Ròng
rã bốn mươi chín năm đức Phật thuyết pháp, đều là tùy
theo căn cơ, hay nói cho rõ hơn, tùy theo bệnh “chấp thật”
sâu hoặc cạn của chúng sinh mà cho thuốc khác nhau. Vì thế,
kinh Phật đã phân chia ra “Liễu nghĩa” và “Bất liễu
nghĩa”. Đồng thời chư Tổ cũng luôn luôn nhắc Phật tử
phải tuân theo qui luật “Tứ y”, trong đó có “Y kinh liễu
nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa”. Kinh bất liễu nghĩa chỉ
là để tạm thời đối trị với những người bệnh chấp
thật còn quá nặng mà thôi. Còn đối với đương cơ nào
mà Ngài thấy có thể trực nhận được bản tâm thì Ngài
dùng công án, thí dụ như Niêm Hoa Thị Chúng mà nhiều Phật
tử đã biết.
Trên
đường hoằng pháp, đức Phật đã sử dụng rất nhiều công
án, và đã có nhiều thính chúng ngộ được bản tâm. Nhưng
vì các công án ấy được ghi lại rải rác trong các kinh nên
ít ai để ý. Sau này có người gom góp lại cho hệ thống
và in trong sách Chỉ Nguyệt Lục (Lịch sử Thiền tông Trung
Hoa).
Lần
đầu tiên phiên dịch công án của Phật Thích Ca, chúng tôi
muốn trình bày có chứng liệu với quí độc giả rằng: Cơ
xảo của chư Tổ Thiền tông vốn cội nguồn truyền thừa
từ chính đức Phật, và Ngài cũng đã rất nhiều lần sử
dụng đến các công án. Do đó, công án của đức Phật còn
truyền lại rất nhiều.
Cuốn
sách này, chúng tôi chỉ dịch từ trang 17 đến trang 24 trong
Chỉ Nguyệt Lục và một công án Phật trả lời cho vị Tu
sĩ thế luận Bà La Môn (1) trong kinh Lăng Già.
Mục
đích của Phật và chư Tổ khi sử dụng công án là cốt để
đương cơ ngay đó hoát nhiên trực ngộ. Nếu ngay đó chưa
ngộ được, thì tất nhiên phát ra nghi tình (2), rồi do nghi
tình đó, sau này sẽ được ngộ. Chứ không phải muốn người
nghe hiểu theo lời nói văn tự. Nếu hiểu theo lời nói văn
tự là trái ngước với ý chỉ của Thiền tông, lại đóng
bít cửa ngộ của người hành giả, vĩnh viễn không thể
chứng ngộ.
Nay
xin hành giả tham thiền khi đọc đến chỗ không hiểu chớ
nên dùng ý thức để nghiên cứu tìm hiểu. Cần phải ngay
chỗ không hiểu phát khởi nghi tình, và luôn luôn giữ mãi
cái nghi tình đó thì sẽ được “từ Nghi đến Ngộ”, đúng
như lời Phật dạy vậy.
THÍCH
DUY LỰC
(1)
Thế luận Bà La Môn: Thế luận là pháp thế gian, xuất phát
từ nhất niệm vô minh, đều ở trong phạm vi tương đối.
Vì có vô minh là hư huyễn chẳng thật, nên Phật nói là Thế
luận.
(2)
Nghi tình: Tình trạng không hiểu, không biết của bộ óc mà
không cho bộ óc suy nghĩ hay tìm hiểu.
CÔNG
ÁN CỦA PHẬT THÍCH CA
(Trích
trong Chỉ Nguyệt Lục)
Tiểu
sử PHẬT THÍCH CA
Thích
Ca Mâu Ni là Phật thứ tư trong Hiền kiếp, họ Sát Lỵ, cha
là Tịnh Phạn Vương, mẹ là Ma Da. Dòng Sát Lỵ làm vua từ
khi châu Diêm Phù Đề bắt đầu. Phật trải qua nhiều kiếp
tu hành được Phật Nhiên Đăng thọ ký kế vị Phật Ca Diếp,
thành Phật trong kiếp này.
