MỤC
LỤC
01
Những Điều Kiện Tiên Quyết Của Tham Thiền
02
Tham Thiền
03
Sự Khó Khăn và Dễ Dàng của Hành Gỉa Tham Thiền
04
Thoại Đầu
05
Vọng Tưởng
06
Toạ Thiền Nên Biết
07
Hạ Thủ Dụng Công
08
Chiếu Cố Thoại Đầu và Phản Văn Văn Tự Tánh
09
Hai Loại Khó Dễ Khi Dụng Công
10
Kết Luận
11
Tham Thiền Cảnh Ngữ
12
Chú Thích
Pháp
môn dụng công tu tập tuy nhiều, chư Phật chư Tổ Sư đều
dùng tham thiền làm diệu môn, không pháp nào cao hơn.
Trên
pháp hội Lăng Nghiêm, Phật sắc cho Bố tát Văn Thù lựa chọn
pháp môn viên thông – và ngài Văn Thù đã chọn pháp môn
“Nhĩ Căn Viên Thông” của Quán Thế Âm Bồ tát là tối
đệ nhất. Cho nên chúng ta nếu “Phản văn văn tự tánh”
chính là tham thiền vậy.
I.
NHỮNG
ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA THAM THIỀN
Mục
đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức là muốn
tiêu trừ sự ô nhiễm của Tự Tâm để thấy rõ diện mục
của Tự Tánh. Ô nhiễm tức là vọng tưởng chấp trước.
Tự tánh là trí huệ đức tướng Như Lai.
Trí
huệ đức tướng Như Lai, chư Phật và chúng sanh đều đồng
có đầy đủ, không hai, không khác. Nếu xa lìa được vọng
tưởng chấp trước thì sẽ tự chứng được trí huệ đức
tướng Như Lai của riêng mình, tức là Phật (1).
Nếu
không thì làm chúng sanh. Chỉ vì chúng ta từ vô lượng kiếp
cho đến nay, mê muội luân chuyển trong vòng sanh tử, ô nhiễm
đã lâu nên không thể ngay đó “bất chợt” thoát khỏi
vọng tưởng chấp trước, thật sự thấy được “Bổn Tánh”.
Vì vậy nên phải tham thiền. Do đó điều kiện tiên quyết
của việc tham thiền chính là “Dứt trừ vọng tưởng”.
A.
LÀM SAO DỨT TRỪ VỌNG TƯỞNG ?
Phật
Thích Ca thuyết pháp rất nhiều nhưng đơn giản nhất không
ngoài một chữ “NGƯNG”, ngưng tức Bồ Đề.
Thiền
tông là do Đạt Ma Tổ Sư truyền qua Đông Độ. Đến từ
Lục Tổ Huệ Năng trở về sau thiền tông được truyền bá
rộng rãi khắp nơi chấn động và chiếu sáng cổ kim. Nhưng
những lời dạy tối quan trọng mà Đạt Ma Tổ Sư và Lục
Tổ truyền dạy cho người học chỉ là “Xả hết muôn duyên,
chẳng sanh một niệm”. Dẹp hết muôn duyên chính là xả
bỏ hết các duyên. Cho nên hai câu nói “Xả hết muôn duyên,
chẳng sanh một niệm” này thực tại là điều kiện tiên
quyết của việc tham thiền. Hai câu nói này nếu chưa thực
hiện được, chẳng những nói “việc tham thiền không thể
thành công” mà chính ngay cả việc nhập môn cũng không thề
làm được.
Ấy
là do vì muôn duyên ràng buộc niệm niệm sanh diệt, làm gì
mà hành giả còn đàm luận đến việc tham thiền được?
“Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm” là điều kiện
tiên quyết của việc tham thiền, chúng ta đã biết rõ.
B.
VẬY THÌ LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC?
Trên
đây đã nói là một niệm vĩnh viễn dứt trừ thì thẳng
đến vô sanh, liền chứng ngay TỰ TÁNH Bồ đề, hoàn toàn
“không còn tơ hào nào dính mắc”. Kế đền ắt dùng Lý
trừ Sự, rõ biết TỰ TÁNH bổn lai thanh tịnh; phiền não
bồ đề, sanh tử niết bàn, tất cả đều là giả danh, vốn
chẳng can hệ gì với TỰ TÁNH của chúng ta. Sự sự vật
vật đều như mộng huyễn bào ảnh (2).
