I.
THẤU QUA SẮC KHÔNG
Người
học thiền mà chưa qua được cửa “sắc không”, còn vướng
phải chỗ này thì vẫn nằm trong trí đối đãi, y nguyên vẫn
đứng ngoài cửa Tổ. Như Thượng Tọa Minh Nhan là người
học rộng, nhớ giỏi, khi đến với Thiền sư Huệ Minh bàn
luận về tông thừa; qua một lúc lý luận, cuối cùng Thiền
sư Huệ Minh bảo:
- Nói
nhiều cách đạo càng xa, nay có việc xin hỏi: “Từ trước
đến giờ các bậc Tiên đức có ngộ hay không?”
Minh
Nhan đáp:
- Nếu
là các bậc Thánh Tiên đức thì đâu không có ngộ.
Huệ
Minh bảo:
- “Một
người trở về nguồn chân, mười phương hư không thảy đều
tiêu mất”, hiện nay núi Thiên Thai vẫn y nguyên đây, làm
sao nói tiêu mất?
Minh
Nhan không chỗ bám.
Thượng
Tọa Minh Nhan ban đầu lý luận thế này, thế nọ, cuối cùng
bị Thiền sư Huệ Minh dẫn hai câu trong kinh Lăng Nghiêm gạn
lại, liền mắc kẹt không qua khỏi được. Nghĩa là, người
còn kẹt trong ý niệm “sắc không” đối đãi thì không
thể nào vượt qua được chỗ này. Kinh nói rõ: “Hễ một
người đã trở về nguồn chân thì cả mười phương hư không
thảy đều tiêu mất không còn dấu vết”, vậy xưa nay biết
bao nhiêu người ngộ đạo, đã sống trở lại nguồn chân
đó mà thành Tổ, thành Thiền sư, nhưng sao núi sông trước
mắt vẫn còn dẫy đầy y nguyên đây, phải hiểu thế nào?
Kinh nói sai sao?
Bởi
người chưa thông, cứ hiểu “tiêu mất” theo nghĩa bị phá
tan, dẹp cái “sắc” thành cái “không” đối đãi nhau,
khiến không còn thấy biết gì mới là không. Đó là chỗ
hiểu của thức tình sanh diệt, rơi trong cái thấy có không,
biến thành đoạn diệt. Tức là bỏ “có” mà thành “không”
nên bị vướng kẹt, ngăn ngại.
Với
người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền
đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên
mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết
mê mờ, đó mới thực là ngay sắc tức không, là con mắt
bát nhã sáng ngời ! Nói rõ hơn, thấy tất cả núi sông, cảnh
vật hiện trước mắt, nhưng THẤY VẪN LÀ THẤY, thì có TƯỚNG
gì trong đó? Thế là Sắc đầy dẫy trước mắt mà không
có một chút gì ngăn ngại, che mờ con mắt ấy, tức là nó
tiêu mất trong con mắt ấy chứ gì! Cho nên, “không” ở
đây là KHÔNG TÂM DÍNH CẢNH THÌ CẢNH TỰ KHÔNG, không phải
làm cho nó thành không. Chỗ này dù lý luận cách mấy cũng
không đến được.
Ngài
Đại Huệ – Tông Cảo một hôm đang xem kinh Kim Cang, Thiền
sư Chuẩn tức ngài Trạm Đường thấy thế bèn hỏi:
- “Pháp
ấy bình đẳng, không có cao thấp”, vì sao nói núi Vân Cư
cao, núi Bảo Phong thấp?
Đại
Huệ đáp:
- Pháp
ấy bình đẳng, không có cao thấp.
Nếu
người chấp theo ngôn ngữ, nghe nói núi Vân Cư, nghe nói núi
Bảo Phong liền theo đó sanh hiểu thì bị kẹt giữa sắc không,
là bị ngại liền. Tức còn có tâm trụ trên cảnh thì hẳn
thấy có cao, có thấp sai biệt. Trái lại, người học cần
ngay đây thấu rõ: “Cái gì là pháp ấy?”, tức ngay đó
vẫn như như, có gì là cao, là thấp? Cho nên, Trạm Đường
vừa hỏi câu đó, Đại Huệ chỉ đáp y câu hỏi “Pháp ấy
bình đẳng, không có cao thấp”. Chính cái ông vừa hỏi đó,
nó có cao thấp gì? Rời chỗ này mà thấy, liền có cao thấp
ngay.
