Vài vấn đề về tư tưởng
Phật giáo nhân gian
Tác giả : Diêm Hiến Thần
Việt dịch : T.N. Nguyện
Liên
---o0o---
Sau khi
thành lập đất nước mới, giới học giả Phật giáo Trung Quốc đã đưa ra tư
tưởng “Phật giáo nhân gian”: Trang nghiêm quốc độ, Lợi lạc hữu tình... Bất
luận là ai, những người chủ nghĩa Mác hay những tín đồ của Phật giáo...
thì họ vẫn là những công dân của đất nước Trung Quốc, đều có căn bản thống
nhất về lợi ích chính trị và kinh tế trong cộng đồng dân tộc. Tính nhất
trí ấy tạo thành tinh thần thống nhất, khiến cho mọi người cùng nhau hăng
hái phấn đấu, cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ðặc biệt hơn mười
năm nay, theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế,
Trung Quốc đã tiến bước mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa xã hội. Cùng
nhịp điệu này, Phật giáo với tư cách là giới ý thức xã hội, trước xu thế
phát triển đương thời, đã có những đóng góp lợi ích thiết thực đối với xã
hội mà hiệu quả khách quan không nghi ngờ được. Trên cơ sở đó, bài viết
dựa vào vài vấn đề để nói lên giá trị hiện đại và cơ sở thay đổi chuyển
biến theo thời đại logic của tư tưởng Phật giáo nhân gian.
Nội
dung cơ bản của tư tưởng Phật giáo nhân gian
Tháng 12
năm 1983 trong buổi đại hội kỷ niệm tròn 30 năm ngày thành lập Hiệp Hội
Phật giáo Trung Quốc, những vấn đề về tư tưởng Phật giáo nhân gian đã đưa
ra thảo luận một cách rõ ràng, vì sự tiếp nhận rộng rãi của đại đa số tín
đồ Phật giáo Trung Quốc nên tư tưởng này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo của
Phật giáo Trung Quốc đương thời. Cũng trong buổi Ðại hội này, ông Triệu
Phác Sơ đã giới thiệu hệ thống tư tưởng Phật giáo nhân gian. Ông nói Phật
giáo nhân gian chính là phải thực hiện tư tưởng tịnh độ tại nhân gian,
nghĩa là phải phát huy tinh thần Phật giáo Ðại thừa làm cho lợi lạc hữu
tình và thực hành tư tưởng nông - thiền kết hợp v.v... đây là vấn đề chủ
yếu trong lý luận Phật giáo đương thời. Tất cả hoạt động của Phật giáo
hiện nay đều dựa vào sự chỉ đạo của lý luận này mà triển khai và tiến hành
nghiên cứu toàn diện, thấu đáo và vạch ra tác dụng thiết thực đối với xã
hội đương thời làm cho mọi người thấy rõ nội dung sâu sắc của nó.
