|
.
HOÀI
HẢI THIỀN SƯ
BÁ TRƯỢNG
QUẢNG LỤC
Dịch
giả: Thích Duy Lực
|
|
TIỂU
DẪN
Lời
thu thập NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC của BÁ TRƯỢNG THIỀN SƯ
đã có đăng trong TRUYỀN ĐĂNG Lục và NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN,
đến năm Vạn lịch thứ 45 đời Minh được khắc in chung
vào bộ “CỔ TÔN TÚC NGỮ LỤC” quyển 48. Tăng Ẩn Phong
ở Trường Kỳ, Nhật Bản chiếu theo bản đời Minh trích
lục ra: MÃ TỔ, BÁ TRƯỢNG, HOÀNG BÁ, LÂM TẾ gọi là Tứ
Gia Ngữ Lục, ấn hành ra đời, được Tòng lâm tôn trọng
là yếu điểm của Thiền môn. Sách này là ghi chép về trọn
đời của Thiền Sư BÁ TRƯỢNG về những sự ứng cơ tiếp
vật, ân cần dạy chúng, hành sự phi phàm, pháp ngữ bao gồm
không sót, mỗi chữ, mỗi câu đều là lời khai thị quý báu
cho người học, thật đáng làm phép tắc cho kẻ tu Thiền
và tư lương muôn đời cho người học đạo.
Theo
sự phân biệt nội dung của NGỮ LỤC và QUẢNG LỤC, thì
NGỮ LỤC ghi chép nhiều hành sự, còn QUẢNG LỤC ghi chép
nhiều về pháp ngữ, cũng là di lục của Thiền sư mà có
sự sai khác này, đó là do người biên tập và thời đại
biên tập bất đồng, nay khó mà cứu xét kỹ lưỡng được.
Tác
giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước
Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN
724). Sư xuất gia từ thuở bé, lớn lên ham thích thiền Đốn
ngộ, nghe Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất khai hoá ở Nam Khang
(nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây). Sư bèn hết lòng y chỉ, sau
khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại
Trí Thọ Thánh Thiền Tự ở núi Đại Hùng thuộcHồng Châu,
núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước,
nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một
tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một
nghìn, trong đó QUI SƠN và HOÀNG BÁ làm Thượng thủ, từ đó
pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy. Sư
bèn quyết ý lập ra Thiền viện đầu tiên. Trước kia các
tự viện Thiền Tông đều nhờ vào chùa của Luật Tông, từ
nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho Thiền
Tự được độc lập, soạn định chế độ Tòng lâm, gọi
là Bá Trượng Thanh Quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung
Hưng của Thiền tông.
Sư
là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa
đều tự mình làm trước cả đại chúng, người chủ sự
lén dấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư
nói: “Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của
mình cho người khác!”. Kiếm dụng cụ không được thì ngày
đó không ăn, cho nên mới có câu: “Nhất nhật bất tác,
nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không
ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật
như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời.
Ngày
17 tháng giêng năm Nguyên Hoà thứ chín đời nhà Đường (CN
814), Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, đệ tử được phó pháp
là QUY SƠN LINH HỰU Thiền sư, HOÀNG BÁ HY VẬN Thiền
sư vv.. tất cả có hai mươi tám người, hết thảy đều là
môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp.
Ngoài
tác phẩm này ra còn có: Bá Trượng Thanh Quy (hai quyển). Năm
Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc
ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng
Luân.
Ghi
chú: Tiểu dẫn này được dịch từ Giải đề của Thiền
Học Đại Thành chung cho hai bộ Ngữ Lục và Quảng Lục của
Bá Trượng Đại Trí Thiền Sư.
BÁ TRƯỢNG
QUẢNG LỤC
Ngôn
ngữ cần phải phân biệt trắng đen, cần phải biết là lời
nói chung hay lời nói riêng, lời nói liễu nghĩa hay bất liễu
nghĩa.
Giáo
liễu nghĩa phân biệt về thanh (trong), còn bất liễu nghĩa
phân biệt về trược (đục). Nói cấu bên pháp uế là phân
biệt về phàm, nói cấu bên pháp tịnh là phân biệt về Thánh.
Từ chín bộ giáo nói thẳng ra chúng sanh không có mắt, cần
phải nhờ người gọt giũa. Nếu nói với người tục tai
điếc, cần phải dạy họ xuất gia trì giới, tu thiền học
huệ. Nếu là người tục siêu xuất thì không nên dạy họ
như thế, như trường hợp các ngài Duy Ma Cật, Phó Đại Sĩ…
đối với bậc xuất gia đã thọ giới cụ túc, sức giới,
định, huệ đã có mà nói như thế thì gọi là phi thời ngữ
(chẳng ứng cơ) cũng gọi là ỷ ngữ (nói thêu dệt), nếu
là bậc xuất gia phải nói cấu bên pháp tịnh, phải nói lìa
các pháp có, không, lìa tất cả tu chứng, cũng lìa cái lìa
nữa. Nếu trong hàng xuất gia tẩy trừ tập nhiễm tham, sân
không được cũng gọi là kẻ tục tai điếc, phải dạy họ
tu thiền học huệ. Tăng sĩ Nhị thừa đã dứt được bệnh
tham sân mà còn trụ nơi vô tham, cho đó là đúng là thuộc
về Vô sắc giới, là ngăn trở ánh sáng Phật, là làm thân
Phật chảy máu cũng phải dạy họ tu thiền học huệ.
