Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch: HT Thích Thắng Hoan

 

CHƯƠNG V 

QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA DUY THỨC HỌC

 

Học Phái Duy Thức xem như chiếm địa vị trọng yếu trong Phật Học, đã trở thành một học phái rất lớn và học phái này cũng đã có bối cảnh lịch sử của nó. Học phái Duy Thức sở dĩ được mang danh hiệu Duy Thức Học Sử là do những năm gần đây có cư sĩ Mai Hiệt Vân  thường góp nhặt Duy Thức Học Sử Truyện (bộ sách này đã mất); Pháp Sư Mặc Thiền đã từng dịch Duy Thức Tư Tưởng Sử của Lệnh Văn người Nhật góp nhặt kết thành, chưa thấy xuất bản, không biết bản thảo mất ở chỗ nào, thật là sự việc đáng tiếc. Trong thời kỳ kháng chiến, Pháp Sư Ấn Thuận có sáng tác Duy Thức Học Thám Nguyên. Bao nhiêu loại sách Duy Thức trên đây đều là chuyên luận về Duy Thức Học Sử. Ngoài đây, các sách gồm có Chỉnh Lý Tăng Già Chế Ðộ Luận của Ðại Sư Thái Hư, Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu,  cho đến Phật Giáo Các Tông Ðại Ý của cư sĩ  Hoàng Sám Hoa, Trung Quốc Phật Giáo Sử, Ấn Ðộ Phật Sử của tiên sinh Lữ Trừng, Các Quốc Phật Giáo Sử của Phật Học Viện Võ Xương xuất bản, Ấn Ðộ Phật Giáo Sử, Trung Hoa Phật Giáo Sử,..v..v..... đều có giảng đến Duy Thức Học Sử và những sách kể trên khả dĩ đáng để sử dụng vào việc tham khảo cho vấn đề nghiên cứu  về lịch sử của một học phái Duy Thức. Hiện tại chúng ta chỉ có thể tường thuật đại khái về lịch sử của Duy Thức Học.

 

I.- SỰ PHÁT NGUYÊN CỦA DUY THỨC HỌC:     (Từ 431 năm đến 350 năm trước Kỷ Nguyên)

 

Kinh Giáo của thời đại Phật Ðà đại khái nói rằng: tất cả tư tưởng Phật Học đều phát nguyên từ sau khi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ngộ đạo, tuy nhiên tư tưởng của Phật Ðà lấy nơi Kinh Phệ Ðà cố hữu và tư tưởng của các tông giáo, các triết học đương thời làm bối cảnh, có thể là Kiều Ðạt Ma Phật Ðà đối với trào lưu tư tưởng đương thời có chỗ kiến giải đặc sắc, nghĩa là đã giác ngộ được bối cảnh của họ và của chính mình. Tư tưởng lý luận của Duy Thức Học được thành lập mặc dù là chịu ảnh hưởng hoàn toàn của sáu phái triết học Ấn Ðộ, đặc biệt là chịu ảnh hưởng tư tưởng của phái Phệ Ðàn Ða, nhưng thực tế trên căn bản là phát nguyên từ nơi Kinh Giáo A Hàm của Kiều Ðạt Ma Phật Ðà. Chúng ta có thể nói Thành Duy Thức Luận Lý là phê phán tư tưởng Bộ Phái Tiểu Thừa địa phương, nhằm mục đích tẩy trừ chỗ chấp trước thiên lệch và kiên cố của họ để hiển bày bổn ý của Phật Ðà đã được giải thích trong Kinh A Hàm. Ðiển hình như Bách Pháp Luận của Duy Thức, Ngũ Uẩn Luận, Ðại Thừa Tập Luận, Bổn Ðịa Phần  Nhiếp Quyết Trạch phần sau quyển hai của Du Già Sư Ðịa Luận cùng với Nhiếp Dị Môn Phần và Nhiếp Sự Phần,..v..v.... gồm 20 quyển, đại bộ phận đều là giải thích ý Kinh của Tạp A Hàm,..v..v..... Bao nhiêu đó cũng nói lên được rằng Duy Thức Học là môn học được phát nguyên từ nơi Phật Giáo Căn Bản của Nguyên Thỉ. Thời đại Phật Giáo Căn Bản là thời đại phát khởi kể từ Phật Ðà chứng chánh giác (431 năm trước Kỷ Nguyên), thẳng đến thời đại các đệ tử cuối năm thứ nhứt (ước lượng 350 năm) là chấm dứt.

 

A.- KINH PHẬT:

 

Kinh Phật thì bao gồm các Kinh được kiết tập lần thứ nhất sau Phật diệt độ, tứ là bốn bộ Kinh A Hàm, như Kinh Tạp A Hàm thì có chỗ thuyết minh Pháp Tướng của Duy Thức.

 

 

1)- NGŨ UẨN TỤNG:  Ngũ Uẩn gồm có Sắc (vật chất), Thọ, Tưởng, Hành    (Tâm Sở), Thức (Tâm Vương), đây là tư tưởng cơ bản của Pháp Tướng Duy Thức làm căn cứ. Duy Thức Học trong đó có phát huy Ngũ Uẩn Luận, Bách Pháp Luận, Tâp Luận Ðẳng Thích.

 

2)- DUYÊN KHỞI TỤNG: Bốn bộ A Hàm Kinh trong đó có chỗ thuyết minh các Kinh Thập Nhị Nhân Duyên và Duy Thức thì căn cứ nơi Tối Thắng Duyên Khởi Pháp Môn Kinh trong bốn bộ A Hàm để kiến lập A Lại Da Thức Duyên Khởi. Thành Duy Thức Luận gồm có tám quyển, trong đó thuyết minh sâu rộng đạo lý duyên khởi về mười hai Hữu Chi của Hoặc Nghiệp Khổ, chính là quyết trạch về giáo nghĩa của A Hàm.

 

3)- TỨ ÐẾ TỤNG: Tứ Ðế cũng là chỗ căn cứ của tư tưởng Duy Thức. Quả Dị Thục của học thuyết Duy Thức chính là Khổ Ðế; Phiền Não và Nghiệp chính là Tập Ðế; tu Ngũ Trùng Duy Thức Quán và chuyển tám Thức thành bốn Trí chính là Ðạo Ðế; chứng đặng hai quả Chuyển Y chính là Diệt Ðế. Cho nên Duy Thức Học cũng không thể lìa khỏi đạo lý của Tứ Ðế. Thinh Văn Ðịa của Du Già Sư Ðịa Luận và Tập Luận Ðẳng Trung thuyết minh sâu rộng Tứ Ðế. Thành Duy Thức Luận trong quyển thứ 9 có nói rõ sự Kiến Ðạo Hiện Quán của ngôi vị Thông Ðạt và trình bày về hình tướng 16 Tâm An Lập Ðế của Kiến Ðạo Sở Quán đều là quán chiếu về Tứ Ðế này cả.

 

4)- XỨ GIỚI TỤNG: Giáo nghĩa của mười hai Xứ và mười tám Giới,..v..v.... đã được giải thích sâu rộng trong các bộ luận như, Ngũ Uẩn Luận, Ðại Thừa Tập Luận,..v..v.... Những Xứ Giới nói trên cũng là Pháp Tướng của Duy Thức. Bao nhiêu dữ kiện vừa trình bày cũng đủ chứng minh cho tư tường Duy Thức đều là căn cứ nơi Kinh A Hàm của thời đại Phật Ðà; hơn nữa tất cả Kinh Phật đều thiên trọng nơi nguyên lý Nhân Quả. Cho nên học thuyết “chủng tử sanh hiện hành và hiện hành huân chủng tử” trong Duy Thức Học đều phát huy đạo lý nhân quả rất tinh tường. Như  bài Tụng nói rằng: “Các pháp nơi trong Thức Tạng, Thức nơi trong các pháp đều cũng như thế, lại lẫn nhau làm Tánh của Quả, cũng thường làm Tánh của Nhân”. Ðây là thuyết minh đạo lý Nhân Quả của A Lại Da Duyên Khởi.

 

B.- ÐỆ TỬ LUẬN:

 

Ðệ Tử Luận là chỉ cho những bộ luận trong đó gồm có Lục Túc Phát Trí,..v..v.... của Hữu Bộ đã được truyền thừa ở phương Bắc, nguyên vì những Luận Ðiển này là học thuyết truyền thừa của Hữu Bộ làm căn cứ, do các đệ tử thời đại thứ nhứt của Phật Ðà hoặc do các đệ tử thời đại thứ hai sáng tác. Những Luận Ðiển trên đây đều giải thích Kinh A Hàm và những điều lý luận của các bộ luận này phát huy so với tư tưởng của Phật Ðà thì đi không quá xa. Lục Túc Luận thì sớm hơn, trong đó rõ ràng là kinh điển thuộc về thể tài hình thức; Phát Trí Luận, Ðại Tỳ Bà Sa Luận,..v..v.... thì muộn hơn, nội dung cũng như tổ chức rất có hệ thống, những bộ luận vừa đề cập đều là căn cứ của tư tưởng Duy Thức Học. Còn Phật Học sau đó thì thuộc về thời đại Bộ Phái phân liệt và Bắc phương là nơi truyền thừa tư tưởng “Pháp Hữu Ngã Không” rất phát đạt, nhưng tư tưởng đây so với tư tưởng “Y Tha Hữu” của Duy Thức thuyết minh thì đồng một tông phái.

