Trong
mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động
(Sōtō Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy
cho thấy rõ tầm quan trọng của bài tụng này trong tông phái
Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã giảng và viết về bài
đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý nghĩa.
Nguồn gốc
bài tụng Sandōkai
Bài
tụng Sandōkai, 參同契 (Cantonqi, Tham đồng khế), do thiền
sư Trung hoa Thạch Đầu Hy Thiên sáng tác. Bản chữ Hán gồm
220 chữ, mỗi dòng 5 chữ. Vì tầm quan trọng của bài này
nên nhiều tác giả Nhật đã dịch ra tiếng Nhật và tiếng
Anh.
Sau
đó khoảng 100 năm, Động Sơn Lương Giới (Nhật: Tōzan Ryōkai,
807-869), đệ tử đời thứ ba của Thạch đầu, và là một
trong hai vị khai tổ của tông Tào Động, viết bài tụng "Động
sơn ngũ vị", cùng một ý hướng với bài Sandōkai. Hai bài
tụng này được coi là căn bản của tông Tào Động. Tổ
Động Sơn còn trước tác bài "Bảo kính tam muội" (宝 鏡
三 昧 Nhật: Hōkyō zanmai, Precious mirror samadhi) và bài này
cũng được các thiền viện tông Tào động tụng mỗi ngày
cùng với bài Sandōkai. Bài Bảo kính tam muội đã được HT
Thích Thanh Từ dịch trong cuốn Thiền sư Trung Hoa, tập 2. Cùng
nên lưu ý là đạo Lão cũng có một bài tên Tham đồng khế,
cùng tên với bài này.
Thiền sư
Thạch Đầu Hy Thiên
Thiền
sư Thạch Đầu Hy Thiên (tên Trung hoa: Shitou Xiqian, tên
Nhật: Sekitō Kisen, 700-790, có nơi ghi là 695-785), lúc mới xuất
gia đã đến xin thọ giáo Lục tổ Huệ Năng, tuy được chấp
nhận nhưng không bao lâu thì Lục tổ tịch nên theo lời chỉ
dẫn của Lục tổ, đến thọ giáo thiền sư Hành Tư tại
núi Thanh nguyên.
"Thiền
sư Hành Tư hỏi Thạch Đầu:
-
Ngươi phương nào đến?
Thạch
Đầu thưa:
-
Con từ Tào Khê đến.
-
Đem được cái gì đến?
-
Chưa đến Tào Khê cũng chẳng mất.
-
Mặc tình dùng đi, đến Tào Khê làm gì?
-
Nếu không đến Tào Khê đâu biết chẳng mất."
"Sau
đó sư đến Hoành Nhạc tại Nam Tự, cạnh chùa phía
đông có gộp đá cao giống như cái đài, Sư lên đó cất
am tranh ở. Thời nhân kính trọng Sư nên gọi là Hòa thượng
Thạch Đầu.
Sư
dạy chúng: "Pháp môn của ta do Phật trước truyền trao,
không luận thiền định tinh tấn, chỉ đạt Tri kiến Phật,
tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng sanh, Bồ đề, phiền
não tên tuy khác mà thể vẫn đồng. Các ngươi nên biết,
thể tâm linh của mình lìa tánh đoạn và thường, không phải
nhơ sạch, lặng lẽ tròn đầy, phàm thánh ngang bằng nhau,
ứng dụng không lường, lìa tâm ý thức, ba cõi sáu đường
chỉ do tâm mình hiện, như trăng đáy nước, bóng trong gương,
đâu có sanh diệt. "(Thiền sư Trung hoa, tập 1)
Sư
có trước tác bài "Tham đồng khế" (Sandōkai) và bài "Thảo
am ca".
