|
.
THIỀN
SƯ MÃ TỔ - ĐẠO NHẤT
Tâm
Thái
|
|
Thiền
sư Mã Tổ (709-788) là đệ tử của thiền sư Nam Nhạc Hoài
Nhượng vốn là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng (638-713).
Số đệ tử ngộ đạo của sư lên tới 139 người, có chỗ
ghi là 84 người được coi là kỷ lục so với tất cả các
thiền sư khác. Nơi sư hoằng pháp là Giang Tây cũng được
mệnh danh là trường thi Phật. Dòng thiền của sư sau này
có những vị nổi tiếng là Hoàng Bá Hy Vận, và kế đó là
Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866), vị tổ sáng lập tông Lâm Tế
vẫn còn được truyền tiếp cho tới ngày nay. Thiền tông
Trung Hoa là do công lao sáng lập của tổ Bồ Ðề Ðạt Ma
cho đến Lục tổ Huệ Năng, nhưng kể từ thời hai vị Mã
Tổ và Thạch Đầu thì mới hưng thịnh và có những đường
lối, đặc điểm rõ rệt. Trong khi Mã Tổ khai đường ở
Giang Tây thì Thạch Ðầu Hy Thiên hoằng pháp ở Hồ Nam. Hai
vị đó được coi như hai cột trụ của Thiền Tông lúc bấy
giờ. Dòng thiền của Mã Tổ là tông Lâm Tế, còn dòng thiền
của Thạch Ðầu là tông Tào Ðộng. “Phật giáo Trung quốc
đời Ðường (618-907) được coi là cực thịnh, nhiều tông
phái phát triển mạnh như Thiền tông, Tịnh Ðộ tông, Luật
tông, Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông ... Nhưng
đến cuối đời Ðường thỉ các tông khác đều đi tới
chỗ suy vi, chỉ có Thiền Tông là vẫn thịnh đạt xán lạn”.
(trích: Lịch sử Phật giáo Trung quốc, Thích Thanh Kiểm)
Sau
đây xin giới thiệu một cuốn sách nghiên cứu khá đầy đủ
về thiền sư Mã Tổ.
Tóm
lược sách: “Sun Face Buddha – The Teachings of Ma-tsu and
the Hung Chou School of Ch’an. Tác giả: Cheng Chien Bhikshu.
Nhà xuất bản: Asian Humanities Press- Berkeley, California, 1992.
Tỳ kheo Cheng Chien, vốn người Yugoslavia, tục danh là Mario
Poceski, sanh năm 1964, đã thọ giới tỳ kheo tại Sri Lanka năm
1983.
Tựa
đề cuốn sách được dịch là: “Mặt trời Phật -
Ngữ lục của Mã Tổ và tông phái Thiền Hồng Châu”.
Phần 1: Dẫn
nhập
Trước
khi viết về cuộc đời và pháp môn của Mã Tổ (709-788) tăng
Cheng Chien giới thiệu về sự phát triển Thiền tông tại
Trung Hoa trong thời đại của Mã Tổ. Đời Đường thường
được coi là thời cực thịnh của văn hóa Trung Hoa nhờ sự
tương đối ổn định về chánh trị và kinh tế. Đạo Phật
được du nhập trước đó hơn 500 năm đã phát triển rất
mạnh. Đến thời đó những kinh, luận quan trọng của
Phật giáo đã được dịch ra tiếng Trung Hoa, người dân đã
thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Các tông phái đã bắt đầu
xuất hiện.
Tông
Thiên Thai được coi như xuất hiện trước nhất. Vị sáng
lập ra tông này là Trí Khải (Chih-i) (538-597) ở núi Thiên
Thai. Ngài là đệ tử của Huệ Tư (515-577) và đã thiết lập
một hệ thống đầy đủ bao gồm toàn thể giáo lý đạo
Phật, phối hợp lý, sự, quyền, thiệt, đốn, tiệm thành
một khối. Một tác phẩm quan trọng của Trí Khải là “Ma
Ha Chỉ Quán”. Ảnh hưởng của Trí Khải rất quan trọng
trong sự phát triển Phật giáo, nhất là đối với Hoa Nghiêm
tông và Thiền Tông.