 

II.- SỰ MANH NHA CỦA DUY THỨC HỌC: (Từ 351 năm đến 100 năm trước Kỷ Nguyên)

 

Tổng quát thời đại bộ phái Phật Giáo: tức là chỉ cho các học phái Phật Giáo sau Phật nhập diệt 200 năm. Trong thời đại này, các đệ tử Tỳ Kheo cạnh tranh với nhau chia tông lập phái, theo như  Biện Tông Nghĩa Luận của Nam Phương [54] , Dị Bộ Tông Luân Luận của Bắc Phương, Văn Thù Vấn Kinh,..v..v.... cho biết: Bộ Phái thật quá nhiều, có đến 28 Bộ. Hiện tại, 18 Bộ Phái, trong đó chắc chắn cùng với Duy Thức có quan hệ giống nhau về phương diện học thuyết.

 

 

 

A)- NAM TRUYỀN THƯỢNG TỌA BỘ:

 

Hiện nay, Miến Ðiện, Tích Lan, Xiêm La là những quốc gia truyền thừa Phật Giáo Thượng Tọa Bộ. Họ xưng là Phật Giáo thuần túy, là Phật Giáo chánh thống. Luận Tạng của phái này bao trùm tư tưởng Duy Thức ở trong, như  Pháp Tụ Luận của họ thuyết minh hai pháp Tâm và Sắc, nhưng kỳ thực là nói thiên lệch hai pháp Tâm và Tâm Pháp;  hơn nữa Pháp Tụ Luận còn nói đến nghĩa của Cửu Tâm Luân, Cửu Tâm Luân nghĩa là Tri Thức Luận của Phật Học tức là bình luận về quá trình của tri thức sanh sản:

 

1>- Hữu Phần Tâm: là tâm an bình tịnh lạc và vô niệm;

2>- Năng Dẫn Phát Tâm: là tâm đang an bình tịnh lạc thoạt nhiên khi gặp 

       cảnh giới liền khởi tâm không thận trọng nên bị đọa;

3>- Kiến Tâm: tức là sự trực giác của năm giác quan;

4>- Ðẳng Tầm Cầu Tâm: tức là khởi tâm tiếp tục đi tìm cầu những đối tượng nào 

      đó;

5>- Ðẳng Quán Triệt Tâm: tức là khởi tâm tìm cầu trở lại ba lần để được thông

      suốt;

6>- An Lập Tâm: là sau khi hoàn toàn thông suốt đối tượng nào đó liền có thể 

       cung cấp cho họ một danh xưng;

7>- Thế Dụng Tâm: là khảo sát đích thực không phải chân thiện mỹ liền sanh khởi 

       tâm niệm yêu thích và không yêu thích;

 8>- Phản Duyên Tâm: là tâm đạt đến ấn tượng thâm hậu, hoặc có thể nhớ lại ký  

       ức;

 9>- Hữu Phần Tâm: là tâm trở về ngôi vị Hữu Phần Tâm ban đầu.

 

Vấn đề Cửu Tâm Luân nói trên, trong Ðại Thừa Duy Thức có trình bày rất tường tận theo trình tự năm loại như sau: Quá trình tâm thức sanh khởi, chỉ có không thận trọng, tìm cầu, phân biệt nhiễm tịnh, đẳng lưu (  nhân nào quả nấy). Chúng ta nhận thức ngoại vật chính là động niệm bắt đầu khởi lên, cho đến nhận thức chấm dứt cần phải trải qua Cửu Tâm Luân nói trên. Còn Hữu Phần Tâm đây trong Thành Duy Thức Luận là chỉ cho Thức A Lại Da.

 

B)- ÐẠI CHÚNG BỘ:

 

Bộ phái này đối lập với Thượng Tọa Bộ từ lúc sơ khởi và nó không phải là hệ phái chánh thống. Tư tưởng của họ thuyết minh mỗi cá thể chúng sanh đều có Thức Căn Bản, cũng tức là Thức A Lại Da.

 

 

C)- THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU BỘ:

 

Nguyên thỉ Hữu Bộ phân hóa từ nơi Thượng Tọa Bộ, đã được thạnh hành hơn bốn năm trăm năm tại các vùng đất Tây Bắc Ấn Ðộ và Trung Ương Á Tế Á, vào thời đại vua Ca Nị Sắc Ca ngự trị. Như trước đã nói, Bộ này ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng của Duy Thức, nghĩa là Duy Thức hoàn toàn thu nhặt tổ chức tất cả Pháp Tướng của Hữu Bộ. Giáo lý, tư tưởng và ngã tưởng nếu như không có trong Hữu Bộ thì nhất định không hội đủ điều kiện để phát sanh Duy Thức Học.

 

D)- KINH LƯỢNG BỘ:

 

Căn Cứ nơi sự khảo chứng của các học giả cận đại, Thành Thật Luận là một bộ luận của Kinh Lượng Bộ và tư tưởng của phái này cùng với Duy Thức Học cũng có quan hệ rất lớn. Sự quan hệ giữa Kinh Lượng Bộ và Duy Thức Học được tóm lược mấy điểm như sau:

 

1)- Thuyết Huân Tập:  Họ nói Sắc và Tâm quan hệ nhau để huân tập và chữ Tập đây là chỉ cho tập khí, tức là tánh tập quán mà cũng chính là chủng tử. Tánh Tập Quán nghĩa là những thói quen huân tập dần dần trở thành tánh chất. Người Trung Quốc thường nói: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, đều là một thứ ý nghĩa của tập quán. Thuyết Huân Tập nói trên cùng với Thức Căn Bản và nghĩa Huân Tập Chuyển Thức thì rất có quan hệ với nhau;

 

2)- Thuyết Chủng Tử:  Thiện pháp thì có chủng tử của thiện pháp, ác pháp thì có chủng tử của ác pháp, Sắc Pháp và Tâm Pháp đều có chủng tử cả. Thuyết Chủng Tử, theo Kinh Lượng Bộ giải thích: Sắc và Tâm quan hệ nhau huân tập để thành hình, chỉ có Duy Thức mặc dù không nói đến Sắc và Tâm quan hệ nhau để huân tập, nhưng trên thực tế không thể ly khai hẳn Sắc Pháp. Thuyết Huân Tập và Thuyết Chủng Tử của Duy Thức thì hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Kinh Lượng Bộ.

 

3)- Học Thuyết Kinh Lượng Bộ: Học Thuyết Kinh Lượng Bộ thì có Tế Ý Thức và Thô Ý Thức, mà Tế Ý Thức tức là chỉ cho Thức A Lại Da.

 

Giáo nghĩa của bốn bộ phái nói trên, Thế Thân lúc thiếu niên đều có nghiên cứu đến, cho nên học thuyết ngài không thể ly khai tư tưởng của bốn bộ phái này. 

 

 

 

III.- THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH CỦA DUY THỨC HỌC:  (Từ thế kỷ thứ nhứt đến thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên)

 

A)- THỜI ÐẠI KINH ÐẠI THỪA:

 

Ðại Thừa Phật Giáo phát khởi khoảng từ sau Phật nhập diệt độ 500 năm, tức là khoảng trước và sau thế kỷ thứ nhứt Công Nguyên. Thời kỳ đây có hai giai đoạn: một giai đoạn phát hiện Kinh Ðại Thừa và một giai đoạn sáng tạo Luận Ðại Thừa. Thời đại

được Duy Thức Học làm căn cứ để phát huy. Ðại Thừa Lục Kinh gồm có: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng Già, Kinh Như Lai Xuất Hiện Công Ðức, Kinh Mật Nghiêm, Kinh Ðại Thừa A Tỳ Ðạt Ma. Trong sáu bộ Kinh Ðại Thừa vừa kể, chỉ có hai bộ thứ tư và thứ sáu chưa dịch thành Hán Văn. Hơn nữa trong sáu bộ kinh nói trên, riêng Kinh Hoa Nghiêm thì không còn Phạn bản hiện hữu, nhưng Kinh Lăng Già thì Phạn bản vẫn còn lưu hành. Tư tưởng chủ yếu của sáu bộ Kinh Ðại Thừa là thuyết minh tất cả đạo lý của Duy Thức và trong đó Thức A Lại Da thứ tám luôn luôn được đề cập đến. Luận thuyết A Lại Da Duyên Khởi được kiến lập từ nơi sáu bộ Kinh Ðại Thừa nói trên và luận thuyết Ðại Thừa Hành, cả hai chủ trương cho rằng tất cả pháp đều do chủng tử A Lại Da biến hiện. Ðây là tư tưởng trọng yếu của Duy Thức.

