CON ĐƯỜNG
ĐẾN VỚI PHẬT PHÁP.
(Con
xin gởi về cha mẹ và thầy trọn lòng tôn kính và yêu thương
vô bờ)
Nhuận-Bảo
I. Nhân-duyên
với đạo Phật.
Đời
sống tinh thần trong gia đình hai bên nội ngoại của tôi,
cũng giống như đa phần những người lương khác sống lâu
đời trên mảnh đất Việt-nam thân yêu này, là lúc nào
cũng ý thức về bản sắc dân tộc mình, đi đôi với việc
gìn giữ các mỹ tục xưa nay theo truyền thống và phong hóa
của người Á-Đông. Các tập tục đẹp đẽ ấy được lưu
truyền và thầm giữ từ đời này sang đời khác một cách
bất thành văn. Tính nhân bản đặc thù ấy thấm đượm vào
tận tim óc, máu thịt trong sinh hoạt thường ngày của cả
tộc họ, trong đó những vấn đề cơ bản như bài học đạo
đức làm người, việc thờ phượng tổ tiên, các lễ nghi
quan, hôn, tang, tế thì luôn luôn được mọi người xem trọng.
Cuộc sống văn hóa theo truyền thống tập tục, song hành khắn
khít với bài học đạo đức làm người, cũng là chỗ dựa
tâm linh của cha ông nhiều đời chúng tôi, có thể được
mô tả đại khái là như thế. Nhưng riêng trong cái tiểu gia
đình của cha mẹ tôi, thì mẹ tôi lại là người theo Phật.
Mẹ
tôi qui-y Phật từ thuở trung niên. Hay nói một cách chính
xác hơn, từ nhỏ cho đến nhiều năm sau khi lập gia đình,
bà vẫn là người lương, theo đạo truyền thống thờ cúng
Tổ-tiên như mọi người trong tộc họ hai bên nội ngoại
của bà. Cho đến một lúc, khi đứa con trai độc nhất của
bà vừa tròn mười tám tuổi gặp cơn bệnh ngặt nghèo khó
bề qua khỏi, bà đã xuống tóc và phát tâm qui y Tam-Bảo để
nguyện cầu cho đứa con của mình được sống sót. Có lẽ
lòng thành kính đối với Phật, Trời cũng như đức tin mạnh
mẽ của bà đã được ơn trên đền đáp, con bà đã được
lành bệnh, nên cũng từ đó bà giữ giới, tu Phật tại gia,
mỗi tháng trai kỳ thanh tịnh hai hoặc bốn ngày cho đến tận
bây giờ.
Bà
thường đến chùa Hương-Quang, ngôi chùa của các Ni-sư ở
làng bên cũng gần nhà, để chiêm-bái, cúng dường cũng như
làm việc công quả trong những dịp nhà chùa có giỗ chạp,
lễ tết, hoặc những ngày rằm và mồng một hàng tháng. Sau
này đến tuổi về già, nhất là từ tuổi bảy, tám mươi
trở đi, do lưng bị còng, sức khỏe lại yếu, nên ít đi
chùa hơn. Tuy nhiên, để bù lại việc không thường xuyên
đi lễ chùa bái Phật, thì đều đặn cứ mỗi tối trước
khi đi ngủ, bà thường tự ôm một chiếc chiếu nhỏ đến
trải trước bàn thờ có treo bức tranh Phật Bà Quan-Âm, đốt
hương, rồi ngồi ngay ngắn, chấp tay thành kính trì niệm
danh hiệu Ngài. Trong suốt hơn hai mươi năm qua cho đến tận
cái tuổi đại thọ chín mươi lẻ hai bây giờ, dù là đêm
đông lạnh lẽo hay đêm hè oi bức, bà vẫn luôn tinh tấn,
cần mẫn, không hề bỏ sót một buổi trì niệm nào.
Trong
nhóm bằng hữu và bà con thân tộc hai bên của gia-đình, bà
được tiếng khen là hiền lành, ít nói và giỏi nhẫn nhịn.
Từ khi năm, bảy tuổi vừa có chút ít hiểu biết cho tới
bây giờ, rõ-ràng trong đời mình, tôi chưa hề thấy bà cạnh
tranh hơn thua, phải trái hay lớn tiếng với ai bao giờ. Chị
em tôi đôi khi cũng cảm thấy ấm ức giùm cho sự nhẫn nhục
quá đáng của bà, thì bà thường nhỏ nhẹ nói với chúng
tôi một câu nằm lòng, gần như gắn chặt suốt cuộc đời
mình: “Một sự nhịn, chín sự lành mà, các con!”.
Cho
nên, những khi nghĩ tưởng về mẹ mình, tôi có cảm
giác rằng, mọi việc xảy ra trên đời này hình như chẳng
có gì có thể làm vướng bận hay khuấy động được tâm
bà, ngoại trừ những lúc cha con chúng tôi ốm đau, hoặc những
người thân của hai bên nội ngoại gặp việc chẳng lành
hay bệnh hoạn.
Theo
lời bà nội tôi kể lại, hai năm sau khi cha tôi cưới mẹ
tôi, thì bà sanh chị tôi. Thế rồi đằng đẵng một thời
gian dài sau đó, hai năm, rồi ba năm, rồi sáu, bảy năm liên
tiếp, mẹ tôi không thấy có triệu chứng gì là có thể sinh
nở nữa, mặc dù sức khỏe bà vẫn bình thường, không ốm
đau gì cả.