Thời
đó thuộc nhà Đường và được coi là thời kỳ hoàng kim
của thiền tông Trung hoa. Kể từ khi tổ Bồ Đề Đạt Ma
qua Trung Hoa cho đến cuối thế kỷ thứ 7 nhờ có Lục tổ
Huệ Năng nên thiền tông có một nền tảng vững chắc và
phát triển mạnh mẽ. Lục tổ có 43 đệ tử đắc pháp, đến
đời đệ tử thứ hai thì có 2 vị xuất sắc và đã khai
mở 2 dòng phái khác nhau là Thạch Đầu và Mã Tổ. Trong khi
Thạch Đầu Hy Thiên khai hóa ở Hồ Nam thì Mã tổ Đạo Nhất
truyền dạy ở Giang Tây, đó là hai cột trụ thời đó. Các
thiền giả thường đến tham vấn cả hai vị đó để học
hỏi. Thí dụ điển hình là cư sĩ Bàng Uẩn theo học cả
hai vị đó và đã chứng ngộ.
" Ông
(Bàng Uẩn) đến yết kiến Hòa Thượng Thạch Ðầu, hỏi:
" Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?"
Thạch
Ðầu lấy tay bụm miệng ông. ông bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Một
hôm Thạch Ðầu hỏi :" Từ ngày ông thấy lão tăng đến nay,
hàng ngày ông làm việc gì?". Ông thưa :" Nếu hỏi việc làm
hàng ngày tức không có chỗ mở miệng".
Ông
liền trình bài kệ :
Hàng
ngày không việc khác
Chỉ
tôi tự biết hay
Vật
vật chẳng bỏ, lấy
Chỗ
chỗ nào trái bày
Ðỏ
tía gì làm hiệu
Núi
gò bặt trần ai
Thần
thông cùng diệu dụng
Gánh
nước, bổ củi tài.
Thạch
Ðầu hứa khả, bảo :" Ông làm cư sĩ hay làm xuất gia ?".
Ông
thưa :" Xin cho con theo sở nguyện, không cạo tóc xuất gia."
Sau
buổi tham vấn đó, hòa thượng Thạch Ðầu ấn chứng ông
Bàng Uẩn đã ngộ đạo. Sau đó ông theo học với Mã Tổ:
"
ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi: " Chẳng cùng muôn pháp làm
bạn là người gì ?". Mã Tổ bảo :" Ðợi miệng ông hút hết
nước sông Giang Tây, ta sẽ nói với ông". Ngay câu nói này,
ông ngộ được huyền chỉ. Ông dừng ở chỗ Mã Tổ hai năm."
(Thiền
sư Trung Hoa, tập 1)
Mã
Tổ nổi tiếng vì ba câu: "Tức tâm tức Phật", "Phi tâm phi
Phật" và "Phi vật".
Thạch
đầu đã khai mở tông Tào Động, còn đệ tử của Mã Tổ
đã lập nên tông Lâm Tế, là hai tông phái phát triển mạnh
cho đến ngày nay. Tổng số đệ tử chứng ngộ của hai vị
này lên tới 150 người nên đã đóng góp lớn lao cho việc
phát triển Thiền tông đời Đường. (Book of Serenity, Tụng
cổ bách tắc).
"Đến
ngày rằm tháng chạp niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ sáu (785
T.L.), sư Thạch Đầu viên tịch, thọ chín mươi mốt tuổi,
sáu mươi ba tuổi hạ. Vua sắc ban là Vô Tế Đại sư, tháp
hiệu Kiến Tướng."
Theo
cuốn Denkōroku (The record of the Transmission of the Light, Truyền
Quang Lục) do thiền sư Keizan viết, thì Thạch Đầu được
ghi là vị tổ Thiền tông thứ 35 theo bảng truyền thừa Phật
pháp, kể từ đức Phật Thích Ca, và tính từ vị tổ thứ
nhất của Thiền tông là Ma Ha Ca Diếp. Thiền sư Keizan (Oánh
Sơn, 1268-1325) là vị tổ thứ tư của tông Tào Động Nhật
nên bảng truyền thừa đó lập theo tông Tào Động, vì vậy
không ghi về các tổ của tông Lâm Tế. Cuốn này quan trọng
trong việc tu học vì ghi rõ tiến trình tu chứng của từng
vị tổ, nên rất hữu ích.