 

     B)- THỜI ÐẠI LUẬN ÐẠI THỪA:

 

Thời đại của Luận Ðại Thừa tức là chỉ cho thời đại của ngài Di Lặc và ngài Vô Trước. Ngài Di Lặc là người như thế nào, trên lịch sử không có khảo định, chỉ là một vị Bồ Tát tên Di Lặc thuộc nhân vật tín ngưỡng sẽ thành Phật tương lai và có chỗ cho là thầy của ngài Vô Trước. Những trước tác của ngài Di Lặc gồm có Du Già Sư Ðịa Luận [55] , Ðại Thừa Trang Nghiêm Luận Tụng, Phân Biệt Du Già Luận, Biện Pháp Pháp Tánh Luận, Biện Trung Biên Luận Tụng. Những bộ luận đây chính là căn bản của Duy Thức Học. Người đời thường xưng tụng là Du Già Di Lặc Học Phái và tôn vinh ngài Di Lặc là Minh Chủ. Còn ngài Vô Trước là người sanh nơi nước Kiện Ðà La thuộc Bắc Ấn Ðộ, ngài sanh ước lượng vào khoảng  310 năm đến 390 năm Công Nguyên, xuất gia đầu tiên nơi Hữu Bộ, tu theo Tiểu Thừa Giáo Quán, sau học Ðại Thừa và tu theo Ðại Thừa Quán Hạnh, sáng tác các bộ luận Ðại Thừa, thuyết minh A Lại Da Duyên Khởi; ngài Vô Trước thường nhập định lên cõi trời Ðâu Xuất cung thỉnh và học hỏi giáo lý Duy Thức với ngài Di Lặc, được ngài Di Lặc giảng về Du Già Sư  Ðịa Luận.  

 

Ngài Vô Trước lại còn căn cứ nơi Nhiếp Ðại Thừa Luận đã khéo léo chủ trương rằng, tất cả cảnh giới để hiểu biết đều được thiết lập và nương tựa từ nơi Thức A Lại Da thứ tám và Ý Nhiễm Ô thứ bảy. Những bộ luận của ngài Vô Trước trước tác gồm có: Hiển Dương Thánh Giáo Luận, Nhiếp Ðại Thừa Luận, Ðại Thừa A Tỳ Ðạt Ma Luận, Biện Trung Biên Luận, Ðại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Kim Cang Bát Nhã Kinh Luận,..v..v.... Hiển Dương Thánh Giáo Luận có thể nói là tóm lược căn bản của Du Già Sư Ðịa Luận; Nhiếp Ðại Thừa Luận là bộ luận kiến lập hạt tâm của Duy Thức; Tập Luận là bộ luận kiến lập căn bản của Pháp Tướng, những bộ luận đây đã được ra đời trước ngài Thế Thân. Ngài Thế Thân hoàn toàn căn cứ nơi những bộ luận nói trên viết thành những tác phẩm bất hủ là: Duy Thức Nhị Thập Luận và Duy Thức Tam Thập Luận. Ðại Thừa sở dĩ được xếp vào loại thời đại là căn cứ nơi thời đại trưởng thành của Duy Thức Học.

 

IV.- SỰ KIẾN LẬP VÀ SỰ HOẰNG TRUYỀN CỦA  DUY THỨC HỌC: (Kỷ Nguyên từ 320 đến 400 năm)

 

Người kiến lập hệ phái Duy Thức Học chính là Bồ Tát Thế Thân và mãi đến thời kỳ này, tư tưởng cũng như hệ thống tổ chức của Duy Thức Học tính ra mới được hoàn thành. Bồ Tát Thế Thân là anh em cùng thân tộc với Bồ Tát Vô Trước, người của thời kỳ 320 năm đến 400 năm Công Nguyên. Huệ Khải Câu Xá Tự ghi rằng: Thế Thân ra đời sau Phật nhập diệt 1100 năm; còn Khuy Cơ thì ghi rằng: Thế Thân ra đời sau Phật nhập diệt trong khoảng 900 năm, nếu như so sánh cả hai niên đại trên thì niên đại của Khuy Cơ có phần thiết thực hơn. Bồ Tát Thế Thân đầu tiên cũng xuất gia nơi Hữu Bộ, tu học theo Phật Giáo Tiểu Thừa, sau lại nghiên cứu Ðại Thừa Pháp Tướng Duy Thức Học [56] và sáng tác Duy Thức Nhị Thập Luận. Nhị Thập Luận là bộ luận phê bình  tư tưởng ngoài tâm có cảnh giới riêng của ngoại đạo và Tiểu Thừa; đồng thời bộ luận này còn giải thích rất nhiều vấn đề khó khăn trên Duy Thức. Còn Tam Thập Luận là là bộ luận đích thực kiến lập quan hệ tư tưởng của Duy Thức Học, mặc dù chỉ có 120 câu văn ngắn gọn, nhưng có thể nói là cơ cấu tổ chức rất nghiêm mật về sự kiến lập hệ thống Cảnh, Hạnh, Quả của Duy Thức Tướng, của Duy Thức Tánh và của Duy Thức Vị, thật đúng là “Nguyên lý ẩn chứa nội dung sâu rộng, cảnh giới hiện bày tươi mát trên biển cả bao la,  ý nghĩa kết tụ lại thành bảo tố khói mây, văn chương như cầu vồng diễm lệ nơi vườn hoa huyền diệu. Lời nói bao hàm cả vạn tượng, mỗi chữ chứa đựng ngàn lời giáo huấn, yếu chỉ nhiệm mầu vượt hẳn trời cao, tinh hoa sắc thái rực rỡ sâu xa, đầu mối u huyền chưa được tuyên dương, tinh thần sâu kín nơi cảnh tuyệt đối, nguồn ánh sáng riêng mình soi tỏ, bến bờ tư tưởng bí mật tiềm tàng” [57] . 20 bài Luận cộng chung với 30 bài Luận thành 50 bài Tụng, mặc dù văn cú không nhiều, nhưng tư tưởng của nó thì phong phú phi thường. Tất cả tư tưởng của những kinh và luận mà Duy Thức Học căn cứ đều hoàn toàn tập trung vào nơi Ngũ Thập Tụng này cả.

 

Sau khi học lý Duy Thức của Bồ Tát Thế Thân hoàn thành, các học giả nổi tiếng đương thời đều thi đua nghiên cứu và trước thuật, nhờ đó Duy Thức Học được thành một thứ tân học thuyết (từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ bảy). Từ thế kỷ thứ tư trở về sau, học thuyết này tại Ấn Ðộ không chỉ là một thứ học phái có thế lực rất lớn ở phương diện Phật Học, lại còn có địa vị không nhỏ ở phương diện triết học Ấn Ðộ. Cũng trong thời kỳ đó, học phái Trung Quán của ngài Long Thọ vẫn an nhiên thạnh hành, cho nên học phái Duy Thức và học phái Trung Quán là hai thành trì lớn và hai lò lửa to của Phật Giáo biến thành tư thế hoàn toàn đối lập nhau. Học phái Duy Thức sau lại xưng là phái Du Già, lý do các học giả Duy Thức xưa kia đều tu theo hạnh Du Già. Du Già thì thuộc về tiếng Phạn, dịch là tương ưng. Cho nên các học giả của phái Trung Quán như Ðề Bà,..v..v.... đều gọi phái Duy Thức là phái Tương Ưng và người tu học Duy Thức gọi là Thầy Du Già. Còn từ Bồ Tát Thế Thân trở về sau, Tam Thập Luận có rất nhiều học giả thi đua nghiên cứu cho nên được vang bóng một thời. Các học giả hệ phái Duy Thức gồm có:

 

1)- Trần Na: người sanh nơi Nam Ấn Ðộ, thuộc Kỷ Nguyên vào khoảng 400 năm đến 480 năm, là đệ tử của ngài Thế Thân, ngoài việc nghiên cứu Duy Thức, ngài đặc biệt chú trọng đến Nhân Minh và còn sáng tác các bộ luận như  Tập Lượng Luận, Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận, Quán Sở Duyên Duyên Luận, Chưởng Trung Luận,..v..v..... Trong Quán Sở Duyên Duyên Luận, ngài thành lập ý nghĩa của Căn, Trần và Duy Thức. Trong Tập Lượng Luận, ngài thiết lập ý nghĩa ba phần của Tâm Thể. Sự thành công của ngài Trần Na chẳng qua là nhờ sự cải cách của Nhân Minh, tác phẩm đại biểu cho vấn đề này là Tập Lượng Luận [58] , không chỉ có giá trị nơi Hữu Vô của Phật Giáo, lại còn thành công không thể phai mờ nơi triết học Ấn Ðộ. Ðồng thời với ngài Trần Na mà cũng là người đồng học với ngài như:

 

 

 

 

 

 

 

 

2)- Ðức Tuệ: tiếng Phạn là Lâu Noa Mạt Ðể (420 – 500), cũng là đệ tử của ngài Thế Thân. Ngài Khuy Cơ nói rằng: “Ðức Tuệ trước kia là bậc anh tuấn tài năng hơn người, học giả xuất sắc, lúc bấy giờ sáng rực đạo đức, tiếng tăm vang dội khắp bốn châu thiên hạ, người cốt cách thanh tao phong nhã thấu đến Trời Ngũ Ðỉnh, bậc Thánh thì rất vui mừng và bậc Thần thì lấy làm kỳ lạ, con người như thế không dễ nêu hết”. Về sau (450 – 530), ngài quan niệm có Tánh Hữu Vô và cũng từ đó ngài sáng tác Nhiếp Ðại Thừa Luận Thích để chủ trương Chủng Tử có hai loại: Bản Tánh Trụ Chủng và Tập Sở Thành Chủng Tánh, tức là luận về Chủng Tử thì bao gồm cả Bản Hữu và Tân Huân hợp lại thành một loại. Nhưng luận thuyết của ngài Hộ Pháp lẽ đương nhiên đều căn cứ nơi tư tưởng này.

 

3)- An Huệ: tiếng Phạn là Tất Sĩ La Mạt Ðể, người nước La La thuộc Nam Ấn Ðộ  

(470 – 550), vào khoảng cùng thời với ngài Hộ Pháp, là đệ tử của ngài Ðức Tuệ, tức là đệ tử tái truyền của ngài Thế Thân, đã từng sáng tác Câu Xá Luận Thích, Ngũ Uẩn Luận Thích, Duy Thức Tam Thập Tụng Luận Thích [59] , lại còn sáng tác Ðại Thừa Trang Nghiêm Kinh, và Trung Biên Phân Biệt Luận Thế Thân Thích Quảng Sớ; nhưng hai bộ Ðại Thừa Trang Nghiêm Kinh và Trung Biên Phân Biệt Luận Thế Thân Thích Quảng Sớ không có truyền thừa nơi Trung Quốc. Ngoài ra, ngài còn sáng tác thêm những bộ luận nữa như Ðại Thừa A Tỳ Ðạt Ma Tạp Tập Luận, Ðại Bảo Tích Kinh Luận, Ðại Thừa Trung Quán Thích Luận,..v..v..... Duy Thức Thuật Ký ghi rằng: “Giải thích được lý thâm sâu của Nhân Minh, khéo léo trình bày tận cùng bên trong của các bộ luận. Miếng huy chương chỉ tốt đẹp nơi tiểu vận, nhưng hoa lan và hoa huệ thì bay khắp nơi Ðại Thừa. Sắc thái tinh thần của người thì thật quá cao khó có thể bàn luận”. Tư tưởng của ngài An Huệ thì khác với ngài Hộ Pháp và vấn đề khác biệt này có thể thấy được ở trong Thuật Ký cũng như ở trong Thành Duy Thức Luận.

 

4)- Hộ Pháp: tiếng Phạn là Ðạt Ma Ba La. Ngài là học giả của Trung Tâm Học Phái Duy Thức, sáng tác Thành Duy Thức Luận và giải thích Duy Thức Tam Thập Luận. Ngài là người Thành Kiến Chí của nước Ðạt La Tỳ Trà thuộc Nam Ấn Ðộ (530 – 560), là con của  Ðế Vương, rất thông minh, “sở học rất uyên bác và sâu sắc như biển cả, giải bày lại rất minh bạch và sáng sủa như ánh mặt trời, thông suốt nội giáo gồm cả Tiểu Thừa và Ðại Thừa, luận bàn Chân Ðế và Tục Ðế rất quang minh” Ngài thành danh rất sớm, đã từng là trụ trì chùa Na Lan Ðà ở Ấn Ðộ và chùa này về sau gọi là Ðại Học Phật Giáo. Khi 29 tuổi, ngài lui về ẩn cư gần bên Bồ Ðề Ðạo Tràng nơi Phật Thích Ca Thành Ðạo và đến 30 tuổi (Thuật Ký nói là 32 tuổi)  ngài tịch nơi chùa Ðại Bồ Ðề, thật là bất hạnh cho số mạng của ngài sống quá ngắn ngủi! Căn cứ nơi sự khảo cứu của học giả nước Ðức, ngài Hộ Pháp cũng đã từng đi hội ở Tích Lan và trước thuật rất nhiều Tam Tạng Kinh Ðiển của Tiểu Thừa [60] . Ngài đối với học lý của Duy Thức phân tích rất tinh tường. Ngài đứng trên lập trường đạo lý của Thế Tục Ðế tuyên dương học thuyết “Chân Hữu Tục Không” của Duy Thức. Học thuyết này rất thích hợp so với tư tưởng đối lập “Chân Không Tục Hữu” của phái Trung Quán. Ðúng ra sự kiến giải về vấn đề quan hệ nơi Nhị Ðế của Duy Thức và của Trung Quán đại thể thì giống nhau đã được trình bày nơi trong Ðại Thừa Quảng Bách Luận Thích của ngài Hộ Pháp và Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện. Ngài Hộ Pháp đối với học lý của hệ phái Duy Thức đã cống hiến rất lớn. Những đệ tử được tái truyền thừa của ngài Hộ Pháp gồm có Giới Hiền và Huyền Trang [61] .

 

5)- Nan Ðà: (Khoảng 450 – 530 năm), cùng với Luận Sư  Thắng Quân đều xuất thân từ trong phái Duy Thức Học, tính ra đều cùng một hệ thống học phái.

 

6)- Tịnh Nguyệt: tiếng Phạn là Mâu Ðà Chiến Ðạt La, cùng thời với ngài An Huệ và ngài Hộ Pháp. Những bộ luận do ngài Tịnh Nghuyệt sáng tác gồm có: Thắng Nghĩa Thất Thập Thích và Tập Luận Thích.

 

7)- Thân Thắng: tiếng Phạn là Bạn Ðồ Thất Lợi “Ngài cùng thời với ngài Thế  Thân”.

 

8)- Hỏa Biện: tiếng Phạn là Chất Trớ La Bà Noa, cũng là người đồng thời với ngài Thế Thân. Ngài là một ẩn sĩ tại gia. Thuật Ký nói rằng: “Lời văn của ngài rất hay, nhàn rỗi trong việc trước thuật, hình tướng mặc dù ẩn tục nhưng bạn đạo chân thật  cao thâm”.

 

 9)- Thắng Hữu: tiếng Phạn là Tỳ Thế Sa Mật Ða La.

10)- Tối Thắng Tử: tiếng Phạn là Thần Na Phất Ða La.

11)- Trí Nguyệt: tiếng Phạn là Nhã Na Chiến Ðạt La.

 

Ba vị sau chót đây là đệ tử của ngài Hộ Pháp, phần lớn đều sanh trong khoảng thời gian từ 561 năm đến 634 năm. Ba vị này cũng có sáng tác Tam Thập Luận Thích và  tư tưởng của họ đã có trong những tác phẩm như  Duy Thức Thuật Ký,..v..v..... rất ít thấy có chỗ nào được độc đáo cả, đại khái chỉ truyền thừa những gì  của thầy họ đã dạy mà thôi. Duy Thức Học ở vào thời đại mười một Luận Sư đã nêu trên có thể nói là thời đại phát đạt đến chỗ cực thịnh.

 

Căn cứ nơi lịch sử, nơi Từ Ân Truyện và Cao Tăng Truyện,..v..v....., Duy Thức Học của ngài Huyền Trang là đích thân tiếp nhận sự truyền thừa của ngài Giới Hiền. Sau ngài Huyền Trang không xa, có Luận Sư Pháp Xứng là một nhân vật hậu bối rất xuất sắc, thay mặt ngài Huyền Trang sáng tác Tập Lượng Luận Thích rất quan hệ đến học thuyết Nhân Minh và ngài cũng là bậc trấn tích quan trọng của Phật Học Ðại Thừa ở thời kỳ này. Riêng ở thời đại Nghĩa Tịnh, Luận Sư Pháp Xứng là một học giả đang còn nghiên cứu Duy Thức, nhưng tổng quát trong khoảng 100 năm trở về sau kể từ 650 năm đến 750 năm Công Nguyên, Phật Giáo Ấn Ðộ đích thực là thời kỳ mạt vận. Tuy nhiên Ấn Ðộ còn có Tịch Thiên sáng tác các tác phẩm như Bồ Ðề Hành Kinh,  Ðại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Ðại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận. Ngoài những kinh luận trên, ngài Tịch Thiên còn sáng tác một bộ luận rất danh tiếng là Nhiếp Chân Thật Nghĩa Luận, tiếc thay bộ luận này Trung Quốc không có dịch. Trong thời kỳ diệt vong, những tác phẩm nói trên của ngài Tịch Thiên cũng đem lại cho Phật Giáo Ấn Ðộ một thời đại hồi quang phản chiếu.

