I.
Dẫn nhập
Cành
hoa và nụ cười
Trên
núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì
kheo, thay vì thuyết pháp Ðức Phật chỉ cầm lên một cành
hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng. Tăng
chúng đưa mắt ngơ ngẩn nhìn nhau. Trong bầu không khí thinh
lặng phân vân, mọi người bỗng thấy trên môi Ðức Phật
nở một nụ cười. Ngài mỉm cười vì có một người trong
tăng chúng vừa mỉm cười với ngài và với đoá hoa ấy.
Người đó là Ca Diếp, kẻ duy nhất mỉm cười và được
Ðức Phật cười lại. Rồi ngài nói: "Ta có con mắt chứa
chánh pháp, cái tâm nhiệm mầu, tướng thực không tướng,
pháp môn vi diệu, chẳng lập thành văn tự, truyền riêng ngoài
giáo, nay trao ông Ma-ha Ca-diếp".
Ðệ
lục tắc "Thế Tôn niêm hoa" trong Vô môn quan kể lại câu
chuyện cành hoa và nụ cười ấy như một bằng chứng cho
cội nguồn từ Ðức Phật của chánh pháp được truyền tâm
ấn bằng một đoá hoa và hai nụ cười. Chánh pháp ấy gọi
là Thiền.
Thiền
là gì?
Về
mặt từ ngữ, Thiền, tiếng Việt còn gọi là Thuyền, Thiền
na, Tịch lự, nghĩa là trầm tư trong tịch lặng. Tiếng Hoa
có âm là Ch’an, ch’annà. Tiếng Nhật là Zen.
Tiếng
Phạn Sanskrit là dhyàna và Pali là jhàna.
Còn
định nghĩa Thiền là gì, chúng tôi mời bạn đọc nếm trải
đôi lời của những người trong cuộc.
"Thiền
là sự nhận thức không bị cơ chế hoá bởi một hình thức
cá biệt hoặc một hệ thống cá biệt. Thiền là nhận thức
vượt văn hoá, vượt tôn giáo, vượt hình thức". (Thomas Merton)
"Thiền
là con đường tự nhận thức trọn vẹn, một con người sống
động đi theo Thiền là để giác ngộ, sống cuộc sống mới
như một vị Phật". (Zenkei Shibayama).
"Thiền
là... hoan hỉ đả phá các hình tượng tín ngưỡng. Thiền
chẳng tôn kính một ai, chẳng tôn trọng cái gì, và đặc
biệt, nó cũng chẳng tôn kính chính nó". (David Bradon)
"Quả
thật, Thiền chẳng liên quan gì tới ý tưởng". (D.T. Suzuki)
"Che
củi, gánh nước, nhặt rau, cũng là Thiền định". (Lời Thiền)
"Một
cách đơn giản, Thiền chỉ là tiếng thét: ‘Dậy! Dậy!’"
(M. Sangharakshita)
"Thiền
là có tâm hồn và linh hồn của trẻ con". (Trạch Am Tông Bành)
"Trước
khi học Thiền, tách là tách và trà là trà. Trong khi học Thiền,
tách chẳng còn là tách và trà chẳng còn là trà. Sau khi học
Thiền, tách lại là tách và trà lại là trà". (Lời Thiền)
"Không
thể định nghĩa Thiền. Nó không là một ‘vật’ bị vây
phủ hoặc được phản ảnh bằng ngôn ngữ. Khi từ ngữ cuối
cùng bị giam kín trong tù ngục, Thiền thoát ra và phá lên
cười ở đằng chân trời". (David Brandon).
Đến
đây, có lẽ đã có thể tạm dừng vì cho dẫu có trích thêm
hàng trăm câu nữa cũng chỉ là nói về Thiền vì không người
nào có khả năng cung cấp cho bạn một định nghĩa về Thiền;
bạn chỉ việc ngó Thiền, cười với Thiền bằng một nụ
cười hồn nhiên tự phát, và ngay lúc ấy, bạn trải nghiệm
Thiền tính.