Bài tụng
Sandōkai (Tham đồng khế):
(Thượng
tọa Tuệ Sỹ phiên âm và dịch Việt)
Phiên
âm
Trúc
độ Đại Tiên tâm
Đông
tây mật tương phú
Nhân
căn hữu lợi độn
Đạo
vô Nam Bắc Tổ
Linh
nguyên minh hạo khiết
Chi
phái ám lưu chú
Chấp
sự nguyên thị mê
Khế
lý diệc phi ngộ
Môn
môn nhất thiết cảnh
Hồi
hỗ bất hồi hỗ
Hồi
nhi cánh tương thiệp
Bất
nhĩ y vị trụ
Sắc
bản thù chất tượng
Thanh
nguyên dị lạc khổ
Ám
hiệp thượng trung ngôn
Minh
minh thanh trược cú
Tứ
đại tánh tự phục
Như
tử đắc kỳ mẫu
Hỏa
nhiệt phong động dao
Thủy
thấp địa kiên cố
Nhãn
sắc nhĩ âm thanh
Tỉ
hương thiệt hàm thố
Nhiên
y nhất nhất pháp
Y
căn diệp phân bố
Bản
mạt tu quy tông
Tôn
ty dụng kỳ ngữ
Đương
minh trung hữu ám
Vật
dĩ ám tương ngộ
Đương
ám trung hữu minh
Vật
dĩ minh tương đổ
Minh
ám các tương đối
Tỉ
như tiền hậu bộ
Vạn
vật tự hữu công
Đương
ngôn dụng cập xử
Sự
tồn hàm cái hợp
Lý
ứng tiến phong trụ
Thừa
ngôn tu hội tông
Vật
tự lập quy củ
Xúc
mục bất hội đạo
Vận
túc yên phi lộ
Tiến
bộ phi cận viễn
Mê
cách sơn hà cố
Cẩn
bạch tham huyền nhân
Quang
âm mạc hư độ |
Dịch
Việt
Tâm
Đại Tiên Tây Trúc
Mật
truyền Đông và Tây
Căn
tính có bén lụt Đạo
không
có Tổ Bắc, Nam.
Nguồn
linh sáng trong veo
Chi
phái thầm tuôn trào
Chấp
sự vốn mê muội
Khế
lý đã ngộ đâu.
Cửa
cửa và mọi cảnh
Giao
hỗ không giao hỗ
Giao
hỗ dẫm lên nhau
Chẳng
thế, y chỗ đứng.
Sắc
vốn khác tượng, chất
Thanh
cùng phi khổ lạc
Ngầm
hợp lời thượng, trung
Sáng
tỏ câu trong đục.
Hoàn
nguyên tính bốn đại
Như
con tìm được mẹ
Lửa
nóng, gió động lay
Nước
ướt, đất cứng dày.
Mắt,
sắc, tiếng với tai
Mũi
hương, lưỡi mặn chua
Nhưng
y mỗi mỗi pháp
Y
gốc, lá phân lớp.
Gốc
ngọn phải về tông
Tôn,
ti, dụng ngữ riêng
Ngay
chỗ sáng có tối
Chớ
để tối gặp nhau.
Trong
tối có ánh sáng
Chớ
để sáng nhìn nhau
Sáng
và tối, đối nhau
Như
bước chân trước sau.
Vạn
vật công riêng
Ngay
lời, là chỗ dụng
Sự
lưu, như hộp đậy
Lý
như mũi tên ghim.
Nương
lời thấu rõ tông
Chớ
tự lập quy củ
Mắt
chạm không rõ đường
Vần
bước nào hay lối.
Tiến
bước chẳng gần xa
Mê
thì cách núi sông
Cẩn
bạch người theo học lẽ huyền
Chớ
để thời gian luống trôi qua. |
Ý
nghĩa bài tụng
Tên
bài tụng
Bài
tụng này ý nghĩa sâu xa nên khi các tác giả dịch ra Anh văn,
thường chỉ dịch tên bài tụng theo ý chứ không dịch hẳn
danh từ Sandōkai. Nhiều tên đã được dùng như: Sự hòa hợp
giữa sai biệt và đồng nhất, Sự hòa hợp giữa sai biệt
và bình đẳng, Sự hợp nhất giữa sai biệt và đồng nhất,
Tánh tương tức giữa tương đối và tuyệt đối vv...
