III-
Các triệu chứng có thể gặp khi tọa thiền.
KẾT
LUẬN
Lời
nói đầu
Trong
quyển Căn Bản Thiền Tập, chúng tôi đã trình bày những
nguyên tắc chủ yếu trong công phu tu thiền. Một số thiền
sinh yêu cầu chúng tôi cụ thể hóa phương pháp tu hành trong
mọi tình huống của đời sống, lúc tĩnh cũng như khi động.
Nhận thấy yêu cầu này rất chính đáng, lại cần thiết
cho những người sơ cơ, nên chúng tôi soạn tiếp quyển này;
mục đích là trình bày những phương thức hành thiền một
cách ngắn gọn, sao cho mọi người đều có thể áp dụng
công phu.
Vì
đời sống thiền phải được biểu hiện mọi nơi mọi lúc,
nên Thiền giả phải miên mật hành trì, không giới hạn thời
gian và không gian. Riêng đối với người mới vào đạo, do
nghiệp thức lôi dẫn, vọng niệm lẫy lừng, cần chú trọng
tọa thiền, vì đây là tư thế dễ định tâm hơn cả. Ở
đây, chúng tôi chủ ý soạn riêng phần tọa thiền theo nghi
thức chung trong các Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm.
Chúng tôi cũng trình bày những phương cách thực hiện chánh
niệm trong một số trường hợp cụ thể, từ đó chúng ta
có thể suy ra để áp dụng vào các tình huống tương tự.
Kết hợp với quyển Căn Bản Thiền Tập, hy vọng quyển Phương
Pháp Thiền Tập này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đường lối,
cách thực hành, để công phu của chúng ta ngày càng đạt
nhiều kết quả.
Nguyện
cho chúng ta cùng tất cả chúng sanh vững tiến trên đường
tu và sớm thành tựu đạo nghiệp.
Nha
Trang - Khánh Hòa
Đầu
Xuân Tân Tỵ - 2001
PL.
2545
THÍCH
THÔNG HUỆ
PHẦN
I
CHÁNH NIỆM
TRONG MỌI LĨNH VỰC
CỦA
ĐỜI SỐNG
I.-
Ý NGHĨA CỦA CHÁNH NIỆM
Chánh
niệm là đặt tâm vào thời điểm tại đây và bây giờ,
mục đích nhận rõ những hành vi của thân, những biến đổi
sinh diệt của tâm và biểu hiện của tất cả sự vật hiện
tượng xung quanh mình. Sống có chánh niệm là sống tỉnh thức,
là rõ ràng thường biết mà hoàn toàn khách quan, không phân
tích, so sánh, suy luận. Trái nghĩa với Chánh niệm là Thất
niệm, tâm luôn chạy theo trần cảnh ngoại duyên, hoặc nhớ
nghĩ về quá khứ hay mơ tưởng đến tương lai; vì thế cứ
bị phiền não tham sân si chi phối, rồi tạo nghiệp và quẩn
quanh trong vòng sinh tử.
Đi
sâu vào công phu, Chánh niệm giúp ta thấy rõ bản chất của
mọi sự vật hiện tượng, có cái thấy như thực về thân
- tâm - cảnh. Đối tượng của Chánh niệm là bản chất của
các pháp, là pháp Chân đế (Paramattha). Chánh niệm giúp hành
giả thấu triệt được thực tướng của vũ trụ và muôn
loài chúng sanh. Như vậy, đây là phương pháp Định - Huệ
đồng thời, cần phân biệt với phương pháp Định niệm,
chú tâm vào hình tướng của các pháp (Pannatti), có Định
mà không có Huệ.
Nói
chung, nội dung của Chánh niệm là BIẾT - biết nhưng không
có ý thức phân biệt. Những giai đoạn đầu, còn có người
biết và đối tượng biết, tức còn năng - sở. Khi công phu
tăng tiến, không còn phân ranh chủ - khách, tức năng - sở
không hai. Đây là điều có thể trực nhận được khi công
phu đã thuần thục.
II.-
THỰC TẬP CHÁNH NIỆM
1.-
Nguyên tắc.
1-
Luôn an trú tâm vào hiện tại, không nghĩ đến quá khứ và
tương lai.
2-
Chú tâm vào một đối tượng như diễn biến của cảnh, động
tác của thân hay sự sinh diệt của tâm. Không chú tâm đến
hình tướng của các pháp, cũng không khởi niệm phân biệt
so sánh.