 

V.- HỌC PHÁI DUY THỨC CỦA TRUNG QUỐC:

 

1.- HỆ PHÁI HUYỀN TRANG:

 

Ngài Huyền Trang truyền Duy Thức Học nơi Trung Quốc đồng thời thành lập Tông Duy Thức và do đó ngài được gọi là Sơ Tổ của Duy Thức. Khi dịch và chú thích Duy Thức Tam Thập Luận, ngài có ý định phiên dịch mười bộ luận riêng biệt nhau của mười Luận Gia, về sau theo lời thỉnh cầu của ngài Khuy Cơ liền gom mười bộ luận của mười Luận Gia nói trên dịch chung thành một bộ luận và truyền riêng cho ngài Khuy Cơ. Ngài Khuy Cơ nhận lời khẩu truyền của thầy sáng tác thành 60 quyển Thuật Ký, xiển dương áo nghĩa của Duy Thức và được Gia Huệ Sĩ Lâm cống hiến những đặc thù rất lớn. Ðồng thời với ngài Khuy Cơ thì có Huệ Quán, Lập Phạm, Nghĩa Tịch, Phổ Quang và Viên Trắc trụ trì chùa Tây Minh đều cùng nhau truyền bá học thuật này mà đời Ðường tôn vinh là sáu Luận Gia. Ngoài sáu vị đây, còn có Thần Phảng Tân La Nhơn (người Triều Tiên) lại trước tác Duy Thức Tập Yếu. Gia Huệ Sĩ Lâm còn có trước tác Du Già Phật Ðịa Duy Thức Nghĩa Thú Kinh, rất tiếc bộ này đã bị thất truyền. Ngài Khuy Cơ thì được bí truyền học thuật của ngài Huyền Trang, nhưng các ngài như Viên Trắc, Tân La Nhơn, Trí Biện Vô Ngại đều đối lập với ngài Khuy Cơ. Ngài Viên Trắc chỉ được dự thính ngoài cửa và nhờ đó sáng tác Duy Thức Sớ và Thâm Mật Kinh Sớ, hai tác phẩm sớ giải này trong thời Ðường đã từng phiên dịch thành văn Tây Tạng.

 

Ðệ tử của ngài Từ Ân (ngài Khuy Cơ) thì có Huệ Chiếu và Nghĩa Trung. Ngài Huệ Chiếu có đệ tử là Trí Châu. Huệ Chiếu thì sáng tác Duy Thức Liễu Nghĩa Ðăng, Trí Châu thì sáng tác Duy Thức Diễn Bí. Còn ngài Tây Minh (Viên Trắc) thì có các sư  như Thắng Trang, Ðạo Chứng, Thái Hiền,..v..v.... và các vị này cùng nhau truyền thừa Duy Thức không cho chấm dứt. Ðây là thời kỳ Duy Thức vô cùng phát đạt. Kể từ ngài Từ Ân và ngài Tây Minh trở về sau, Tam Tạng Nghĩa Tịnh thường phiên dịch Duy Thức Bảo Sanh Luận.

 

2.- HỆ PHÁI NHIẾP LUẬN:

 

Kinh luận của Duy Thức Học từ đời Ðường trở về trước đã có phiên dịch từ lâu và ngài Huyền Trang trước khi chưa ra khỏi nước cũng đã có nghiên cứu đến. Người truyền bá Duy Thức trước đời Ðường suy cho cùng lẽ đương nhiên chính là ngài Chân Ðế. Ngài Chân Ðế đã dịch các bộ luận như  Nhiếp Ðại Thừa Luận, Thức Chuyển Luận, Hiển Thức Luận, Quyết Ðịnh Tạng Luận, Ðại Thừa Khởi Tín Luận,..v..v..... lúc bấy giờ có rất nhiều người vừa nghiên cứu vừa giảng giải Nhiếp Luận và nhờ vậy bộ luận này trở thành học phong một thời. Cho nên lịch sử truyền thừa đặc biệt có ghi một học phái Ðịa Luận Tông xuất hiện trong lúc Nhiếp Luận Tông thạnh hành. Hai Tông Ðịa Luận và Nhiếp Luận tuy rằng khác nhau hệ phái nhưng cả hai đều là học phái Pháp Tướng cả. Ðúng ra ngài Chân Ðế ở phương nam thì đã được chân truyền của Vô Trước Thế Thân  và học phái của ngài truyền đến nhà Trần, rồi đến nhà Tùy; còn các học giả Ðịa Luận thì ở phương bắc và học phái này phần nhiều bị biến tướng theo Nhiếp Luận. Ngài Chân Ðế sỡ dĩ thành danh là nhờ sự trao truyền của ngài Thế Thân bằng cách khiển trách và nhờ đó ngài chuyên chần hoằng truyền sở học của mình làm chí nguyện [62] .

 

3.- HỆ PHÁI ÐỊA LUẬN:

 

Hệ phái Ðịa Luận thì sử dụng Hoa Nghiêm Thập Ðịa Kinh Luận làm chủ yếu. Bộ Hoa Nghiêm Thập Ðịa Kinh Luận chính là bộ luận của ngài Thế Thân sáng tác, được Bồ Ðề Lưu Chi, Lặc Na Ma Ðề và Phật Ðà Phiến Ða cùng nhau dịch thuật nơi Lạc Dương và bộ luận này cũng nhờ một số học giả nghiên cứu cho nên lần lần được thạnh hành. Bộ Hoa Nghiêm Thập Ðịa Kinh Luận thì thuyết minh những cảnh giới hành trì của Bồ Tát Thập Ðịa và những cảnh giới này đều do Thức A Lại Da khi thành Tạng Như Lai duyên khởi, đây là yếu nghĩa làm sáng tỏ tự tánh của Tâm thanh tịnh. Những học giả nghiên cứu Ðịa Luận gồm có nhóm đệ tử của hai ngài: ngài Lặc Na Ma Ðề và ngài Bồ Ðề Lưu Chi. Hai nhóm này vì ở hai hướng khác nhau cho nên truyền thừa thành hai hệ phái Bắc Ðạo và Nam Ðạo. Hệ phái Nam Ðạo thì do Huệ Quang Pháp Thượng,..v..v..... làm Khai Tổ; còn học thuyết của hệ phái Bắc Ðạo thì lại chịu ảnh hưởng của Nhiếp Luận, thiên trọng truyền thừa Duy Thức và chọn lấy hệ phái Nam Ðạo làm chánh thống.

 

Học phái Duy Thức từ đời Ðường trở về sau tuy xưng là hệ phái tuyệt học, nhưng phải chờ đến thời đại Tống Triều và nhờ có Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ sáng tác bộ Tông Cảnh Lục thì giáo lý Duy Thức mới được sáng tỏ sâu rộng. Ở Triều Minh, Ðại Sư Ngẫu Ích cũng đã sáng tác Duy Thức Tâm Yếu để xiển dương khiến cho Duy Thức sinh hoạt trở lại, nguyên vì ở đời Ðường những sớ giải về Duy Thức đã bị mất dần cho nên chỗ tuyệt học của nó khó bề phục hưng. Ðến năm Dân Quốc, cư sĩ Dương Văn Hội Nhân Sơn mang những quyển sớ giải về Duy Thức của người nhà Ðường từ Nhật Bản trở về Trung Quốc phiên dịch, cho in để phổ biến và nhờ đó Duy Thức Học mới có triệu chứng phục hưng. Năm Dân Quốc thứ mười trở về sau có Ðại Sư Thái Hư, có Âu Dương Tiệm (Cảnh Vô), có Hàn Thanh Tịnh,..v..v.....  bắt đầu mở hội lớn khai giảng kinh luận nhằm hoằng truyền tuyệt học của hệ phái Duy Thức để khôi phục lại và cho đến ngày nay hệ phái này vẫn không bị chìm mất. 