Ngày
xưa, trong những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ
hai mươi, việc không sanh được cho gia đình một đứa con
trai là điều ray rứt, khổ tâm, và đầy thiệt thòi cho người
đàn bà. Đặc biệt hơn nữa là đối với những người làm
vợ, làm dâu trong những gia tộc còn nặng đầu óc lễ giáo
xưa cũ, mà trong đó, tục lệ trọng nam khinh nữ chưa thật
sự được loại bỏ ra khỏi đời sống gia đình và xã hội.
Trường hợp của mẹ tôi cũng không ngoại lệ. Thật ra, sự
ray rứt, khổ tâm ấy cũng không phải chỉ riêng bà gánh chịu,
mà cả cha tôi cũng canh cánh một nỗi niềm khi mà cái quan
niệm “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” của những
thế hệ trước vẫn còn ăn sâu, đè nặng trong tâm khảm
của mọi người ở thời ấy.
Cha
tôi tuy là con thứ hai trong số sáu anh em trai, nhưng lại là
người được ông tôi yêu quí và tin tưởng, cho tập ấm
Viên-tử, theo phẩm vị của ông tôi lúc còn sống. Việc không
có con trai để “nối dõi tông đường”, theo ý nghĩ chung
của mọi người ở thời điểm ấy, cũng là một đại tội
đối với Ông Bà, Tổ-tiên, nên làm sao cha tôi không ưu sầu
cho được. Nhất là trong hoàn cảnh của cha tôi, ông đang
gánh vác một trách nhiệm tinh thần khá nặng nề đối với
ông cha mình là làm sao cho ông bà Tổ tiên không bị dứt tuyệt
hương khói và cháu con hưng thịnh, trường tồn.
Tuy
nhiên vì thương yêu mẹ tôi, không muốn để bà phải riêng
chịu thiệt thòi và sầu muộn, nên ông cứ khất dần với
những bậc trưởng thượng, hết năm này đến năm khác mà
không chịu cưới thiếp hay tự bức phá "đi tìm con trai" như
số đông những người đàn ông khác có cùng hoàn cảnh như
ông thuở bấy giờ. Ông tin chắc sự thành kính nguyện cầu
của mình đối với trời đất sẽ được đền đáp, cũng
như tin vào phép lạ của thời gian.
Trong
khi ấy, theo như lời bà nội và dì tôi về sau này kể lại,
thì mẹ tôi lúc nào cũng không quên cầu Trời khấn Phật
cho bà một đứa con trai để thỗ lòng mong ước của mọi
người.
Mẹ
tôi là một phụ nữ hiền lành, không ngại gian khó, suốt
đời tận tuỵ hy sinh cho gia đình. Tuy bà được sinh ra trong
một môi trường mà hai bên nội ngoại đều là giòng dõi
quan quí, nhưng vì ông cha sống thanh bạch, nên từ nhỏ bà
đã biết chịu khó, chịu khổ, chăm lo làm lụng, không ngại
vất vả. Đến khi về với cha tôi, bà thật sự trở thành
người mẹ hiền, người vợ đảm đang lo cuộc mưu sinh cho
cả gia đình, trong giai đoạn mà một phần đất nước phải
chịu khó khăn chung, từ những năm cuối thập kỷ ba mươi
trở về sau.
Hàng
ngày trên những con đường từ các phiên chợ huyện, xa hàng
chục cây số phải đi bộ dưới sức nặng của đôi quang
gánh hàng xén đè trĩu hai vai, có lúc phải vừa đi vừa chạy
dưới cái nóng cháy da của những buổi trưa nắng rát. Cứ
mỗi lần đi ngang qua một cây cao bóng cả nào, mẹ tôi cũng
rảo bước rồi đặt gánh xuống, cuối đầu chấp tay hướng
vào cõi mông lung xa thẳm nào đó mà bà tin tưởng có sự
linh thiêng, thành kính khấn nguyện để xin một đứa con trai.
Bây
giờ, tuổi tôi cũng đã vượt quá một hoa giáp, ngồi viết
những giòng chữ này, nhớ lại các nhơn duyên cũ có dính
dấp tới tôi, mà bà và dì ngày xưa đã kể về cha mẹ mình,
lòng tôi không khỏi xuyến xao, trĩu nặng và càng thấy thương
xót cho ông bà cụ thân sinh của mình nhiều hơn. Giá như hồi
xa xăm ấy ông bà cụ biết được rằng, đứa con trai cầu
tự mà ông bà đã hết lòng mong ước cũng như đặt niềm
tin sau này có thể làm rạng rỡ tông đường, là tôi bây
giờ đây, thì không biết hai cụ sẽ phải buồn rầu,
thất vọng đến chừng nào ! Bỡi số phần tôi không có được
cái phước báo như ông bà đã mong mỏi, thì làm sao tôi có
thể thỗ mãn được ước nguyện của hai Người!
Miền
Trung quê tôi núi biển giáp liền, lắm sông nhiều suối. Mỗi
khi mẹ tôi đi ngang qua núi, đèo, sông, suối, qua những chỗ
có đình chùa, miếu mạo, thậm chí đi ngang qua một cái lò
nung gạch đã hoang phế nhiều năm, hoặc chỗ nào mà bà tự
cho là có chút thiêng liêng theo ý nghĩ đơn giản của bà,
thì bà cũng đều chấp tay thành kính cầu xin những kẻ khuất
mày khuất mặt phù hộ cho bà được như nguyện. Chẳng biết
có phải tôi đã từ những chỗ mông mờ ấy chui ra hay không,
mà, mặc dù lúc nhỏ chưa từng được nghe ai nói với tôi
những điều ước nguyện của mẹ mình, nhưng khi có chút
trí khôn, vừa biết cắp sách đến trường làng để ê, a,
tôi thường có cái cảm giác lan man, mơ hồ lẫn lộn như
đã từng thân quen với những chốn nửa như gần gũi, nửa
như xa xăm ấy, mỗi khi có dịp đi ngang qua.