Một
tông phái khác được xuất hiện sau Thiên Thai tông là Hoa
Nghiêm tông, y cứ vào kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra). Sơ tổ
ở Trung Hoa là Đỗ Thuận (557-640), nhưng 2 nhân vật chủ yếu
là tổ thứ 2 Trí Nghiêm (Chih-yen) (602-668) và tổ thứ 3 Pháp
Tạng (Fa-tsang) (643-712). Sau đó tổ thứ 4 là Trừng Quán (Ch’eng-kuan)
(738-839) cũng đã có công lớn trong việc truyền bá Hoa Nghiêm
tông, dệ tử của ngài là Tông Mật (Tsung-mi) (780-841) rất
nổi tiếng và là người đã bắc cầu giữa hai tông Thiền
và Hoa Nghiêm. Ảnh hưởng của Hoa Nghiêm tông và Thiền tông
được thấy rõ trong pháp môn của Mã Tổ.
Sự
hình thành của Thiền tông tại Trung Hoa.
Vị
tổ thứ nhất của Thiền tông tại Trung Hoa là Bồ Đề Đạt
Ma (?-532, có nơi ghi là 470-543). Tổ vốn là vị tổ thứ 28
Thiền tông đã từ Ấn Độ qua miền Nam Trung Hoa vào khoảng
cuối thế kỷ thứ 5. Cuộc đời của tổ không được ghi
rõ lắm, tổ có để lại tác phẩm “Thiếu Thất Lục Môn”,
ghi sáu cửa vào động Thiếu thất, tức sáu pháp môn để
vào cửa Thiền. Tổ thứ hai là Huệ Khả (487-593), người
Trung Hoa. Năm 40 tuổi Huệ Khả thọ pháp của tổ Bồ
Đề Dạt Ma và theo tu học 6 năm, được tổ trao cho cuốn
kinh Lăng Già (Lankavatara Sutra) coi như căn bản Phật pháp. Tổ
thứ 3 là Tăng Xán, viết tác phẩm Tín Tâm Minh. (Tổ gặp
một vị sư người Ấn Độ tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Trung
Hoa cầu pháp. Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi được truyền tâm ấn và
được tổ khuyên qua phương Nam để tiếp độ chúng sinh,
và sau này được coi là sơ tổ Thiền tông Việt Nam- trích
Tín Tâm Minh nghĩa giải, của Thuần Tâm - Nhựt Quang)
Tổ
thứ 4 là Đạo Tín (580-651). Từ thời Đạo Tín thì lịch
sử Thiền tông đã bắt đầu được ghi chép rõ ràng. Đệ
tử của tổ lên đến 500 người. Đạo pháp của tổ được
đệ tử ghi thành cuốn (Record of the Transmission of the Lankavatara).
Tổ
thứ 5 là Hoàng Nhẫn (601-674). Sư họ Châu, ở tại huyện
Huỳnh Mai. Năm lên 7 được tổ Đạo Tín thu nhận và ở với
tổ 30 năm. Khi tổ Đạo Tín tịch năm 651 thì Hoàng Nhẫn dời
về Huỳnh Mai. Sau này hai pháp môn của Đạo Tín và Hoàng
Nhẫn được gọi là Pháp môn Đông Sơn, là tên núi tổ ở.
Pháp môn của Hoàng Nhẫn được ghi trong Tối thượng thừa
luận ? (Discourse on the Essentials of Mind Cultivation). Nhiều đệ
tử của Hoàng Nhẫn đã chứng ngộ có nhiều người nhưng
nổi tiếng là Thần Tú (Shen-hsui) và Huệ Năng (Hui-neng).
Thần
Tú (606?-706) truyền bá Thiền tông về hướng Bắc, tại kinh
Tràng An và Lạc Dương theo phương pháp tiệm tu, còn Huệ Năng
về phương Nam, tại tỉnh Hồ Nam và Giang Tây theo phương pháp
đốn ngộ. Thần Tú xuất gia năm 20 tuổi theo học kinh, luận,
đến năm 45 tuổi mới đến Huỳnh Mai thọ pháp Hoàng Nhẫn,
và ở đó 6 năm, sau khi được truyền tâm ấn, sư đến trụ
trì ở chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu khoảng năm 676-679, đệ
tử theo học rất đông (có tài liệu ghi hơn 3000 người) và
nổi tiếng, nên đến năm 701 sư được triều đình mời về
Tràng An hoằng pháp. (Khi sư tịch được phong là Đại Thông
thiền sư).
