|
.
CHƠN TÂM
TRỰC THUYẾT
Tác
giả: Thiền Sư Phổ Chiếu - Dịch giả: Thích Đắc Pháp
Tu
Viện Chơn Không Xuất Bản
|
|
LỜI
GIỚI THIỆU
Quyển
CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT là một quyển Luận sắp vào chương
trình học tại Tu Viện CHƠN KHÔNG. Quyển Luận này về hình
lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá.
Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã
thấy lối vào Đạo.
Thiền
Sư Phổ CHiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh.
Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông
mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai. Với
chủ trương ĐỊNH TỨC HUỆ, HUỆ TỨC ĐỊNH, Ngài làm sáng
tỏ đường lối tu hành của Thiền Tông.
Thích
Đắc Pháp, một Thiền sinh trong Tu Viện CHƠN KHÔNG, với thời
gian ba năm tu học tại đây, đã nỗ lực hạ thủ công phu,
lại tiếp tay với chúng tôi phiên dịch những tác phẩm cần
thiết cho Tu Viện. Tuy nhiên, một dịch phẩm đầu tiên được
ra mắt đọc giả, hẳn là không tránh khỏi một vài điểm
sơ sót. Nhưng đáng khích lệ, dịch giả đã cố gắng nhiều
trong công tác này.
Cần
có tài liệu cho Thiền sinh tại Tu Viện học tập, cũng thiết
yếu đối với hành giả không có duyên đến Tu Viện và những
học giả đang nghiên cứu Thiền Tông, nên Tu Viện chúngtôi
cho xuất bản quyển sách bé nhỏ này.
Quyển
sách này ra đời nhằm lúc phong trào học Thiền đang lên ở
Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đọc giả có thiện chí tham cứu
Thiền Tông, chịu khó đọc kỹ quyển sách này, sẽ thấy
nó đóng góp một phần không nhỏ cho quí vị trong những vấn
đề khó khăn nhất lâu nay chưa giải quyết được. Nhất
là, những vị hiểu thiền lý mà không biết làm sao thực
hiện (thiền hạnh). Quí vị chịu khó nghiền ngẫm chính chắn
trong đây, tự nhiên thấy cửa thiền sẽ mở rộng, mặc tình
tiến bước.
Vì
thấy sự lợi ích lớn lao của quyển sách này, nên chúng
tôi viết ít hàng giới thiệu cùng đọc giả.
Thích
Thanh Từ
TU
VIỆN CHƠN KHÔNG
Đầu
Xuân 1973
TIỂU
SỬ THIỀN SƯ PHỔ CHIẾU
(1158-1210)
Ngài
Phổ Chiếu là bực Tôn túc của Phật Giáo và cũng là thỉ
tổ Thiền Tông ở Triều Tiên vào triều Lý. Phật Giáo Triều
Tiên khoảng trung diệp triều Lý có thể nói là thời đại
hoàng kim. Hàng thượng lưu thì xu hướng giáo quán của Ngài
Đại Giác. Dân gian thì xu hướng theo pháp “định huệ gồm
tu” do sự dẫn dắt của Thiền Sư Phổ Chiếu. Hai vị này
được xem là hai đại lương đống của Phật Giáo Cao Ly.
Hai
quyển “Chơn Tâm Trực Thuyết” và “Tu Tâm Quyết” này
chẳng qua chỉ là hai tác phẩm nhỏ do Ngài Phổ Chiếu trước
tác. Tuy nhỏ nhưng rất có giá trị và được kết tập vào
Đại Tạng Kinh.
Về
Thiền Tông, Ngài chủ trương: “Địng tức huệ, huệ tức
định”. Nhưng đặc biệt chú mục nơi “Định huệ gồm
tu”.
Ngài
Phổ Chiếu húy là Trí Nột, họ Trinh, hiệu Mục Ngưu Tứ.
Quê Ngài ở ĐộngChâu, Kinh Tây (ngày nay là quận Thụy Hưng,
Hoàng Hải Đạo). Ngài sanh vào năm thứ 17 đời vua Nghị Tông
Cao Ly. Thuở nhỏ, Ngài rất nhiều bịnh hoạn. Cha là ông Quang
Ngộ thường đi chùa cầu hết bịnh cho Ngài. Tám tuổi Ngài
được Thiền Sư Huy thuộc Tào Khê Tông thế độ. Tuy là ở
với thầy thường, nhưng chí khí Ngài cao xa vượt chúng. Hai
mươi lăm tuổi Ngài được tuyển làm tăng. Rồi sau đó Ngài
đi về phương Nam đến Xương Bình ở lại chùa Thanh Nguyên.