Thế
rồi ước nguyện của cha mẹ tôi cuối cùng cũng thành hiện
thực. Đến cuối năm thứ tám sau khi sanh chị tôi, mẹ tôi
hoài thai. Và khi chị tôi được tròn chín tuổi thì mẹ tôi
sanh tôi. Nỗi vui mừng của mọi người trong tộc họ, nhất
là của cha mẹ tôi, có lẽ không sao kể xiết.
**
Cha
tôi là một người có cá tính mạnh mẽ, có phong thái của
một người lãnh đạo, nhưng không tham gia nhiều các công
tác xã hội. Tuy nhiên, những ai thường gần gũi ông cụ,
chỉ cần nhìn ông điều hành việc nhà và các việc trong
tộc họ, trong tánh-cách ngay thẳng, công tâm, thương yêu,
che chở và ít sai sót, thì không ai không cảm mến và kính
phục.
Dưới
con mắt của riêng tôi, trong niềm yêu thương, tôn trọng và
vô vàn kính phục cha mình, thì mỗi cử chỉ, đi đứng, nói
năng trong ông luôn có một cái gì vừa oai-nghi lại vừa nho
nhã, vừa nghiêm-nghị lại vừa hiền từ cũng như trọn đủ
đức khoan dung, nhân hậu và đầy trí tuệ.
Có
thể nói rằng từ khi tôi có chút trí khôn cho đến tận cái
ngày ông cụ vĩnh viễn rời bỏ chúng tôi để về với ông
bà trên trước, không lúc nào tôi không được cha mình dạy
dỗ. Có lẽ do cha mẹ tôi ít con, vả lại tôi là đứa con
trai độc nhất, là báu vật của gia đình chăng, nên hồi
tôi còn nhỏ, lúc nào ông cũng âm thầm, kín đáo để mắt
tới tôi. Mọi cử chỉ, nói năng, hành động của tôi khó
bề qua mắt được ông cụ.
Thuở
nhỏ, từ sáu bảy tuổi trở đi, có thể nói không ngày nào
tôi không bị đòn. Cái roi bằng tre cật được ông cụ vót
tròn vo, nhỏ xíu dài cả thước, mỗi khi ông vung lên dứ
doạ nghe vun vút đến rợn người. Ông thường gọp năm bảy
chuyện sai trái của tôi để xử tôi một lần. Mỗi lần
như thế, mông tôi khó bề tránh khỏi vài ba lằn roi vì mấy
cái quất kêu đen đét nhớ đời của ông. Và sau mỗi lần
bị đòn, tôi thường được cha mình an ủi (vì trận đòn
vừa rồi) đồng thời cũng không quên khuyến khích tôi hãy
biết tránh những lầm lỗi tương tự, không nên để xảy
ra như thế nữa.
Tôi
nhớ một lần, có vài người bạn của cha mình tới thăm.
Ông cụ bảo tôi nấu nước để ông pha trà. Hồi ấy, nấu
nước phải nhóm lửa than trong lò, quạt cho hừng lửa rồi
mới bắt cái ấm đất đã đổ nước lên để nấu. Ở cái
tuổi mười một, mười hai, ham chơi còn hơn cả ăn uống,
nên vì nôn nóng để đi chơi, tôi đặt cái ấm nước lên
bếp lò một cách cẩu thả, không ngay thẳng, khiến ấm bị
nghiêng sang một bên. Đến lúc sôi, nước trào ra lò làm tắt
lửa. Đợi mấy ông khách ra về hết (dĩ nhiên khách chẳng
được uống trà, vì không có nước sôi) cha tôi gọi tôi
vào nhà, dẫn đến trước cái bếp lò, chỉ cho tôi tận mắt
thấy sự cố ấm bị bắt nghiêng, nước trào, lửa tắt.
Vừa chỉ cho tôi nhìn thấy xong, ÔÂng đá cái lò, khiến than
tro tung toé, khói bốc mịt mù, lò và ấm đều bể nát ra
từng mảnh. Liền đó, tôi bị một trận đòn nên thân. Đến
buổi chiều, sau khi dùng cơm xong, ông cụ gọi tôi vào bên
bàn, bắt ngồi đối diện, vừa đặt câu hỏi cho tôi vì
sao tôi đã bị đòn ban sáng, vừa giải thích để cho tôi
hiểu rằng, lúc còn nhỏ đặt cái ấm méo, cũng là làm việc
méo nhỏ, mà không biết sửa chữa ngay thì khi lớn lên dễ
làm việc méo lớn, ắc nguy hại đến thân mình, ảnh hưởng
xấu tới gia đình, những người thân yêu và tộc họ.