Cần
phải biện biệt rõ ràng lời nói thanh, trược. Pháp trược
là các danh từ tham, sân, ái, thủ… Pháp thanh là các danh
từ Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Cái giác chiếu soi hiện
tại chỉ cần đối với hai dòng thanh trược, các pháp Thánh,
phàm, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, các pháp thế gian
và xuất thế gian đều chẳng nên có mảy may ái thủ. Đã
chẳng ái thủ mà y trụ vào chẳng ái thủ cho đó là phải,
ấy là Sơ Thiện, là trụ nơi điều phục tâm, là hàng Thanh
Văn, là người đã đến bờ rồi mà còn lưu luyến chiếc
bè không chịu bỏ, là đạo Nhị thừa, là quả Thiền na.
Đã chẳng ái thủ cũng chẳng y trụ nơi chẳng ái thủ, là
Trung thiện, là bán tự giáo vẫn còn là Vô sắc giới khỏi
sa vào đạo Nhị thừa, khỏi lạc vào lối Ma Vương, vẫn
còn là bệnh Thiền na, là còn bị trói buộc vào Bồ Tát thừa.
Đã không y trụ nơi chẳng ái thủ và cũng không khởi cái
tri giải về không y trụ, ấy là Hậu thiện, là mãn tự giáo,
khỏi rơi vào Vô sắc giới, tránh khỏi bệnh Thiền na, khỏi
sa vào Bồ Tát thừa, khỏi bị đoạ vào địa vị Ma vương,
là trí chướng, địa chướng, hạnh chướng nên thấy Phật
tánh của mình như ban đêm thấy hình sắc. Như nói: Ở địa
vị Phật dứt hai thứ ngu: Một là vi tế sở tri ngu, hai là
cực vi tế sở tri ngu. Cho nên nói: Có bậc đại trí đập
vỡ hạt bụi lấy ra quyển Kinh. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu
thì chẳng bị ba đoạn sơ, trung, hậu thiện khống chế. Giáo
môn thí dụ con hươu ba lần nhảy ra khỏi lưới, gọi là
làm Phật ngoại triền, không có vật gì ràng buộc được
người này. Đây thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, là
Tối thượng thừa, là Thượng thượng trí, là đứng trên
Phật đạo; người này là Phật, có Phật tánh, là Đạo sư,
là điều khiển được vô sở ngại phong, là vô ngại huệ,
về sau được tự do sai khiến nhân quả phước trí, là làm
xe chuyên chở nhân quả, ở nơi sanh không bị sanh nhốt, ở
nơi tử không bị từ ngại, ở nơi ngũ ấm như cửa đã mở,
không bị ngũ ấm ngăn trở, đi ở tự do, ra vào không khó.
Nếu được như thế, không luận thứ bậc hơn kém cho đến
thân con kiến, chỉ cần được như thế thì đều là cõi
nước thanh tịnh vi diệu không thể nghĩ bàn. Đó còn là lời
nói mở trói, họ vốn không thương tích thì đừng làm cho
bị thương. Những cái thương tích Phật, thương tích Bồ
Tát đều là thương tích (Có nghĩa là chấp Phật là thương
tích Phật, chấp Bồ Tát là thương tích Bồ Tát). Phàm nói
các pháp “có, không” đều là thương tích. “Có, Không”
bao gồm tất cả pháp.
Hàng
Thập địa là chúng ở trong dòng nước đục, tự cho là dòng
nước thanh, dựng tướng thanh để nói lỗi của tướng trược.
