|
c
YẾU
CHỈ
ĐẠI
PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
DO:
DUY TẮC THIỀN SƯ LƯỢC GIẢNG
DỊCH
VÀ BIÊN SOẠN : THÍCH DUY LỰC
GIẢI
ĐỀ
ĐẠI PHƯƠNG
QUẢNG là siêu việt số lượng.
ĐẠI là
thể tánh bao gồm tất cả.
PHƯƠNG QUẢNG
là nghiệp dụng phổ biến khắp nơi.
PHẬT là
quả giác viên mãn.
HOA dụ cho
vạn hạnh khai mở.
NGHIÊM dụ
cho đại pháp trang nghiêm thành tựu cho con người.
KINH là xuyên
thấu tất cả pháp.
ĐẠI PHƯƠNG
QUẢNG là pháp sở chứng.
PHẬT là
người năng chứng.
Hai chử Hoa
Nghiêm dụ cho Phật ở nơi nhân địa mà vạn hạnh như hoa;
dùng hoa này mà trang nghiêm quả địa, nên gọi là Hoa Nghiêm.
Vì Kinh Hoa
Nghiêm quá dài, khó đọc, khó tin, khó giải, khó hành, khó
chứng, cho nên nay trích dịch yếu chỉ kinh này để giúp cho
các điều khó kể trên được dễ lại một phần nào.
Duy Tắc Thiền
Sư là tổ thứ mười chín của phái Lâm Tế, cũng là trưởng
tử của ngài Trung Phong Thiền Sư, sanh vào cuối đời nhà
Nguyên Trung Quốc. Tác phẩm và ngữ lục của ngài được
ghi trong Tục Tạng Kinh, tập thứ một trăm hai mươi hai.
YẾU
CHỈ
Tám mươi
mốt quyển Kinh Hoa Nghiêm chia làm bốn phần, gọi là tín,
giải, hành, chứng.
Mười một
quyển đầu tiên là vì chúng sanh khai phát cửa TÍN.
Bốn mươi
mốt quyển kế là vì chúng sanh khai phát cửa GIẢI.
Bảy quyển
kế tiếp là vì chúng sanh khai phát cửa HÀNH.
Hai mươi
mốt quyển sau là vì chúng sanh khai phát cửa CHỨNG.
Giải thích
ý nghĩa kinh này chẳng ra ngoài NGŨ CHU, LỤC TƯỚNG, TỨ PHÁP
GIỚI, THẬP HUYỀN MÔN.
NGŨ CHU gồm
năm thứ nhân quả viên tròn chu đáo là nghĩa lý tổng quát
của Kinh Hoa Nghiêm.
1. Nhân
quả sở tín.
2. Nhân quả
sai biệt.
3. Nhân quả
bình đẳng.
4. Nhân quả
thành hạnh.
5. Nhân quả
chứng nhập.
LỤC TƯỚNG
là tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại.
Theo sự thấy
của phàm phu, trên "sự tướng" mà nói, sự và tướng mỗi
mỗi cách biệt chẳng đủ lục tướng. Nếu theo sự thấy
của bậc thánh mà nói, thể tánh các pháp, mỗi một sự,
một tướng đều đủ lục tướng viên dung. Vì lục tướng
viên dung nên các pháp tức là nhất chân pháp giới vô tận
duyên khởi, cũng gọi là Nhất chân pháp giới vô tận của
"pháp giới". Lý viên dung này của vạn pháp do lục tướng
mà được chứng tỏ. Lý này căn cứ theo lời văn nguyện
thứ tư trong Sơ Địa Thập Đại Nguyện của bổn kinh, và
là một đại pháp môn của Tông Hoa Nghiêm do Chí Tướng đại
sư kiến lập (Nhị Tổ Tông Hoa Nghiêm).
1. Tổng
tướng là nhất hàm đa đức như thân người có nhãn, nhĩ,
tỷ, thiệt, thân, ý, do các căn mà thành một thể.
2. Biệt tướng
là nhiều đức dụng mỗi mỗi khác biệt chẳng phải một,
như thân thể tuy là một mà nhãn, nhĩ,v.v...các căn mỗi mỗi
chẳng đồng.
Hai tướng
tổng, biệt này là một thân với các căn tương đối của
hai nghĩa bình đẳng và sai biệt (nhân quả Ngũ Chu).
3. Đồng
tướng là nhiều đức dụng chẳng trái nhau, mỗi mỗi sai
biệt đều thành một nghĩa của Tổng tướng, cũng như nhãn,
nhĩ v.v...các căn mỗi mỗi đều thành nghĩa thân thể mà chẳng
phải vật khác.
4. Dị tướng
là nhiều nghĩa tương đối, mỗi loại khác nhau, cũng như
tướng mạo của nhãn, nhĩ v.v...các căn đều khác nhau.
Hai tướng
đồng dị này là các căn tương đối lẫn nhau mà sáng tỏ
được hai nghĩa bình đẳng và sai biệt.
5. Thành tướng
là nhiều nghĩa đang duyên khởi mà thành một thể, cũng như
các căn duyên khởi mà thành một thân.
6. Hoại tướng
là nhiều nghĩa, mỗi mỗi trụ nơi tự tướng mà chẳng thay
đổi, cũng như các căn trụ nơi tự tướng mà mỗi mỗi đều
hiện ra sự dụng riêng biệt của mình.