Tôi
còn nhớ rành rọt những lời nghiêm khắc của cha mình : "Bây
giờ con sai phạm nhỏ, cha còn có thể dạy dỗ uốn nắn được
con, để mai sau trở nên người ngay thẳng, tốt đẹp, có
ích cho tự thân, gia đình và xã hội. Bằng nếu cha không
la rầy, uốn nắn con, hay nhắm mắt bỏ qua những việc làm
méo nhỏ của con bây giờ, thì mai kia lớn lên, theo thói quen
sẵn có, ắc con sẽ không từ bỏ những việc làm méo lớn
hơn. Đến lúc ấy, cha không còn đủ quyền hạn để có thể
dạy dỗ con được nữa, mà quyền giáo dục sẽ thuộc về
xã hội. Nghĩa là khi ấy, pháp luật sẵn sàng can thiệp và
ngăn chận những việc làm méo lớn đó của con, lao tù sẽ
rộng mở để chờ đón con, sự giáo dục của xã hội nghiêm
khắùc gấp ngàn lần bây giờ sẽ trói buộc con, khiến thân
con không còn được tự do, tâm con không còn được tự chủ,
cuộc đời con sẽ không biết phải đi về đâu, sẽ phải
ra sao nữa ! Đến chừng ấy, chẳng phải chỉ riêng bản thân
con chịu khổ nhục đã đành mà còn làm nhục lụy, khổ lây
đến những người thân thiết, ruột thịt, máu mủ của mình,
trong đó có hai mái đầu bạc này".
Những
hình ảnh và lời dạy thống thiết ấy của cha tôi, tôi cảm
nhận rất rõ. Tuy mặt ngoài thể hiện sự nghiêm khắc
nhưng bên trong lại chứa đựng vô vàn tình yêu thương và
đầy trách nhiệm của một người cha đã suốt đời hy sinh,
lo lắng cho tương lai đứa con yêu dấu của mình. Mặc dù
sự việc đã qua rồi hàng nửa thế kỷ, ấy thế mà mỗi
khi nghĩ tưởng tới cha mình, tôi cứ ngỡ hình bóng ấy, lời
khuyên kia vẫn như đang chập chờn trước mắt, văng vẳng
bên tai.
Về
sau này, khi tôi sắp sửa có đứa con đầu lòng, ông cụ lại
càng tỏ ra ái ngại giùm cho tôi nhiều hơn. Nghĩa là ông lo
không biết rồi đây tôi sẽ phải dạy dỗ con cái của tôi
như thế nào. Những lúc thấy tôi vừa rảnh việc, ông cụ
liền bắt tôi ngồi hàng giờ nghe ông thuyết, rồi vặn hỏi
và đặt ra đủ mọi tình huống trong đối xử, không ngoài
mục đích kiểm tra kiến thức làm cha của tôi tới đâu,
đồng thời chỉ bảo thêm cho tôi kinh nghiệm để biết cách
dạy dỗ những đứa cháu nội tương lai của ông cụ nên
người.
Cha
tôi rất chú trọng việc xây dựng một gia đình đạo đức,
nề nếp và lễ giáo, Với ông, đó là việc làm đầu tiên
và cuối cùng của một đôi nam nữ yêu thương nhau, chấp
nhận sống chung với nhau để cùng xây dựng một mái ấm
gia đình, thực hiện nhiệm vụ cao đẹp là vun đắp cho những
đứa con tương lai của mình thành người tốt cho gia đình
và xã hội. Với quan niệm của ông, thì đó cũng là đóng
góp thiết thực để xây dựng một cộng đồng xã hội tốt
đẹp.
Ôâng
thường bảo, việc dạy dỗ con cái nên người chẳng những
là bổn phận thiêng liêng phải gánh vác của người ông người
cha trong gia đình, mà còn nên coi đó là trách nhiệm phải
được hoàn thành một cách tốt đẹp, là món nợ ơn nghĩa
tinh thần mà người đời sau phải trả đối với tiền nhân
của mình.
Việc
con cái có được dạy dỗ nên người hay không, sẽ ảnh hưởng
rất lớn tới hạnh phúc của gia đình ấy, cũng như sự hưng
suy, vinh nhục của một giòng họ ấy. Một gia đình dù cao
sang, quyền quí mà nếu con cái ngỗ nghịch, hư hỏng thì gia
đình ấy ắc không thể nào có được hạnh phúc thực sự,
giòng họ ấy sớm muộn cũng phải suy vi, lụn bại là điều
khó tránh khỏi, không bằng một gia đình nề nếp, lễ giáo,
tuy cuộc sống thanh bần nhưng lại có được những đứa
con cháu hiếu thảo, đức hạnh.
Một
gia đình giàu có, sang sướng mà con cái hư hỏng, thì sự
giàu sang kia cũng chỉ là cái bề mặt phù phiếm che đậy
một sự suy tàn trong sớm tối của gia đình ấy, chẳng khác
lớp sơn son thếp vàng bên ngoài những cây gỗ ruỗng mục
từ lâu.
Đời
ông cha tạo dựng được sự nghiệp để dành lại cho con
cháu mình mai sau là một điều đang quí, đáng trân trọng.
Tuy nhiên, phải biết một điều là, nếu chỉ để lại của
cải, tài sản, danh vọng, địa vị cho con cháu mà không biết
quan tâm, lo lắng đến trí dục và đức dục của bọn trẻ,
không biết đồng thời dạy cho chúng bài học căn bản đạo
đức làm người, cũng là cách gián tiếp đào tạo những
con người có nhân cách, có trí đức đủ sức để bảo vệ
thành quả của sự nghiệp mình, thì chẳng khác việc xây
dựng lâu đài trên mặt cát. Đó là chưa đề cập tới cái
lý nhân quả ẩn áo tiềm tàng trong suốt quá trình tạo dựng
sự nghiệp trước kia; nghĩa là, sự nghiệp trong quá khứ
của ông cha đã được hoán đổi bằng tài đức, mồ hôi,
nước mắt và đạo lý công bằng hay bằng con đường bất
chính, bất công, phi đạo đức, lại là hai lẽ khác nhau trởi
vực.
Cha
tôi rất coi trọng việc tạo phúc đức cho đời sau, cũng
là cái lý nhân quả trong triết giáo làm người của Khổng-Mạnh.