Sự
thật, núi đâu tự nói nó cao, nó thấp bao giờ. Chỉ tại
người sanh tâm ở trên đó, bèn thấy thành có cao, có thấp,
rồi tranh chấp nhau mãi, càng đi xa trong sai biệt. Giờ đây
hãy trả lại ngay đó, THẤY CHỈ THẤY, nguyên vẹn như nó
là nó, liền vượt qua tất cả sắc không, cao thấp, cửa
Thiền đã hé mở!
II.
VƯỢT QUA KHUÔN KHỔ NGÔN NGỮ, VĂN TỰ, CHẲNG ĐẠP THEO DẤU
NGƯỜI
Với
tông chỉ “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự”,
Thiền tông tự có một sức sống vượt ngoài chữ nghĩa,
nếu người chưa vượt qua được khuôn khổ ngôn ngữ, văn
tự là đời đời vẫn còn đứng ngoài cửa Thiền, dù có
nói hay cách mấy. Bởi ngôn ngữ, văn tự là tướng vô thường,
là thuộc thứ NGHĨA CHẾT. Đóng khung mình trong đó là sống
với cái chết, là nằm trong cái bị hiểu, làm sao sáng được
Thiền?
Trong
kinh Kim Cang, khi Trưởng lão Tu Bồ Đề hỏi tên kinh, Phật
đáp: “Kinh này tên Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật”. Liền đó,
Phật lại bảo: “Nói Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải
Bát Nhã Ba La Mật”. Người mới nghe qua thấy rất lạ, dường
như Phật tự mâu thuẫn. Song, chính đó là một ý nghĩa sâu
xa, thức tình khó thấu. Bởi vì cái TÊN đó, đâu phải là
“bản thân” Bát Nhã thật. Vì tùy theo ngôn ngữ thế gian,
Phật phải tạm nói thành tên, nhưng bản ý của Ngài là muốn
đánh thức cho người cần thấu rõ “cái gì là Kim Cang Bát
Nhã?” Không thể nghe nói đến tên ấy, liền y theo đó sanh
hiểu thì chỉ là KHÁI NIỆM thôi. Đó là chết trên cái tên
“Kim Cang Bát Nhã”. Người đạt ý phải nhảy qua cái tên
đó, thấy lại ngay chính mình, mới thấu được Bát Nhã sống,
không thì cũng chỉ là Bát Nhã chết, Bát Nhã trong chữ nghĩa,
trong sách vỡ, nhà Thiền thường đánh thức người học phải
sống dậy chỗ này.
Như
Vân Môn khi đến Trang sở của Tuyết Phong, gặp vị tăng,
Sư nhờ một việc: “Thượng tọa lên núi, gặp lúc Hòa thượng
thượng đường, chúng vừa nhóm họp, liền đi ra nắm chặt
cổ tay Hòa thượng bảo: - Ông già, trên cổ mang gông sao chẳng
cởi đi?” Sư lại dặn thêm không được nói là lời của
ai.
Vị
tăng ấy lên núi làm đúng như lời Vân Môn dặn, Tuyết Phong
liền bước xuống tòa nắm đứng bảo:
- Nói
mau! Nói mau!
Vị
tăng không nói được. Tuyết Phong buông ra bảo:
- Chẳng
phải lời của ông
Tăng
thưa:
- Lời
của con.
Tuyết
Phong gọi:
- Thị
giả! Hãy đem dây, gậy đến đây!
Vị
tăng liền thưa:
- Dạ
chẳng phải là lời của con, đó chính là lời của một Thượng
tọa ở Chiết trung hiện đang ngụ tại Trang sở dạy con nói
như thế.
Tuyết
Phong bảo:
- Đại
chúng! Hãy đến Trang sở rước vị thiện tri thức của 500
người lên đây!
Tại
sao chỉ một câu nói đơn giản như thế mà ngài Tuyết Phong
bảo là của vị thiện tri thức của 500 người? Bởi vừa
thượng đường tức là sắp nói pháp, mà có nói ra thành
ngôn ngữ thì chính là gông cùm trói người rồi. Vân Môn
đã mở mắt tâm nên Sư thấy thấu qua ngôn ngữ, rõ tột
trước khi mở miệng nữa kìa, vì vậy mà bảo: “Cởi gông
trên cổ đi!” Tuyết Phong chưa nói mà Vân Môn đã thấy trước
rồi. Với bậc thầy đã sáng mắt, khi nghe qua như thế liền
cảm biết ngay, thông cảm với nhau liền. Trong khi đó, ông
tăng kia chỉ học nói thôi, nên bị gạn lại liền lúng túng
thì chân tướng đã lộ bày, đâu thể chối cãi. Đã vậy,
giờ đây chúng ta cứ lo đuổi theo câu, theo lời, phân tích
chữ nghĩa hay dở, chia chẻ phải quấy lăng xăng thì càng
đóng gông, cột nặng thêm thôi! Nếu chưa qua được cái khuôn
chữ nghĩa này thì bị Thiền sư gạt dài dài mà không hay
biết.
