|
.
ĐỘNG
SƠN LỤC
Dịch
Giả: Dương Đình Hỷ
|
|
1.-
Động Sơn Lương Giới họ Du, người Hội Kê. Từ nhỏ theo
thầy tụng Bát Nhã Tâm Kinh, tới câu “Chí vô nhãn, nhĩ,
tỷ, thiệt, thân, ý” liền lấy tay bẹo má hỏi :
-Mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý con đều có cả, sao kinh lại dạy
là không ?
Ông
thầy lấy làm lạ bảo :
-Ta
thật không đáng làm thầy ngươi.
Bèn
chỉ đến Ngũ Tiết Sơn theo Mặc thiền sư thế phát. Năm
21 tuổi ở núi Tung Sơn thọ Cụ túc giới.
Chú
Thích :
Hội
Kê : nay thuộc huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Ngũ
Tiết Sơn : tên một ngọn núi ở tỉnh Chiết Giang.
Mặc
thiền sư : chỉ Linh Mặc thiền sư (747-818) kế thừa Mã Tổ.
Tung
Sơn : tên một ngọn núi ở tỉnh Hà Nam.
Phần
lớn các tôn giáo ở thế gian, các tín đồ phải có lòng
tin, không được nghi ngờ. Trái lại Đức Phật dạy chúng
ta phải nghi. Nghi lớn ngộ lớn, nghi nhỏ ngộ nhỏ, không
nghi không ngộ.
(Vương Trấn Canh)
2.-
Sư du phương, trước tiên đến yết kiến Nam Tuyền, gập
đúng ngày giỗ Mã Tổ. Nam Tuyền hỏi đại chúng :
-Ngày
mai cúng trai Mã Tổ, không biết Mã Tổ có đến không ?
Đại
chúng không ai đáp được, sư bước ra thưa :
-Đợi
có bạn liền đến.
-Gã
này tuy là hậu sanh, nhưng có thể mài dũa.
-Hòa
thượng chớ ép dân lành thành giặc.
Chú
Thích :
Du
phương : đi vân du các nơi.
Nam
Tuyền : Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) . Tu hành ở núi Nam
Tuyền (Trì Châu) 40 năm.
Có
bạn : hàm ý có thân thể
Chớ
ép dân lành thành giặc : ý nói hòa thượng đừng coi lầm
con. Con là một viên ngọc hoàn chỉnh rồi không cần gì phải
mài dũa nữa.
3.-
Sau đó sư đến tham Quy Sơn, hỏi :
-Nghe
Nam Dương Trung Quốc sư nói vô tình thuyết pháp, con chưa hiểu
rõ.
-Xà
lê còn nhớ chuyện đó không?
-Còn
nhớ.
-Ông
kể lại đi.
Sư
bèn kể :
-Có
một ông tăng hỏi Trung Quốc sư :
-Thế
nào là tâm của cổ Phật ?
-Tường
vách, ngói gạch.
-Tường
vách, ngói gạch chẳng phải là vật vô tình sao ?
-Phải.
-Có
thuyết pháp không?
-Thường
thuyết chẳng ngưng.
-Sao
con không nghe?
-Ông
không nghe chẳng hề trở ngại người khác nghe.
-Không
biết người nào nghe được ?
-Chư
thánh nghe được.
-Hòa
thượng có nghe không?
-Tôi
không nghe.
-Hòa
thượng không nghe làm sao biết vô tình thuyết pháp ?
-May
là tôi không nghe, nếu tôi nghe thì tôi là thánh, Ông chẳng
thể nghe tôi thuyết pháp.
-Như
vậy là chúng sanh chẳng thể nghe vô tình thuyết pháp sao?
-Tôi
thuyết pháp vì chúng sanh chẳng vì chư thánh.
-Chúng
sanh nghe rồi thì sao ?
-Là
phi chúng sanh.
-Vô
tình thuyết pháp căn cứ vào sách vở nào ?
-Rõ
ràng ông không thể nói chuyện này không ở trong kinh, há chẳng
biết kinh Hoa Nghiêm nói sát thuyết, chúng sanh thuyết, tâm
thế nhất thiết thuyết.
Quy
Sơn nghe Động Sơn thuật lại rồi liền bảo :
-Nơi
đây tôi cũng có vô tình thuyết pháp. Chỉ cần có căn cơ
là có thể khế hợp.
-Con
chưa được rõ, thỉnh hòa thượng chỉ dạy.
Quy
Sơn giơ phất tử lên hỏi :
-Hiểu
không ?
-Không
hiểu, thỉnh hòa thượng nói cho.
-Miệng
tôi do cha mẹ sinh ra không phải để nói cho ông nghe.
-Hòa
thượng còn bạn đồng môn nào nữa không ?
-Ông
hãy đi Du Huyện ở Lỗ Lăng, nơi các thạch thất liên tiếp,
trong đó có một vị là Vân Nham đạo nhân. Nếu ông có thể
vẹt cỏ, ngó gió tìm được ông ấy, nhất định ổng sẽ
không làm ông uổng công coi trọng.
-Không
biết ông ta là người thế nào ?
-Ông
ta từng nói với tôi : con muốn làm môn hạ lão sư, nhưng
mà tôi bảo ông : Ông phải chặt đứt mọi phiền não mới
được. Và ông ta hỏi : Như vậy là con phải thuận ứng theo
ý lão sư sao ? Tôi bảo : Ông không được nói cho người ngoài
biết là tôi ở đây ?
Chú
Thích :
Nam
Dương Trung Quốc sư ( ?-775) vốn tên Huệ Trung. Trú ở Bạch
Nhai Sơn, ẩn cư 40 năm, được các vua Túc Tông, Đại Tông
mời vào cung thuyết pháp.
Phất
tử : cũng gọi là phất trần.
Huyện
Du ở Lô Lăng : thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay.
4.-
Sư từ biệt Quy Sơn đến Vân Nham, thuật lại chuyện trên
rồi hỏi :
-Vô
tình thuyết pháp, ai nghe được ?
-Vô
tình nghe được.
-Hòa
thượng nghe không ?
-Nếu
tôi nghe thì ông không nghe được tôi thuyết pháp.
-Vì
sao con không nghe được ?
Vân
Nham đưa phất tử lên :
|