Trước kia mười vị đại đệ tử như Xá Lợi Phất, Phú
Lâu Na, chánh tín như A Nan, tà tín như Thiện Tinh… mỗi người
có một cốt cách riêng, mỗi người có một phép tắc riêng
đều bị Đạo Sư (Phật) nói toạc ra là chẳng đúng. Tứ
thiền, Bát định, A La Hán…. trụ trong định tám muôn kiếp,
họ là người tu hành theo kiến chấp vì bị rượu tịnh pháp
làm say nên hàng Thanh Văn nghe Phật pháp không phát được
đạo tâm vô thượng, do đó bị gọi là người đoạn thiện
căn không có Phật tánh. Kinh nói: “Chỗ gọi là hầm sâu
giải thoát đáng sợ, nếu có một niệm tâm lui sụt thì rơi
vào địa ngục mau như tên bắn”. Chẳng được nhất định
nói lui sụt, cũng chẳng được nhất định nói không lui sụt,
như các ngài Văn Thù, Quan Âm, Thế Chí… đến thị hiện
đồng loại với Tư Đà Hườn để dẫn dụ, chẳng được
nói họ lui sụt, lúc bấy giờ chỉ được gọi là người
Tu Đà Hườn thôi. Hiện tại các giác chiếu soi chỉ cần
chẳng bị các pháp “có, không” khống chế, thấu suốt
nghĩa ba câu và tất cả nghịch thuận thì dầu có nghe trăm
nghìn muôn ức đức Phật xuất hiện ở thế gian cũng như
không nghe, cũng không y trụ vào chỗ không nghe, cũng không
khởi tri giải về sự không y trụ, nói họ là người lui
sụt chẳng được, vì số lượng không khống chế họ được,
ấy là Phật thường trụ thế gian mà chẳng nhiễm thế gian.
Nói
Phật chuyển pháp luân, lui sụt cũng là phỉ báng Phật, Pháp,
Tăng. Nói Phật chẳng chuyển pháp luân, chẳng lui sụt cũng
là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Ngài Tăng Triệu nói: “Đạo
Bồ Đề không thể suy lường, cao vô thượng, rộng vô cùng,
sâu thăm thẳm”. Rơi vào lời nói là bệnh, nói giác chiếu
soi cũng còn là không đúng, chỉ là từ trược biện thanh
(trong cái đục mà biện biệt cái trong) mà thôi. Nếu cho nói
giác chiếu soi hiện nay là đúng, tức là ngoài cái giác chiếu
soi còn có cái khác thì đều là ma thuyết. Nếu chấp lấy
cái giác chiếu soi hiện tại thì cũng đồng ma thuyết, cũng
gọi là tự nhiên ngoại đạo. Nói các giác chiếu soi hiện
tại là Phật của chính mình, đó là lời nói thước tấc,
là lời tính toán, giống như con chồn (dã can) kêu, vẫn thuộc
về cửa keo sơn (chấp trước). Từ trước đến nay chẳng
nhận cái tự tri, tự giác là Phật của chính mình mà lại
hướng ra ngoài tìm Phật, nhờ thiện tri thức nói ra cái tự
tri tự giác để làm thuốc trị cái bệnh hướng ngoại tìm
cầu, bệnh hướng ngoại tìm cầu đã lành thì thuốc cũng
phải bỏ. Nếu chấp lấy cái tự tri tự giác thì đó là
bệnh Thiền na, là định tánh Thanh Văn, như nước đóng băng,
toàn băng là nước khó mong cứu được nạn khát; cũng nói:
“Bệnh chắc chắn hết, lương y bó tay”.
Vô
thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật, Phật là thuốc
của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thuốc
và bệnh đều tiêu, thí dụ: như nước trong, Phật là cam
thảo hoà với nước, cũng như mật hoà với nước ấy rất
là ngon ngọt, nếu xem đó là cùng loại nước trong thì chẳng
đúng, chẳng phải không, vốn là sẵn có, nên cũng nói: Lý
này mọi người đều vốn sẵn có. Chư Phật, Bồ Tát được
mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến
nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó,
không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt
câu đầu hai, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt
câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện.
Hai đầu kéo ông chằng được, số lượng chi phối ông chẳng
được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng
phải phàm, chẳng phải Thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải
tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải
rang buộc, chẳng phải giải thoát, phải tất cả danh mục.
Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục
đẽo hư không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng
hư không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, như nói: Pháp
không có so sánh, không thể ví dụ, nên Pháp thân vô vi bất
đoạ chư số; nên nói: Thánh thể vô danh chẳng thể nói được,
lý như thật của không môn khó ghé, thí dụ như con thái mạt
trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ), có thể
đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên
ngọn lửa. Ý thức của chúng sanh cũng vậy, có thể duyên
ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.
Tham
học nơi Thiện tri thức để tìm cầu một tri, một giải
đó là thiện tri thức ma, vì sanh ngữ kiến. Nếu phát tứ
hoằng thệ nguyện, nguyện độ hết tất cả chúng sanh rồi
sau ta mới thành Phật, đó là Bồ Tát pháp trí ma vì thệ
nguyện không buông bỏ; nếu trì trai giữ giới, tu Thiền học
Huệ đều là thiện căn hữu lậu, dẫu cho ngồi đạo tràng
thị hiện thành Đẳng Chánh Giác độ chúng sanh nhiều như
số cát sông Hằng thảy đều chứng quả Bích Chi Phật, đó
là thiện căn ma, vì khởi tâm tham đắm, nếu đối với các
pháp không tham nhiễm, thần lý độc tôn trụ trong Thiền định
sâu không còn tiến lên nữa, đó là Tam muội ma, vì đam mê
cái vui Thiền định. Niết Bàn chí thượng, ly dục tịch tịnh,
là nghiệp ma. Nếu trí huệ thoát lưới ma chưa triệt để
thì dẫu cho hiểu được trăm bổn kinh Phật thảy đều là
cặn bã địa ngục, tìm sự tương tự như Phật không bao
giờ có.