Phật
xưa kia đắc đạo Bồ tát, sanh cõi trời Đâu Suất, tên Hộ
Minh Đại Sĩ. Khi nhân duyên đến, cách đây khoảng 3021 năm
(1030 năm trước tây lịch), Ngài giáng sanh tại Népal. Theo
lịch Trung Quốc là mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần, niên hiệu
24, triều đại Châu Chiêu Vương. Lúc ra đời, Ngài phóng đại
trí quang minh soi khắp mười phương thế giới, có hoa sen vàng
từ dưới đất nổi lên hứng hai chân Ngài. Khi ấy Ngài một
tay chỉ trời một tay chỉ đất, đi vòng bảy bước, mắt
nhìn bốn phương nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc
tôn”. Sau khi giáng sanh, hiện ra đủ thứ thần dị như đã
được ghi trong các kinh. Năm 19 tuổi, mồng 8 tháng 2, Ngài
có ý muốn xuất gia, trong tâm nghĩ rằng sẽ được gặp nhân
duyên, nên đi dạo khắp bốn cửa thành, đích thân gặp thấy
bốn việc sanh, lão, bệnh, tử liền quyết chí tìm cách để
lìa hẳn.
Ngay
giữa đêm đó, có người ở cõi trời Tịnh Cư hiện trước
cửa sổ bạch rằng: “Thời xuất gia đã đến, Ngài hãy
ra đi”. Rồi có chư Thiên ôm chân ngựa Ngài đang cỡi bay
ra khỏi thành, khi ấy Ngài phát thệ nguyện rằng: “Nếu
chẳng dứt tám khổ, chẳng thành vô thượng Bồ đề, chẳng
Chuyển pháp luân, thì không bao giờ trở về”.
Phụ
vương Tịnh Phạn thương nhớ Ngài, sai nhiều đại thần đi
khuyên Ngài trở về cung, Ngài nhất định không về. Ngài
vào núi Đàn Đặc tu đạo, lúc đầu theo ngoại đạo A Lam
Ca Lam ba năm, học Định Bất Dụng Xứ, sau biết quấy liền
bỏ. Rồi đến nơi Uất Đầu Lam Phất ba năm, học Định
Phi Phi Tưởng, sau biết quấy cũng bỏ. Kế đến núi Đầu
Dơi, cùng các ngoại đạo hằng ngày chỉ ăn mạch, mè, trải
qua sáu năm. Rồi Ngài tự nghĩ rằng: “Tu khổ hạnh này chẳng
thể giải thoát chân chính. Ta sẽ thọ thực lại”. Rồi
xuống sông Ni Liên Thiền tắm rửa, nhận sữa cúng đường
của con gái chăn dê. Kế đến gốc cây Bồ đề, Thiên Đế
đem cỏ Tường Thoại trải tòa ngồi cho Ngài. Khi ấy gió
dịu mây đẹp dấy lên từ bốn phương, thiên ma sợ Ngài
thành đạo nên thống lãnh ma chúng đến làm mọi cách ngăn
trở, như hiện hình khủng bố, hoặc hiện người nữ nhan
sắc. Ngài đều an nhiên chẳng động, lại dùng ngón tay chỉ
đất khiến đất chấn động mạnh, bọn ma đều ngã té liền
bị hàng phục. Nên kinh nói: “Dùng vô tâm ý, vô thọ hạnh
mà hàng phục hết thảy các ngoại đạo tà ma”.
Đến
đêm mồng 7 tháng 2 năm Quý Mùi là năm thứ ba Châu Mục Vương,
Ngài nhập Chân Tam Muội. Rạng sáng mồng 8, vào lúc sao Mai
mọc, Ngài hoát nhiên đại ngộ thành Đẳng Chánh Giác, than
rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ
đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà
chẳng thể chứng đắc”. Khi ấy Ngài ba mươi tuổi.
Sau
khi thành đạo sáu năm, Ngài về cung vì vua Tịnh Phạn thuyết
pháp. Vua rất vui mừng, cho dòng quý tộc năm trăm người theo
Phật xuất gia.
LƯỢC
GIẢI:
“Thiên
thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
Có
Tăng hỏi tổ Vân Môn: Tại sao Phật Thích Ca nói “Thiên thượng
thiên hạ duy ngã độc tôn?”