Hai tướng
thành hoại này y theo hai tướng đồng dị mà sáng tỏ cái
quả của hai tướng tổng biệt và hai nghĩa bình đẳng, sai
biệt.
Lục tướng
này y theo Thể, Tướng, Dụng, phân làm hai nghĩa bình đẳng
và sai biệt. Biểu đồ như sau :
Tất cả
các pháp
Thể Tướng
Dụng
Tổng
Biệt Đồng Dị Thành Hoại
Tướng
Tướng Tướng Tướng Tướng Tướng
Bình Đẳng
Sai Biệt
TỨ
PHÁP GIỚI :
1. Sự pháp
giới : các pháp sắc và tâm của chúng sanh mỗi mỗi sai biệt,
có giới hạn phân cách, nên gọi là "sự pháp giới".
2. Lý pháp
giới : các pháp sắc và tâm của chúng sanh dù có sai biệt,
mà đồng một thể tánh, nên gọi là "lý pháp giới".
3. Lý sự
vô ngại pháp giới : Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà
thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là "lý sự vô
ngại pháp giới".
4. Sự sự
vô ngại pháp giới : tất cả giới hạn, phân cách của sự
vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức
một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên
gọi là "sự sự vô ngại pháp giới".
THẬP HUYỀN
MÔN cũng gọi là Thập Huyền duyên khởi, do Hoa Nghiêm Tông
kiến lập, để hiển bày "sự sự vô ngại pháp giới" trong
Tứ Pháp Giới. Nếu thông suốt nghĩa này thì có thể nhập
vào Huyền Hải của kinh Hoa Nghiêm, nên gọi là Huyền Môn.
Mười môn này làm duyên với nhau mà sanh khởi cái khác, nên
gọi là Duyên Khởi.
Thập Huyền
Môn là :
1. Đồng
thời cụ túc tương ứng môn :
Tất cả
các pháp đồng thời đầy đủ trong một pháp, mỗi pháp đều
có sự tương trợ lẩn nhau.
2. Quảng
hiệp tự tại vô ngại môn :
Từ một
tâm sanh ra vô lượng pháp là quảng, từ vô lượng pháp trở
về một tâm là hiệp. Muốn quảng, muốn hiệp đều tự tại
vô ngại.
3. Nhất
đa tương dung bất đồng môn :
Một pháp
dung nạp nhiều pháp, nhiều pháp ở trong một pháp, mỗi pháp
chẳng đồng mà đồng, đồng mà chẳng đồng.
4. Chư
Pháp tương tức tự tại môn :
Tất cả
pháp đều do tâm tạo, vốn chẳng có khác, nên pháp kia tức
pháp này, pháp này tức pháp kia, tương tức với nhau.
5. Ẩn
mật hiển liễu câu thành môn :
Ngôn giáo
của chư Phật hoặc ẩn hoặc hiện đều vì thành tựu cho
chúng sanh.
6. Vi
tế tương dung an lập môn :
Tất cả
pháp dù vi tế đến chỗ vô hình vô tướng cũng dung nạp
lẫn nhau và cũng kiến lập lẫn nhau.
7. Nhân
Đà-La-Võng pháp giới môn :
Nhân Đà-La-Võng
là lưới báu của Đế Thích, mỗi mắt lưới đều dùng châu
ngọc giao kết nhau để dụ cho vạn pháp giao kết lẫn nhau,
trùng trùng vô tận.
8. Thác
sự hiển pháp sanh giải môn :
Mượn sự
vật giả thiết thí dụ để hiển bày chánh pháp cho chúng
sanh được dễ sanh khởi tín giải.
9. Thập
thế cách pháp dị thành môn :
Cổ kim xa
cách nhiều kiếp, dù mỗi pháp khác biệt mà nhân quả tương
trợ với nhau nên vạn pháp mỗi mỗi đều được thành tựu.
10. Chủ
Bạn (năng sở) viên minh cụ đức môn :
Dù lập năng
sở mà viên tròn sáng tỏ, siêu việt năng sở, tất cả công
đức vốn tự đầy đủ.
Thập huyền
môn duyên khởi với nhau để diễn tả pháp giới sự sự
vô ngại.
Tại
sao các pháp sự sự vô ngại?
1. Vì duy
tâm sở hiện, nên các pháp vốn chẳng có khác, chỉ do tâm
Như Lai Tạng duyên khởi mà thành pháp sai biệt, nên phải
có lý dung thông.
2. Vì pháp
tánh vô định nên các pháp là pháp duyên khởi của tâm Như
Lai Tạng, vốn chẳng có tự tánh nhất định, nên phải có
lý dung thông.
3. Vì duyên
khởi lẫn nhau, pháp duyên khởi không được tự thể độc
lập, phải do pháp khác làm duyên mà thành, nên phải có lý
dung thông.
4. Vì pháp
tánh dung thông nên sự vật dung thông tự đúng như pháp tánh,
nên phải có lý dung thông.
5. Vì pháp
như mộng huyễn, các pháp chẳng thật, nên phải có lý dung
thông.
6. Vì pháp
như bóng hình, nên các pháp duyên khởi từ một tâm giới
mà chẳng tồn tại, như bóng hình trong gương, nên phải có
lý dung thông.
Sáu thứ
nhân kể trên đều saün có lý dung thông, là y theo đức tướng
của các pháp như như mà nói.
Bốn thứ
nhân kể sau này là theo nghiệp dụng vô ngại mà nói.
|