|
.
BỒ
ĐỀ ĐẠT MA
Tổ
Thiền Tông thứ nhất Trung Hoa
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Bồ
Đề Đạt Ma - Wikipedia
Bồ
Đề Đạt Ma - HT. Thích Thanh Từ
Linh
THoại Bồ Đề Đạt Ma, Trúc Thiên
Đôi
Mắt Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, Hạnh Chiếu
Bồ-đề-đạt-ma
(zh. 菩提達磨, sa. bodhidharma, ja. bodai daruma), dịch nghĩa là
Đạo Pháp (zh. 道法), ~470-543, là Tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca
Mâu-ni của dòng Thiền Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông
Trung Quốc. Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của
Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la (sa. prajñādhāra) và là thầy của
Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sự tích truyền pháp
của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại
như sau:
Tổ
hỏi: "Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ-đề-đạt-ma đáp:
"Vô sinh vô sắc". Tổ hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ
đại nhất?" Bồ-đề-đạt-ma đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất".
Sau
khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam
Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không
thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm
trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định,
chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ
Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất
hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Tư
liệu về cuộc đời của Bồ-đề-đạt-ma là một vương
tử Nam Ấn Độ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng
sư phụ của Bồ-đề-đạt-ma là Bát-nhã-đa-la từng dặn
Sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc.
Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung
Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc
lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời
Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài
liệu công nhận. Sau khi đến, Sư nhận lời mời của Vũ Đế
đi Nam Kinh. Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế
được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là
một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây
trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi
nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép
kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức
gì không?"
Đạt
Ma đáp: "Không có công đức."
- "Tại
sao không công đức."
- "Bởi
vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những
quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng
không phải thật."
- "Vậy
công đức chân thật là gì?"
Sư
đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được
trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công
đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép
kinh, độ tăng) mà cầu được."
Vua
lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?"
- "Một
khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh."
- "Ai
đang đối diện với trẫm đây?"
- "Tôi
không biết."
Đó
là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng,
nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.
Cuộc
gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ-đề-đạt-ma thấy rõ là chưa
đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Sau đó - theo truyền
thuyết - Sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc thuyền
con (chiếc thuyền về sau trở thành một đề tài của hội
hoạ Thiền), đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Trung Quốc. Người
ta không biết rõ Sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi
truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma
về lại Ấn Độ sau chín năm lưu lại Trung Quốc.
Sư
có ý muốn hồi hương, trước khi về, gọi đệ tử trình
bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử
hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo
Phó bạch: "Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải
chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự."
Sư
đáp: "Ông được lớp da của tôi rồi."
Ni
Tổng Trì nói: "Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy
nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không
thấy lại nữa."
Sư
nói: "Bà được phần thịt của tôi rồi."
Đạo
Dục, một đệ tử khác, bạch: "Bốn đại vốn không, năm
uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không
một pháp nào khả được."
Sư
đáp: "Ông được bộ xương của tôi rồi."
Cuối
cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng
ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Ngươi
đã được phần tuỷ của ta."
Rồi
ngó Huệ Khả, Sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn
tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên
tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá
nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu
biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ
Khả bạch: "Thỉnh Sư chỉ bảo cho."
Sư
nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao
cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh,
nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà
nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ
của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt
rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người
hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và
thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp,
đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe
bài kệ của ta:"
吾本來玆土
傳法救迷情。
一華開五葉
結果自然成
Ngô
bản lai tư thổ
Truyền
pháp cứu mê tình.
Nhất
hoa khai ngũ diệp
Kết
quả tự nhiên thành.
Ta
đến đây với nguyện,
Truyền
pháp cứu người mê.
Một
hoa nở năm cánh,
Nụ
trái trổ ê hề.
Sư
lại nói thêm: "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng
giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng
sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn
sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có
đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp
tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất
lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi
để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!"
Tranh
Thiền: Bồ-đề-đạt-ma của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc
(Hakuin Ekaku) tông Lâm Tế (ja. rinzai) hình minh hoạ bên phải
Theo
một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi,
cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ Nam. Sau đó
một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma
trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép,
cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ
tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng
này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không
thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng
của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một
chiếc dép.
Bồ-đề-đạt-ma
truyền phép thiền định mang truyền thống Đại thừa Ấn
Độ, đặc biệt Sư chú trọng đến bộ Nhập Lăng-già kinh
(sa. laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Quốc chỉ
thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp
giữa thiền (sa. dhyāna) Ấn Độ và truyền thống đạo Lão,
được xem là một trường phái đặc biệt "nằm ngoài giáo
pháp nguyên thuỷ". Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ
kể từ đời nhà Đường.
Theo
Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề-đạt-ma
có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống
(420-447) cùng với một vị sư Ấn Độ tên là Pháp Thiên (sa.
dharmadeva).
Hình
bên trên (hình mầu): Bodhidharma, tranh khắc gỗ của Yoshitoshi,
1887
Thiền
sư Trung Quốc
Bồ-đề-đạt-ma
đến Huệ Năng
Huệ
Khả, Tăng Xán
Đạo
Tín, Hoằng Nhẫn
Huệ
Năng, Pháp Dung
Hành
Tư, Hoài Nhượng
Huyền
Giác, Huệ Trung, Thần Hội
Nhánh
Thanh Nguyên Hành Tư
Hi
Thiên, Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
Sùng
Tín, Thiên Nhiên
Đàm
Thạnh, Đạo Ngô
Đức
Sơn, Thiện Hội
Thạch
Sương, Lương Giới
Nghĩa
Tồn, Nham Đầu, Thuý Nham
Vân
Môn, Huệ Lăng, Huyền Sa
Nhánh
Nam Nhạc Hoài Nhượng
Mã
Tổ Đạo Nhất
Hoài
Hải, Nam Tuyền
Huệ
Hải, Pháp Thường
Triệu
Châu, Quy Sơn
Hoàng
Bá, Vô Ngôn Thông
Huệ
Tịch, Nghĩa Huyền
Trí
Nhàn, Chí Cần
Lâm
Tế tông
Huệ
Nhiên, Hưng Hoá
|