Sắc
thân tứ đại này của chúng ta cùng núi sông, đất đai đếu
ở trong TỰ TÁNH, giống như bọt nước biển trong biển cả
mênh mông, lúc khởi lúc diệt đều không làm ngăn ngại bản
thể. Chớ nên chạy theo tất cả sự sanh trụ dị diệt huyễn
hóa mà khởi tâm mừng chán, lấy bỏ. Xả bỏ suốt cả thân
này, giống như dạng người chết thì căn, trần, thức, tâm
liền tiêu trừ, tham sân si ái đều diệt mất. Tất cả nổi
đau đớn của thân này như khổ vui, ấm lạnh, no đói, vinh
nhục, sanh tử, họa phúc, kiết hung, chê khen, được mất,
an nguy, hiểm trở, bằng an đều nhất loạt đặt bên ngoài.
Như vậy mới được tính là xả bỏ. Một xả bỏ, tất cả
xả bỏ, mãi mãi xả bỏ - gọi là xả bỏ muôn duyên. Xả
bỏ muôn duyên rồi, vọng tưởng tự tiêu trừ, tâm phân biệt
không sanh khởi, tâm chấp trước được xa rời, cho đến
một niệm chẳng sanh thì TỰ TÁNH quang minh hiển lộ toàn
thể.
Khi
những điều kiện tham thiền đã chuẩn bị đầy đủ rồi,
tiếp đó dụng công chân tham thật cứu thì việc minh tâm
kiến tánh mới có phần.
Ngày
ngày thường có thiền nhân đến hỏi pháp. Tuy nhiên “Pháp
vốn vô pháp”. Nếu lạc vào ngôn từ giải thích tức không
phải nghĩa chân thật. Biết rõ tâm này vốn là Phật, ngay
đó Vô Sự, mỗi mỗi hiện thành. Nói tu nói chứng đều là
lời MA. Đạt Ma Tổ Sư đến Đông Độ “trực chỉ nhân
tâm, kiến tánh thành Phật” minh bạch chỉ bày là “TẤT
CẢ CHÚNG SANH TRÊN CÕI ĐẤT ĐỀU LÀ PHẬT”, thẳng ngay đó
nhận được TỰ TÁNH thanh tịnh này, tùy thuận thế duyên
không bị ô nhiễm. Trong mười hai thời đi, đứng, nằm, ngồi
tâm đều không khác, tức là PHẬT HIỆN THÀNH, không phải
dùng tâm dùng sức, càng không cần tạo tác thi vi việc này
việc nọ, không cần lao nhọc dùng đến lời nói suy nghĩ
tinh vi. Cho nên nói thành Phật là việc rất dễ dàng, là việc
rất tự tại. Hơn nữa Phật tánh ta đã nắm sẵn trong tay,
không cần tìm cầu bên ngoài. Tất cả chúng sanh trên cõi
trần này, nếu không cam chịu trường kiếp trôi lăn luân
chuyển trong bốn loài sáu nẻo, vĩnh viễn chìm đắm trong
khổ hải mà nguyện ước thành Phật – thường, lạc, ngã,
tịnh thì phải cẩn thận tin chắc lời dạy dỗ răn nhắc
của chư Phật chư Tổ, xả bỏ tất cả, thiện ác đều đừng
nghĩ đến, mỗi mỗi có thể “lập tức” thành Phật. Chư
Phật chư Bồ Tát cùng lịch đại Tổ Sư phát nguyện độ
tận tất cả chúng sanh không phải không có bằng cớ mà phát
nguyện suông hay giảng dạy những lời rỗng tuếch.
Như
trên đã nói pháp ấy là như thế. Hơn nữa trải qua chư Phật,
chư Tổ đã nhiều lần nói rõ, dặn dò, giao phó chân ngữ,
thật ngữ chẳng có chút nào hư dối. Đáng tiếc chúng sanh
trên cõi đất này từ vô lượng kiếp đến nay mê muôi trầm
luân trong biển khổ sinh tử, người sanh ra, kẻ chết đi,
luân chuyển không ngừng, mê hoặc điên đảo, bỏ tánh giác
hiệp với trần lao, giống như vàng ròng bị rớt xuống hầm
phân, không chỉ không được thọ dụng mà còn nhiễm ô không
chịu được. Đức Phật vì đức đại từ đại bi bất đắc
dĩ đành phải thuyết ra tám vạn bốn ngàn pháp môn, giúp
cho chúng sanh các sắc các dạng căn khí bất đồng dùng đến
để đối trị tám vạn bốn ngàn tập khí thói hư tật xấu,
tham sân si ái. Ví như vàng đã bị nhiễm các loại cấu bẩn,
Phật mới dạy chúng ta dùng cái nạo, bàn chải, nước, vải,
các loại để cọ rửa, mài giũa, lau chùi các cách v.v…
Cho
nên pháp Phật nói ra, môn môn đều là diệu pháp, đều có
thể giúp chúng sanh liễu thoát sinh tử, thành Phật đạo.