Như chúng
ta đã biết không chỉ hôm nay mà từ ngàn xưa, Phật giáo Trung Quốc thời cổ
đại đã thể hiện tinh thần cơ bản tư tưởng Phật giáo nhân gian. (Ðại thừa
khởi tín luận) nói: “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thường trú nhập ư Niết
Bàn”. (tất cả chúng sanh vốn thường trụ trong Niết Bàn), hoặc (Triệu luận)
cũng nói: “xúc sự tức chân”, “Chân tục bất nhị...”(tất cả sự sanh diệt sai
biệt của sự vật hiện tượng giới đều là một chân lý thường trụ chân thật),
(chân đế và tục đế là không hai), điều này đã bao hàm tư tưởng xuất thế
gian bất ly thế gian. Trong Pháp Bảo Ðàn Kinh Lục Tổ cũng trình bày rõ
ràng: “ tư tưởng Phật pháp tại thế gian”. Ðến nay Thái Hư Ðại Sư cũng nhắc
đến tư tưởng “Phật giáo nhân gian”. Ngài chủ trương học Phật trước tiên
bắt đầu từ việc học đạo làm người, Ngài cho rằng người học Phật phải “Phục
vụ xã hội”, “Làm lợi ích cho quần sanh”v.v... và Ngài giải thích tính hiện
thực của nó, đồng thời chỉ rõ vũ trụ nhơn sanh là thực tướng pháp giới mà
Kinh Phật đã đề cập đến. Từ đoù, hành giả học Phật đem lời Phật nói biến
thành chữ nghĩa hiện thực chân chính. Một vị học giả khác tên Dương Ðộ
cũng đưa ra thuyết Tân Phật giáo về “Luận vô ngã”. Ông nói: “Thành Phật
tức thành Thánh, nghĩa là làm ngươøi với tư tưởng mới”, cho nên không nói
đến quá khứ, vị lai, chỉ nói hiện tại; không nói xuất thế chỉ nói nhập
thế; không nói thần đạo chỉ nói việc của con người. Ông cho rằng trên
đường phố đều là Thánh hiền, khắp nơi đều là đất Phật. Ông còn nói: “nhất
thiết thế pháp, vô phi Phật pháp, nhất thiết nhơn sự, vô phi Phật sự”,
(tất cả các pháp thế gian đều là Phật pháp, tất cả các sự việc của con
người đều là việc Phật sự).
Từ quan
điểm này cho thấy, thế giới cực lạc mà ông ta hướng về chính là thực hành
thế giới bình đẳng tự do tại thế gian này, ông miêu tả thế giới ấy: “Thử
cực lạc thế giới trung, vô Phật, vô chúng sanh, vô tham sân si, diệc vô
giới định tuệ”. Nghĩa là trong thế giới cực lạc, không có Phật, không có
chúng sanh, không tham sân si, cũng không có giới định tuệ. Vì sao? Ông
nói: “Cố thử thế giới trung, nhân y thực bình đẳng, vô nhơn vô tư tài.
Toàn thế giới trung,...... bình đẳng sanh sản, bình đẳng phân phối, bình
đẳng tiêu hao, thực lực hỗ trợ, vô sở cạnh tranh”, (trong thế giới này, sự
ăn mặc của loài người là bình đẳng, không có phân chia của người, của ta,
không coù tài sản riêng tư. Trong tất cả thế giới... bình đẳng sản xuất,
bình đẳng phân chia, bình đẳng tiêu dùng, cùng chung sức hỗ trợ cho nhau,
không có chỗ cạnh tranh). Thật vậy, Phật giáo nhân gian mà Dương Ðộ đưa ra
chính là phaûi thực hành thế giới hoàn toàn tự do bình đẳng trong thế giới
loài người. Có thể thấy Phật giáo nhân gian là tư tưởng mới mà các học giả
Phật giáo thời cận đại của nước Trung Quốc đã cùng nhau đề xướng, đồng
thời đó cũng là di sản mà tư tưởng Phật giáo Ðại thừa diễn biến phát triển
trên lịch sử nước Trung Quốc, nó không những bắt nguồn từ xã hội hiện thực
mà còn bắt nguồn từ cội nguồn lịch sử. Vì vậy chúng ta nên nghiên cứu cẩn
thận sâu sắc xem học thuyết này từ đâu có, tìm hiểu xu thế và trạng thái
phát triển, tìm kiếm nguồn gốc xã hội để nắm vững vàng tư tưởng thực chất
của nó, đồng thời thúc đẩy tư tưởng ấy phát triển và quán triệt đươïc
trong cuộc sống Phật giáo hiện thực.
Phật giáo nhân gian hướng đến sự chuyển đổi và thực hiện một Phật giáo
hiện đại
Những
khái niệm sơ bộ về ý nghĩa tư tưởng Phật giáo nhân gian vừa trình bày ở
trên giúp chúng ta thấy được trào lưu hiện đại hóa đương thời. Văn hóa
Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chuyển hóa mới, lấy hiện đại hóa làm
mục tiêu tiến đến. Vậy Phật giáo Trung Quốc có thể đưa đến sự phản ánh
tương ứng hoặc thuận theo tiến trình hiện đại hóa văn hóa Trung Quốc để
thực hiện sự chuyển đổi hiện đại của chính mình không? Ðây không những là
vấn đềà lý luận trong Phật giáo nhân gian mà còn liên quan đến sự tồn tại
và phát triển Phật giáo, thậm chí tất cả những Tôn giáo khác, nếu không
muốn tự mình bị đào thải bởi quy luật của xã hội thì cũng cần quan tâm đến
vấn đề này.