D.T.
Suzuki viết: "Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận
dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của
họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học
Viên Dung Vô Ngại do Hoa nghiêm chủ xướng, và họ cố gắng
kết nạp nó vào trong những bài giảng của mình. Chẳng hạn,
Thạch Đầu (699-790) trong Tham đồng khế, miêu tả tính
cách tương giao của Sáng và Tối như là hạn chế lẫn nhau
và đồng thời hòa hợp nhau. Động Sơn (806-859), trong một
đoản văn chỉnh cú gọi là Bảo kinh tam muội ca, giảng giải
về tính cách tương giao của thiên (lệch) và chính (ngay),
phần lớn có công dụng như của Thạch Đầu, vì cả Thạch
Đầu và Động Sơn đều thuộc về phái Hành Tư (tịch 740)
được gọi là phái Thiền Tào động. (Thiền
luận, quyển hạ).
Như
vậy cho thấy bài tụng Sandōkai đã theo tư tưởng kinh Hoa
Nghiêm, với những lời giảng qua quan niệm của Thiền tông.
Để hiểu rõ hơn về tinh thần bài tụng Sandōkai xin trích
dẫn các bài giảng của hai thiền sư thời nay thuộc tông
Tào động Nhật để biết về việc tu hành của tông này
qua tư tưởng của bài tụng.
*
Thiền sư
Shunryu Suzuki
Thiền
sư Nhật Shunryu Suzuki (1904-1971) là đệ tử của thiền
sư Gyokujun So-on. Sư đến Mỹ năm 1959, ngụ tại San Francisco
và lập nên Trung tâm Thiền tại đó. Đến năm 1969 sư
lập Thiền viện đầu tiên ở Mỹ tại Tassajara Springs, California.
Sư giảng dạy theo tông Tào Động của Dōgen (Đạo Nguyên)
(1200-1253) là sơ tổ tông Tào Động Nhật. Sư có trước tác
cuốn "Zen Mind, Beginner's Mind" (Thiền tâm, Sơ tâm) rất nổi
tiếng, đã bán được hơn một triệu cuốn.
Cuốn
sách được giới thiệu sau đây là: "Branching streams flow
in the darkness, Zen talks on the Sandōkai", gồm mười hai bài
giảng của sư về bài tụng Sandōkai trong sáu tuần lễ của
mùa hè 1970 tại Tassajara. Các thiền sinh đã thâu băng và viết
lại thành cuốn sách đó. Tên cuốn sách được lấy từ câu:
"Chi phái ám lưu chú" (Những dòng suối chảy trong bóng tối).
Trước
hết thiền sư Suzuki giảng về tên của bài tụng:
"San",
(tiếng Nhật) có nghĩa là 3, nhưng ở đây có nghĩa là "vật,
pháp". "Dō" là đồng nhất, cũng có nghĩa là "chân tâm". Như
vậy có thể hiểu là: "chân tâm bao gồm vạn pháp" và "vạn
pháp đều ở trong chân tâm". Để nói thêm về sự tương
giao giữa chân tâm và vạn pháp nên dùng chữ "kai". Kai là
hai bàn tay nắm lấy nhau, chứng tỏ sự thân thiết giữa hai
người như một. Chẳng những chứng tỏ chân tâm và vạn
pháp như một mà vì chúng bản nguyên là một."
Sư
nhấn mạnh là Thiền (Zen) tức là phải thấy vạn pháp như
thật.
"Chúng
ta chỉ "thấy" với cái tâm phân biệt tốt/xấu, đầy thành
kiến, suy tính cho nên đức Phật chỉ rõ là cần phải buông
bỏ cái tâm đó thì mới thấy vạn pháp như thật được.