Thiền
và các truyền thống khác
Nói
tới Thiền là nói tới quán tưởng hay nhập định. Các truyền
thống Phật giáo khác đều dùng quán tưởng như một khí
cụ để phát triển tâm linh. Và trong vấn đề này, Phật
giáo cũng chỉ thể hiện cái đã được thực hành trước
đó trong lãnh vực tôn giáo ở Ấn Ðộ. Ta còn nhớ trong triết
hệ Yoga của Ấn giáo có nói tới ba phương thế để được
giải thoát, đó là (1) Quán tưởng (dharana); (2) Thiền định
(dhyana); và (3) Nhập định (samadhi).
Tuy
thế, như chúng ta sẽ thấy, Thiền đi quá bên kia các truyền
thống khác của Ấn giáo và của Phật giáo. Trong Thiền có
sự từ khước khả năng sử dụng khái niệm để mô tả
cái được nhận thức trong khoảnh khắc thấu thị, tức là
nhìn thấu suốt thực tại, mà gọi theo thuật ngữ của Thiền
là Thức ngộ, hoặc Ðốn ngộ. Thiền là cuộc truy lùng để
vừa đập cho tan tành khuynh hướng khái niệm hoá của chúng
ta vừa ứng xử trực tiếp với thực tại.
Thiền
và triết học
Đến
đây, có thể sẽ có người muốn hỏi rằng: nếu tự thân
Thiền không khái niệm và không ý tưởng, thế thì nó liên
quan gì tới cuốn sách trình bày sơ lược về triết học
Ðông phương này, vì triết học xem việc sử dụng các khái
niệm là ưu tiên. Có bốn lý do khiến Thiền có mặt ở đây:
1.
Thiền thăm dò các chu vi của tư tưởng luận lý. Bằng cách
cho thấy những gì khái niệm không thể đảm đương, Thiền
chỉ ra cho chúng ta thấy cách sử dụng chúng thích đáng;
2.
Thiền là sự nhắc nhở rằng "minh triết" hoặc "trí huệ",
đối tượng chân chính của triết học, không đơn giản chỉ
có tính khái niệm. Trong khi làm điều đó, Thiền củng cố
mặt bằng của tri thức về minh triết Ðông phương, tương
phản với chức năng được xác định rất hạn hẹp trong
ngữ cảnh hàn lâm của triết học Tây phương.
3.
Thiền đã và đang ảnh hưởng lên rất nhiều các nhà tư
tưởng Tây phương, như chúng ta có dẫn tên của vài người
ở đoạn trên. Họ là những người đang nỗ lực, với đầy
đủ ý thức, nhằm triển khai triết học Ðông phương trong
các phạm vi liên quan tới triết học Tây phương.
II.
Khái quát về Thiền Sử
Với
sự tích Niêm hoa vi tiếu kể trên, Thiền tuyên bố mình là
một truyền thống giảng dạy có cội nguồn từ chính Ðức
Phật, nhưng không phải được giao truyền bằng ngôn từ mà
là một truyền thống tu tập tâm truyền từ tôn sư sang đệ
tử và không được ghi chép thành kinh sách. Thiền không đòi
hỏi phải chấp nhận bất cứ truyền thống thành văn nào;
hành giả của Thiền chỉ việc đi theo kiểu mẫu lời giảng
tâm linh.
Ðể
biết khái quát lịch sử của Thiền, ta có thể dõi theo bánh
xe lăn của nó qua các khu vực địa lý.
1.
Tạị Ấn Độ
Sơ
tổ của Thiền, như đã đề cập ở trên là Ca-diếp. Sư
là một trong mười đệ tử xuất sắc nhất của Ðức Phật,
nên còn được gọi là Ma-ha (Ðại) Ca-diếp. Là người đứng
đầu Tăng già sau khi Phật nhập diệt, Ca-diếp trước đó
đã nổi tiếng giữ hạnh Ðầu đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc
nhất và được Ðức Phật truyền tâm ấn. Sư cũng là người
chủ trì đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất theo
truyền thống tụng đọc.