Phật
giáo được xem là một hiện tượng lịch sử xã hội, là một hình thức tư duy,
suy nghĩ của nhân loại đối với tự ngã và thế giới bên ngoài bao hàm tính
tích cực, thậm chí là những nhân tố của pháp biện chứng, cho dù là gặp
những câu chuyện thần bí, khi họ giảng giải chân lý Phật Ðà thì vẫn có thể
biến nó trở thành những triết lý có giá trị đạo đức tu hành cho nhân loại.
Ðiều này đã phản ánh được con người đối với nhận thức nhất định về thế
giới bên ngoài và tự thân.
Từ ý
nghĩa này, chúng ta không thể một mực khiển trách Tôn giáo là ngu muội, vô
tri, nên thấy được tác dụng và ý nghĩa văn hóa xã hội mà nó hàm chứa, và
cũng cần xét lại cách suy nghĩ sai lầm về phương diện phán đoán giá trị
Phật giáo. Nói rõ hơn, Phật giáo cho đến tất cả Tôn giáo đều là một hiện
tượng chuyển hóa mang tính xã hội mà nó tất nhiên phải sản sanh khi nhân
loại đạt được ý thức tự ngã, đối với một số nhận thức hư vọng của chính
mình, đối với sự bổ sung thêm về tính yếu đuối của chính mình. Do vậy dựa
vào một số nhận thức, tư tưởng Phật giáo nhân gian hướng đến khả năng
chuyển đổi hiện đại, tức trên thực tế làm thế nào để ứng đối một cách
chính xác đối với hai chủng tính của bản thân Phật giáo, nghĩa là phải bắt
đầu kế thừa bằng sự phê phán, tìm ra tư tưởng làm căn cứ để có thể hướng
đến thực hiện sự chuyển đổi hiện đại.
Thứ nhất,
Phật giáo nhân gian thời hiện đại nên chú trọng nghiên cứu về thế giới
nhơn sanh hiện thực. Ðiều này cho thấy, Phật giáo trong quá trình phát
triển lịch sử vì các điều kiện lịch sử xã hội không giống nhau đã xuất
hiện nhiều trường phái, đồng thời biểu hiện đủ loại hình thức. Song bất kể
trường phái nào, hình thức biểu hiện nào cũng đều có điểm giống nhau, tức
đều lấy nhơn sanh làm chủ đề, nhưng trên bình diện thế giới quan thì cách
nhìn nhân sinh dựa vào cuộc sống cá thể làm đối tượng, lấy sự giải thoát
tự ngã làm mục tiêu sẽ khác với cuộc sống cộng đồng xã hội; hai chữ “số
phận” giữ theo quan điểm bị định lực chi phối hoặc với thái độ thờ ơ lạnh
nhạt không gắn bó quan tâm đến xã hội của tư tưởng tiêu cực, với đà tiến
triển của xã hội thì chắc chắn không thể đuổi kịp với sự tăng tiến vô cùng
mau chóng, ảnh hưởng lớn của Phật giáo Ðại thừa, lấy lợi tha cứu giúp
chúng sanh làm tông chỉ.
Thứ hai,
đối với cuộc sống từ một Phật giáo tiêu
cực với thái độ chán ngán, xa lìa, buông bỏ dần dần để thay thế vào một
Phật giáo tích cực khẳng định giá trị hiện thực của cuộc sống.