Như
nay nghe nói chẳng chấp trước vào tất cả pháp thiện, ác,
có, không vv… liền cho đó là rơi vào không, mà chẳng biết
rằng bỏ gốc theo ngọn mới chính là rơi vào không. Cầu
Phật, cầu Bồ Đề và tất cả pháp có, không… là bỏ gốc
theo ngọn, hiện tại chỉ cần ăn đạm bạc sống, mặc áo
vá đỡ lạnh, khát thì bụm lấy nước uống, ngoài ra đối
với tất cả pháp có, không đều không có mảy may hệ niệm
(nghĩ tưởng), người này dần dần sẽ chút phần nhẹ nhàng
sáng suốt.
Thiện
tri thức chẳng chấp có, chẳng chấp không, thoát được mười
câu ma ngữ, nói ra không trói buộc người, có lời nói nào
ra chẳng tự xưng là Thầy nói, cũng như tiếng dội trong hang,
tiếng nói trùm khắp thiên hạ mà không có khẩu quá (lỗi
do từ miệng mình nói ra), đủ sức làm y chỉ cho người.
Nếu nói ta biết thuyết, biết giải, nói ta là Hoà thượng,
người là đệ tử, cái đó đồng như ma thuyết. Vô cớ nói
rằng: Mục kích đạo tồn (mắt thấy đạo còn). Phật hay
chẳng phải Phật, Bồ đề, Niết bàn, giải thoát… Vô cớ
nói ra một tri, một giải, giơ một cánh tay, dựng một ngón
tay bảo là Thiền, là Đạo, lời nói này trói buộc người
không biết đến khi nào mới thôi, chỉ là chồng thêm dây
trói buộc Tỳ Kheo. Dẫu cho không nói cũng có cái khẩu quá.
Thà làm thầy cho tâm, chẳng cho tâm làm thầy.
Giáo
bất liễu nghĩa có Thiên nhân sư, có Đạo sư. Trong giáo liễu
nghĩa chẳng làm Thiên nhân sự, chẳng cho phép làm thầy, chưa
y được huyền giám (tự tánh), tạm y được giáo liễu nghĩa
còn có phần thân cận, nếu là giáo bất liễu nghĩa thì chỉ
thích hợp để nói trước bọn người tục tai điếc. Nay
chỉ cần chẳng y trụ tất cả pháp có, không, cũng không
làm cái chẳng y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng
y trụ, cũng không khởi cái tri giải về chẳng y trụ, đây
gọi là đại thiện tri thức, cũng nói: Chỉ có một người
đại thiện tri thức là Phật, không có người thứ hai, ngoài
ra đều gọi là ngoại đạo, cũng gọi là ma thuyết. Nay chỉ
cần nói phá câu hai đầu, không tham nhiễn tất cả cảnh
pháp có, không và việc mở trói, ngoài ra không có ngữ cú
nào khác để dạy người. Nếu nói ra có ngữ cú khác để
dạy người, có pháp khác để cho người, đó gọi là ngoại
đạo cũng gọi là ma thuyết.
Cần
phải biết lời giáo liễu nghĩa hay giáo bất liễu nghĩa,
cần phải biết lời nghịch tục hay lời tuỳ tục, cần phải
biết lời nói sống hay lời nói chết, cần phải biết lời
thuốc hay lời bệnh, cần phải biết lời ví dụ thuận hay
nghịch, cần phải biết lời nói chung hay lời nói riêng. Nói
do tu hành được thành Phật, có tu có chứng, thị tâm thị
Phật, tức tâm tức Phật, đấy là lời Phật: Là lời nói
giáo bất liễu nghĩa, là lời tuỳ tục, là lời nói chung,
là lời nhẹ như mang một lon một lít, là lời nói về bên
pháp uế, là lời ví dụ thuận, là lời nói chết, là lời
nói trước kẻ phàm phu. Chẳng cho do tu hành mà được thành
Phật, không tu không chứng, phi tâm phi Phật cũng là lời của
Phật: là lời giáo liễu nghĩa, là lời nghịch tục, là lời
nói riêng, là lời nặng như mang trăm tạ, là lời nói ngoài
giáo tam thừa, là lời ví dụ nghịch, là lời nói về bên
pháp tịnh, là lời nói sống, là lời nói trước ngoài có
quả vị.
Từ
Tu Đà Hườn trở lên thẳng đến bậc Thập địa hễ có
lời nói đều thuộc về pháp trần cấu, hễ có lời nói
đều thuộc về bên phiền nào, hễ có lời nói đều thuộc
về giáo bất liễu nghĩa. Giáo liễu nghĩa là trì, giáo bất
liễu nghĩa là phạm. Phật địa không có trì, phạm, nên giáo
liễu nghĩa và bất liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều chẳng
cho.