Sau
sơ tổ Ca-diếp, Thiền tông Ấn Ðộ truyền tiếp được 27
đời. Trong danh sách các vị tổ ấy, ta bắt gặp danh xưng
A-nan-đà và những đại luận sư nổi tiếng đã được đề
cập trong các chương trước như Mã Minh, Long Thọ, Cưu-ma-la-đa,
v.v…
Cho
đến nay, chưa tìm được tư liệu có tính sử học về quá
trình phát triển và tiểu sử đầy đủ 28 vị tổ này. Phần
nhiều chỉ là giai thoại Thiền (xem Sử
33 vị tổ Thiền tông Ấn Hoa, Thích Thanh Từ soạn,
Sài Gòn, 1972). Tuy thế, đối với giới tu Thiền, điều đó
không quan trọng.
2.
Tại Trung hoa
Bích
nhãn Hồ tăng Vào đầu thế kỷ VI, vị tổ thứ 28 của Thiền
tông Ấn Ðộ là Bồ Ðề Ðạt Ma lên đường giáo hoá đông
độ. Sư là người được truyền tâm ấn từ vị tổ thứ
27 Bát-nhã-đa-la (Prajnatara) trong dòng chính thống khởi đầu
là Ðức Thích Ca Mâu Ni xuống Ca Diếp.
Bồ
Ðề Ðạt Ma, Bodhidarma hoặc Daruma, còn gọi là Bích
nhãn Hồ tăng (nhà sư rợ Hồ mắt xanh biếc) sống khoảng
thế kỷ thứ V Công nguyên. Theo truyền thuyết, sư chào đời
ở gần Madras, Nam Ấn, và trước khi xuất gia là con của vua
nước Hương Chí. Khoảng năm 520, theo đường thuỷ vòng qua
Ấn Ðộ dương, sư mang y bát đi Trung Hoa để truyền giáo;
hình như có ghé lại Việt Nam (Giao Châu) cùng một vị sư
Ấn khác là Pháp Thiên. Sau đó, sư tới Quảng Châu (Trung Hoa),
được Lương Võ Ðế mời ghé kinh đô Kim Lăng giảng pháp.
Hoạt cảnh tiếp kiến diễn ra như sau:
"Lương
Võ Ðế hỏi: Từ ngày tức vị đến nay trẫm cất chùa chép
kinh độ tăng không biết bao nhiêu mà kể, có công đức gì
không?
"Sư
đáp: Ðều không công đức.
"Ðế
nói: Sao không có công đức?
"Sư
nói: Ðó chỉ là nhân hữu lậu chỉ đem đến kết quả nhỏ
trong cõi trời người, như bóng theo hình, tuy có nhưng không
thực.
"Ðế
hỏi: Vậy công đức chân thực là gì?
"Sư
nói: Trí phải thanh tịnh, thể phải lắng không, đó là chân
công đức, công đức ấy không phải lấy việc thế gian mà
cầu được.
"Lương
Võ Ðế lại hỏi: Chân lý cùng tột của đạo thánh là gì?
"Sư
đáp: Trống rỗng hồn nhiên, không gì là thánh.
"Ðế
hỏi: Trước mặt trẫm là ai?
"Sư
đáp: Không biết.
"Lời
đáp kể cũng khá dễ, và cũng khá rõ nữa, nhưng vị hoàng
đế mộ đạo và thông thái ấy không khế hợp được với
tinh thần phát lộ ở từng cử chỉ của Ðạt Ma.
"Thấy
không thể độ gì được cho nhà vua, Ðạt Ma bỏ ra đi, vào
đất Nguỵ, ẩn ở chùa Thiếu Lâm, chín năm yên lặng diện
bích, nghĩa là ngồi xoay mặt vào vách, nên sau đó người
ta gọi ông là thầy tu ngó vách: bích quán bà la môn" (D.T.
Suzuki, Essays in Zen Buddhism, First Series, 1933, Thiền luận, tập
thượng, Trúc Thiên dịch, trang 296-297, bản in Sài Gòn, 1973)
Cũng
tại Tung sơn Thiếu Lâm tự, Bồ Ðề Ðạt Ma truyền pháp
môn "Thấy tính thành Phật" là phương pháp tu tập Thiền định.