Ông thường bảo, các bậc thánh nhân ngày xưa có dạy rằng,
"Tích kim dĩ dị tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ. Tích
thư dĩ dị tử tôn, tử tôn vị tất năng độc. Bất như
tích âm đức ư minh minh chi trung, dĩ vi tử tôn trường cửu
chi kế - Nghĩa là, để vàng lại cho con cháu, con cháu chưa
chắc đã giữ được. Để sách vở lại cho con cháu, con cháu
chưa chắc đã đọc được. Sao bằng để lại bằng cách
tích chứa âm đức, tuy trong chốn mịt mờ không ai hay biết,
nhưng đó lại là cái kế lâu dài cho con cháu thừa hưởng
vậy".
Ông
cụ thường thi thiết dặn dò tôi, rằng, việc giáo dục con
cái là bổn phận đặc trách của người cha, người ông,
người anh cả trong gia đình chứ không phải là ai khác, trừ
trường hợp ông cha mất sớm.
Ông
dạy dỗ con cái rất nghiêm, không bao giờ tỏ thái độ ôm
ấp, suồng sả hay nựng nịu, cưng chìu con cái bao giờ.
Bây
giờ nhìn thấy những đứa con trai, con rể của tôi ôm ấp,
chìu chuộng các đứa cháu nội, cháu ngoại của mình thì
tôi cảm thấy không bằng lòng, cũng như thường kín đáo
la rầy chúng, đồng thời kể cho chúng nghe về nghiêm phép
trong việc dạy dỗ con cái của ông cha mình ngày trước.
Tôi
thường bảo chúng rằng, ngày xưa, từ lúc tôi còn bé cho
tới khi ông cụ qua đời, chưa một lần ông ẵm bồng hay
ôm ấp, hôn hít tôi bao giờ; cũng như nếu bất chợt thấy
tôi nũng nịu vòi vĩnh mẹ mình thì ông cụ liền cho roi vào
mông tôi không thương tiếc, đồng thời không ngại ngần
gì mà không la rầy cả mẹ tôi vì sự nuông chìu đó. Mặc
dù tôi chỉ mới ở tuổi mười mà lúc nào ông cụ cũng coi
tôi như một người đã trưởng thành, có đầy đủ các tố
chất của một đứa con trai đúng nghĩa và đương nhiên là
phải ngồi trực diện trước ông cụ bất cứ lúc nào ông
cụ cần, để được nghe dặn dò, chỉ bảo việc này việc
nọ.
Tôi
còn nhớ như in, hồi những năm còn nhỏ, khoảng năm, sáu
tuổi, vào những chặn đầu hôm hay rạng sáng, trong khi tôi
đang ngủ say, thường hay bất chợt giật mình tỉnh giấc
vì có vật gì cứng nhám châm ran rát vào mặt, vào má mình.
Những lúc như thế, dưới ngọn đèn dầu lờ mờ, tôi thấy
cha tôi đang ngồi ghé bên giường, gương mặt nghiêm nghị
với đôi mắt sáng quắt nhìn tôi không chớp. Aùnh mắt ấy
như lướt trải lên toàn thân tôi, khiến tôi sợ hãi nhắm
mắt, rồi làm bộ ngủ tiếp, nhưng cũng he hé mắt đủ để
nhìn xem động tịnh, thì thấy ông rón rén đứng lên và ra
khỏi phòng tôi.
Đến
sau này lớn lên, mỗi lần cạo râu xong, tôi thường hay nhắm
mắt lại, đưa tay xoa nhẹ vào má vào cằm của mình, tưởng
tượng bóng hình thân thương của ông cụ ngày xưa nhẹ nhàng
hôn len lén lên má, lên mặt tôi mỗi khi tôi đang say ngủ.
Ông không muốn để cho đứa con trai độc nhất của mình
biết rằng mình đã yêu thương nó đến ngần nào. Ông sợ
nó hư hỏng, khó dạy dỗ khi nó biết cha mẹ thương yêu,
chìu chuộng nó. Những lúc như thế, tôi thường âm thầm
đưa tay gạt nhẹ những giọt nước ấm lặng lẽ tuông trào
trên hai má, với một tâm lòng vô vàn thương kính, tri ân,
cảm thông và tiếc nuối đối với người cha tuyệt vời
của mình trong phép dạy con.
Ông
thường dặn dò tôi : "Cổ nhân đã dạy : -Tử bất giáo phụ
chi quá - Con cái hư hỏng (do không được dạy dỗ chu đáo)
ấy là lỗi ở người cha.
Cha
ví như trời, mẹ ví như đất. Đất ươm mầm và nuôi cây
sống, nhưng trời mới là người che chở, uốn nắn để cây
được xanh tươi, ngay thẳng, có ích cho đời" .
Có
những lúc Ông tâm sự với tôi, mà tôi biết rõ rằng đó
cũng là cách ông ngầm gián tiếp nhắn nhủ, khuyến khích
đứa con trai mình tiếp tục thực hiện ý nguyện của ông
cha mình ngày trước. Ông thường bảo với tôi rằng, trong
đời ông, lúc nào ông cũng có một niềm vui to lớn bên cạnh
một nỗi lo không nhỏ. Vui là luôn được đụng tới sách
vở, cũng là tiếp xúc với trí tuệ và kinh nghiệm quí báu
của cổ nhân, để cuộc sống tinh thần thêm giàu có và thăng
hoa. Lo là nỗi lo canh cánh bên lòng, tức trách nhiệm tiếp
bước ông cha trong sự nghiệp giáo dục bọn hậu nhân thân
thương nên người. Nỗi lo ấy là làm sao cho bọn con trẻ
cảm nhận được cuộc đời này không phải giản đơn, phàm
tình, nhạt nhẽo trong tánh cách vị kỷ, cá nhân của bản
ngã, mà cần khám phá cuộc đời này chứa đựng nhiều ý
nghĩa thiêng liêng hơn, ý vị hơn, đáng sống hơn, khiến chúng
biết tự tạo cho mình một niềm hạnh phúc riêng trong cái
vui chung bên cạnh, bằng sự hòa hợp, gắn bó thiết thân
cùng gia đình, họ hàng và đồng loại.