Thứ ba,
kế thừa Phật giáo Ðại thừa, cải tạo và phát triển nguyên tắc luân lý Phật
giáo thời kỳ đầu, đối với cuộc sống lấy phổ độ chúng sanh làm điểm xuất
phát, tiến tới và đẩy mạnh tư tưởng “chúng sanh bình đẳng”, “từ bi hỷ xả”,
“tự lợi lợi tha”, “tự giác giác tha”, “phương tiện tùy duyên” v.v... lấy
sự thống nhất quan điểm giải thoát chúng sanh và cá nhân làm mục tiêu giải
thoát chân chánh của con người. Ðiều này thể hiện nổi bật ở sự hình thành
nguyên tắc luân lý nhân sinh của Phật giáo, đó cũng là tư tưởng lôgic của
Phật giáo Tiểu thừa và Ðại thừa dung hợp được Phật giáo Trung Quốc. Ba
điểm này từ trong Phật giáo Trung Quốc chúng ta có thể rút ra được những
thuyết minh lợi ích về sự hiện hữu và phát triển của Phật giáo nhân sinh.
Phật giáo
Ðại thừa truyền vào Trung Quốc, trước tiên dựa vào Huyền học của đời Ngụy
Tấn, sau đó hòa nhập vào học thuyết tâm tánh của Nho gia phát triển thành
một tông phái lớn, cùng với Nho, Ðạo nhị giáo (tức Khổng, Lão) trở thành
cái đỉnh ba chân. Từ đó sản sinh ra trào lưu tư tưởng xã hội quan trọng
ảnh hưởng rất lớn đối với các phương diện của xã hội Trung Quốc. Phật giáo
Ðại thừa chú trọng đến lợi tha và tư tưởng giải thoát tự ngã để phù hợp
với nhu cầu tinh thần người Trung Quốc, vì thế càng khiến cho người Trung
Quốc tiếp nhận Phật giáo dễ dàng. Phật giáo Ðại thừa được thạnh hành trên
lịch sử Trung Quoác đã gợi cho chúng ta thấy: sự phát triển tiến lên của
Phật giáo Trung Quốc không thể là một Phật giáo với hình thức đóng khuôn,
tự lợi, mà phải là một tinh thần Ðại thừa mang tính phóng khoáng mở cửa,
đặt vào sự lơïi ích tha nhân, chính tinh thần này là căn bản quan trọng
đưa tư tưởng Phật giáo nhân gian chuyển đổi hướng đến hiện đại và thực
tiễn.
Chúng ta
có thể đi vào phân tích cụ thể như sau: Nguyên tắc luân lý Phật giáo trực
tiếp thể hiện tư tưởng “Bỏ ác hành thiện”, “Từ bi bình đẳng”, “Tự lợi lợi
tha”.
Bỏ ác
hành thiện là một trong những giáo nghĩa cơ bản trong Phật giáo, dựa vào
giải thoát luận mà ước định, thiện tức là những điều phù hợp vơùi giáo
nghĩa, giáo quy của Phật giáo, nó có thể đoạn trừ được những thống khổ,
chiêu cảm được chánh quả, có lợi đối với hành vi, tư tưởng phẩm cách của
giải thoát. Ngược lại những hành vi, tư tưởng, phẩm cách chướng ngại đến
giải thoát, gây ra quả khổ, không phù hợp với giáo nghĩa, giáo quy của
Phật giáo, đó chính là ác. Phật giáo sở dĩ khuyến khích thực hiện hạnh
lành là muốn độ khắp chúng sanh ra khỏi biển khổ, khiến cho họ nâng cao
trí tuệ, đến cảnh giới giác ngộ, hiểu rõ chân đế của cuộc sống, để đạt
được hạnh phúc vĩnh hằng. Ơû đây tuy dùng chủ nghĩa cấm dục tuyệt đối và
chủ nghĩa xuất thế để đổi lấy công đức viên mãn trong việc tu trì hạnh
lành, nhưng song song theo đó, Phật giáo luôn lấy sự tu trì “Thiện tâm”,
“Thiện niệm” làm luân lý Tôn giáo. Ðối với việc bỏ ác hành thiện, loại trừ
các ác tư niệm, tịnh tâm tự ngộ, thể ngộ bổn tâm thì điều này trở thành
một trong những nội dung chính của giáo nghĩa Phật giáo, đều có ý nghĩa
rộng rãi; cụ thể hơn, việc thúc đẩy lòng người hướng thiện đã thể hiện
được tính tích cực, hoặc có thể nói, trong phạm vi và điều kiện nhất định
đều có tính hiện thực và nhân tố lợi ích. Ðây là một trong những căn cứ mà
tư tưởng Phật giáo nhân gian có thể chuyển đổi phương thức hoằng pháp để
hướng đến thực hiện một Phật giáo phù hợp với hiện đại.
