|
.
SỰ THINH
LẶNG TRONG THIỀN QUÁN
Huyễn
Ký
|
|
Lần
đầu tới một tu viện tập thiền, chị Sáu cảm thấy rất
lúng túng khi phải bỏ thói quen hay nói của mình một cách
đột ngột. Chị vốn là người mau mồm mau miệng, thường
có phản ứng lẹ làng bằng lời nói mỗi khi thấy sự việc
gì khác với những quan niệm sẵn có trong chị. Tuy có cái
tâm khá lành, chị cũng đã nhiều phen lao đao vì những “lỡ
lời” gây ra phiền não, hiểu lầm cho người nghe. Biết vậy
nên khi nghe nói tới chuyện tập thiền có thể vơi bớt khổ
đau và đỡ làm người khác đau khổ, một ngày kia, chị hăng
hái theo bạn tới tu viện Lộc Uyển.
Mới
về tới vùng núi đồi bao la, chị Sáu đã cảm nhận được
ngay bầu không khí trong lành và êm ả của tu viện. Các tu
sĩ đi đứng khoan thai, nói năng nhẹ nhàng khiến cho tâm chị
được thanh thản hơn, quên đi bao áp lực của cuộc đời
chộn rộn chị đang sống. Mỗi khi nghe tiếng chuông, chị
Sáu bắt chước mọi người, đứng lại một chỗ để theo
dõi hơi thở, cho tới lúc tiếng ngân chấm dứt. Mỗi khi xếp
hàng lấy thức ăn, ngồi ăn chung với đại chúng, chị Sáu
thực tập im lặng, chỉ chú tâm vào hơi thở, để có thể
ý thức được mọi hành động của mình... Chị cảm thấy
những sức đẩy vô hình trong người chị hầu như được
dừng lại. Tâm trí thoải mái như được nghỉ ngơi, chị
Sáu hiểu và chứng thực được lợi ích của sự im lặng.
Nhưng phải bỏ ngay cái thói quen cố hữu từ bao năm, không
được nói ngay những ý nghĩ thoáng qua trong đầu, chị Sáu
đôi khi cũng cũng thấy mình phải “khá vất vả”. Không
ngờ chỉ sau một ngày sinh hoạt chung với các bạn và các
tu sĩ trong thời khóa của tu viện, chị Sáu cảm nhận được
năng lượng hùng mạnh của tăng đoàn đông đảo đang thực
tập thiền quán nghiêm chỉnh trong khóa An cư. Chị Sáu càng
ngày càng thoải mái hơn trong sự thinh lặng của bầu không
khí chung, và bỗng nhận ra mình cũng có được chút thanh tịnh,
và khi nhớ tới những vấn đề riêng tư, chị thấy hình
như chúng đã rủ nhau “đi chơi” chỗ khác rồi. Chị nhớ
đã dọc ông triết gia Jiddu Krisnamurti:
“Trong
ánh sáng của sự thinh lặng, mọi vấn đề đều được giải
quyết. Ánh sáng này không được sanh ra từ những hoạt động
theo thói cũ của tư duy, nó cũng không phải từ ngoài tới,
do các kiến thức của bạn. Nó cũng không được thắp sáng
nhờ một thời điểm hay một vận hành nào của ý chí, mà
nó tới từ Thiền quán... Sự Thinh lặng chính là Tự Do...”
(In
the light of silence, all problems are dissolved. This light is not born
of the ancient mouvement of thought. It is not born either, out of self
-revealing knowledge. It is not lit by time nor by any action of will.
It comes about in Meditation... SILENCE IS FREEDOM) (from book The Only
Revolution)
Krisnamurti
cũng đã viết trong cuốn “Bàn về đời sống”
(Commentaries on Living):
“Nếu
bạn thấy được rằng sự quán sát trong im lặng, ý thức
thụ động (Chánh Niệm) là điều căn bản của Hiểu Biết,
thì bạn có thể tới được gần Chân lý, giải thoát được
từ căn nguyên... Khi bạn chấp nhận được rằng chỉ cần
quan sát trong thinh lặng, bạn sẽ có Trí Tuệ, thì bạn sẽ
vượt thoát được mọi phán xét hay buộc tội...”
Trong
một lần thuyết giảng tại Saanen, vào năm 1961. Krisnamurti
cũng đã nói:
“Tâm
trí sáng suốt trong sự im lặng tuyệt đối là chuyện không
cần phải cố gắng. Ða số chúng ta, cố gắng hầu như là
một phần quan trọng trong suốt cuộc đời mình. Nhưng chính
những cố gắng đó tạo ra mâu thuẫn... Khi bạn quan sát sự
vật như chúng là. nhìn các sự kiện như chúng đang diễn
tiến... thì tâm chúng ta sẽ hiểu được các cố gắng kia,
và tâm ta sẽ tĩnh lặng lại như mặt hồ... Một tâm trí
rất tỉnh thức nhưng thinh lặng...”
