
sau âm thanh mãi còn bất tuyệt.
Tụng:
Tuy nói nên lời không dấu vết
Sừng
dấu đuôi còn để ló ra
Nâng
một cành tiêu không có lỗ
Vì
ngươi, thổi khúc Thái Bình Ca
Chú
thích:
[1].
Ca Diếp, Mahakasyāpa, là một trong
mười vị đệ tử của Phật. Một hôm
trên đại hội Linh Sơn, Phật cầm một cành hoa nhìn đại
chúng không nói năng gì. Tất cả đại chúng đều giữ im
lặng. Duy có Ca Diếp mỉm cười. Phật nói: “Ta có chánh
pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng,
pháp môn vi diệu, nay phú chúc cho Ma Ha Ca Diếp”.
[2].
Một nhà triết học ngoại đạo
tới hỏi Phật; nhưng không
muốn
nghe về hữu mà cũng không muốn nghe về vô. Phật ngồi yên
lặng hồi lâu trên pháp tọa, không nói năng gì. Nhà triết
học khen ngợi: “Đức Thế Tôn đã phá tan màn mây vô minh
khiến cho tôi thấy được chân lý”. Nói rồi làm lễ Phật
và rút lui. A Nan hỏi Phật: “Người ngoại đạo đó đã
chứng được gì? Tại sao ông ta làm lễ Phật rồi bỏ đi?”
Phật nói: “Con ngựa hay chỉ cần thấy bóng của cây roi
là đã chạy rồi”.
Công
án thứ sáu
Cử:
Tần Quốc Vương cầm kiếm gọi Tôn Giả, Tổ thứ 24, hỏi
rằng: “Sư chứng được pháp uẩn không chưa?” Tổ
nói: “Chứng”. Vua hỏi: “Lìa sinh tử
chưa?” Tổ nói: “Lìa”. Vua hỏi: “Có bố thí cho ta đầu
Sư được không?” Tổ nói: “Thân còn không phải là của
ta, huống là đầu”. Vua bèn chém. Sữa trắng tuôn lên. Tay
vua tự rớt xuống.
Niêm:
Gươm trắng kề đầu tướng, như chém gió mùa Xuân.
Tụng:
Trên nước sáng lòe gươm báu chém
Trở
ngại điều kia chẳng có gì
Xin
biết hôm nay rời khói sóng
Ai
hay riêng lại có tư duy.
Công
án thứ bảy
Cử:
Đạt Ma đại sư tới Lạc Dương núi Thiếu Thất, chín
năm ngồi xoay mặt vào vách.
Niêm:
Mở mắt nhìn cho tỏ, đừng có mê ngủ.
Tụng:
Chim bằng liệng cánh về Nam Hải
Chỉ
uổng công lao vạn dặm đường
Đêm
trước vì tham ăn tiệc sướng
Sáng
nay say ngủ khó hồi dương.
Công
án thứ tám
Cử:
Nhị tổ xin Đạt Ma an tâm giùm. Đạt Ma nói:
“Đem
tâm tới đây ta an cho”. Nhị tổ đáp: “Tìm tâm mãi không
đặng”. Đạt Ma nói: “Thế là ta an tâm cho ngươi rồi”.
Niêm:
Đứa trẻ lên ba thì múa trống, ông già tám chục lại
chơi cầu.
Tụng:
Tâm đã là không, nói với ai?
Hồn
nhiên đâu lúc ở bào thai?
Lão
tăng nói khoác: “An rồi đó”
Lừa
kẻ bàng quan mà không hay.
Công
án thứ chín
Cử:
Văn Thù thấy một phụ nữ tọa tam muội một bên Phật. Văn
Thù đánh thức người ấy mãi không được. Phật
bảo Võng Minh đánh thức, Võng Minh
đánh thức được ngay.[3]
Niêm:
Đứa con oan gia làm tan nát cả gia phong ta.
Tụng:
Trước Phật sao còn niệm sơ, thân
Định
ấy còn chưa được chính chân
Nếu
quả hóa công không hậu bạc
Xuân
về, đâu lại chẳng mùa Xuân?
Công
án thứ mười
Cử:
Mã tổ Đạo Nhất, ba mươi năm sau cơn loạn
Hồ,
chưa từng thiếu muối thiếu tương.
Niêm:
Dù là không mảy may vi phạm thì cũng còn cầm đũa mà mút
ngón tay.
Tụng:
Lưu Linh đã lỡ nên bầu bạn
Nhà
là quán rượu ngủ quanh năm
Dù
tự khoe mình trang hảo hán
Đóng
vai mất áo giữa đường chăng?
Công
án thứ mười một
Cử:
Bách Trượng trở lại tham vấn Mã Tổ. Mã Tổ
hét
một cái, Bách Trượng đại ngộ.
|