Có
vị tăng đến thưa hỏi Quốc sư Huệ Trung:
- Người
xưa nói: “Xanh xanh trúc biếc trọn là pháp thân, Rỡ rỡ
hoa vàng thảy đều Bát Nhã”, người chẳng tin cho là tà
thuyết, người có lòng tin cho là chẳng thể nghĩ bàn, nhưng
chẳng biết thế nào mới chính xác?
Quốc
sư đáp:
- Đây
là cảnh giới của Văn Thù, Phổ Hiền, chẳng phải chỗ các
phàm phu, Tiểu thừa hay tin nhận được. Cho nên kinh Hoa Nghiêm
nói:
“Thân
Phật đầy khắp nơi pháp giới, hiện khắp trước tất cả
chúng sanh. Mà hằng ở tòa bồ đề này.”
Trúc
biếc đã chẳng ra ngoài pháp giới, há chẳng phải pháp thân?
Lại,
kinh Bát Nhã nói: “Vì sắc vô biên nên Bát Nhã cũng vô biên”,
hoa vàng đã chẳng vượt ngoài sắc, há chẳng phải bát nhã?
Vì vậy kinh vốn chẳng có pháp cố định, pháp vốn không
có nhiều thứ.
Vị
tăng nghe xong, vẫn chẳng sáng tỏ, hỏi lại:
- Cái
tin tức trong đây, người tin là phải? Hay người chẳng tin
là phải?
Quốc
sư lại đưa cao ý cảnh lên một tầng nữa, bảo:
- Người
tin là tục đế, người chẳng tin là chân đế.
Vị
tăng rất ngạc nhiên hỏi:
- Người
chẳng tin bị chê là tà kiến, Thầy đâu thể nói là chân
đế?
Quốc
sư bảo:
- Người
chẳng tin tự là chẳng tin, chân đế tự là chân đế. Nhân
vì chân đế ấy nên phàm phu bị chỉ trích là tà kiến. Người
tà kiến đâu thể nói chân đế?
Vị
tăng nghe đến đây mới tỏ ngộ “chân lý cứu cánh không
dễ tin”
Hãy
xem trong đây, nếu chúng ta theo chữ nghĩa mà hiểu thì thấy
mâu thuẫn. “Chẳng tin” sao là chân đế được? Không ngờ
ý Quốc sư vốn ở ngoài chữ nghĩa. Quốc sư bảo “chẳng
tin là chân đế” nhằm muốn chỉ: chân đế – tức lý cứu
cánh chân thật – đó là chỗ phàm phu không dễ gì tin nổi.
Do họ không tin được chỗ này nên mới bị cho là tà kiến.
Vì vậy, chúng ta nghe nói đến “chẳng tin”, nhưng phải
rõ “ý” ở chỗ “chân đế”, không thể mắc kẹt theo
ngôn ngữ, văn tự: Cứ lo thắc mắc “không tin là tà kiến,
tà kiến thì làm sao có thể gọi là chân đế được?” Đó
là bị hai chữ “không tin” lừa gạt. Vượt qua được khuôn
khổ chữ nghĩa đó, tức thuận nghịch đều thông suốt.
III.
VƯỢT QUA Ý NIỆM ĐỐI ĐÃI
Chính
ý niệm đối đãi làm ngăn ngại con mắt thiền của vô số
người. Người còn kẹt trong ý niệm đối đãi là còn sống
trong tình phân biệt, chưa thoát khỏi phạm vi của thức. Mà
cái hiểu của Thức là so sánh phân biệt, không thể trực
tiếp giáp mặt sự thật. Bởi vậy, trong nhà thiền thường
dùng cái bẫy hai bên để gạn người học. Chẳng hạn bà
Ni Huyền Cơ đến tham vấn Hòa thượng Tuyết Phong, Tuyết
Phong hỏi:
- Từ
đâu đến?
Bà
đáp:
- Từ
núi Đại Nhật đến.
Tuyết
Phong hỏi:
- Mặt
trời lên chưa?
Bà
đáp:
- Mặt
trời lên ắt tan núi Tuyết.
Tuyết
Phong hỏi tiếp:
- Ngươi
tên gì?