Do
mạ mà biết đất, từ trược biện thanh. Cái giác chiếu
soi hiện tại nếu theo bên thanh mà đến thì có giác chiếu
soi, cũng chẳng phải thanh, cũng chẳng phải không thanh, không
có giác chiếu soi, cũng chẳng phải thanh cũng chẳng phải
không thanh, chẳng phải Thánh, chẳng phải không Thánh; không
phải thấy nước đục rồi nói lỗi của nước đục, nếu
nước trong thì không có lỗi để nói, nói ra là làm đục
nước rồi.
Nếu
có cái hỏi mà không hỏi cũng có cái nói mà không nói, bởi
Phật chẳng vì Phật mà nói pháp. Bình đẳng chân như pháp
giới không có Phật nào mà không độ chúng sanh. Phật không
trụ Phật gọi là chân phước điền.
Cần
phải biện biệt lời chủ khách, tham nhiễm tất cả cảnh
pháp có, không, bị tất cả cảnh có, không làm hoặc loạn
thì tự tâm là ma vương, chiếu dụng thuộc ma dâm. Cái giác
chiếu soi hiện tại chỉ cần chẳng y trụ vào tất cả pháp
có, không, pháp thế gian, xuất thế gian; cũng không có tri
giải về chẳng y trụ; cũng chẳng y trụ nơi không tri giải
thì tự tâm là Phật, chiếu dụng thuộc Bồ Tát. Tâm tâm
là chủ tể, chiếu dụng thuộc khách trần, như thấy sóng
nói nước, nước ấy chiếu vạn tượng mà không cho là công
dụng. Nếu được tích chiếu, chẳng tự do huyền diệu, thì
tự nhiên thấu suốt cổ kim, như nói: “Thần vô chiếu công,
chí công thường tồn” (1). Người như thế được ở khắp
mọi nơi làm Đạo sư.
(1)
Thần dụ cho tự tánh; chiếu công = công dụng – chí công
= công dụng tối cao. (Công dụng của tự tánh không qua sự
tác ý nhưng công dụng ấy đạt đến cực điểm và luôn
luôn được như thế).
Tánh
thức chúng sanh là tánh keo sơn (chấp trước) vì chưa từng
bước lên thềm bực Phật nên thường dính khắn vào các
pháp có, không, nay thình lình uống thuốc huyền chỉ không
được, thình lình nghe lời xuất cách họ tin chẳng nổi,
cho nên đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề bốn mươi chín
ngày lặng lẽ tư duy. Trí tuệ mênh mông khó nói, không tỷ
dụ được, nói chúng sanh có Phật tánh cũng là phỉ báng
Phật, Pháp, Tăng, nói chúng sanh không Phật tánh cũng là phỉ
báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói có Phật tánh là chấp trướng
báng. Nếu nói không Phật tánh là hư vong báng. Như bảo: Nói
Phật tánh có là tăng ích báng (nói thêm), nói Phật tánh không
là tổn giảm báng (nói bớt), nói Phật tánh cũng có cũng
không là tương vi báng (trái ngược nhau), nói Phật tánh chẳng
có chẳng không là hý luận báng (nói bông đùa); nếu không
nói thì chúng sanh không có hy vọng giải thoát; còn nếu nói
thì chúng sanh lại theo lời nói mà sai tri giải, lợi ít mà
hại nhiều. Do đó Ngài nói: “Ta thà không nói pháp, mau nhập
Niết Bàn”. Nhưng sau đó tìm về chư Phật quá khứ, thấy
các Ngài đều nói pháp tam thừa. Về sau, Phật mới giả lập
kệ thuyết, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật nói
với họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, nói với họ
là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát…. Biết họ gánh trăm
tạ chẳng nổi tạm cho họ gánh một lon, một lít, biết họ
khó tin giáo liễu nghĩa tạm nói với họ giáo bất liễu nghĩa,
tạm được pháp lành lưu hành còn hơn là pháp ác. Thiện
quả mãn rồi thì ác quả đến, được Phật thì có chúng
sanh đến, được Niết Bàn thì có sanh tử đến, được sáng
thì có tối đến, chỉ là nhân quả hữu lậu đối đãi nhau;
nếu muốn khỏi thấy sự đối đãi chỉ cần cắn đứt câu
hai đầu thì số lượng khống chế không được; không Phật,
không chúng sanh, không thân, không sơ, không cao, không thấp,
bình thường, không đẳng, không đi, không đến, chỉ cần
chẳng chấp trước văn tự, cách xa hai đầu thì nó nắm bắt
ông chẳng được, tránh khỏi các sự khổ vui, sáng tối đối
đãi nhau. Thật lý chân thật cũng chẳng chân thật, hư vọng
cũng chẳng hư vọng, không phải là vật có số lượng, thí
dụ như không chẳng thể tu sửa được, nếu tâm có một
chút tri giải liền bị số lượng khống chế cũng như keo
sơn, năm chỗ (ngũ uẩn) đều bị dính mắc thì bị ma vương
nắm bắt được, chẳng được tự do về nhà.