3-
Trong các đối tượng của Chánh niệm, hơi thở và tâm hành
(vọng tưởng) là hai đề mục có thể áp dụng trong nhiều
tình huống. Nhưng nói chung, hành giả nên tự chọn cho mình
những đối tượng để chánh niệm tùy ý thích, tùy hoàn
cảnh và tùy thời điểm sao cho thích hợp và có kết quả.
2.-
Áp dụng công phu.
a)
Lúc tĩnh.
- Theo
dõi hơi thở. Hơi thở vào – ra, dài – ngắn, chúng ta biết
rõ, nhưng không cưỡng bách hơi thở theo ý mình.
- Có
thể chọn đề mục là lúc đối duyên: mắt nhìn thấy xe
chạy hay người đi qua, âm thanh tiếng động vọng đến, gió
thổi mơn man qua đầu mặt, mùi hương thoảng qua mũi... Các
căn tiếp xúc với các trần chúng ta đều biết, nhưng không
so sánh khen chê.
- Khi
nằm: Theo dõi hơi thở hay theo dõi các tâm hành sinh diệt.
Có ý tưởng nào khởi lên là nhận rõ và không theo.
b)
Khi động.
- Khi
ăn uống: Lúc ngồi vào bàn ăn, cầm đũa gắp thức ăn, đưa
thức ăn vào miệng... Chúng ta chánh niệm trên những động
tác của thân; cho đến mùi vị của thức ăn, nước uống
như thế nào, chúng ta đều biết.
- Lúc
tiếp khách: Mọi câu chuyện trao đổi với khách, ta đều
ý thức được nhưng qua rồi thì thôi, không phân tích, không
lưu giữ. Nhờ vậy, ta tiếp khách một cách nồng nhiệt nhưng
không động tâm trước những lời nói của khách.
- Trong
lao tác: Chánh niệm trên từng động tác của thân, trên công
việc mình đang làm.
- Khi
lái xe: Chánh niệm bằng cách chú tâm vào cảnh vật trước
mắt.
- Khi
thiền hành hoặc kinh hành: Đếm bước chân(*) hoặc theo dõi
từng bước chân. Cũng có thể theo dõi vọng tưởng, có vọng
liền nhận diện không theo.
c)
Lúc đau ốm.
- Nếu
đau từng cơn hay có chu kỳ: Chánh niệm bằng cách chủ động
đón nhận cơn đau, nhận diện tiến trình xảy ra từ lúc
cơn đau hình thành, tồn tại đến khi biến mất.
- Nếu
toàn thân mệt mỏi, suy nhược: Chánh niệm trên hơi thở,
quán niệm mạng sống mong manh, thân tâm này là không thật
có, chỉ do duyên hợp mà thành.
- Nếu
có tình trạng đau liên tục: Chánh niệm soi rõ cái đau phát
xuất từ vùng nào của cơ thể, lan tỏa theo hướng nào, tính
chất của cái đau (đau quặn, đau như dao đâm, đau âm ỉ...).
Đối với hành giả đã giải ngộ, sẽ thấy rõ cái đau ấy
thuộc về thân, không ảnh hưởng đến “cái biết đau”.
Thân là giả hợp nên cái đau của thân cũng không thật có.
d)
Khi có phiền não.
- Biết
rõ những phiền não ở tâm đều là những tâm hành sinh diệt,
là vọng tưởng hư dối. Áp dụng pháp Tri vọng.
- Áp
dụng chánh niệm trên từng giai đoạn xảy ra của phiền não,
từ lúc bắt đầu rồi lẫy lừng đến khi biến mất. Chánh
niệm chuyển hóa được phiền não.
- Khi
gặp bát phong: Chánh niệm trên thân năm uẩn, thấy thân không
thật. Ngã không có thật thì ngã sở càng không thật có.
Từ đó, ta không còn tham đắm, lưu luyến bất cứ thứ gì
trên đời; cũng không động tâm trước những lời khen chê
của người khác, trước những thuận lợi hay khó khăn trong
cuộc đời.
PHẦN
II
PHƯƠNG PHÁP
TỌA THIỀN
I.-
HƯỚNG DẪN CÁC GIAI ĐOẠN
A-
Nguyên tắc chung.
1-
Trong tất cả các giai đoạn, từ khi thực hiện các nghi thức
lễ Phật đến lúc nhập, trụ và xả thiền, đều phải giữ
chánh niệm.
2-
Nếu tọa thiền một mình trong phòng riêng, có thể trang phục
rộng rãi, thoáng mát. Nếu cộng tu trong thiền đường hay
tọa thiền trong chánh điện, nên mặc áo dài.