Tổ
Vân Môn đáp: Khi ấy nếu tôi gặp thấy sẽ đánh chết cho
con chó ăn để mong thiên hạ được thái bình.
Lời
nói của Phật là muốn hiển bày nghĩa bất nhị của tự
tánh. Lời của tổ Vân Môn cũng là muốn hiển bày nghĩa bất
nhị của tự tánh.
Tại
sao tổ Vân Môn nói đánh chết rồi cho con chó ăn? Tại nếu
không cho con chó ăn thì vẫn còn xương thịt, nghĩa là còn
dấu tích của độc tôn, (tổ Vân Môn và Phật) chưa phải
là nghĩa bất nhị của tự tánh.
٭
CÔNG
ÁN
Một
hôm Thế Tôn thăng tòa, đại chúng tụ tập xong, Văn Thù đánh
dùi bạch chúng rằng: Xem kỹ của pháp vương. Pháp của Pháp
vương là như thế!
Thế
Tôn liền xuống tòa.
٭
Một
hôm Thế Tôn thăng tòa, ngồi im lặng. A Nan bạch dùi (dùng
dùi đánh chuông) rằng: Xin Thế Tôn thuyết pháp.
Thế
Tôn nói: Trong hội có hai Tỳ kheo phạm luật nên chẳng thuyết
pháp.
A
Nan dùng tha tâm thông quán biết hai Tỳ kheo đó rồi đuổi
ra. Thế Tôn vẫn còn im lặng, A Nan bạch nữa: Hai Tỳ kheo
phạm giới đã bị đuổi ra rồi, sao Thế Tôn vẫn không thuyết
pháp?
Thế
Tôn nói: Ta chẳng vì Thanh văn Nhị thừa thuyết pháp.
Rồi
xuống tòa.
٭
Một
hôm Thế Tôn thăng tòa. Ca Diếp bạch dùi rằng: Thế Tôn đã
thuyết pháp xong.
Thế
Tôn liền xuống tòa.
٭
Thế
Tôn lên cõi trời Đao Lợi vì mẹ thuyết pháp, Ưu Thiên Vương
nhớ Phật, sai thợ điêu khắc, khắc tượng Phật bằng gỗ
Chiên Đàn. Khi Thế Tôn từ trời Đao Lợi xuống, tượng cũng
ra nghênh tiếp. Thế Tôn gọi ba lần, tượng cũng đáp lại
ba lần. Thế Tôn nói: Vô vi chân Phật thật ở thân ta. Vậy
ở thân nào?
٭
Thế
Tôn ở cõi trời Đao Lợi chín mươi ngày, rồi từ giã cõi
trời đi xuống. Tứ chúng bát bộ đều đi nghênh tiếp. Có
Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc nghĩ rằng: Tôi là người Ni ắt phải
xếp hàng sau lưng các đại Tăng khi gặp Phật. Chi bằng dùng
thần lực biến thành Chuyển Luân Thánh Vương có ngàn con
hộ vệ để được gặp Phật trước mọi người.
Thế
Tôn vừa thấy liền quở rằng: Liên Hoa Sắc! Ngươi đâu thể
qua mặt các đại Tăng mà gặp ta. Ngươi dù thấy sắc thân
ta nhưng chẳng thấy Pháp thân ta. Tu Bồ Đề tuy tĩnh tọa
trong hang lại được thấy Pháp thân ta.
٭
Thế
Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương:
Hạt châu này màu gì?
Khi
ấy Ngũ Phương Thiên Vương mỗi người đều lần lượt nói
ra màu sắc do mình thấy.
Thế
Tôn giấu hạt châu rồi giơ tay hỏi: Hạt châu màu màu gì?
Ngũ
Phương Thiên Vương nói: Trong tay Phật không có hạt châu,
vậy đâu có màu gì?
Thế
Tôn nói: Các ngươi sao mê muội điên đảo quá, Ta đem hạt
châu thế gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng. Ta
thị hiện hạt châu chân thật lại chẳng biết gì cả.
Ngay
khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.
٭
Thế
Tôn thăng tòa, có một Phạn Chí (3) cúng dường hoa ngô đồng.