Một
hôm, nơi phòng học Ngài đọc Lục Tổ Đàn Kinh ngộ được
“Thể dụng của chơn như tức là định huệ”. Do đấy
nên Ngài bỏ hết ý niệm danh lợi, ưa thích ở rừng núi
u-nhã.
Đời
vua Minh Tông năm thứ mười lăm, Ngài đi xuống vùng núi Kha
Sơn ngụ tại chùa Phổ Môn để nghiên cứu Đại Tạng. Năm
thứ hai mươi bảy Ngài ẩn cư tại Vô Trụ am, ở Trí Dị
sơn (nay là Khánh Thượng, Nam Đạo). Nơi đây cảnh trí u tịch
thật là cảnh tu thiền. Một hôm, Ngài đọc Hoa Nghiêm luận
của Lý Thông Huyền, Ngài biết yếu chỉ viên đốn của giáo
lý Hoa Nghiêm cùng yếu chỉ Thiền Tông quyết không trái nhau.
Lại đọc Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự của Ngài Khuê
Phong, cùng ngữ lục của Ngài Đại Huệ, Ngài bỗng nhiên
“khế hội”. Xác chứng rằng định huệ không thể thiên
phế.
Niên
hiệu Thần Tông năm thứ ba, Ngài dời về chùa Kiết Tường
ở Tùng Quảng Sơn, tu thiền đàm đạo mười một năm và
chuyên an cư trong luật của Phật. Ngài thường khuyên người
tụng Kinh Kim Cang. Ngài còn giảng Lục Tổ Đàn Kinh, Đại
Huệ Ngữ Lục để phát huy tông yếu. Sau đó thiền học được
hưng khởi, người tham học càng ngày càng đông. Ngài lấy
“Định huệ gồm tu”, tổng hợp Hoa Nghiêm, Thiên Thai và
Thiền Tông, nhưng trong ấy Ngài đặc biệt làm sáng tỏ Thiền
Tông.
Ngài
còn xây dựng Bạch Vân Tịnh xá và Tích Thúy Am ở núi Bảo
Sơn, Khuê Phong Lan Nhã và Tổ Nguyệt Am ở Thụy Thạch Sơn
làm chỗ vãng lai tu thiền. Nhà Vua rất kính trọng đức hạnh
của Ngài và đổi hiệu núi Ngài ở là Tào Khê sơn Tu Thiền
Xã. Lại còn tự đề bảng để ban cho. Ngài còn lập Định
Huệ Xã và tuyển “Định Huệ Kiết Xã Văn”.
Vào
tháng hai đời vua Hi Tông năm thứ sáu, Ngài bỗng nói với
Xã Chúng rằng: “Ta còn trụ thế chẳng bao lâu nữa, các
người phải nỗ lực”. Ngày 20 tháng 3 hiện có chút bịnh,
đến ngày 27, Ngài mặc y hậu và vào pháp đường, chúc hương
thăng tòa, vấn đáp xong, Ngài ngồi dan chơn ra bỗng nhiên
thị tịch.
Nhà
Vua nghe tin, ban thụy hiệu là Phật Nhật Phổ Chiếu Quốc
Sư. Tháp hiệu là Cam Lộ. Ngài hưởng thọ 53 tuổi, tuổi
đạo được 36 hạ. Trước tác của Ngài ngoài hai tác phẩm
này còn “Khuyến tu định huệ kiết xã văn”, “Khán thoại
quyết nghi luận”, “Viên đốn thành Phật luận”. Ngoài
ra còn “Chú thích Đại Huệ Thiền Sư thơ”, “Phê bình
Khuê Phong Thiền Sư” v.v...
TỰ
Hỏi:
Diệu đạo của Tổ Sư có thể được biết không?
Đáp:
Người xưa há chẳng nói: “Đạo chẳng thuộc biết cùng
chẳng biết”. Biết là vọng tưởng, còn chẳng biết là
vô ký. Nếu đạt đến địa vị chẳng nghi, thì rỗng suốt
như thái hư, há có thể gán cho là phải quấy ư?
Hỏi:
Thế thì chư Tổ ra đời không ích lợi cho quần sanh sao?