Chỉ có vấn đề khế hợp với đương cơ hay không khế hợp
với đương cơ, không cần phải miễn cưỡng phân chia pháp
môn cao thấp. Lưu truyền tại Trung Quốc các pháp môn phổ
thông nhất là TÔNG, GIÁO, LUẬT, TỊNH và MẬT. Năm loại pháp
môn này, tùy theo căn tánh và chí hướng của mình, các hành
giả đều có thể thọ nhận một pháp môn tu tập, chủ yếu
tại “Nhất môn thâm nhập”, trải qua một thời gian lâu
dài không biến đổi, nhất định có thể thành tựu.
II.THAM
THIỀN
Tông
môn chủ yếu tham thiền. Tham thiền là để được “Minh
tâm kiến tánh”, chính là muốn tham thấu “Bổn lai diện
mục” của mình (Bổn lai diện mục tức là Phật tánh). Cho
nên nói rằng :“Minh ngộ tự tâm, triệt kiến bản tánh”
(ngộ rõ tự tâm, thấy suốt bản tánh).
Pháp
môn này bắt đầu từ khi Phật Thích Ca “Niêm hoa thị chúng”
(đưa cao cành hoa lên để mọi người thấy) cho đến Đạt
Ma Tổ Sư truyền sang Đông Độ trở về sau, sự hạ thủ
công phu có nhiều biến đổi.
Chư
thiền đức trước đời Đường, đời Tống phần nhiều
đều do một lời hay nửa câu (của Tổ Sư) thì liền ngộ
đạo. Sự truyển thọ giữa thầy và trò bất quá là “dùng
TÂM ấn TÂM”, hoàn toàn không có cái gì là PHÁP thật sự
cả. Thường ngày tham vấn đối đáp, bất quá cũng chỉ tùy
phương tiện mà cởi mở trói buộc, tùy bệnh mà cho thuốc.
Từ
đời nhà Tống trở về sau, căn khí của học nhân thô sơ
nông cạn, nói được mà làm không được. Ví như khi nói
“Xả bỏ tất cả”, “chớ nghĩ thiện ác” nhưng mà tất
cả đều xả không được, nếu không nghĩ thiện thì lại
nghĩ ác.
Đến
lúc này chư Tổ đành phải áp dụng biện pháp lấy độc
công độc, dạy học nhân tham công án, ban đầu dạy khán
thoại đầu, thậm chí dạy học nhân phải “quyết tử bám
chặt vào thoại đầu”, dạy họ phải “bám chặt liên tục
vào thoại đầu không được một sát na buông lỏng”, giống
như chuột gặm quan tài, gặm chặt một chỗ không thông không
ngừng. Mục đích là dùng NHẤT NIỆM để tẩy bỏ MUÔN NIỆM.
Thật
ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, như thân bị nhọt
độc, nếu không dùng dao mổ xẻ chữa trị thì khó mà sống
nổi.
A.
CÔNG ÁN: Công án của cổ nhân có
rất nhiều (3)
B.
Người đời sau chuyên giảng KHÁN THOẠI ĐẦU
.NHƯ : Khán “Kéo cái tử thi này là ai?” hoặc Khán “Trước
khi cha mẹ chưa sanh, bổn lai diện mục của ta ra sao?”. Gần
đây hành giả các nơi thường dùng nhiều nhất là Khán “Niệm
Phật là Ai?”
Thoại
đầu này kỳ thật đều cùng một dạng, đều rất bình thường,
quyết chẳng có chi đặc biệt kỳ lạ. Như khi nói Khán “Tụng
kinh là Ai?”, Khán “Trì chú là Ai?”, Khán “Lễ Phật là
Ai?”, Khán “Ăn cơm là Ai?”, Khán “Mặc áo là Ai?”, Khán
“Đi đường là Ai?”, Khán “Ngủ nghỉ là Ai?”, v.v… đều
là cùng một dạng.