 

 

 

BẢN PHỤ

 

I.- QUAN NIỆM KHÁI LƯỢC VỀ HỌC PHÁI DUY THỨC CỦA THỜI ÐẠI NHÀ ÐƯỜNG:[63]

 

Phật Giáo nước ta từ ngài Tam Tạng Huyền Trang du học Ðông Ðộ trở về chuyên dịch các luận Du Già để xương minh học phái Duy Thức và từ đó Phật Học được hưng thịnh. Ðặc biệt khoảng đầu nhà Ðường, học phong Duy Thức trong học giới Phật Giáo cực kỳ thạnh hành, trở nên vang tiếng một thời. Môn đồ tham vấn trực tiếp của Pháp Sư Tam Tạng chính là ngài Khuy Cơ. Quan sát thế hệ theo thứ lớp, Học phái Duy Thức chắc chắn đã được thiết lập nơi Từ Ân và chọn  hệ  phái Duy Thức Học của Hộ Pháp làm đại biểu cho toàn bộ hệ phái Phật Giáo Du Già. Cho nên học phái Du Già ở nước ta đã tạo thành một hệ phái giáo học có thế lực.

 

Từ đấy học phong Duy Thức diễn biến sâu rộng cho đến bây giờ, những học giả sau này thường gọi là Phật Giáo Mới và có chỗ trực tiếp gọi là Phật Giáo Duy Thức. Từ ngày Pháp Nạn Hội Xương trở về sau, Phật Giáo Trung Quốc gần như diệt vong, mãi đến hiện nay, học giáo Duy Thức mới được phục hưng trợ lại và phục hưng có cờ trống  nghiêm chỉnh đàng hoàng. Không những thế, trạng huống Duy Thức Học của thời đại đầu nhà Ðường giả sử đi ngược trở lại thời đại của Hộ Pháp, của Thế Thân, của Vô Trước và cho đến thời đại của Phật Ðà, nếu như khảo cứu về chúng thì sẽ thấy những thời đại đó cũng chưa chắc đã được thạnh hành giống như thời đại nhà Ðường.

 

Kỳ thật Duy Thức Học sở dĩ được thành danh là nhờ học phái Du Già Sư Ðịa Luận và học phái Nhiếp Ðại Thừa Luận cùng nhau phối hợp thành lập. Nếu như bình tâm một cách nghiêm mật mà luận, Duy Thức Học chỉ là một bộ phái trong hệ phái giáo học của Du Già. Ðến như toàn bộ Tam Thừa và Ngũ Thừa trong biển giáo lý của Ðức Thích Tôn lại cũng chỉ là một bộ phái của các bộ phái mà thôi. Nhưng bởi Ðại Sư Từ Ân chủ ý chuyên tâm tu học và nghiên cứu Duy Thức Luận cho nên Duy Thức Luận liền được thay thế đại biểu chung cho các kinh sách thuộc về hệ phái giáo Học Du Già. Nhờ nhân duyên đó Duy Thức trở nên ngôi sao sáng để thành hình một tông phái gọi là Duy Thức Tông và chiếm lấy vị trí đứng đầu các hệ phái giáo học Du Già, lấn áp các kinh sách khác trong hệ phái giáo học Du Già mà lại còn tiến tới áp đảo các kinh luận ngoài hệ phái giáo học của Du Già.

 

Nếu như xem qua Phật Giáo, người nào có thể tổng hợp được ý nghĩa và trạng thái giáo dục cùng học thuật của hệ phái Du Già nói trên thì có thể biết được đại khái về xu thế của Duy Thức. Danh mục của một loại học thuyết kế thừa ba Tạng được trực tiếp hoặc gián tiếp dựng lập nên tông phái như: Tông phái Duy Thức chính do ngài Huyền Trang trực tiếp dựng lập cho nên có chỗ gọi là Huyền Trang Tông ; Tông phái này lại có chỗ gọi là Từ Ân Tông, nguyên do nơi chùa Ðại Từ Ân, Ðại Sư  Khuy Cơ chính là Sơ Tổ, có lẽ tất cả công việc trong chùa Ðại Từ Ân phải được ngài Khuy Cơ đồng ý gặt đầu thì không trở ngại.

 

Thành tích công lao nghiên cứu Duy Thức Học của Ðại Sư Từ Ân thật là vĩ đại. Khi khảo cứu về sự nghiên cứu Duy Thức Học ở thời kỳ đầu của thời đại nhà Ðường, ngoại trừ Từ Ân ra, chúng ta còn thấy có năm nhân vật như  Viên Trắc trụ trì chùa Tây Minh, Phổ Quang, Huệ Quán, Lập Phạm, Nghĩa Tịch đều nổ lực nghiên cứu riêng học thuyết này nhằm để cạnh tranh thiên cổ với Từ Ân. Năm nhân vật kể trên cộng chung với Khuy Cơ thì thành sáu luận gia. Sáu luận gia này mỗi vị đều có trước thuật để phát biểu sự nghiên cứu của mình, như danh mục được liệt kê sau đây: 

 

TÊN SÁCH

SỐ QUYỂN

TÊNTÁC GIẢ

Thành Duy Thức Luận Thuật Ký

60 quyển

Khuy Cơ

Thành Duy Thức Luận Chưởng Trung Xu Yếu

  3 quyển

Khuy Cơ

Thành Duy Thức Luận Liệu Giản

  2 quyển

Khuy Cơ

Thành Duy Thức Luận Biệt Sao

  3 quyển

Khuy Cơ

Thành Duy Thức Luận Sớ

10 quyển

Viên Trắc

Thành Duy Thức Luận Biệt Chương

  3 quyển

Viên Trắc

Thành Duy Thức Luận Sao

  8 quyển

Phổ Quang

Thành Duy Thức Luận Sớ

  4 quyển

Huệ Quán

Thành Duy Thức Luận Sớ

20 quyển

Lập Phạm

Thành Duy Thức Luận Vị Tường Quyết

  3 quyển

Nghĩa Tịch

 

 

Sáu luận gia nói trên rất nổi tiếng, nhưng phải nói là nhờ trước thuật của hai nhân vật Từ Ân và Tây Minh. Học thuật của Từ Ân và Tây Minh ở vào thời Ðường được phân làm hai hệ phái là hệ phái Từ Ân và hệ phái Tây Minh. Hệ phái giáo học của Từ Ân thì có Huệ Chiểu, Nghĩa Trung, Trí Châu,..v..v..... mỗi sư riêng nhau truyền thừa; còn hệ phái giáo học của Tây Minh thì có các nhân vật như Thắng Trang, Ðạo Chứng, Thái Hiền mỗi sư riêng tự truyền thừa. Như thế hai phái đều tự tuyên dương mà thành địa thế hoa lan hoa cúc cùng nhau tốt đẹp. Khác nữa như  các sư Thần Phảng, Huyền Ứng, Lợi Thiệp, Cực Thái, Thuận Cảnh, Cảnh Hưng, Ðạo Ấp, Như Lý, Sùng Tuấn, Ðạo Nhân, Linh Thái, Ðạo Luân cũng nhờ học thuật Từ Ân và Tây Minh tiếng tăm lừng lẫy một đời, đồng thời các vị đó đều phát huy giáo nghĩa tinh túy của Duy Thức. Ngoài ra còn có các học sinh Nhật Bản và Tây Phương du học. Trạng thái thạnh hành về sự nghiên cứu Duy Thức của thời đại đời Ðường quả thật là không tiền tuyệt hậu và cũng là một sản vật mới trên tư tưởng, trên học thuật của nước ta mà cũng là mở bày một Kỷ Nguyên mới của Phật Giáo Sử. Tiên sinh Lương Nhậm Công thường cho là trào lưu nhân vật tư tưởng đệ nhất vậy.  Tuy nhiên những trước thuật vừa trình bày trên rất ít được bảo tồn và cũng đã bị thất lạc quá nhiều trên văn hiến, thật là một sự đáng tiếc! Vấn đề hôm nay,  các học phái thời Ðường chủ yếu ở chỗ là sự giảng giải khác biệt giữa Từ Ân và Tây Minh trở thành trung tâm cho cuộc tranh luận hai bên. Trong thời gian đó, hoặc tùy theo ý của các sư như Quán Phạm, Tịch Khuếch và tùy theo các học thuyết của Huệ Chiểu, Trí Chu, Ðạo Chứng, Thái Hiền, Ðạo Ấp, Như Lý, Linh Thái,..v..v..... những cuộc tranh luận nói trên không ngoài mục đích mong cầu giáo nghĩa của Duy Thức được hoàn chỉnh hơn. Từ xưa đến nay Phật Học luôn luôn được gọi là khó giải thích khó tỏ tường thì Duy Thức Học của thời đại đời Ðường không ai qua nỗi. Ngày nay những nhà nghiên cứu thường hay tham khảo những tư liệu phần nhiều thiếu thốn không phải ít, nhận thức sai lầm quá nhiều, tham vọng học theo những kẻ chỉ biết chuyên nghề cúng bái cầu đảo! Còn như nếu bảo rằng xiển dương Duy Thức Học cho được sáng tỏ để cống hiến cho các giới Phật Học, cho các giới Học Thuật thì trả lời tôi đây không dám!