Huệ
Năng (638-713) họ Lư sanh ở Tân Châu, cha mất sớm, làm nghề
bán củi để giúp đỡ mẹ già. Đến năm 25 tuổi thì đến
chùa Đông sơn tại huyện Huỳnh Mai thụ giáo Hoàng Nhẫn.
Sau khi được tổ Hoàng Nhẫn truyền tâm ấn, trao y bát chứng
nhận sư là người kế nghiệp và như vậy là vị tổ Thiền
tông Trung Hoa thứ 6. Sư đi ẩn dật ở miền Nam trong 16 năm.
Khi biết thời cơ đã tới, sư đến chùa Pháp Tánh tại Quảng
Châu. Nơi đây sư mới chánh thức thọ giới tỳ kheo từ luật
sư Trí Quang. Đến năm 676 tổ dời về chùa Bửu Lâm ở Tào
Khê và hoằng pháp tại đó khoảng 40 năm cho đến khi tịch.
Pháp môn và cuộc đời của tổ được ghi lại trong cuốn
Pháp Bảo Đàn kinh. Tổ truyền pháp Vô Niệm, và Định Huệ
đồng tu. Tổ nhấn mạnh cần thấy tự tánh, tức kiến tánh,
bằng pháp tu vô tướng, vô trụ và vô niệm. Công lao truyền
dựng pháp môn của Lục tổ Huệ Năng phần lớn là do Thần
Hội Hà Trạch (Shen-Hui, 670-762 hoặc 684-758). Những đệ tử
nổi tiếng của Huệ Năng gồm có: Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744),
Vĩnh Gia Huyền Giác (665-713) trước tác tập Chứng Đạo Ca,
Thanh Nguyền Hành Tư (660-740), Nam Dương Huệ Trung sau này là
Quốc sư (?-775).
Ngoài
tông chánh thống kể trên còn có vài tông phái Thiền khác
nhưng không phát triển được bao lâu và đã suy tàn. Đó là
thiền phái Ngưu Đầu do Pháp Dung (594-657) sáng lập. Pháp Dung
được coi như là đệ tử của Tứ tổ Đạo Tín, trụ trì
tại núi Ngưu Đầu (có tài liệu khác ghi Pháp Dung là đệ
tử của tổ Hoàng Nhẫn). Ngoài ra có tông Tứ Xuyên mà đại
diện là sư (Wu-hsiang) và sư (Wu-chu).
Cuộc
đời và pháp môn Mã Tổ
Sư
họ Mã, sanh năm 709 tại Hán Châu gần biên giới Tây Tạng.
Từ hồi còn nhỏ sư đã xuất gia với hòa thượng Đường
(Ch’u-chi) (665-732), hòa thượng Đường vốn là đệ tử của
(Chih-shen) (609-702) nguyên là một đệ tử của Ngũ tổ Hoàng
Nhẫn.
Trong
một tài liệu Tông Mật (Tsung-mi) có ghi là Mã Tổ theo học
hòa thượng Kim có pháp danh là (Wu-hsiang), người Đại Hàn
(684-762) mà cũng là đệ tử của hòa thượng Đường. Hai
hòa thượng Đường và Kim đều là những vị Thiền sư nổi
tiếng thời đó. Hòa thượng Kim dạy pháp 3 câu là: không
nhớ (no-remembering), không nghĩ (no-thought), không quên (no-forgetting)
liên quan tới giới, định, huệ của các kinh Phật. Mục đích
của “ba không” là không nhớ những quá khứ, không lo nghĩ
về tương lai để chuyên chú tu tập. Do đó nên tác giả Cheng
Chien cho rằng có lẽ Mã Tổ chịu nhiều ảnh hưởng của
phái thiền Tứ Xuyên của hoà thượng Kim hơn là của thiền
sư Hoài Nhượng sau này.
Năm
738 Mã Tổ thọ giới tỳ kheo với luật sư Viên ở Du Châu
và sau đó đã dời Tứ Xuyên đến vùng Trung của Trung Hoa.
