|
c
Con Trâu Đất
Một Biểu Tượng
Độc Đáo của Tuệ Trung
TT. Thích
Đức Thắng
Hình
ảnh biểu tượng con trâu là một hình ảnh cụ thể sống
động, đã từng được đức Phật sử dụng trong những ngày
cuối cùng để dạy các đệ tử của Ngài; nhằm canh giữ
cái tâm của họ, cũng như canh giữ một con trâu. Đức Phật
dạy: "Y như chăn trâu, cầm gậy canh chừng, không để nó
buông lung phạm vào lúa mạ của người." (kinh Di giáo). Và
cũng từ đó, hình ảnh con trâu được các nhà Đại thừa,
và các nhà Thiền tông Trung hoa sử dụng một cách linh động
triệt để hơn. Như ngài Mã tổ-Đạo nhất hỏi Thạch củng:
"Ông
làm cái gì đây?"
Đáp:
"Chăn
trâu."
Lại
hỏi:
"Chăn
như thế nào?"
Đáp:
"Mỗi
khi nó chạy a vào đồng cỏ, thì xỏ muĩ kéo nó lại, thế
là người chăn giỏi."
Hoặc
như ngài Phước châu-Đại an hỏi ngaì Bách trượng:
"Tôi
khát khao muốn hiểu Phật pháp, việc đó như thế nào?"
Bách
trượng đáp:
"Hệt
như cỡi trâu tìm trâu!"
Hỏi:
"Hiểu
rồi như thế nào?"
Đáp:
"Như
người cỡi trâu về nhà."
Hỏi:
"Rồi
làm sao giữ cho trước sau khế hợp?"
Đáp:
"Như
người chăn trâu cầm roi giữ trâu mình, đừng cho phạm vào
lúa mạ của người."
Hay, Lặc
đàm hỏi Linh thao:
"Trước
khi chưa xuất gia ông làm gì?"
Linh
Thao đáp:
"Chăn
trâu."
Lặc
đàm hỏi:
"Chăn
như thế nào?"
Linh
thao đáp:
"Sáng
sớm cỡi đi, chiều tối cỡi về."
Lặc
đàm bảo:
"Ông
thật ngu si quá cỡ! Nhờ đó mà Linh thao đại ngộ."
Hay,
ngài Đại An dạy chúng rằng:
"Đại
an ba mươi năm ở Qui sơn, ăn cơm Qui sơn, đại tiểu tiện
Qui sơn, mà chẳng học Thiền Qui sơn. Ngày đêm chỉ xem chừng
một con trâu nước đen. Nếu nó đi lạc vào trong cỏ mạ,
liền nắm mũi kéo lại. Vừa mới xâm phạm đến ruộng lúqa
người ta, liền đưa roi ra quất. Thật đáng thương! Trâu
bị điều phục lâu ngày trở nên thuần thục, vâng lời người
dạy mắn. Giờ đây trâu đen đã hóa thành trâu trắng, sờ
sờ rõ ràng trước mặt, trọn ngày đuổi cũng không đi."
Hay, ngài
Động sơn hỏi hòa thượng Long sơn:
"Hòa
thượng thấy đạo lý gì mà trụ núi này?"
Long
Sơn đáp:
"Ta
chỉ thấy hai con trâu bùn húc nhau rồi chạy xuống biển.
Từ đó đến nay vẫn chưa thấy tin tức gì cả."
Và ngài
Bạch vân-Nghĩa đoan hỏi Quách công phụ rằng:
"Trâu
thuần chưa?"
Và
cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng,
vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Mãi về sau này
người ta mới vẽ thành tranh, và được gọi là: "Thập Mục
Ngưu Đồ." Tranh vẽ thập mục ngưu đồ này tuy nhiều, nhưng
có thể xếp thành hai loại: Loại theo khuynh hướng Đại thừa,
và loại theo khuynh hướng Thiền tông. Loại theo khuynh hướng
Đại thừa vẽ lại quá trình công phu tu tập của hành giả.
Trước hết phải tự thắng bản năng mình, sau đến tự tri,
và cuối cùng đạt đến tự tại; còn khuynh hướng Thiền
tông trình bày bước tiến tâm linh theo hình vẽ qua ba giai
đoạn: sai tâm bắt tâm-tâm vô tâm-tâm bình thường.
Qua
hình ảnh biểu tượng con trâu được trình bày. Từ hình
ành biểu tượng một con trâu Aᮠđộ sang hình ảnh biểu
tượng một con trâu Trung hoa, chúng ta thấy không có gì sai
khác về hình thức cũng như nội dung trong việc "hàng phục
tâm mình" mà con trâu là một biểu tượng. Như ở đây về
mặt biểu tượng hình thức, chúng cũng có những nét độc
đáo xuất hiện qua con trâu bùn của Long sơn. Tuy nhiên chúng
không nói đến tiến trình tâm linh, mà chúng chỉ được sử
dụng như một nghi án cho một công án. Nhưng từ hình ảnh
biểu tượng con trâu đó, khi sang Việt nam trên mặt hình thức,
chúng chỉ còn là một con trâu đất, con trâu bùn hay con trâu
đá không hơn không kém.
|