 

II.- LƯỢC GIẢI HỌC THUYẾT CỦA SÁU PHÁI DUY THỨC ÐỜI ÐƯỜNG:

 

      Duy Thức Liễu Nghĩa Dăng Dẫn Tăng Minh Ký giải thích rằng: “Sáu quyển Yếu Tập ghi chung lời văn diễn giải của sáu Luận Gia hợp lại thành một bộ. Lời văn tổng quát của sáu quyển Yếu Tập gồm có: một là Hữu Thuyết (Cơ), hai là Hữu Thích  (Trắc), ba là Hữu Sao(Quang), bốn là Hữu Giải (Quán), năm là Hữu Vân (Phạm), sáu là Vị Tường Quyết (Tịch)”.

 

Tập Tự lại nói rằng: “Nhưng giáo nghĩa của Từ Ân đương thời thạnh hành và cơ nghiệp của Từ Ân càng thêm mở mang tính ra nhờ có sáu đường lớn nắm lấy nguyên tắc mà không cho vượt qua lối hai. Vã lại như Từ Ân, Lương Tượng, Thạch Cổ, Thi Sơn đều sử dụng “Hữu Thuyết” làm mục tiêu cho nên họ được ca tụng. Ðại Sư  Tây Minh, Lôi Thinh, Khải Trập nhờ “Hữu Thích” cho nên họ được nổi tiếng. Các bậc long tượng của Phật Pháp nếu như ở chốn kinh đô thì cũng quang minh như thường. A Khúc Tông thì có sư Quán thường thường đứng trong cái vòng tròn học thuyết để luôn luôn nêu cao tinh nghĩa của Tông mình. Hơn nữa có Lập Phạm ở Sơn Ðông nhờ bán lưỡi câu cho nên được độ. Còn Nghĩa Tịch ở Phần Dương do xuyên tạc mà được tri kiến. Tất cả đều nắm lấy sở trường của mình và quý trọng chỗ hiểu biết của mình. Chủ yếu tốt đẹp của Quang là “Hữu Sao”.  Ðối với Tân khách, Quán “Hữu Giải” rõ ràng. Ðể nắm lấy tiếng tăm, Phạm thực hiện “Hữu Vân”. Dấu hiệu của Tịch để biểu hiện là “Vị Tường”.”

 

Những vị chuyên dịch Duy Thức Học trước sau có ba người: người thứ nhất là Bồ Ðề Lưu Chi của Bắc Ngụy chính người sáng lập trong thời gian Tuyên Võ Ðế tại vị và được tôn vinh là bậc Sơ Truyền; người thứ hai là Tam Tạng Chân Ðế của thời Trần và được tôn vinh là bậc Nhị Truyền; người thứ ba là Pháp Sư Tam Tạng Huyền Trang, Pháp Sư dịch Thành Duy Thức Luận vào năm Hiển Khánh thứ tư và được tôn vinh là bậc Tam Truyền. Từ Bồ Ðề Lưu Chi cho đến Tam Tạng Huyền Trang ước tính có hơn 150 năm. Trước và sau trong 150 năm này, chúng ta có thể phân Duy Thức Học tại Trung Quốc thành bốn thời kỳ riêng biệt: một là thời kỳ phôi thai, ngài Bồ Ðề Lưu Chi làm đại biểu; hai là thời kỳ trưởng thành, ngài Chân Ðế làm đại biểu; ba là thời kỳ thành công, Pháp Sư Huyền Trang và các đệ tử trong môn đồ của ngài làm đại biểu; bốn là thời kỳ suy đồi, lấy ngài Trí Chu,..v..v..... làm đại biểu. Sự nghiên cứu giáo học của Duy Thức nơi thời đại Pháp Sư Huyền Trang thì rất thạnh hành vô cùng. Trong thời gian đó, giáo nghĩa của học phái Duy Thức được nghiên cứu tinh tường mà trọng tâm là nghiên cứu thâm hậu và phân minh về vấn đề Thức A Lại Da. Nhân đây chúng ta cũng có thể cho rằng, Pháp Sư Huyền Trang đi cầu pháp ở Tây Thiên cốt yếu là làm sáng tỏ sở học căn bản của người.

 

Tình trạng học giới Duy Thức đã được thạnh hành như thế chứng tỏ sự xương minh nghĩa học của tông phái này đã đến chỗ tinh vi. Do đây cũng có thể thấy sự tu dưỡng cho vấn đề nghiên cứu học vấn của cố nhân đích thực là vô cùng thiết yếu vậy. 

 

Sự kiến lập mười Tông và tám Tông là một phương pháp phê phán Phật Học và còn là một đặc điểm lập luận sở trường của các Tông. Giáo nghĩa của mười Tông ở đây không có thì giờ để giải thích.

 

  Đại sư Hiền Thủ là người cùng thời với ngài Huyền Trang và ngài Khuy Cơ. Đầu tiên, Đại sư Hiền Thủ tham dự vào hội trường phiên dịch của ngài Huyền Trang với nhiệm vụ là kiểm chứng giáo nghĩa của các Kinh. Về sau, vì ý kiến không hợp nhau nên Đại Sư ra ngoài tự mình chuyên lo hoằng dương giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm. Đại Sư không những phát huy giáo nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm mà lại còn kế thừa và phát huy quang đại học thuyết của Đỗ Thuận và của Trí Nghiễm. Chẳng những thế, Đại Sư cũng có nhận thức về học thuyết của Duy Thức. Xưa nay, các triết gia Duy Thức phê phán thời đại Phật Giáo ở Ấn Độ chỉ có tám Tông. Đại sư Hiền Thủ lại căn cứ nơi Tông Duy Thức thứ tám diễn giải và chuyển hóa thành ba Tông. Cộng thêm ba Tông chuyển hóa từ nơi Duy Thức, Đại sư Hiền Thủ lập thành mười Tông. Giáo nghĩa mười Tông phái này được thấy giải thích trong Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Chương.

 

b]- Học Giả Hiền Thủ phần đông thực tập Duy Thức:

 

Năm Giáo Nghĩa của Tông Hiền Thủ và bốn Giáo Nghĩa của Tông Thiên Đài đều là tinh hoa của Phật Giáo Trung Quốc. Các học giả thuộc gia phả của Tông Thiên Đài trải qua các thời đại, đa số đều căn cứ theo và tùy thuộc vào giáo nghĩa của Kinh Pháp Hoa, của Kinh Bát Nhã, của Luận Trí Độ, ngoài ra rất ít người đề cập đến danh loại của Pháp Tướng Duy Thức. Còn các học giả của Tông Hiền Thủ, kể từ ngài Pháp Tạng trở về sau và cho đến cận đại, đều nghiên cứu thâm sâu Pháp Tướng Duy Thức. Chúng ta thử đọc các trước thuật của các Tổ, của các Đại Đức trở xuống thuộc Tông Hiền Thủ đều nhận thấy các ngài rộng bàn rất có mạch lạc và rất có thứ tự về nguyên lý của Pháp Tướng Duy Thức. Chúng ta có thể nhận thấy rằng Tông Thiên Đài thì rất gần với Pháp Tánh của Bát Nhã, còn Tông Hiền Thủ thì rất gần với Pháp Tướng của Duy Thức.

 

Ngoài ra, Kinh Hoa Nghiêm cũng là một trong sáu bộ kinh của Duy Thức được dùng làm tông chỉ. Kinh này nói: “Ba cõi đều do tâm tạo” và lại nói: “Tâm cũng như họa sĩ vẽ lên vạn pháp trong thế gian”. Những tư tưởng này đều là yếu nghĩa của Duy Thức. Lại nữa, Bồ Tát Hạnh của Duy Thức chủ trương là y cứ nơi Phẩm Thập Địa  (hoặc Thập Địa Luận) của Kinh Hoa Nghiêm để thành lập. Chẳng những thế, Tông Thiên Đài thì có Tánh Cụ Pháp Môn, còn Tông Hiền Thủ thì lại nương nơi Phẩm Tánh Khởi của Kinh Hoa Nghiêm để giải nghĩa “ Tâm mỗi khi phát khởi một pháp giới tánh nào thì cũng đầy đủ cả mười đức ở trong”. Từ ý nghĩa đó, Tông Hiền Thủ thành lập Tánh Khởi Pháp Môn (Thập Huyền Duyên Khởi hoặc Pháp Giới Duyên Khởi). Những lời giải thích đây của Tông Hiền Thủ nếu như so sánh với lý thuyết Pháp Tướng Duyên Khởi của Duy Thức thì cũng dung thông với nhau. Thanh Lương Sớ Sao nói: “Lành thay Chân Giới, vạn pháp là tài sản đầu tiên của người”. Chân Giới tức là chỉ cho vạn pháp. Ở đây, chủng loại các pháp trong pháp giới, nếu như nhận thức về thể chung thì tất cả đều từ nơi Tâm nói trên sanh ra cả.