Khoảng năm 738 đến 742 sư tới Hoành Nhạc ? (Heng-yueh) và
chuyên tu thiền định theo thiền Bắc phái, vì sư thường
hay nhắc tới kinh Lăng Già vốn được áp dụng tại Bắc
phái, thay vì theo kinh Kim Cang thường được nhắc tới tại
Nam phái. Vấn đề đó không được ghi rõ ràng lắm.
Khi
ở Hoành Nhạc thì Mã tổ có gặp và theo học thiền sư Hoài
Nhượng trong 10 năm. Sau khi rời Hoài Nhượng khoảng năm 750
thì sư du phương để tiếp tục tu tập và giáo hóa. Đó là
thời mà Trung Hoa có nhiều xáo trộn trong xã hội vì có loạn
An Lộc Sơn và nhà Đường bắt đầu suy đồi. Vào khoảng
năm 776-779 Mã Tổ đến Kiến Dương, kế dời đến núi Cung
Đông Nam Dương cho đến khi sư tịch năm 788. Tại đó học
giả các nơi tụ hội về rất đông. Số đệ tử ngộ đạo
lên đến 139 người - có tài liệu ghi 84 người - hơn tất
cả những thiền sư khác.
Dòng
thiền của Mã Tổ sau này được gọi là phái Hồng Châu,
là nơi mà Mã Tổ và các đệ tử truyền bá. Pháp môn này
được các đệ tử truyền bá khắp Trung Hoa trong thế kỷ
thứ 9. Mã Tổ cùng với Thạch Đầu Hy Thiên thời đó là
hai vị đã đem lại cho Thiền tông Trung Hoa sự phát triển
lớn mạnh đời Đường.
Mối
liên quan giữa Mã Tổ và Thạch Đầu rất là đặc biệt.
Không có tài liệu nào ghi việc gặp mặt của hai vị đó
nhưng họ rất quý trọng nhau. Nhiều tăng đã theo học cả
hai vị. Nhiều khi vị này lại giới thiệu đệ tử của mình
qua tham vấn vị kia. Có thể nói là Thiền tông đã bước
qua giai đoạn mới trong giai đoạn này, có tính cách cởi mở
và trực tiếp. Những phương pháp giảng dạy như quát, đánh,
những câu hỏi như bí hiểm là do ảnh hưởng của Mã Tổ.
Có thể nói rằng kể từ thế kỷ thứ chín cho đến nay các
vị đại thiền sư đều là đệ tử tinh thần của Mã Tổ
và Thạch Đầu.
Căn
bản của pháp môn Mã Tổ là thuyết Như Lai Tạng (tathagatagarbha).
Thuyết này đã được nêu lên trong nhiều kinh điển, đặc
biệt là kinh Hoa Nghiêm, phẩm Như Lai Xuất Hiện. Thuyết Như
Lai Tạng cũng có được nói đến trong kinh Lăng Già.
Theo
thuyết Như Lai Tạng thì tất cả các chúng sinh đều có Chân
Tâm (True Mind) mà vốn xưa nay sáng suốt, thanh tịnh nhưng thường
bị vọng tưởng che lấp. Tuy cái Chân Tâm hoặc Phật tánh
(Buddha nature) đó ngoài sự nghĩ lường và không có dấu vết
gì, nhưng tùy duyên có thể biểu hiện thành mọi thứ. Cái
đặc tính năng động đó của Chân Tâm rất là quan trọng
đối với Mã Tổ vì sư cho rằng việc chứng ngộ là do nhận
được những biểu hiện đó. Đạo không phải là những nguyên
tắc siêu hình trừu tượng, mà những lời nói, ý nghĩ và
hành động của mình đều là sự biểu hiện của Chân Tâm.
Sự thật thưòng có mặt trong tất cả mọi thứ - là tất
cả mọi thứ - mọi thứ đây có nghĩa là mọi pháp, chỉ
vì chúng ta chìm đắm trong si mê nên không nhận ra điều đó.
Chúng
sanh không biết trở về nguồn nên chỉ biết chạy theo danh
và tướng, do đó vọng tưởng khởi lên và tạo ra muôn nghiệp.