Nhưng "buông bỏ" không có nghĩa là diệt chúng, hay dẹp bỏ
chúng, mà có nghĩa là phải coi chúng như là những dữ kiện
(data) để thấy "như thật". Khi tọa thiền là ngồi với cái
Tâm bao gồm muôn pháp đó. Tọa thiền không phải là mong cầu
đạt mục đích gì, chỉ biết ngồi (just sit) mà không bị
phiền não vì bất cứ chuyện gì xảy ra. Cũng như khi có chim
bay trong bầu trời thì bầu trời coi đó như thường, không
có phiền não, bực tức.
“Khi
tọa thiền dù có những ý nghĩ tự nhiên xuất hiện thì cũng
vẫn biết, nhưng không chạy theo chúng là đủ, không cần
cố công trừ diệt chúng. Còn nếu có ý định dẹp bỏ hoặc
cố gắng để không có nghĩ gì hết, cũng như cố gắng để
không có nghe thấy gì hết, là điều không thể được.
Khi có những ý nghĩ tự chúng nổi, chỉ coi đó là những
hoạt động của bộ óc, không có nghĩa gì hết, mặc kệ
chúng."
Sư
cho rằng ý của bài tụng Sandōkai là để giảng về thực
tại từ hai bên.
"Như
trên đã nói: "san" có nghĩa là nhiều, "dō" có nghĩa là một.
Thế nào là nhiều? Thế nào là một. Nhiều là một, một
là nhiều, nhiều sự vật không tự có biệt lập, chúng đều
liên hệ với nhau, nên là một. Dù chúng là một, nhưng một
đó lại hiện ra nhiều. Cho nên "nhiều" là đúng, mà "một"
cũng đúng." "Đó là sự đồng nhất giữa một và tất cả."
Sư
giải thích thêm về tánh đồng nhất giữa "một" và "tất
cả". Người ta thường giải thích là "thực tại" (reality)
chỉ là một.
"Có
một cách khác để giải thích thực tại là dùng sự "khác
biệt". Khác biệt là bình đẳng, mỗi sự vật đều có giá
trị như nhau, vì chúng khác nhau. Người nam khác người nữ,
người nam có giá trị của người nam, người nữ có giá
trị của người nữ. Như vậy mỗi vật đều có giá trị
bình đẳng và tuyệt đối. Vì mỗi vật khác nhau nên mỗi
vật có giá trị cá biệt. Cái giá trị đó là tuyệt đối.
Không thể nói là "núi" cao nên có giá trị hơn "sông", "sông"
tuy thấp nhưng không phải kém giá trị. Núi cao nên nó là
núi, nó có giá trị tuyệt đối; nước thấp chảy ở thung
lũng nên nước là nước, nó cũng có giá trị tuyệt đối."
"Theo
đạo Phật, bình đẳng tức là khác biệt, và khác biệt tức
là bình đẳng. Thế thường cho rằng "khác biệt" là trái
ngược với "bình đẳng", "một" là trái ngược với "tất
cả". Nếu chỉ thấy như vậy là quá thiên về vật chất
và phiếm diện."
"Nguồn"
(source) là cái gì huyền diệu ngoài sự diễn tả, ngoài văn
tự. “Nguồn” đó ngoài sự phân biệt hai bên, như đúng
hay sai. Những điều mà ta suy nghĩ, quan niệm thì không phải
cái Nguồn đó. Chỉ có đức Phật mới thấy được. Chỉ
khi nào chúng ta tọa thiền mới thấy được. Tuy vậy dù chúng
ta có hành trì hay không, dù có giác ngộ hay không, thì ngay
cả trước khi giác ngộ chúng ta vẫn sẵn có cái Nguồn đó."
Sư dùng danh từ "nguồn" là dịch từ câu: "linh nguyên minh
kiểu khiết" trong bài tụng.
Sư
giải thích về "sự" và "lý".
"Sự"
là các pháp, không những là các vật mà chúng ta nhìn thấy
được, mà kể cả những ý nghĩ trong tâm nữa.