Đáp:
Phật, Tổ ra đời không có một pháp cho người, chỉ cần
yếu là chúng sanh phải tự thấy bản tánh của mình. Kinh
Hoa Nghiêm nói: “Biết tất cả pháp tức là tự tánh của
tâm, sự thành tựu huệ thân chẳng do nơi khác mà ngộ”.
Cho nên Phật, Tổ không khiến người mắc lầy trong văn tự,
chỉ cần yếu phải thôi dứt để thấy bản tâm mình. Do
đó nhập môn Đức Sơn liền bị đánh, nhập môn Lâm Tế
liền nhận hét. Đã là một sự dò xét thái quá như thế,
sao lại lập ngữ ngôn ư?
Hỏi:
Xưa nghe Ngài Mã Minh tạo luận Khởi Tín, Lục Tổ nói Đàn
Kinh, Hoàng Mai truyền Bát Nhã, đều là dùng tiệm thứ cho
người, đâu không dùng phương tiện chỉ pháp ư?
Đáp:
Trên đảnh núi Diệu Cao từ xưa tới nay chẳng cho thương
lượng. Nhưng đầu non thứ hai, chư Tổ tóm lược dung hòa
cho nói cho hiểu.
Hỏi:
Xin hỏi đầu non thứ hai là lược bày phương tiện ư?
Đáp:
Đúng thay lời nói này. Đạo lớn mầu nhiệm mà rộng rãi,
chẳng phải có chẳng phải không. Chơn tâm u vi dứt nghĩ dứt
bàn. Cho nên người chẳng từ cửa đó mà vào, tuy tìm xét
năm ngàn tạng giáo cũng chẳng là người thấu suốt chơn
tâm. Chỉ nói ra một lời để so sánh thì sớm trở thành
pháp dư thừa. Nay chẳng tiếc mi mao (lông mày) kính viết mấy
chương để phát minh chơn tâm, hầu làm căn bản lần hồi
vào Đạo.
CHƠN
TÂM TRỰC THUYẾT
1.
Chánh tín Chơn Tâm
Kinh
Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của các
công đức hay nuôi lớn tất cả căn lành”. Trong Duy Thức
cũng nói: “Tín như hạt châu thủy thanh, hay làm cho nước
dơ được sạch”. Cho nên, muôn điều thiện phát sanh là
chữ tín dẫn đầu. Vì thế kinh Phật trước hết lập “như
thị ngã văn” là cốt để sanh lòng tin vậy.
Hỏi:
Chữ tín của Giáo môn (Kinh) và chữ tín của Tổ môn (Thiền)
có gì sai khác?
Đáp:
Có nhiều loại sai khác nhau: Giáo môn khiến người, trời
tin ở nhơn quả. Như có người thích phước lạc, tin thập
thiện là diệu nhơn, cõi người cõi trời là lạc quả. Có
người thích không tịch, tin nhơn duyên sanh diệt làm chánh
nhơn, khổ tập diệt đạo làm thánh quả. Có người thích
Phật quả, tin ba kiếp sáu độ làm đại nhơn, bồ đề niết
bàn làm chánh quả.
Tổ
môn chánh tín chẳng đồng như trên. Tổ môn chẳng tin tất
cả pháp hữu vi nhơn quả. Chỉ tin ở tự mình xưa nay là
Phật, tự tánh thiên chơn người người đều đầy đủ.
Diệu thể của niết bàn mỗi mỗi đều viên thành, chẳng
nhờ cầu nơi người khác, từ xưa đến nay nó tự đầy
đủ. Tam Tổ nói: “Tròn bằng thái hư, không thiếu không
dư. Sở dĩ chẳng như, bởi do thủ xả”. Ngài Chí Công nói:
“Trong thân có tướng là thân không tướng, trên đường
vô minh là đường vô sanh”. Ngài Vĩnh Gia nói: “Thật tánh
của vô minh là Phật tánh, thân huyễn hóa không thật tức
pháp thân”. Cho nên, chúng sanh xưa nay là Phật.
Đã
sanh chánh tín cần phải thêm hiểu biết nữa mới được.
Ngài Vĩnh Minh nói: “Tin mà chẳng hiểu biết thì thêm lớn
vô minh. Hiểu biết mà chẳng tin thì thêm lớn tà kiến”.
Cho nên, tin hiểu gồm hai thì mau vào Đạo.
|