Tư tưởng
từ bi bình đẳng cũng là nguyên tắc cơ bản của Phật giáo đối với nhân sanh
để nói lên mối quan hệ giữa người với người, giữa người với những sinh vật
khác. Bình đẳng là chỉ sự quan tâm đối với tha nhân, đối với sinh vật.
Bình đẳng cũng là tư tưởng cơ bản của từ bi, và từ bi là thể hiện đạo đức
bình đẳng. Phật giáo xem từ bi bình đẳng là nguyên tắc luân lý chủ yếu
nhất trong cuộc sống, có thể nói từ bi bình đẳng chính là đại bác ái.
Loøng bác ái này không chỉ giới hạn ở nhân loại mà còn bao trùm tất cả vạn
vật, nó thể hiện sự đồng cảm, thương xót đối với mọi loài. Nên nói, dùng
tình cảm thương yêu để phổ độ chúng sanh cùng giải thoát là mục tiêu cao
nhất trong Phật giáo.
Chúng ta
cũng nên thừa nhận tinh thần bác ái của Phật giáo cũng giống như tư tưởng
nhân ái của Nho gia, trên lịch sử tinh thần bác ái đã có những tác dụng
quan trọng nhưng cũng không ngừng nhận được sự khiêu chiến trong cuộc
sống, song tư tưởng này đã thể hiện tinh thần Phật giáo Ðại thừa làm lợi
lạc hữu tình, đó cũng là một trong những căn cứ để tư tưởng Phật giáo nhân
gian có thể chuyển đổi hướng đến thể hiện hiện đại hóa.
Tư tưởng
tự lợi lợi tha cũng cho thấy nguyên tắc luân lý quan trọng của Phật giáo
Ðại thừa là vì chúng sanh mà phục vụ. Nguyên tắc luân lý tự lợi, lợi tha
của Phật giáo Ðại thừa là mối quan hệ mật thiết về cách nhìn cuộc sống
giữa nhơn và ngã, là phép quán nhất thể không hai. Phật giáo Ðại thừa cho
rằng mình và tha nhân hoàn toàn không đối lập với nhau mà dung hợp với
nhau. Trong kiếp luân hồi sanh tử triền miên, sự giải thoát của mình và
người là việc khó có thể tách rời. Vì vậy chúng ta yêu quí mình cũng nên
yêu quí người, độ mình cũng nên độ người. Cá nhân chỉ có thể từ trong sự
giải thoát của chúng sanh mới có thể giải thoaùt cho chính mình. Ðối với
tư tưởng này, trong lịch sử Trung Quốc có những vị cao Tăng và những kẻ sĩ
thường chủ trương Phật giáo không nên trốn mình trong hang sâu núi vắng,
xa lánh nhân gian, ở hang trú cốc tìm nơi yên tĩnh tu hành, mà nên dấn
thân vào con đường cứu thế lợi sanh. Trong cuộc sống nên xem mình cũng như
người, xem người cũng như mình, tất nhiên tự mình thành Phật khiến cho
người khác thành Phật cũng đều quan trọng như nhau. Vậy Phật giáo Ðại thừa
có còn đem cái lợi của người khác làm thước đo tiêu chuẩn để phân biệt
tốt, xấu không? Từ đây có thể thấy, điểm trọng yếu của nguyên tắc luân lý
cuộc sống tự lợi, lợi tha trong Phật giáo Ðại thừa vaãn là lợi tha, đây
chính là sự phát triển tiến bộ hơn của tư tưởng từ bi. Ðiều này có thể đưa
ra cho mọi người một sự gợi ý: ở thời đại ngày nay, pháp môn tu hành chỉ
chú ý đến tự ngã của mình và hướng Phật giáo giải thoát tự ngã thật sự
không còn phù hợp và phát triển quá chậm, Phật giáo đương thời phải làm
cách nào để hướng đến sự phát triển cho nhân loại, hướng đến việc cứu thế
giúp đời. Ðó chính là nhân tố giúp cho Phật giaùo đẩy mạnh sự phát triển.