Hình thức thiền định do sư dạy đặt cơ sở trên kinh sách
Ðại thừa, đặc biệt nhấn mạnh trên Kinh Lăng già (Lakavatara
sutra).
Sau
khi truyền tâm ấn cho Nhị tổ Huệ Khả, Ðạt Ma lên đường
về Thiên Trúc (Ấn Ðộ), giữa đường sư tịch và được
an táng tại núi Hùng Nhĩ Sơn ở Tung Châu. Có thuyết bảo
rằng sư bị đánh thuốc độc, có thuyết bảo rằng sư tịch
ở Ấn Ðộ vào năm 120 tuổi, lại có người bảo không hề
hay biết sư tịch vào lúc nào. Truyền thuyết cũng kể lại
rằng vua Hậu Nguỵ sai Tống Văn đi Ấn Ðộ thỉnh kinh về,
gặp Ðạt Ma tại núi Thông Lãnh đang quảy một chiếc dép,
một mình đi nhanh như bay.
Tống
Vân hỏi: "Thầy đi đâu?"
Sư
đáp: "Về Ấn Ðộ".
Nam
man mù chữ Thiền Tông Trung Hoa lấy Bồ Ðề Ðạt Ma làm tổ
thứ nhất, truyền tới vị tổ thứ sáu là Huệ Năng rồi
từ sau vị tổ kiệt xuất đó, không truyền y bát nữa.
Huệ
Năng người vùng Tân Châu, Lĩnh Nam, vùng đất bị
người Hán xem là man di, nhà nghèo, cha mất sớm, không biết
chữ, phải làm nghề bán củi giúp mẹ. Một hôm, đang bán
củi, bỗng nghe kinh Kim Cương mà ngộ nhập. Cư sĩ Huệ Năng
tìm lên chùa Hoàng Mai xin tu học. Sau đây là cuộc đối thoại
trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa người chưa xuất gia "ít
học" ấy và Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.
Ngũ
tổ Hoằng Nhẫn hỏi: "Ông từ đâu tới?"
Huệ
Năng đáp: "Lĩnh Nam".
Tổ
hỏi: "Ông muốn cầu gì?"
Ðáp:
"Chỉ cầu làm Phật".
Tổ
nói: "Người Lĩnh Nam không có tánh Phật, sao làm Phật được?"
Huệ
Năng bèn đáp ngay: "Người đành có nam bắc, tánh Phật há
vậy sao?"
Huệ
Năng được nhận nhưng chỉ cho làm tạp dịch trong nhà bếp
và lo việc xay gạo. Thế rồi cơ duyên đến. Trong một đêm,
Ngũ tổ giảng cho trọn bộ kinh Kim Cương. Nghe đến câu "Ưng
vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm: Ðừng để tâm vướng víu nơi
nào", Huệ Năng hốt nhiên đại ngộ, được Hoằng Nhẫn truyền
tâm ấn cùng y bát, và khuyên nên lẳng lặng rời chùa. Trên
chuyến đi về phương nam, Huệ Năng được Ngũ tổ âm thầm
chèo đò đưa sang sông.
Suốt
15 năm kế đó, Huệ Năng vẫn là cư sĩ mang theo y bát sống
lưu lạc ở phương nam. Sau đó tới năm 36 tuổi, mới xuất
gia, bắt đầu giảng dạy ở chùa Pháp Tính, sau về Bảo Lâm
tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông. Trong lúc đó, Thần
Tú (605-706), một đại cao đồ khác của Hoằng Nhẫn, cùng
các đệ tử thành lập Bắc tông và cũng tự nhận là truyền
nhân của Ngũ tổ. Sư được Vũ hậu Tắc Thiên mời tới
kinh đô làm quốc sư, giáo hoá nhiều người. Sau khi Thần
Tú viên tịch, vương triều công nhận sư là người thừa
kế Ngũ tổ.