Luận
về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung
thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung
là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt. Bồ Tát tức phi
Bồ Tát thị danh Bồ Tát. Pháp, phi pháp, phi phi pháp, tất
cả đều phải như thế. Nếu chỉ nói một câu hoặc hai câu
làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp sư, nếu
đồng thời nói cả ba câu mà họ tự vào địa ngục thì
việc ấy không liên can đến Pháp sư. Nói cái giác chiếu
soi hiện tại là Phật của mình, là sơ thiện, không chấp
lấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cái
tri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lời
trên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là không
phàm cũng không thánh chớ nói lầm Phật chẳng phải phàm
chẳng phải Thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng, vô thánh
là Phật tánh”. Nếu nói có thần thông biến hoá là Phật
thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh… cho đến các
cõi Trời Thích, Phạm trở lên cũng có tinh linh thượng phẩm
cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp đâu được gọi
là Phật ư? Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng
to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết
sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen
ẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng chẳng phải
là Phật.
Giáo
ngữ có cấp bậc mau chậm, lên xuống bất đồng. Lúc chưa
ngộ, chưa giải thoát gọi là tham, sân, ngộ rồi gọi là
trí huệ Phật, nên nói: “Không khác người thuở trước,
mà chỉ khác cái hành vi thuở trước”.
Hỏi:
- Chặt cây cuốc cỏ, khai mương, đào đất có tướng tội
báo không?
Sư
đáp: - Không thể nhất định nói là có tội hay không
tội. Việc có tội hay không tội là do nơi người đó. Nếu
tham nhiễm tất cả pháp có, không, có tâm lấy bỏ, không
thấu suốt nghĩa ba câu thì nói người này nhất định có
tội. Nếu thấu suốt nghĩa ba câu tâm như hư không cũng chẳng
có cái nghĩ tưởng hư không thì người này nhất định là
không tội, lại nữa, nếu tội đã tạo rồi lại nói là
không thấy có tội thật là vô lý. Nếu không tạo tội mà
nói là có tội thì cũng là vô lý. Như trong luật nói: “Người
hôn mê giết người và chuyển tướng giết người còn không
bị tội giết huống là sự truyền thừa củaThiền Tông,
chẳng trụ một pháp nào, tâm như hư không, cũng không có
tướng hư không thì đem tội để ở chỗ nào?” Cũng nói:
“Đạo Thiền chẳng cần tu, chỉ cần đừng ô nhiễm”.
Cũng nói: “Chỉ cần tiêu dung hết tâm trong ngoài là được”.
Cũng nói: “Về sự chiếu cảnh, đối với tất cả pháp
có không đều không tham đắm cũng đừng chấp trước”.
Cũng nói: “Phải học như vầy, cái học đó giống như giặt
áo dơ, áo là cái sẵn có, dơ bẩn là từ bên ngoài đến”.
Nghe nói tất cả pháp có, không, thanh, sắc, như cáu bẩn đừng
đem tâm bám lấy. Dưới cội Bồ Đề, ba mươi hai tướng
tốt, tám mươi vẻ đẹp thuộc về sắc, mười hai phần giáo
thuộc về thanh. Nay chỉ cần cắt đứt tất cả dòng nước
có, không, thanh, sắc, tâm như hư không, phải học như thế,
như cứu lửa cháy đầu mới được, vậy mà đến lúc lâm
chung tìm đường quen thuộc cũ để đi còn không được triệt
để, huống là đến lúc đó mới điều tâm, mới tập học
thì có hy vọng gì!
Lúc
lâm chung các cảnh tốt đẹp hiện ra trước mắt, tuỳ theo
tâm ưa thích, chỗ nặng chịu trước. Như nay không làm việc
ác thì đến lúc đó không có cảnh ác, dầu cho có cảnh ác
cũng biến thành tốt đẹp. Nếu e lúc lâm chung kinh sợ điên
cuồng, không được tự do, thì cần hiện tại được tự
do mới được. Hiện tại đối với mỗi cảnh pháp đều
không ái nhiễm, cũng chẳng y trụ vào tri giải, mới là người
tự do. Hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả. Nghiệp quả
đã hiện thì làm sao lo cho kịp! Lo là phải lo từ trước
cho đến ngày nay. Xưa nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa
là ngày trước có Phật thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại
nếu được một niệm chẳng bị tất cả pháp có không quản
nhiếp, thì chẳng đến tận vị lai cũng được như vậy.