Người tín
ngưỡng Phật giáo tiến lên một bước nữa là luôn quan tâm đến việc nghiên
cứu Phật giáo nhân gian để đẩy mạnh luân lý Phật giáo nhân sanh, thay đổi
thích ứng với tính xã hội một cách rộng rãi. Còn một điều quan trọng hơn
nữa trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đó là sau đời Tùy Ðường, Thiền tôn
đã trở thành danh từ của Phật giáo Trung Quốc, nhưng chỗ chủ yếu nhất của
Thiền tôn là quy tất cả chúng sanh, chư Phật, chư Pháp về tự tâm, tự tánh.
Nói về tự tâm, tự tánh tức quay trở về tính người của chính mình. Do vậy
sau khi cải cách Phật giáo, người ta xưng là Thiền tôn “Lục Tổ cách mạng”.
Thực chất của tinh thần cách mạng Lục Tổ tuyệt đối không phải là thay đổi
lôgic để gọi danh xưng mà chính là nói Thiền tôn lấy nhân tâm nhân tính
thay thế thực chất tự tâm tự tính của Phật giáo truyền thống, tức dùng
cuộc sống hiện thực thay theá một Phật quốc hư ảo. Thiền tôn đã điều
chỉnh, làm thay đổi thái độ sống của một số người học Phật, không còn chán
ngán xa rời cuộc sống, chê bỏ hiện thực, đồng thời khẳng định cho biết,
người học Phật phải tìm thấy giá trị, ý nghĩa của cuộc sống. Ðó chính là
tính tích cực trong Phật giáo hiện đại. Vì vậy chúng ta không còn nghi ngờ
gì khi đem Phật giáo qui thành tư tưởng nhân sanh để giúp cho tăng cường
sức sống của Thiền tông. Từ đó tư tưởng Phật giáo nhân gian hướng đến khả
năng chuyển đổi, thể hiện tính khế lý, khế cơ trong xã hội hiện đại.
Phật
giáo nhân gian cũng chú trọng đến việc nghiên cứu đạo đức về luận nhân quả
báo ứng. Thuyết nghiệp baùo là một lý luận cơ bản của Phật giáo. Lý luận
này cho rằng: tất cả hoạt động thân tâm của con người, tức hành vi thiện
ác của ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo tác nhất định đưa đến quả báo tương
ứng, trong đó đặc biệt xem trọng đến tác dụng của tâm ý,và nhấn mạnh tâm
là cơ sở, căn nguyên đưa đến đắc đạo. Mỗi một suy tư của tâm con người,
cho dù chưa hành động, hoặc đã hành động cũng đều thọ lấy báo ứng. Vì vậy
yêu cầu người tu hành theo Phật giáo phải thận trọng cho riêng mình, đặt
nặng đạo đức ý thức tu hành, không sanh khởi bất cứ ác niệm nào.
Luận nhân
quả của Phật giáo còn đưa ra vấn đề tự làm tự chịu của người tạo nghiệp.