Mục
đích của các câu thoại trên đều giống nhau. Đáp án dưới
chữ “AI” chính là TÂM. Câu thoại từ Tâm khởi, Tâm
là đầu của câu thoại. Niệm từ Tâm khởi, Tâm là đầu
của niệm. Muôn pháp đều từ Tâm sanh khởi, Tâm là đầu
của muôn pháp.
Thật
ra thoại đầu tức là ĐẦU của NIỆM. Đầu tiên trước
niệm chính là TÂM. Nói thẳng ra “trước khi một niệm chưa
sanh” chính là thoại đầu.
Do
vậy chúng ta biết được KHÁN thoại đầu chính là QUÁN TÂM.
“Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh” chính là
TÂM. KHÁN “Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh”
chính là QUÁN TÂM.
TÁNH
tức là TÂM. “ PHÃN VĂN VĂN TỰ TÁNH ” chính là “PHẢN
QUÁN QUÁN TỰ TÂM”.
Nói
“Viên chiếu thanh tịnh giác tướng”: Thanh tịnh giác tướng
tức là TÂM; CHIẾU tức là QUÁN vậy.
Tâm
tức là Phật. Niệm Phật tức là QUÁN Phật, QUÁN Phật tức
là QUÁN Tâm.
Do
đó nói: “khán thoại đầu” hoặc nói: “khán niệm Phật
là ai?” chính là QUÁN Tâm; tức là QUÁN CHIẾU “Giác thể
thanh tịnh” của Tự Tâm; tức là QUÁN CHIẾU Tự Tánh Phật.
Tâm
tức Tánh, tức Giác, tức Phật : không có hình tướng, nơi
chốn, hoàn toàn không thể đắc (được), vốn tự thanh tịnh,
biến khắp pháp giới, không ra, không vào, không đi, không
đến”, tức là “Thanh tịnh pháp thân Phật vốn hiện thành
sẵn”.
Hành
giả phải đồng thời nhiếp cả sáu căn, từ “NƠI một
niệm vừa sanh khởi” mà KHÁN (hay chiếu cố) thoại đầu
này, KHÁN đến tự tâm thanh tịnh tách rời niệm.
Lại
phải miên miên mật mật điềm điềm đạm đạm mà khán,
tịch mà chiếu, ngay đó năm uẩn đều không, thân tâm đều
vắng lặng , HÒAN TOÀN KHÔNG MỘT VẬT. Từ đó ngày đêm sáu
thời đi đứng nằm ngồi đều như như không động, lâu ngày
công phu thâm hậu THẤY TÁNH THÀNH PHẬT, qua hết mọi khổ
ách.
Tích
xưa Tổ Cao Phong bảo: “Hành giả có thể khán thoại
đầu giống như ném một miếng ngói xuống đầm sâu muôn
trượng, ngay đó rơi thẳng xuống đáy. Nếu trong bảy ngày
không được khai ngộ thì hãy chặt đầu lão tăng đi
”. Quý vị đồng tham, đây là lời dạy của người xưa,
vốn là chân ngữ thật ngữ, không phải lời dối trá của
kẻ lường gạt.
TUY
VẬY VÌ SAO TRONG ĐỜI HIỆN TẠI NGƯỜI KHÁN THOẠI ĐẦU THÌ
NHIỀU MÀ NGƯỜI NGỘ ĐẠO CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU ?
Đây
là do nơi người thời nay căn khí không được như người
xưa mà cũng do người học thời nay đối với pháp tham thiền
khán thoại đầu phần đông đều không chịu tìm hiểu rành
mạch lý lẽ. Có người tham bên đông hỏi bên tây, chạy
ngược bên nam, chạy xuôi bên bắc, kết quả náo động đến
già, đối với thoại đầu hãy còn chưa được hiểu thấu
minh bạch, không biết cái gì là thoại đầu, không biết như
thế nào mới được tính là khán thoại đầu, một đời
cứ chấp trước câu văn lời nói, danh xưng hình dạng, trên
THOẠI VỸ dụng tâm tu. Khán “Niệm Phật là ai?” hả? Chiếu
cố thoại đầu hả? Khán đến khán đi, tham tới tham lui,
quẩy thoại đầu trên lưng rong ruổi đông tây, chỗ nào hội
ngộ được “BẢN NHIÊN của ĐẠI ĐẠO VÔ VI “này? Làm
thế nào đạt đền được địa vị “Pháp Vương TẤT CẢ
KHÔNG THỌ NHẬN”? Mạt vàng rơi vào mắt khiến cho mắt bị
mù, chỗ nào thấy được ánh hào quang nơi vàng tỏa ra ?