Xưa cũng như nay, Phật chỉ là người, người chỉ là Phật,
cũng là Tam muội định, chẳng cần đem định nhập định,
chẳng cần đem Thiền tưởng Thiền, chẳng cần đem Phật
tìm Phật. Như nói: “Pháp chẳng cầu pháp, pháp chẳng đắc
pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, tự nhiên
đắc pháp, chẳng lấy đắc để đắc thêm”. Cho nên Bồ
Tát cần phải chánh niệm như vầy: Đối với pháp rỗng không
độc tồn, cũng không biết cái pháp độc tồn thì trí tánh
tự như như, chẳng phải do nhân làm ra cũng gọi là thể kết,
cũng gọi là thể tập, chẳng phải là trí biết, chẳng phải
là thức biết, bặt chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch,
sự suy nghĩ dứt hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không
còn sanh khởi nữa.
Cũng
nói: Như lượn sóng lăn tăn không gió trên biển cả, cái
chợt biết cái lượn sóng lăn tăn ấy là thô trong tế. Quên
cái biết ở nơi biết vẫn còn là tế trong tế, là cảnh
giới Phật. Từ đây cái biết đầu tiên được gọi là cái
đảnh của Tam muội,cũng gọi là vua Tam muội, cũng gọi là
nhĩ diệm trí (trí sở tri), nó sanh ra hết thảy các Tam muội,
tưới trên đảnh của tất cả các vị Pháp vương tử, Nơi
tất cả cõi nước sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, cõi
nước đều thảnh Đẳng Chánh Giác, trong ngoài thông đạt
đều không có trở ngại thì một sắc một trần, một Phật
một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả trần tất
cả Phật, tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mỗi
mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều như vậy.
Đây
là thô trong tế, là cảnh giới thiệu, là tất cả thượng
lưu, kiến văn giác tri cũng là tất cả thượng lưu, xuất
sanh nhập tử độ tất cả có, không… là thượng lưu, có
nói ra điều gì cũng là thượng lưu. Niết Bàn là đạo Vô
thượng, là Vô đẳng đẳng chú, là Thuyết đệ nhất, ở
trong các thuyết rất là sâu xa, không người nào có thể đến
được, là chư Phật hộ niệm. Như thấy sóng trong trẻo thì
được nói tất cả nước là trong trẻo, từ đó chảy ra
cái dụng công rộng lớn mênh mông cũng là chư Phật hộ niệm.
Kinh nói: “Đi, đứng, nằm, ngồi nếu được như vậy, lúc
ấy Ta liền hiện thân thanh tịnh quang minh” Lại nói : “Như
ông thân bằng, ngữ bằng, ta cũng như vậy, một Phật sát
thanh (Phật sát thanh: Một tam thiên đại thiên thế giới),
một Phật sát hương, một Phật sát vị, một Phật sát xúc,
một Phật sát sự, thảy đều như vậy. Từ đây lên đến
thế giới Liên Hoa Tạng cao rộng thảy đều như vậy”.
Nếu
giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh
kết, cũng gọi là đoạ cảnh kết, là căn bản của tất
cả trần lao. Tự sanh tri kiến, không dây mà tự trói; vì
có sở tri nên bị ràng buộc vào thế giới thứ hai mươi
lăm cõi. Lại nữa cái làm tan tất cả cửa phiền não trói
buộc người cũng là cái biết đầu tiên này mà hàng Nhị
thừa cho là Nhĩ diệm thức (thức sở tri), cũng gọi là vi
tế phiền não thì liền bèn dứt trừ. Đã dứt trừ xong,
gọi là đem thần tánh trở về cái hang không, cũng gọi là
bị rượu Tam muội làm say, cũng gọi là bị ma giải thoát
buộc. Định lực Nhị thừa làm ra sự thành hoại trong thế
giới còn bị lọt vào quốc độ khác mà không biết, cũng
gọi là chỗ hầm sâu giải thoát đáng sợ. Còn hàng Bồ Tát
thì xa lìa hết thảy.
Người
đọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay về
tự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cái
tánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có không
chuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cả
cảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độc
lập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụng
được mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăng
thượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành.
Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũng
không trụ vào tri giải, đó là người tu hành.
Đọc
kinh xem giáo nói theo thế gian thì đó là việc tốt, nhưng
nếu đem so với người thấu lý mà nói thì đó là người
ngu si, bậc Thập địa thoát ra không khỏi, còn bị trôi lặn
vào dòng sanh tử. Song tam thừa giáo đều dùng để trị bệnh
tham, sân,… Như nay niệm niệm đều có cái bệnh tham, sân,
… thì trước tiên cần phải điều trị. Chẳng cần tìm
tri giải về nghĩa cú, tri giải thuộc về tham, tham lại biến
thành bệnh. Nay chỉ cần lìa tất cả pháp có, không, cũng
lìa cả cái lìa, thấu suốt nghĩa ba câu, tự nhiên cùng Phật
không khác. Đã tự là Phật còn lo chi Phật không biết nói
Pháp. Chỉ sợ chẳng phải Phật, nên bị các pháp có không
trói buộc, chẳng được tự do. Thế nên, lý chưa vững mà
trước tiên đã có phước trí thì sẽ bị phước trí lôi
đi như kẻ hèn sai khiến người sang, chẳng bằng đầu tiên
ngộ lý rồi sau hãy có phước trí. Nếu cần phước trí tức
khắc làm ra được. Phước trí xài ra, nắm vàng thành đất,
nắm đất thành vàng, biến nước biển thành tô lạc, đập
núi Tu Di làm bụi nhỏ, đem bốn biển để vào lỗ chân lông,
ở nơi một nghĩa làm vô lượng nghĩa, ở nơi vô lượng nghĩa
làm một nghĩa. Cũng nói: “Sẩy chân làm Chuyển Luân Vương,
khiến cho nhân dân trong bốn châu thiên hạ một ngày tu hành
Thập thiện, phước trí này cũng không bằng phước trí trên”.