Luân lý học thường trực tiếp liên hệ hành vi và hậu quả của con người, chủ
trương tự mình chịu trách nhiệm đối với mình, nghĩa là tự mình chịu trách
nhiệm với hành vi và hậu quả của mình. Ðiều này có ý nghĩa đạo đức rõ
ràng, xác thực, không nên oán trách trời, buồn rầu người đối với những
việc mình gặp phải, vì tất cả những điều mình gặp phải đều do mình tự chọn
lấy, là kết quả tất nhiên về hành vi của chính mình, và không tồn tại một
sự thao túng của kẻ thống trị vận mệnh con người hoặc quản lý báo ứng họa
phước. Cho dù người phàm không thấy được mối liên hệ này, song điều quan
trọng quyết định ở nhân loại cảnh giác hành vi ngay trước mắt của mình,
đương nhiên con người không thể thay đổi được quá khứ nhưng có thể thông
qua những hành vi được chọn lựa ngay hiện tại mà thay đổi được một tương
lai tươi sáng, phóng khoáng, tràn đầy những dấu ngoặc khả năng tính. Vì
vậy chủ trương của Phật giáo, con người không nên trở thành những người nô
bộc do định nghiệp quá khứ biến thành những người thừa nhận bị động, mà
nên đứng vững với sự lựa chọn trước mắt, không ngừng vượt lên với chính
mình, giải thoát khỏi luân hồi sanh tử ưu bi khổ não.
Luận về
nhân quả, sự liên đới của mối quan hệ đời trước và đời hiện tại có người
cho rằng, đây là một thuyết minh tiêu cực, vì luôn xem con người là vật
tồn tại bị qui định không tự do, nhưng đứng trên quan hệ hiện tại và tương
lai để nhìn, thì đó lại là một lý thuyết tích cực, nó không những yêu cầu
con người thông qua sự chọn lựa hành vi đạo đức ngay hiện tại của chính
mình để thay đổi tương lai mà còn vượt lên hạn chế ngã sở hữu của mình.
Bản chất
của luận nhân quả báo ứng đứng về mặt phân tích có thể thấy, tư tưởng đạo
đức của người tín ngưỡng Phật giáo ít nhất cũng cho mọi người một số gợi
ý: trước tiên chọn lựa đạo đức của người tín ngưỡng Phật giáo xét cho cùng
là chọn lựa hành vi. Những nhà tâm lý học chủ nghĩa hành vi đương thời nói
về sự nghiên cứu phương thức hành vi của nhân loại đã biểu thị rõ, nhân
loại đối vơùi viêc chọn lựa phương thức hành vi của họ là chịu kết quả của
hành vi; đợi đến hành vi báo đền sẽ hướng đến lặp lại, nhận được hành vi
trừng phạt sẽ hướng đến tránh né; con người luôn chọn lựa những sự báo đền
lớn nhất và trừng phạt nhỏ nhất có thể đạt được, thậm chí không nhận chịu
phương án trừng phạt.
Luận nhân
quả báo ứng của Phật giáo tuyên bố: hành thiện sẽ được quả báo thiện, thậm
chí giải thoát thành Phật; hành ác thì sẽ nhận lấy hậu quả trái ngược lại
tức bị đọa làm súc sanh hoặc đọa địa ngục. Luận báo ứng thiện ác trong
những hành vi qui tắc của con người có thể thực hành và có thể không thực
hành, giao phó trong việc nhận lời làm những hành vi không giống nhau và
báo ứng không giống nhau, xác lập quan hệ hợp lý tương đối về hành vi và
sự phản hồi. Ðiều này rõ ràng là thức tỉnh con người hãy quan tâm hết lòng
về vận mạng của chính mình, làm cho con người vui với việc làm thiện và sợ
hãi việc làm ác. Ðây là nguyên nhân tác động tâm lý chọn lựa đạo đức phù
hợp với con người, là quy luật chung phù hợp với cá thể của nhân loại về
mặt chọn lựa hành vi.
Mặt khác,
luận nhân quả báo ứng đã nhấn mạnh việc có nhân ắt có quả, “đã làm thì
không mất, chưa làm thì không gặt”, điều này khiến cho con người đối với
cuộc sống không hy vọng, mong đợi việc ban thưởng của thiên thần, đồng
thời cũng loại bỏ sự bất mãn đối với hiện thực bên ngoài mà quay trở lại
với chính mình, thực hành tỉnh thức nội tâm, hướng nội truy tìm sự an lạc
giải thoát. Từ đó xác lập việc chọn lựa đạo đức bỏ ác tùng thieän trong
nội tâm và trở thành lực lượng thúc đẩy mạnh mẽ sự tự giác trong nội tại.