Đáng
thương tiếc thay có một nữ nhi rời nhà học đạo, chí nguyện
phi phàm, kết quả không đạt được gì cả, thật đáng thương
xót.
Cổ
nhân bảo: Thà rằng ngàn năm không ngộ, không thể để một
ngày lầm đường! Việc tu hành ngộ đaọ tuy dễ mà khó,
tuy khó mà dễ. Giống như công việc mở đèn điện, nếu
biết cách thức thì chỉ búng một ngón tay là ánh sáng chiếu
khắp nơi, đen tối hàng vạn năm liền trừ. Không biết cách
thức thì “ công tắc” bị hoại, đèn bị hủy, phiền não
càng tăng. Có một ít người tham thiền, khán thoại đầu
gặp cảnh ma, phát cuồng, bị bệnh ói ra máu, lửa vô minh
tăng trưởng, nhân ngã kiến (4) sâu nặng. Những việc này
không phải là những bằng chứng rõ rệt sao? Cho nên người
dụng công tham thiền lại phải khéo điều hòa thân tâm, phải
tâm bình khí hòa, không ngăn, không ngại, không ta, không người,
đi đứng nằm ngồi đều phải khế hợp với huyền cơ một
cách tuyệt diệu.
Pháp
tham thiền này vốn không thể phân biệt nhưng lúc khởi công
tu tập người sơ tham sẽ có những khó dễ của người sơ
tham, bậc lão tham sẽ có những khó dễ của bậc lão tham.
III.
SỰ KHÓ KHĂN VÀ DỄ DÀNG
của
HÀNH GIÃ THAM THIỀN (Phần 1)
A.
SƠ THAM :
1.
SỰ KHÓ KHĂN CỦA HÀNH GIẢ SƠ THAM :
Khó
khăn nơi thân tâm chưa thuần thục, chưa rõ cách thức tu tập,
dụng công không tiến triển, không phải trong tâm nôn nóng
thì cũng lim dim ngủ gật qua ngày. Kết quả thành ra “Năm
đầu sơ tham, năm thứ hai lão tham, năm thứ ba chẳng tham”.
2.
SỰ DỄ DÀNG CỦA HÀNH GIẢ SƠ THAM :
Chỉ
cần có đầy đủ tín tâm, trường viễn tâm và vô tâm.
a.
TÍN TÂM :
-Thứ
nhất: Tin tâm mình vốn là PHẬT, cùng với mười phương
ba đời chư Phật và chúng sanh không khác biệt.
-Thứ
hai: Tin các pháp môn mà Phật Thích Ca nói ra mỗi mỗi đều
có thể kết thúc dòng sanh tử mà thành tựu Phật đạo.
b.
TRƯỜNG VIỄN TÂM (Tâm dài lâu):
Chính
là muốn nói khi hành giả đã chọn lựa pháp môn tu nào thì
phải hành trì suốt cả đời, cho đến các đời vị lai kế
tiếp đều phải như vậy mà hành trì, tham thiền vẫn cứ
như vậy mà tham thiền, niệm Phật vẫn cứ như vậy mà niệm
Phật, trì chú vẫn cứ như vậy mà trì chú, học giáo lý
vẫn cứ theo pháp văn tư tu mà học. Bất cứ tu tập loại
pháp môn nào vẫn cứ lấy giới luật làm gốc. Nếu quả
thật sự như vậy mà làm, tương lai không thể không thành
tựu vậy. Lão nhân Vi Sơn (Tổ Quy Sơn) nói: “Nếu người
nào có thể theo pháp này tu hành suốt ba đời không bị thoái
chuyển thì quả vị Phật quyết định sẽ có kỳ”. Lại
Vĩnh Gia lão sư cũng nói: “Nếu dùng vọng ngữ lừa bịp
chúng sanh, vĩnh viễn đọa lạc địa ngục rút lưỡi hằng
sa số kiếp”.
c.
VÔ TÂM : Tức là xả bỏ hết tất cả, giống như người
chết, trọn ngày tùy duyên ứng xử, không tái khởi niệm
chấp trước phân biệt, trở thành một đạo nhân vô tâm.