"Đạo
Phật không phân biệt những gì ở ngoài hoặc ở trong chúng
ta. Chúng ta có thể nói hay cảm nhận là vật nào đó ngoài
chúng ta, như vậy là không đúng với lẽ thật. Khi ta nói
"Đây là dòng sông", thì dòng sông đã ở trong tâm ta. Khi ta
nói: "Kia là dòng sông", nếu ta suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy
là "dòng sông" đó chỉ là ý nghĩ trong tâm ta. Vì vậy nên
khi cho rằng có những sự vật ngoài ta thì đó là sự hiểu
biết nông cạn, nhị nguyên, thô thiển về sự vật."
"Cái
Nguồn chân thật, cũng được gọi là "lý", ở ngoài ngôn
từ, nó thanh tịnh và không ô nhiễm. Khi ta muốn diễn tả
nó, là ta đã đặt giới hạn và làm nó bị ô nhiễm rồi.
Như Bát nhã tâm kinh có ghi: "vô sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp". Đó là "lý".
"Những
gì mà ta nhận biết qua nhận thức là "sự" (Nhật: ji), những
gì ngoài nhận thức mới là "lý" (Nhật:ri).
"Dù
có nhận ra rằng: "tất cả là một" cũng chưa phải là đã
giác ngộ. Người giác ngộ không gạt bỏ mọi pháp và không
dính mắc các pháp, ngay cả cái pháp gọi là lẽ thật.
"Có
tu tập thì mới kinh nghiệm được thế nào là Lý. Không phải
chỉ có học hỏi mà biết được Lý. Có tu tập mới chứng
được Lý, thấy được Lý. Nhưng theo thiền sư Thạch Đầu
thì dù có tọa thiền và cho rằng đó là Lý hoặc cho rằng
đã đạt được Lý, không phải lúc nào cũng đúng như vậy."
(câu: Khế lý diệc phi ngộ)
"Người
ta không hiểu được tại sao việc tọa thiền là cần thiết.
Hồi xưa khi mới theo đạo, Dogēn (Đạo Nguyên, sơ tổ tông
Tào Động Nhật) cũng đã đặt ra câu hỏi là nếu tất cả
đều có Phật tánh thì tại sao phải tu tập. Dogēn đã thắc
mắc vì không giải đáp được vấn đề đó bằng tri thức."
"Khi
ta nói "Mỗi người đều có Phật tánh", họ cho rằng Phật
tánh giống như viên kim cương ở trong tay áo. Nhưng Phật tánh
không phải như vậy. Kim cương chỉ là Sự, không phải Lý.
Chúng ta chỉ thấy Sự mà không thấy được Lý. Chúng ta nói
về Tánh Không và nghĩ rằng mình đã hiểu được điều đó;
nhưng dù cho chúng ta có giảng nghĩa rành mạch điều đó,
thì cũng vẫn chỉ là Sự, chưa đạt được Lý. Tánh Không
chỉ có thể chứng nghiệm được bằng tu tập."
"Chúng
ta thường hỏi: "Thế nào là chánh pháp mà đức Phật đã
dậy?" rồi ra sức tìm tòi để hiểu. Đó là sự sai lầm.
Đó là còn chấp vào Sự. Phật pháp là vượt qua Sự, qua
khỏi các tư duy, qua khỏi mọi vật. Cái sự thật mà chúng
ta có thể hình dung hoặc suy luận được chỉ là Sự."
" Càng
tu tập tọa thiền thì chúng ta càng thấy dễ dàng chấp nhận
bất cứ sự vật nào cũng là chính mình. Đó là điều "sự
sự vô ngại" (Nhật: jiji muge) đã nói trong kinh Hoa Nghiêm.
Vì mọi vật đều liên hệ với nhau nên không thể nói: "đây
là con chim sẻ, đây là tôi." Cho nên khó mà tách rời con chim
sẻ và tôi. Đó là "sự sự vô ngại".
"Trong
bài tụng sandōkai có câu: "môn môn nhất thiết cảnh, hồi
hỗ bất hồi hỗ", nghĩa là mọi vật có liên hệ với nhau
nhưng chúng vẫn biệt lập. Chúng ta cần hiểu sự vật qua
cả hai khía cạnh, chúng đều liên hệ nhưng chúng vẫn hoàn
toàn biệt lập.