Cái
nghĩa "nên người" của ông rất giản dị, đó là thành nhân,
là làm một con người đúng nghĩa con người, như tính cách
của
nó được mệnh danh, chứ không là gì khác. Con cái được
"nên người", theo ông, tuỳ hoàn cảnh từng mỗi gia đình,
dù chỉ là một công nhân hay một nông dân thực thụ chân
lấm tay bùn, cũng phải là một người con hiếu đễ, người
anh em thuận thảo, người chồng mẫu mực, người cha hiền
hết lòng nuôi dạy con cái; ngoài xã hội, người ấy phải
là một công dân lương thiện trong chức nghiệp của mình.
Với ông, con cháu mà được như thế là ông mãn nguyện lắm
rồi.
Ông
thường dặn dò tôi không biết bao nhiêu lần trong đời mình:
"Phải biết dạy dỗ con cái bằng cái lòng yêu thương to lớn,
quên mình như của trời đất yêu thương vạn vật, nghĩa
là lúc nào cũng phải chan hoà, thấm đượm và không thiên
vị. Khi dạy dỗ, đừng sợ nó ghét mình hay không thương
mình, mà đạo làm cha chỉ sợ một điều nó hư hỏng mà
thôi. Một khi đã làm hết sức trong khả năng, bổn phận,
tình yêu thương và đạo đức làm cha của mình mà nó ghét
bỏ mình, thì đó là lỗi của nó. Còn không hiểu bổn phận
làm cha, không biết cách dạy dỗ con cái nên người, là lỗi
ở người lớn vậy.
Thật
ra, nếu con cái được dạy dỗ nên người, trở thành con
tốt trong gia đình, thành người dân tốt của xã hội thì
với đức tính như thế, làm sao nó có thể ghét bỏ cha mẹ
nó cho được. Mà dẫu con cái có ghét mình, nhưng mà nó được
nên người thì đạo làm cha dù có phải nhắm mắt cũng thỗ
nguyện rồi. Tuy nhiên, một con người được gọi là con tốt
trong gia đình, công dân tốt ngoài xã hội thì có lý đâu
lại ghét bỏ cha mẹ nó. Đâu có lẽ nào? Làm gì có đạo
lý ấy xảy ra bao giờ?"
Đằng
sau cái vẻ nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái, ông không
muốn để con cái biết mình yêu thương nó, thường dấu kín
mọi nhọc nhằn của thân tâm cùng nỗi lo lắng vì trách nhiệm
tinh thần đối với ông cha mình.
Vẫn
biết cha tôi dạy dỗ con cái khó khăn, nghiêm khắc là như
thế ấy. Và cũng có thể rất nhiều người trong chúng ta
ngày nay có những suy nghĩ khác, thoáng hơn, tự do hơn, hợp
với thời đại này hơn, không tán thành phong cách dạy dỗ
con cái như vậy. Tuy nhiên, với tôi, giả như có kiếp sau
và phải làm người lại lần nữa, thì tôi cũng không mong
ước gì hơn là cũng được làm con dưới một mái ấm gia
đình, trong tính cách yêu thương và sự giáo dục nghiêm cần
đầy trách nhiệm của một người cha, người mẹ như cha
mẹ mình ở đời này mà thôi.
Trước
ngày ông cụ mất, tuổi tác tuy xấp xỉ chín mươi (mất lúc
tám mươi tám tuổi) sức khỏe có kém, mắt mờ tai yếu nhưng
từ cái bộ dạng đi đứng, nói năng, cho đến cung cách hành
xử mọi việc từ trong gia đình đến ngoài thân tộc đều
không ra ngoài phép-tắc, lễ giáo gia đình, tinh-thần hoàn
toàn minh mẫn cho đến lúc vĩnh biệt những người thân yêu.
Cha
tôi chịu ảnh-hưởng sâu-sắc của Triết-giáo Khổng-Mạnh,
am tường Hán-Nôm, thông thạo Pháp, Việt và viết chữ Quốc-ngữ
đẹp không chê chỗ nào được. Các con tôi nhiều đứa học
cũng khá cao, thường cứ cho là chữ tôi viết đẹp, mà chúng
đâu biết rằng hồi tôi học lớp Đệ-Nhất của bậc Trung-học
Đệ nhị cấp, với các nhãn vở học tập, tôi đều phải
nhờ cha mình viết hộ.
Cha
tôi lúc nào cũng hành-xử không ra ngoài khuôn khổ hai chữ
Cang-Thường của Khổng-giáo và không có chút gì dính dấp
tới đạo Phật cả.
Tôi
thường nghĩ, có lẽ vì chúng tôi có được một người cha
mẫu mực theo phong hóa của người Á-Đông, một người mẹ
quá hiền từ, được sống trong một gia-đình gần như quá
phép tắc, lễ-giáo mà ba chị em chúng tôi (đứa em gái do
mẹ tôi sanh ra lúc tôi được mười một tuổi) khi đến tuổi
trưởng thành, ra đời, đều dễ thích-nghi và tùy-thuận mà
hoà nhập vào cuộc sống, hưởng nhiều phúc đức vô-hình
do cha mẹ, ông bà, tổ tiên trên trước để lại hơn là bỡi
tự chính năng lực cày bừa của mình.