Trước
Huệ Năng, Thiền Trung Hoa còn mang nặng ảnh hưởng của Ấn
Ðộ, sang tới Lục Tổ, nói như Chân Nguyên & Nguyễn Tường
Bách trong sách đã dẫn, trang 185 thì:
"Với
Huệ Năng, người được xem là ‘ít học nhất’ lại được
truyền tâm ấn, Thiền đã qua một bước ngoặt quyết định,
trở thành Thiền tông Trung Quốc với sự ảnh hưởng ít nhiều
của đạo Lão. Các hiền triết Lão giáo cũng là những người
cười nhạo văn tự, họ đã có ảnh hưởng lên cái ‘bất
lập văn tự’ của Thiền tông để từ sự dung hợp này,
tất cả các tông phái Thiền Trung Quốc ra đời. Với Huệ
Năng và các vị đại sư nối tiếp, Thiền tông Trung Quốc
đã đi vào thời đại hoàng kim của đời Ðường, đời Tống.
Và cho đến ngày nay, Thiền tông vẫn còn là nguồn cảm hứng
sâu xa, vẫn còn là pháp môn cho nhiều đệ tử".
Theo
D.T. Suzuki thì "Huệ Năng mới chính thức là Tổ sư khai
sáng Thiền Trung Hoa, chính vì sư và môn đồ trực tiếp của
sư tước bỏ được lớp áo mượn ở Ấn, và bắt đầu
khoác lên cho Thiền một lớp áo mới may cắt theo kích thước
Trung Hoa. Ðành rằng tinh thần Thiền tông vẫn là một, du
nhập vào Trung Hoa sau bao đời truyền từ đức Thế tôn, không
gián đoạn, nhưng hình thức phô diễn ở đây lại hoàn toàn
Trung Hoa, vì đó là phần sáng chế riêng của thiên tài Trung
Hoa" (Thiền
Luận, tập thượng, Suzuki, Trúc Khê dịch, trang 167)
Chủ
trương "đốn ngộ" mang tính trực giác như một bước nhảy
vọt bất ngờ, Nam tông của Huệ Năng ngày càng phát triển
mạnh. Ngược lại, Bắc tông của Thần Tú dùng suy luận,
tu tập chầm chậm theo những chỉ dạy của kinh sách mà "tiệm
ngộ", chỉ vài thế hệ sau thì khô kiệt, một phần có lẽ
vì liên hệ chính trị nhiều với vương triều. Nam tông trở
thành Thiền phái đích thực và người đời sau cho rằng Huệ
Năng mới thật sự là vị Tổ khai sáng Thiền Trung Hoa. Trong
việc hình thành này, D.T. Suzuki cũng đã công nhận rằng "[.]
điều chắc chắn rằng Ðạo giáo có góp công trong việc thiết
lập phật giáo Thiền Tông mà chúng ta quả quyết là sự kiến
thiết của thiên tài Trung Hoa" (Thiền
Luận, Tập hạ, Suzuki, Tuệ Sỹ dịch, trang 40, bản
in Sài Gòn, 1973)
Ngũ
gia thất tông Sau Lục tổ Huệ Năng không còn truyền tâm ấn
nên không có tổ đời thứ bảy. Tuy thế thiền phái Nam tông
ngày càng sản sinh nhiều thiền sư xuất sắc. Về sau, dần
dần chia thành Ngũ gia thất tông (năm nhà bảy tông), gồm
có Tào Ðộng, Vân Môn, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng và Lâm Tế,
cùng hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kỳ và Hoàng Long.
Tất cả đều giống nhau về nội dung đích thực của Thiền,
chỉ khác cách giáo hoá.
Tới
đời nhà Tống, Thiền tông Trung Hoa bắt đầu suy tàn, chỉ
ở Nhật Bản là gần như còn giữ nguyên vẹn. Sang đời nhà
Minh, thế kỷ thứ XV thì Thiền tông trộn lẫn với Tịnh
độ tông; phương thức truyền tâm ấn xem như đã chấm dứt.
Chúng ta sẽ gặp lại hai tông Lâm Tế và Tào Ðộng ở các
phần dưới.
3.
Tại Việt Nam
Từ
đầu thế kỷ III, với sự xuất hiện của