3-
Dụng cụ tọa thiền: Mỗi người có bồ đoàn và tọa cụ
với kích thước phù hợp. Nếu cần, thêm một khăn lông hay
gối nhỏ để chêm dưới bàn tay phải.
4-
Tư thế: Ngồi theo tư thế kiết già, bán già hoặc tư thế
ngồi khác tùy sức khỏe, tuổi tác mỗi người.
5-
Chọn thời điểm và nơi chốn tọa thiền hằng ngày sao cho
buổi tọa thiền có kết quả tốt nhất, tùy hoàn cảnh, công
việc và sức khỏe từng người. Không nên tọa thiền lúc
mới ăn no, quá mệt nhọc hay buồn ngủ.
B.-
Các giai đoạn tọa thiền.
1.-
Nhập thiền.
Nhập
thiền lần lượt theo hai bước: điều thân và điều tức,
để chuẩn bị cho giai đoạn trụ thiền là điều tâm.
a)
Điều thân :
- Ngồi
trên bồ đoàn, xương cùng đặt ngay giữa bồ đoàn. Nghiêng
người qua hai bên vài lần rồi ngồi theo tư thế thích hợp.
- Cởi
nút áo cổ, nới dây thắt lưng, chỉnh các nếp áo quần,
xếp vạt áo ngay ngắn.
- Thân
cúi xuống ngẩng lên 3 lần, lúc đầu mạnh sau nhẹ dần.
- Bàn
tay phải để trên bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhẹ vào
nhau, nằm ngay chiều rốn. Kê gối dưới bàn tay phải nếu
lòng bàn chân quá trũng. Hai cánh tay vừa chạm vào hông.
- Chóp
mũi, rốn và hai đầu ngón tay cái nằm trên một mặt phẳng
thẳng đứng. Hai trái tai dóng thẳng xuống vai.
- Lưng
thẳng vừa phải, ngồi một cách tự nhiên thoải mái. Gương
mặt tươi, bình thản. Mắt khép hờ độ 2/3, hoặc có thể
nhắm hay mở tùy người, tùy lúc.
b)
Điều tức: Thở 3 hơi dài, trước mạnh sau nhẹ dần .
- Hít
vào bằng mũi, tưởng: “Không khí trong sạch theo hơi thở
tỏa lan khắp châu thân”
- Thở
ra bằng miệng, tưởng: “Bao nhiêu phiền não, cấu uế, bệnh
hoạn đều theo hơi thở ra ngoài”.
Sau
đó, ngậm miệng lại, lưỡi để tự nhiên. Tiếp tục thở
bình thường bằng mũi.
2.-
Trụ thiền.
Đây
là giai đoạn điều tâm. Có 3 phương pháp, lần lượt từ
thấp lên cao :
a)
Sổ tức: Là đếm hơi thở, có 2 cách :
- Nhặt:
Hít vào đếm 1, thở ra đếm 2... Đếm đến 10 thì trở lại
từ 1.
- Khoan:
Hít vào và thở ra đếm 1... lần lượt đếm đến 10 thì
trở lại từ 1.
Nếu
trong lúc đếm mà lầm số, phải đếm trở lại từ 1. Khi
thuần thục mới chuyển qua phương pháp Tùy tức.
b)
Tùy tức: Là theo dõi hơi thở. Thở vào - ra, dài - ngắn
đều biết rõ, nhưng không cưỡng ép hơi thở theo ý mình.
Ta dễ trực nhận mạng sống mong manh chỉ trong hơi thở, thân
tâm đều là vô thường, không thật có. Vọng tưởng thưa
dần khi tâm luôn duyên theo hơi thở.
c)
Tri vọng: Có 2 giai đoạn:
* Pháp
biết vọng: Tâm không trụ vào đâu, cũng không chú ý đến
hơi thở. Khi có một niệm dấy khởi, biết đó là vọng tưởng,
không theo, vọng tự nhiên mất. Cứ theo dõi sự sinh diệt
của từng vọng niệm, sau một thời gian vọng sẽ thưa dần.
Tuy không còn vọng tưởng nhưng mọi việc xảy ra xung quanh
ta đều biết rõ.
* Tánh
biết vọng (Liễu vọng): Hành giả biết vọng tâm và chơn
tâm chỉ là hai mặt của một thực thể, như sóng biển và
mặt biển đều là nước. Đây là giai đoạn bảo nhậm tính
giác, bào mòn tập khí, cần hành trì trong mọi thời khắc,
mọi oai nghi.
3.-
Xả thiền.