Riêng
bản thân tôi, có lẽ nhờ những phước lành kia hội tụ
đủ duyên để dẫn dắt tôi đến với Phật đạo, nên mới
khiến một người lương được sinh ra trong một gia đình
mà nhiều đời chịu ảnh hưởng sâu đậm triết giáo làm
người của Khổng-Mạnh, lại từng bước đi vào con đường
tâm linh khác với truyền thống của ông cha, như mẹ tôi đã
vì tôi mà mạnh dạn rẽ tách trước đó. Cho đến về sau
này, các phước duyên ấy vẫn cứ tuần tự đến với tôi
một cách tự nhiên đến không ngờ.
Sở
dĩ chúng tôi có hơi dài dòng một chút trong chỗ riêng tư,
là muốn nhân đây nói lên lòng biết ơn sâu thẳm và tình
yêu thương vô bờ đối với cha mẹ tôi, những người đã
cho tôi xác thân và cuộc sống này, đã nuôi dưỡng và dày
công dạy dỗ tôi, để tôi từng bước cảm nhận được
thế nào là sự nghiệp thiêng liêng của việc làm người.
Lại nữa, cũng nhân đây tôi muốn gởi gắm đôi điều suy
nghĩ có phần hơi chủ quan một chút về tầm quan trọng của
việc giáo dục con cái, những thành viên quan yếu vừa trực
tiếp góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc, một cuộc
sống chung mang nhiều ý vị và thiêng liêng trong cõi đời
này, vừa hổ trợ đắc lực cho việc tu hành dẫn đến thăng
hoa thoát tục cho ông bà, cha mẹ thân yêu của chúng, là những
Phật tử đang tu học tại gia. Và theo tôi, còn hơn thế nữa,
sự giáo dục ấy được coi như là nền tảng của văn hoá
làm người, để con em chúng ta mượn đó làm cái vốn tinh
thần mà dễ dàng bước tiếp thêm một bước nữa vào con
đường từ bi, trí tuệ của đạo Phật.
Thiết
nghĩ, với những người cư sĩ như chúng ta, không ai là không
muốn thuận duyên để có được cuộc sống hạnh phúc dưới
một mái ấm gia đình, cũng là chỗ dựa an ổn, thiết thân
và vững chắc, hầu có thể cùng một lúc hoàn thành hai nhiệm
vụ trọng yếu của người tu Phật tại gia là làm sao để
vừa được tốt đời, lại vừa đẹp đạo. Một cư-sĩ thực
hiện được vuông tròn cùng lúc hai điều đó, theo tôi, cũng
có nghĩa là người ấy đã thành công được một bước trong
tu tập, tức tự thể nhập cả lý lẫn sự ngay trong đời
này. Sự nghiệp giải thoát tử sanh ở phía trước của người
ấy sẽ không còn là vấn đề quá nan giải nữa.
Để
có được một gia đình tương đối hạnh phúc, trong đó mọi
người đối xử chân thật và hết lòng với nhau, biết tôn
trọng lẫn nhau, sống có tôn ty trật tự, biết yêu thương,
che chở, đùm bọc nhau, nhất là trong những gia đình Việt-nam
còn giữ truyền thống xưa cũ, cùng sống chung hai ba thế hệ,
thì việc làm trước tiên của những bậc trưởng thượng
là cần xây dựng cho con cháu mình có được một nền tảng
vững chắc về đạo đức của việc làm người. Đó cũng
là trách nhiệm nặng nề của các bậc phụ huynh, những bậc
làm cha mẹ mà lúc nào cũng phải thật sự là chỗ dựa tinh
thần, là tấm gương sáng về đạo đức để chúng nhìn vào
đó mà tự soi rọi bản thân chúng. Một khi bọn con trẻ đã
hết lòng yêu kính, tôn trọng và đặt trọn niềm tin vào
những bậc trưởng thượng trong gia đình, những người đang
dạy dỗ, dẫn dắt chúng thực hiện bài học làm người đúng
nghĩa con người, thì tình thương và đạo đức của những
bậc bề trên kia sẽ dễ dàng cảm hoá chúng, khiến chúng
từng bước đi vào con đường đạo học một cách âm thầm
và vững chắc mà tự chúng cũng không hề hay biết.
Làm
được điều ấy, có nghĩa là những cư-sĩ như chúng ta đã
trả được một chút ơn nghĩa sâu xa trong nhiều đời nhơn
quả ở quá khứ đối với những người thân yêu của mình.
Còn trong thực tế thực tế trước mắt là đã hoàn thành
được trọng trách vun đắp cái tâm đạo đức của con cháu
các đời sau mà ông cha nhiều đời của mình đã kỳ vọng,
cũng như dùng thân giáo để dẫn dắt chúng đi vào con đường
đạo học, là một cách trả ơn ba đời chư Phật. Đó chẳng
phải là những việc làm tự lợi và lợi tha to lớn trong
đời hay sao? Còn gì ý nghĩa hơn khi những cư sĩ như chúng
ta trở thành người đầu đàn diù dắt chính con cháu thiết
thân trong gia đình mình cùng nhứt tâm qui hướng về với
Phật đạo?