Trong
cuốn sách “The art of happiness”, đức Ðạt Lai
Lạt Ma thứ 14 đã giảng về cách thực tập để tới được
trạng thái thinh lặng nói trên:
“Hôm
nay, chúng ta hãy thiền quán về Vô niệm (Không có khái niệm).
Ðó không phải là trạng thái tâm tẻ nhạt hay vô tri vô giác.
Ðiều mà bạn nên làm trước nhất là có quyết tâm “tôi
sẽ duy trì trạng thái Vô niệm hay Phi niệm (tâm không có
khái niệm nào hết)...”
“Nói
chung, Tâm chúng ta thường hướng vào những đối tượng bên
ngoài. Sự chú ý của ta đi theo những kinh nghiệm của các
giác quan. Nó luôn ở lại với các cảm giác và nhận thức.
Nói khác đi, thường thường chánh niệm của ta hướng vào
những kinh nghiệm của giác quan và các nhận thức tạo thành
từ đó.
“Nhưng
trong phần thực tập này, bạn nên thu tâm vào bên trong. Ðồng
thời, không cho nó rút hẳn vào trạng thái vô tri tẻ nhạt
hay thiếu tỉnh thức. Bạn cần giữ được sự tỉnh thức
cao độ, có chánh niệm đầy đủ, để nhận diện bản chất
tự nhiên của tâm thức mình - đó là trạng thái của cái
tâm không bị vướng bận vào các ý tưởng nhớ nghĩ về
quá khứ, hoặc tơ tưởng tới những kế hoạch, sợ hãi hay
hy vọng ở tương lai. Tốt hơn, bạn nên duy trì trạng thái
tự nhiên và bình thản (neutral).
“Ðiều
này hơi giống với một dòng sông chảy xiết, trong đó bạn
không nhìn rõ hai bên bờ. Nếu bằng cách nào đó bạn có
thể chặn được cả hai phía, nơi dòng sông bắt đầu và
nơi dòng sông chảy tới, thì bạn có thể làm cho nước tĩnh
lặng được. Khi đó, bạn có thể nhìn rõ đáy sông. Tương
tự như vậy, khi bạn có thể làm cho tâm không chạy theo những
đối tượng của giác quan và không nghĩ về quá khứ hay tương
lai nữa, đồng thời bạn có thể làm cho tâm không trở thành
trống rỗng hoàn toàn, thì bạn sẽ có thể thấy được phía
dưới các hỗn loạn của tư tưởng. Có một sự tĩnh lặng
và trong sáng lót phía dưới tâm.
“Chuyện
này khởi đầu rất khó khăn, chúng ta thử tập ngay trong buổi
giảng này.
Trong
giai đoạn đầu, khi bạn chứng nghiệm trạng thái sâu xa,
tự nhiên của thức, bạn thấy như nó đang vắng mặt. Chuyện
này là do chúng ta đã quá quen thuộc với cái hiểu tâm mình
qua các đối tượng bên ngoài. Chúng ta đã quá quen nhìn thế
giới qua các nhận thức, hình ảnh v.v.. Vậy nên khi rút tâm
ra khỏi những đối tượng ấy, chúng ta hầu như không còn
nhận ra nó nữa. Có sự vắng bặt, có sự trống rỗng. Nhưng
khi bạn tiến bộ từ từ, và quan sát với trạng thái đó,
bạn sẽ bắt đầu nhận ra cái nền tảng trong sáng. Ðó là
lúc bạn thưởng thức và thực chứng được bản chất của
tâm. Nhiều kinh nghiệm thiền định thâm sâu thực sự xảy
ra trong trạng thái tịch tĩnh đó của tâm.”
Chị
Sáu lơ mơ hiểu được sự lợi ích của Thinh Lặng, nên chị
cố gắng ngày này qua tháng nọ để bớt nói, bớt những
phản ứng bén nhạy trong tâm trí... Nhưng quả là khó khăn.
Chị nhớ lời Phật dạy “Chiến thắng chính mình mới là
chiến thắng lớn nhất” để tự an ủi mỗi khi thấy mình
vẫn chứng nào tật đó, lỡ lời, vụt chạc trong ngôn ngữ
cũng như hành động. Chị cho là mình chưa đủ nội lực để
“thắng trận lớn”, nhưng nếu cứ kiên trì thì sẽ có
lúc thành công thôi. Vậy nên chị ráng thu xếp việc nhà để
không bỏ lỡ các cơ hội thực tập với một tập thể tu
sĩ mà chị thấy thực sự họ có được năng lượng chuyển
hóa. Mỗi khi nào có thể là chị Sáu rủ bạn bè về tu viện
để được thực tập sự Thinh Lặng, thật cần thiết cho
chị, trên con đường “chiến thắng chính mình”.
|