Người
mới phát tâm tu có đầy đủ ba tâm này xong rồi, nếu là
tham thiền khán thoại đầu tức là khán “Niệm Phật là
Ai?” thì hành giả tự mình niệm thầm mấy câu “A Di Đà
Phật” rồi KHÁN xem niệm Phật này là ai? Niệm này từ đâu
khởi lên? Nên biết niệm này không phải khởi từ trong miệng
của mình, cũng không phải từ nhục thân của mình. Nếu như
từ nhục thân hoặc từ miệng khởi ra thì nếu như chết
đi thân miệng vẫn còn đó sao không thể niệm được?
Nên
biết niệm này là từ Tâm ta khởi ra, tức từ nơi Tâm mà
niệm khởi. NHẤT ĐỊNH CHĂM CHAM NHÌN THẲNG vào “CHỖ ĐÓ”
như mèo rình bắt chuột, toàn bộ tinh thần tập trung vào
“NƠI ĐÓ” mà KHÔNG SANH HAI NIỆM .
Nhưng
cũng cần phải thích nghi mức độ tu tập mau chậm, không
thể quá hấp tấp mà phát sanh bệnh chướng. Đi đứng nằm
ngồi đều dụng công tu tập như vậy, lâu ngày công phu thâm
hậu, cuống chín quả rụng, lúc nhân duyên đến chạm nhằm
hốt nhiên đại ngộ. Lúc bấy giờ như người uống nước
lạnh nóng tự biết, thẳng đến chỗ vô nghi, như tại đầu
ngã tư đường gặp được cha mình, được đại an lạc.
B.
LÃO THAM :
Gọi
LÃO THAM là để chỉ cho người đã từng thân cận thiện
trí thức, đã từng tu tập lâu năm, đã từng trải qua một
phen rèn luyện, thân tâm thuần thục, biết rõ phép tắc tu
hành, tự tại dụng công, không cảm thấy cực nhọc vất
vả.
Chỗ
khó khăn của bậc này là tại nơi cảnh giới rõ ràng tự
tại lại ngưng trụ, dừng bước nơi “Hóa thành”(5) mà
không chịu đi tiếp đến “Bảo sở” (6). Công phu chỉ đắc
dụng trong lúc tĩnh chứ không đắc dụng trong lúc động,
không đạt được thọ dụng chân thật. Thậm chí gặp cảnh
sinh tình, sanh tâm thủ xả như cũ, yêu ghét dường như cũ,
công phu dùng ra như tảng đá ngâm trong băng giá, không khởi
được tác dụng. Lâu dần đưa đến mệt mỏi biếng nhác.
Rốt cuộc không thể đạt được kết quả mà khởi tác dụng.
Bậc
lão tham thượng tọa, biết rõ việc khốn khó này, lập tức
đề khởi “thoại đầu bổn tham”, phấn chấn tinh thần,
nơi “đầu sào trăm thước” lại hành tiến bước, thẳng
tới chỗ “ Cao cao phong đảnh lập, Thâm thâm hải đễ hành”
(7), thõng tay tung hoành ngang dọc, được ra mắt lễ bái tương
kiến chư Phật chư Tổ.
IV.
THOẠI ĐẦU :
Thoại
đầu tức là NHẤT TÂM. Tâm niệm này của chúng ta không
ở tại trung gian (ở giữa), trong, ngoài mà cũng ở tại trung
gian, trong, ngoài. Giống như “HƯ KHÔNG CHẲNG ĐỘNG MÀ CÙNG
KHẮP MỌI NƠI ”. Thế nên không được hướng lên trên mà
đề thoại đầu, cũng không được hướng xuống dưới thấp
mà đè nén thoại đầu. Hướng lên trên mà đề ắt dẫn
khởi trạo cử (8), hướng xuống dưới thấp mà đè nén ắt
lạc vào hôn trầm (9), trái ngược bản tánh, đều chẳng
phải trung đạo.
V.
VỌNG TƯỞNG
Mọi
người sợ vọng tưởng nên việc hàng phục vọng tưởng
rất khó. Nói với quý vị rằng chớ nên sợ vọng tưởng,
cũng chẳng nên phí công sức đi hàng phục vọng tưởng. Chỉ
cần nhận được vọng tưởng, không chấp trước vào chúng,
không đuổi theo chúng, lại cũng chẳng nên tiêu khiển vọng
tưởng (10); chỉ việc NGƯNG tâm niệm đang khởi liên tục
thì vọng tưởng tự rời; nên nói: “Vọng khởi tức giác,
giác tức vọng rời”.