Vì vậy mê là mê cái bản tâm, và ngộ chỉ là ngộ cái bản
tâm.
Vì
Chân Tâm thì ai cũng có cho nên nói không phải tu mà được,
cũng có nghĩa là không có thứ lớp. Tuy vậy vì chúng sanh
quá si mê nên phải nói có nhiều pháp tu. Vọng tưởng nói
đây là tâm phân biệt tốt và xấu, đúng và sai, phàm và
thánh; vọng tưởng là những ý nghĩ hai bên, tạo ra những
kiến chấp và coi đó là thật. Vì vậy thay vì lo diệt vọng
thì chỉ cần thấy bản chất của chúng là không. Tu là buông
xả những thói quen tạo mọi thành kiến và để cho cái bản
thể tự biểu hiện.
Câu
mà Mã Tổ thường chỉ rõ pháp tu đó là : “Tâm bình thường
là Đạo”. Tâm bình thường là tâm không chấp những điều
như là tốt và xấu, đúng và sai, thường và vô thường,
phàm và thánh; đó là cái tâm không chấp, cũng không xả.
Câu chuyện sau đây giữa Nam Tuyền (747-834) và Triệu Châu
(778-897) chỉ rõ về nghĩa “Tâm bình thường”:
Triệu
Châu hỏi Nam Tuyền: “Thế nào là đạo?”
Nam
Tuyền đáp: “Tâm bình thường là đạo”
-
Lại có thể nhằm tiến đến chăng?
-
Nghĩ nhằm tiến đến là trái.
-
Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?
-
Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác,
không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi,
ví như hư không, thênh thang rỗng rang, đâu thể gắng nói
phải quấy?
(trích
từ Trung Hoa chư thiền đức hành trạng, của H.T. Thích Thanh
Từ)
Pháp
môn của Mã Tổ được coi thuộc truyền thống “đốn ngộ”,
tức là khác với “tiệm ngộ”. Nhưng trong khi công việc
tu tập hàng ngày thì vẫn phải có sự giảng giải, chỉ dẫn
nên không sao tránh khỏi việc dẫn dắt đệ tử từng bước.
Các tài liệu không ghi rõ sự hướng dẫn tu tập ra sao nhưng
theo các ngữ lục của các đệ tử thời sau này thì vẫn
có sự thờ phụng, tụng kinh, học hỏi, giới luật và ngồi
thiền. Chỉ sau khi các đệ tử đã có trình độ căn bản
thì mới áp dụng pháp chỉ thẳng của Thiền tông. Trong ngữ
lục của Mã Tổ cũng có nói tới các kinh điển như Lăng
Già, Duy Ma Cật, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa … Các
thiền sư chỉ nhấn mạnh đến việc đừng quá chấp chặt
vào kinh điển rồi có những quan điểm sai lạc mà rất thịnh
hành ở nhà Đường thời đó.
Pháp
môn Thiền tông đều được căn cứ từ các kinh điển. Thí
dụ như lời giảng “tức tâm tức Phật” cũng được thấy
trong đoạn sau đây ở kinh Hoa Nghiêm:
“Cũng
vậy, trí huệ của Như Lai vô lượng, vô ngại có thể lợi
ích khắp tất cả chúng sanh, đầy đủ trong thân chúng sanh.
Chỉ vì hàng phàm phu vọng tưởng chấp trước nên chẳng
biết, chẳng hay, chẳng được lợi ích.
Bấy
giờ đức Như Lai do trí nhãn thanh tịnh, vô ngại xem khắp
pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng: Lạ thay, lạ thay!
Tại sao các chúng sanh này có đủ trí huệ Như Lai, mà ngu
si mê lầm chẳng hay, chẳng thấy. Ta nên đem thánh đạo này
dạy cho họ lìa hẳn vọng tưởng chấp trước. Từ trong thân,
họ thấy được trí huệ Như Lai quảng đại, như Phật không
khác.” (Phẩm Như Lai xuất hiện, Kinh Hoa Nghiêm, tập 3, trang
408)
và
trong đoạn khác:
“Như
tâm, Phật cũng vậy
Như
Phật, chúng sanh đồng
Phải
biết Phật cùng tâm
Thể
tánh đều vô tận”
|