Sở
dĩ tôi đề cập hơi nhiều về việc giáo dục con cái, vì
thường ngày đã tận mắt chứng kiến không biết bao nhiêu
là chuyện đau buồn, tan vỡ xảy ra cho không ít gia đình,
chỉ vì con cái của họ bị hư hỏng. Từ chỗ con cái hư
hỏng mà đã có không biết bao nhiêu gia đình đáng lẽ phải
được sống yên ổn, hạnh phúc trong tình thân yêu, ruột
thịt, thì lại phải tan đàn xẻ nghé, mỗi người đi mỗi
nơi, con cái nheo nhóc, bơ vơ, không người dạy dỗ. Hậu quả
của những cuộc đổ vỡ ấy đem lại bất hạnh cho những
đứa trẻ đáng thương kia, khiến chúng khó bề trở thành
người tốt bằng lúc có đầy đủ trọn vẹn tình yêu thương
và trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ trong một gia đình nề
nếp, ấm êm, hạnh phúc.
Không
ai lại không muốn có một gia đình hạnh phúc, nhưng có thể
vì lệch lạc trong quan niệm thế nào là hạnh phúc đã khiến
không biết bao gia đình phải đỗ vỡ. Lại nữa, không hiếm
người tự bản thân họ cũng bị khiếm khuyết trong qúa trình
được giáo dục về trí đức, nên không thấy được thế
nào là sự quan trọng của việc đào tạo trí dục và đức
dục cho bọn trẻ, mới nghĩ một cách giản đơn và máy móc
rằng chỉ cần cơm ăn, áo mặc, sinh hoạt vật chất sung mãn
là đủ điều kiện để tạo dựng hạnh phúc cho con cái và
gia đình. Từ chỗ suy nghĩ lệch lạc ấy, họ chỉ biết chú
tâm vào việc đầu tư và tích lũy lợi ích vật chất, mà
quên mất phần quan trọng không thể thiếu để vun đắp cuộc
sống tinh thần cho chính bản thân họ và cho lũ trẻ được
thêm nhiều ý nghĩa hơn, là số vốn khả dĩ về văn hoá và
đạo đức làm người. Điều ấy có khác gì người ta chỉ
biết nhào nặn ra những hình tượng trông cho đẹp mắt, mà
bên trong thì chẳng có chút linh hồn, hay nói chính xác hơn
là vẫn có, nhưng mà là linh hồn chứa đựng những mầm móng
đen tối và tội lỗi, chực chờ để tự huỷ hoại và huỷ
hoại người khác.
Lại
cũng có không hiếm người chỉ biết lo cho con cái tấn thân
trên đường học vấn (trí dục) mà quên mất bổn phận phải
dạy cho chúng học bài học cơ bản đạo đức làm người
(đức dục).
Nếu
không phải như vậy thì tại sao mới hôm qua đây (21/08/07)
báo chí đăng tải một luật-sư trẻ, mới ngoài ba mươi tuổ
lẻ, là người có học vị cao, làm việc trong ngành bảo vệ
pháp luật, lại phạm tội tham lam, chiếm đoạt, lừa đảo,
bị kết án hình sự đến những hai mươi tám năm tù. Hay
một Bác-sĩ, đương nhiên cũng là người học cao, lại đi
lừa gạt tiền bạc một Bác-sĩ khác cũng là bạn mình, để
phải ra hầu toà nhận tội trong sự khinh bỉ, chê trách của
mọi người.
Tại
sao những người có học vị và chức nghiệp cao trong xã hội
như thế mà lại hành động thiếu đạo đức như vậy? Vì
những người ấy chỉ biết học văn hoá, chỉ được đào
tạo chuyên môn nghề nghiệp mà quên mất phần giáo dục đạo
đức và rèn luyện bản thân. Đó là một sự thật đau lòng
của tất cả chúng ta.
Và
thường ngày nhan nhản trên mặt báo đã đăng tải không biết
bao nhiêu là vụ việc đầy nước mắt trong tính cách tương
tự. Những bậc phụ huynh có hay không có liên quan tới những
tội phạm trẻ, có học thức cao như vừa bị xử phạt ở
trên, sẽ nghĩ gì về nguyên nhân sâu xa của những hành vi
phạm tội kia của con cháu mình?
Những
ai nếu thật sự biết lo lắng cho tương lai hạnh phúc của
đàn con trẻ ắc không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những
thông tin như vừa kể, mà không quan tâm, suy nghĩ thấu đáo
về mặt giá trị thiết thực của bài học đạo đức làm
người.
Cũng
có thể có người quan tâm đó, nhưng lại không biết cách
dạy dỗ chúng, bỡi tự thân những người ấy, vì một lý
do nào đó, một hoàn cảnh nào đó cũng chưa từng được
học bài học đạo đức làm người. Thế thì biết phải
làm sao đây? Một câu hỏi được đặt ra và xin dành sự
trả lời cho những ai cảm thấy có chút trách nhiệm liên
quan tới mình.
Nếu
không cho rằng vơ đũa cả nắm, thì có thể nói, thời đại
chúng ta đang sống là thời huy hoàng, cực thịnh của nền
vật chất văn minh, nhưng ngược lại cũng là thời suy đồi
của các giá trị đạo đức, một điều quá rõ ràng mà những
ai có chút quan tâm tới tương lai của bọn con trẻ sẽ không
khỏi phải giật mình lo lắng, ưu tư. Mà văn minh vật chất
bao giờ cũng đối nghịch với cái "văn tại trung", là sự
thăng hoa của tâm hồn, cũng là văn minh của tính nhân bản,
đạo đức. Cho nên, văn minh vật chất càng phát triển thì
những giá trị đạo đức, tinh thần càng xuống dốc, đó
là điều không ai có thể phủ nhận.