" Như
vậy tất cả sự vật mà ta nhìn thấy và nghe thấy đều
liên quan với nhau, và đồng thời chúng cũng hoàn toàn biệt
lập và có giá trị riêng của nó. Cái giá trị riêng đó
gọi là Lý. Lý là cái làm cho vật gì có ý nghĩa. Dù cho ta
không giác ngộ, ta vẫn thấy là có giác ngộ. Giác ngộ đó
gọi là Lý."
"Ta
hiểu sự vật bằng hai bên: tối và sáng, và ta cho là vật
này tốt hoặc xấu. Vật tự nó không có tốt hoặc xấu,
chỉ là vì ta thấy và phân biệt cho nó là tốt hoặc xấu.
Như trong chỗ tối thì ta không thấy gì để cho chúng là tốt
hoặc xấu. Do nơi sáng nên có sự phân biệt nhị nguyên là
tốt hay xấu."
"Các
bạn có biết công án nổi tiếng này không? Có một ông tăng
hỏi thầy, "Trời nóng quá, có cách gì thoát khỏi nóng không?"
Ông thầy đáp, "Sao không đến nơi không nóng không lạnh?"
Tăng hỏi tiếp, "Nơi nào không nóng cũng không lạnh?" Ông
thầy đáp, "Khi lạnh thì hãy thành ông Phật lạnh. Khi nào
nóng thì thành ông Phật nóng." Đừng nghĩ rằng nếu
tu tập tọa thiền thì đạt được trạng thái không nóng,
không lạnh hoặc không vui, không khổ. Các bạn có thể hỏi,
"Nếu chúng tôi tọa thiền thì có thể đắc được trạng
thái đó không?" Nếu là một ông thầy chân thực thì sẽ
trả lời, "Khi các ông khổ thì các ông cứ khổ. Khi các ông
vui thì các ông cứ vui." Cái vui sướng này không giống như
những vui sướng thường tình, có một khác biệt là những
người giác ngộ có thái độ tự tại, không bị xáo trộn
dù vui hay khổ.
"Khi
các bạn tọa thiền mà không có chút tâm mong cầu giác ngộ,
hoặc mong cầu bất cứ điều gì thì đó mới là giác ngộ
thực sự.
"Mồi
người đều biệt lập, nhưng vẫn đều liên hệ với nhau.
Mặc dầu các bạn liên hệ với nhau nhưng các bạn vẫn biệt
lập. Chúng ta nói cách nào cũng được. Nhưng thường thì
khi ta nói "biệt lập" ta không có nghĩ đến sự "liên hệ".
Nhưng đạo Phật không như vậy, khi nói về thực tại, đạo
Phật thường hiểu một cách tường tận để tránh không
lẫn lộn. Khi có người nói "Mọi vật đều biệt lập", chúng
ta nói "Đúng vậy". Và nếu có người nói "Mọi vật đều
liên hệ", đó cũng đúng.
Chúng
ta luôn hiểu vấn đề qua cả hai khía cạnh. Nếu người nào
chấp chặt vào ý niệm "biệt lập" thôi, thì chúng ta nói
với họ, "Không phải thế, bạn lầm rồi."
"Khi
chúng ta nghĩ về một cái gì với ý niệm nhị nguyên, tức
là chúng ta thấy và hiểu bằng tri thức. Dù vậy, cần thiết
đừng có chấp chặt vào những ý nghĩ đó.
"Mắt,
mũi, lưỡi, tai, nhãn thức, tỉ thức, thiệt thức và nhĩ
thức đều là pháp, và mỗi pháp đều gốc từ tuyệt đối
là Phật tánh. Khi nhìn vật gì, ta cần nhìn vượt khỏi cái
tướng của chúng và biết được tại sao chúng hiện hữu.
Bởi vì từ gốc mà chúng ta hiện hữu, vì từ Phật tánh
tuyết đối mà chúng ta hiện hữu. Biết như vậy thì tất
cả chỉ là một.