Có
thể lợi dụng vọng tưởng để công phu, như khán xem “từ
chỗ nào” vọng tưởng này khởi lên? Vọng tưởng không
tánh, đương thể tức không, tức phục hồi tâm tánh “vốn
không” của chúng ta. Tự tánh thanh tịnh pháp thân Phật tức
là cái “hiện tiền” này. Cứu xét lẽ chân thật mà nói
“Chân vọng vốn đồng bản thể, chúng sanh và chư Phật
không hai”. Sanh tử niết bàn, bồ đề phiền não đều là
bổn tâm bổn tánh, không cần phân biệt, không cần vui mừng
chán ghét, không cần lấy bỏ. Tâm này thanh tịnh bổn lai
là Phật, không cần một pháp nào cả. Ở chỗ nào có nhiều
rắc rối, hãy tham !!!
VI.TỌA
THIỀN NÊN BIẾT
Công
việc thường ngày đều nên ở trong đạo mà làm, vì chỗ
nào không phải là đạo tràng? Công phu tu tập không dính mắc
vào thiền đường nào cả, cũng không phải “tọa” mới
là thiền. Nói thiền đường, nói tọa thiền bất quá là
vì, chúng ta, chúng sanh thời mạt pháp, chướng sâu huệ mỏng
mà thíết lập vậy thôi.
Tọa
thiền cần phải hiểu được cách điều dưỡng thân tâm.Nếu
không khéo điều dưỡng thân tâm cho tốt, nhỏ thì bị bệnh
hại, lớn thì bị dính mắc vào ma cảnh thì thật là đáng
tiếc. Việc đi hương tọa hương tại thiền đường dụng
ý là để điều dưỡng thân tâm. Phương pháp điều dưỡng
thân tâm rất nhiều, nay chỉ lựa chọn những điều cần
thiết lược nói ra.
Lúc
ngồi kíết già nên thuận theo chính tọa tự nhiên, không
nên tác ý ưỡn thẳng lưng lên, nếu không hỏa khí sẽ bốc
lên trên, sau này mắt sẽ bị đổ nhiều ghèn, miệng hôi,
hỏa khí xông lên đến đỉnh đầu sẽ làm hành giả không
thiết ăn uống, thậm chí có thể bị thổ huyết. Lại cũng
không nên ngồi thụng lưng xuống thấp hay ngồi gục đầu;
nếu không thì dễ bị hôn trầm. Như cảm giác được hôn
trầm đến thì trừng to hai mắt, ưỡn thẳng lưng một bận,
nhẹ nhàng di động bàn tọa thì hôn trầm tự nhiên tiêu diệt.
Lúc
“đi hương” gáy phải tựa vào cổ áo,chân bước theo
nhịp chân người đi trước mặt.Trong tâm bình bình tịnh
tịnh,không được ngắm bên đông , ngóng bên tây mà chỉ
nhất tâm “ chiếu cố thoại đầu.”
Nếu
dụng công cấp bách thái quá, lúc phát giác được trong tâm
bực bội bồn chồn thì nên “buông xả muôn duyên”, cả
công phu cũng phải xả bỏ luôn, nghỉ ngơi ước độ nửa
cây hương (độ nửa giờ) từ từ cảm thấy thoải mái, sau
đó mới tiếp tục đề khởi dụng công trở lại. Nếu không
thì ngày tháng tích lũy sẽ bị biến tánh thành khô khan, cộc
cằn, rất dễ nổi giận, thậm chí có thể phát cuồng, nhập
ma.
Tọa
thiền lúc có được chút ít thọ dụng, rất nhiều cảnh
giới sẽ hiện ra, nói không hết được, chỉ là hành giả
KHÔNG NÊN CHẤP TRƯỚC vào chúng thì sẽ không có gì trở
ngại. Lời tục có câu: “Thấy quái không phải là quái thì
quái tự trừ”. Tuy nhìn thấy yêu ma quỷ quái đến xâm phạm
quấy nhiễu, hành giả cũng không cần để ý đến chúng,
cũng không nên sợ hãi. Ngay cả thấy được Phật Thích Ca
đến xoa đầu thọ ký cho cũng chớ có màng hoặc sanh tâm
hoan hỷ. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chẳng tự cho là Thánh, gọi
là cảnh giới tốt, nếu cho là Thánh, liền lọt vào đám
tà”.