Cái giác chiếu soi của chính mình (Tự tánh) gọi là Vương
(vua). Niệm chấp trước cáp pháp có không, gọi là Chuyển
Luân Vương. Hiện tại chỉ cần trong tạng phủ không dung
nạp tất cả pháp có không, lìa ngoài tứ cú gọi là “KHÔNG”,
“KHÔNG” gọi là thuốc bất tử, vì đối với Vương trước
(Tự tánh) mới gọi là thuốc bất tử. Tuy nói là thuốc bất
tử với Vương cùng uống, nhưng cũng chẳng phải là hai vật,
cũng chẳng phải là một vật. Nếu cho là một, là hai, cũng
gọi là Chuyển Luân Vương. Như nay có người dùng phước
trí tứ sự cúng dường tứ sinh lục đạo khắp bốn trăm
muôn ức a tăng kỳ thế giới, tuỳ theo sự ưa thích của
chúng sanh đến mãn tám mươi tuổi rồi, mới nghĩ rằng các
chúng sanh này đã già yếu, ta nên đem Phật pháp dạy dỗ
họ khiến cho đều đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán.
Người bố thí này trước kia bố thí cho chúng sanh tất cả
đồ ưa thích, công đức còn là vô lượng, huống chi sau này
làm cho đắc quả Tu Đà Hườn cho đến A La Hán, công đức
càng thêm vô lượng vô biên mà cũng còn không bằng công đức
nghe Kinh tuỳ hỷ của người thứ năm mươi.
Kinh
Báo Ân nói: “Ma Da phu nhân sanh năm trăm Thái tử đắc quả
Bích Chi Phật. Mỗi vị đều được xây tháp cúng dường
lễ bái mà bà than rằng: “Không bằng sanh một đứa con đắc
Vô thượng Bồ Đề, ít phí tâm lực của ta” ”. Nay tìm
ở trong chúng trăm nghìn muôn đời, có một người đắc đạo
thì giá trị bằng tam thiên đại địa thế giới. Do đó ta
thường khuyên mọi người phải nên huyền giải tự lý (ngộ),
tự lý nếu huyền thì sai khiến được phước trí như người
sang sai khiến kẻ hèn, cũng như xe vộ trụ (Phật thừa). Nếu
chấp trước cái này làm tri giải thì gọi là hạt châu thường
trong búi tóc, cũng gọi là hạt châu có giá, cũng gọi là
chở phẩn vào. Nếu chẳng chấp cái này làm tri giải thì
như hạt minh châu trong búi tóc nhà vua cũng gọi là vô giá
đại bảo, cũng gọi là chở phẩn ra.
Phật
chính là người ở ngoài sự trói buộc, lại vào trong vòng
trói buộc mà làm Phật. Ngài chính là người bên kia bờ sanh
tử, là người bên kia bờ huyền tuyệt lại trở qua bờ bên
này làm Phật. Người cùng khỉ, vượn đều không thể làm
được, người dụ cho hàng Thập địa, khỉ vượn dụ cho
phàm phu.
Đọc
kinh xem giáo, cầu tất cả tri giải chẳng phải là không cho.
Dù hiểu được tam thừa giáo là khéo được đồ anh lạc
trang nghiêm, được ba mươi hai tướng, nhưng tìm Phật thì
chẳng phải. Kinh nói: “Người học giả tham chấp tam tạng
Tiểu thừa còn không cho thân cận, huống chi tự cho mình là
đúng”. Trong Kinh Niết Bàn, Tỳ Kheo phá giới và danh tự
A La Hán bị liệt vào trong mười sáu ác luật nghi, đồng
với người săn bắn, lưới cá vì lợi dưỡng mà giết hại
sinh vật. Loại kinh Đại Thừa Phương Đẳng cũng như cam lồ
mà lại cũng như thuốc độc, tiêu được thì như cam lồ,
tiêu không được thì như thuốc độc, Người học kinh xem
giáo nếu không hiểu được đó là lời nói sống hay lời
nói chết (tử ngữ) thì chắc chắn không thấu nghĩa cú, thà
đừng học tốt hơn.
|