 

c]- Duy Thức Học của Hiền Thủ:

 

Ngài Hiền Thủ căn cứ nơi các kinh luận như Du Già, Tạp Tập, Thâm Mật, Lương Nhiếp Luận,..v..v.... trước thuật nhiều bộ luận để bàn rộng về Duy Thức. Như Nhất

 

 

Thừa Giáo Nghĩa Chương, quyển 9, giải thích rõ các giáo lý nói về sự sai biệt trong mười môn: 

 

1)- Chỗ Nương Tựa của Tâm Thức: căn cứ nơi Kinh Giải Thâm Mật,..v..v..... giải thích tám Tâm Thức và ý nghĩa huân tập của A Lại Da.

 

2)- Nghĩa Sai Biệt của Chủng Tánh: căn cứ nơi Hiển Dương, Du Già, Lương  Nhiếp Luận,..v..v.... nói về ý nghĩa Vốn Sẵn Có, nói về ý nghĩa Huân Tập Thành Chủng Tử, nói về ý nghĩa Năm Thứ Chủng Tánh.

 

3)- Hạnh Vị Sai Biệt: căn cứ nơi Lương Nhiếp Luận, Du Già,..v..v... nói về Sự Chọn Lựa... cho đến môn thứ 6.

 

6)- Nghĩa Phần Đoạn Hoặc Đầy Đủ (Môn thứ 6): căn cứ nơi Câu Xá, Du Già,  Tạp Tập làm luận chứng.... và còn các môn khác nữa.

 

Nghĩa tổng quát của mười môn có chỗ bàn luận đến đều là dẫn dụ từ nơi các bộ luận của Du Già và Duy Thức. Ở đây chúng tôi không thể tường thuật đầy đủ chi tiết, các học giả có thể tự mình thâm cứu thêm thì sẽ thấy được diệu nghĩa chân thật muôn trùng của nó. 

 

------------

[60] Luận Sư Hộ Pháp đây chính là do Nam Truyện Thượng Tọa Bộ Trước Sớ Gia nói rằng, thấy trong Văn Học Sử Ba Lê do Bác Sĩ Khắc Cách người nước Ðức sáng tác.

[61] Tham cứu Ðại Ðường Từ Ân Pháp Sư Truyện.

[62] Ðược thấy trong Phật Giáo Sử Trung Quốc của Hoàng Sám Hoa.

[43] Tham khảo Ấn Ðộ Triết Học Sử, kỳ thứ 2, chương thứ nhứt.

[44] Ngũ Uẩn Luận Tự của Âu Dương Tiệm nói rằng: “Ðại khái lý duyên khởi của Duy Thức Tông kiến  lập.... dùng lý duyên sanh để thành lập Pháp Tướng Tông.... 17 Ðịa của Du Già thâu nhiếp hết trong  Nhị Môn. Kiến lập để làm một cội gốc, chọn lựa nơi Nhiếp Luận, căn cứ nơi sự phân biệt của Du Già, khuếch trương rộng lớn nơi Nhị Thập Duy Thức, nơi Tam Thập Duy Thức, nhưng phôi thai nơi Bách Pháp Minh Môn, chính là Duy Thức Tông. Kiến lập để làm năm chi, chọn lựa nơi Tập Luận, căn cứ nơi Biện Trung Biên, khuếch trương rộng lớn nơi Tạp Tập..... nhưng cũng phôi thai nơi Ngũ Uẩn, chính là Pháp Tướng Tông.”   

[45] Tham khảo A Tỳ Ðạt Ma Nghiên Cứu của Mộc Thôn Tần Hiền và sự phát đạt của Truy Vĩ Biện   Lục Túc Luận (Hải Triều Âm Văn Khố, Biên Luận Thích Hạ thứ 3).

[46] Ðây là căn cứ nơi học giả của Nam Dương Khai Minh đã nói đến Tử Ngạnh Phái Giáo Ðồ chính là  nói “Ðại Thừa là ngoại đạo”.

[47] Thấy trong Biện Tông Nghĩa Luận.

[48] Thấy trong Pháp Tụ Luận và A Tỳ Ðạt Ma Nhiếp Nghĩa Luận. Như nói: “Nói nghĩa đối pháp đây,  chân thật có bốn thứ: Tâm và Tâm Sở Pháp, tất cả Sắc và Niết Bàn”. Phẩm đầu, trang nhứt.

[49] Thấy trong Ấn Ðộ Triết Học Sử, chương thứ 2, trang thứ 219.

[50] Ðược thấy trong “Triết Học Sử Ấn Ðộ”, chương thứ nhứt và trong kinh điển Ðại Thừa của thời kỳ  thứ nhứt, trang 269.

[51] Tham cứu trong “Ðại Thừa Khởi Tín Luận Nghiên Cứu”.

[52] Tham cứu trong Phạn văn “Phật Sở Hạnh Tán Kinh” cùng với “Tôn Ðà La Nan Ðà” và “Cảnh” của Tạng Văn Dịch Bổn tức là thi phú diễn tả tình ái rất vui.

[53] Giáo học của Long Thọ (Nhật Bản Tả Tả Mộc Nguyệt Tiều Trước, do Trương Ngã Quân dịch, Hải  Triều Âm xuất bản, quyển thứ 11, định kỳ thứ 12) nói rằng: “Ðặc biệt Long Thọ được tôn xưng là    Tổ Sư của tám Tông...... Xưa nay Phật Học của Long Thọ cũng được tôn sùng là Tổ Sư của tám    Tông....” 

[55] Bộ luận này nơi Trung Quốc Huyền Trang Sở Truyện cho là Bồ Tát Di Lặc nói. Tây Tạng và Phạn  Bản hiện còn ghi là của ngài Vô Trước sáng tác.

[56] Tham cứu nơi Tiết thứ 2, Chương thứ 2 và Biên thứ 2. 

[57] Lời tựa sau của Ðường Trầm Huyền Minh Thành Duy Thức Luận.

[58] Bộ luận này Trung Quốc không có dịch, Nội Học San in kỳ nào không rõ, có Lữ Chừng căn cứ nơi  Tạng Văn dịch thành luận gọi là Lượng Luận Sao. Phạn Văn thì có Bổn Văn và Tập Lượng Luận   Thích,..v..v..... của Pháp Xứng. 

[59] Bộ luận này hiện có Phạn Bản, gọi là Pháp Quốc Ba Lê Liệt Duy Bác Sĩ Hiệu Bổn.

[60] Luận Sư Hộ Pháp đây chính là do Nam Truyện Thượng Tọa Bộ Trước Sớ Gia nói rằng, thấy trong 

Văn Học Sử Ba Lê do Bác Sĩ Khắc Cách người nước Ðức sáng tác.

[61] Tham cứu Ðại Ðường Từ Ân Pháp Sư Truyện.

[62] Ðược thấy trong Phật Giáo Sử Trung Quốc của Hoàng Sám Hoa.

[63] Ðây là tác phẩm lâu nhất của tôi viết vào năm Dân Quốc thứ 19, đã từng đăng trong Hải Triều  Âm, quyển thứ 13.

---o0o---

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4 > 5

 

---o0o---

 

Trình bày: Nhi Tuong
Cập nhật: 01-11-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

塩谷八幡宮 tim lai chinh minh 大学生申请助学金的申请理由怎么写 æ Æå ç å ä¹ lãå บทถวายสงฆทานสด chua 中国佛教新闻网 å å 同分 hòa thuongj thích tâm hoàn lãi 地藏十轮经 三年级上册数学应用题 观宗寺香港 Phật giáo 护法 cach Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm HT 簡単便利戒名授与水戸 Dạy Phật pháp cho trẻ em giï å眼ä½æ Chùa Quán Thế Âm ä ç Œæ æª 我心中最亮的星体育健儿作文 khổ đau là do tự mình làm ra hai loc dau nam coi chung phai toi dừng Thông minh hơn nhờ ngủ trưa trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien thức biến và chuyển thức 崔红元 tiếng hát sau cánh cửa từ bi dục 一念心性 是 thien su thich nhat hanh duoc trao huan chuong 末法时代 Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 3 Bagan tÃÆ 投影备品备件方案 moc ban kinh phat chua vinh nghiem duoc cong nhan the ในรายาใ8คมนา vn vấn đáp về việc ăn chay tịnh hóa tôn tượng hư bể sヾ