|
.
ĐIỀU
KIỆN TU THIỀN
Chân
Hiền Tâm
|
|
Một
học tăng hỏi thiền sư Tịnh Thất : Trong thiền môn, phải
hội đủ điều kiện gì mới có thể tiến vào thiền đạo?
Thiền
sư Tịnh Thất đáp :
Sư
tử trong hang không thú khác
Voi
chúa đến đâu bặt dấu chồn [1]
Hội
đủ điều kiện là xin cho con biết, muốn vào được
cửa thiền thì cần phải làm những gì? Thiền đạo
là chỉ cho tâm thiền. Phương tiện chút nữa là chỉ
cho quá trình tu thiền. Thiền nói đây là chỉ cho Tổ sư thiền,
không phải là thiền của Nhị thừa hay ngoại đạo. Vì sao?
Vì học tăng hỏi pháp với thiền sư. Chỉ có Tổ sư thiền
mới nói đến thiền sư.
Thiền
sư Tịch Thất không trả lời con phải cúng dường, ăn chay,
ngồi thiền v.v… hay chỉ thẳng “Đối cảnh vô tâm
chớ hỏi thiền”, mà làm hai câu thơ, trong đó chỉ
nhắc đến sư tử và voi chúa. Song nếu là người đủ điều
kiện nhập thiền, thì ngay đó, tâm thiền liền hiện. Song
nghe rồi mà … trước ba ba sau ba ba, thì biết điều kiện
của mình chưa đủ để một bước thể nhập tâm thiền.
Chưa đủ thì cần phải hội cho đủ mới vào được cửa
thiền.
Sư
tử và voi chúa, chỉ cho loài có sức mạnh. Một khi chúng
có mặt, những loài khác đều qui phục hay mất dạng. Muốn
bước vào cửa thiền, mình phải có điều kiện NHẤT như
hình ảnh sư tử và voi chúa kia. Khi đã chọn được pháp
môn tu hành, thì trước sau đều phải NHẤT. Nhất, là duy
nhất một việc tu hành mà thôi, ngoài việc đó ra không còn
việc gì khác. Nhất, là trước sau luôn kiên trì với pháp
môn mình đã chọn. Niệm Phật thì phải niệm cho đến khi
nhận ra thực tướng của niệm Phật. Tham công án thì phải
tham đến cùng. Biết vọng không theo thì trước biết, sau
biết …
Không
phải chỉ NHẤT với những việc như thế, mà phải “NHẤT”
cả nơi tâm. Thiền sư Thiên Cơ nói “Hạ thủ công phu
tu thiền, tôi có một câu diệu quyết, chỉ bốn chữ kiên
trì chánh giác … Người phát chánh giác thì bản tánh tự
nhiên hiển lộ, tất cả vọng tâm chẳng đợi đuổi dẹp
mà tự hàng phục, ví như ánh sáng mặt trời vừa soi thì
tối tăm liền sạch. Đây tuy bốn chữ, kỳ thật chỉ một
chữ giác”. GIÁC, chỉ cho động tác BIẾT của mình.
Một khi cái BIẾT xuất hiện, ngay lúc đó, vọng niệm suy
nghĩ v.v… không còn. Dụng được cái biết như thế, là điều
kiện đầu tiên để mình tiến vào cửa thiền. Người xưa
nói “Chẳng sợ niệm khởi. Chỉ sợ giác chậm. Niệm
khởi liền giác, giác nó liền không”. Tùy GIÁC nhiều
hay ít, mà tiến vào thiền đạo chậm hay mau, cạn hay sâu.
Như
vậy, những việc như bố thí, cúng dường, tụng kinh, nghe
giảng, tham cứu kinh sách, sám hối hay dịch kinh luận v.v…
nói chung, việc tu hành nào còn đặt nặng ở hình thức bên
ngoài, thì nó chưa đủ để giúp mình bước vào cửa thiền.
Nói chưa đủ, tức không phản bác các việc đó, nhưng chỉ
lấy những việc đó làm SỰ NGHIỆP, thì cái gọi là tu thiền,
mình chưa có phần. Nói đến tu thiền là phải ngay trên
tâm mà tu. Tâm bực bội khởi lên, liền biết tâm bực
bội đang có mặt. Tâm ghen ghét khởi lên, liền biết tâm
ghen ghét đang có mặt. Biết để làm gì? Để cắt đứt,
để ngưng dứt, không cho chúng nối tiếp thành hành động.
Biết như vậy, cái BIẾT đó mới giá trị. Còn BIẾT tâm
đang bực mà cứ bực. BIẾT tâm đang ghét mà cho ghét luôn,
thì cũng là biết, nhưng là “Biết mà cố phạm”.[2]
Cố phạm thì tương lai sẽ mang lông đổi sừng. Thành biết
là để không theo, để dừng đi những cái nhân đưa mình
đến khổ nạn, không chỉ trong hiện đời mà cho cả mai sau.
Cho nên, dù làm bất cứ việc gì, dù đang bận bao nhiêu công
việc, một khi tâm tham, tâm sân, tâm tật đố v.v… khởi
lên, mà mình thấy được nó, định tỉnh dừng ngay, hoặc
dừng chưa được, mà ý thức việc đó là cần thiết, cần
phải dừng cho được, thì cũng có nghĩa, mình có khả năng
tu thiền. Nói có khả năng, vì đó là bước đầu cho thấy
mình biết cách tu hành, dụng tâm.
Muốn
tiến sâu vào thiền đạo, việc dụng tâm cần được miên
mật, không chỉ với niệm ác mà ngay với niệm vui, niệm
buồn, niệm thiện v.v… Cứ có niệm là có biết. Biết mà
nó không mất, thì phải suy nghĩ dụ khị sao đó cho nó mất.
Cứ vậy mà tùy lực, tùy việc mà tu. Ít việc thì tu theo
ít việc. Nhiều việc thì tu theo nhiều việc. Đi, đứng, nằm,
ngồi, ăn uống đều tu. Duyên mình đến đâu mình tu đến
đó. Càng dụng, cái biết càng bén. Lâu ngày chày tháng, đủ
cơ duyên để miên mật, chánh giác sẽ hiện tiền. Là thể
nhập thiền đạo. Tâm thiền hiển bày.
[1]
Trích Tinh Vân Thiền Thoại. Bản dịch của thầy Đạo Tâm.
[2]
Một học tăng hỏi thiền sư Triệu Châu “Con chó có Phật
tánh không?”. Sư trả lời “Có”. Tăng hỏi tiếp “Đã
có Phật tánh vì sao còn chui vào trong đãy da?”. Triệu Châu
trả lời “Vì biết mà cố phạm”.
Người
gửi bài: Chân Hiền Tâm
08-28-2007
12:23:46
|