Nói cách khác tinh thần và sức ép của loại đạo đức này là sự bảo đảm quan
trọng của Phật giáo tiến hành chọn lựa đạo đức. Vì thế nó đã trở thành sự
chọn lựa đạo đức mang tính hiện thực.
Hơn nữa,
thuyết báo ứng trong ba đời của Phật giáo, về mặt lý luận không chỉ nói rõ
cuộc sống hiện thực, tiêu biểu hơn, nó còn khẳng định được nguyên nhân sản
sinh hiện tượng, như người thiện gặp những điều bất hạnh, người ác thì
luôn hưởng thụ vui vẻ, thậm chí còn khiến cho con người chú ý đến sự yên
ổn của việc sống chết, quan tâm đến vận mệnh đời sau, tăng trưởng tâm lý
đaïo đức. Thiện ác luôn có báo ứng, chỉ là thời gian chưa đến, điều này đã
trở thành niềm tin phổ biến của nhân gian, ngoài ra còn là tư tưởng quan
trọng về việc bảo vệ đạo đức, giá trị luân lý của người Trung Quốc. Tóm
lại, từ góc độ tư duy lý luận để phán đoán, luận nhân quả báo ứng và tư
tưởng đạo đức đã cung cấp cho cuộc sống Phật giáo một giá trị luân lý thâm
sâu, vững chắc và cũng là cơ sở lý luận chặt chẽ. Ðây chính là nội dung
quan trọng mà tư tưởng Phật giáo nhân gian chú ý và nghiên cứu, nói cách
khác, về phương diện này nó đã hàm chứa nhân tố tích cực của pháp biện
chứng, đồng thời cũng là căn cứ chủ yếu để thực hiện sự chuyển đoåi hiện
đại.
Vấn
đề nên chú ý trong việc nghiên cứu và giá trị hiện đại của Phật giáo nhân
gian
Tài
nguyên luân lý trong cuộc sống phong phú của Phật giáo Trung Quốc đã khẳng
định cho thấy, đó là những tài nguyên có giá trị hiện đại, vì Phật giáo
nhân gian chủ trương tư tưởng học Phật làm người để phục xã hội, thay thế
xã hội mưu cầu lợi ích v.v... tất cả đều là những ý nghĩa phổ biến, những
phương châm này đối với việc kiến thiết văn minh đạo đức của xã hội hiện
đại cũng có tác dụng tích cực nhất định. Nói cách cụ thể tư tưởng bỏ ác
hành thiện trong cuộc sống hiện thực, tuy con người đối với sự phán đoán
giá trị thiện ác trái ngược rất lớn, nhưng tâm hướng thiện vẫn là chung.
Nguyên tắc đạo đức cơ bản bỏ ác hành thiện mà Phật giáo xác lập đã trợ
giúp cho lòng người hướng thiện, hướng thượng. Nội dung cơ bản của mười
điều thiện: “Không trộm đạo”, “Không vọng ngữ”, “Không ác khẩu”, “Không
tham dục”, ...chính là những công đức xã hội chuẩn mực chung mà ngày nay
con người trong cuộc sống hiện thực đã đưa ra khắp nơi để duy trì và bảo
vệ tốt đẹp mối quan hệ ngoại giao giữa mọi người với nhau về mặt trật tự
chính trị, kinh tế xã hội trong xã hội hiện đại.
Nhìn từ
khía cạnh nhân sinh cộng trụ, con người nếu có thể đem lòng từ bi trải
rộng, tâm thương yêu bình đẳng nhìn mọi người, mọi vật, yêu nước, yêu dân,
cùng nhau hài hòa trong cuộc sống để đối diện với chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa lợi mình, chủ nghĩa kim tiền, mưu toan lợi mình, lạnh lùng với nhân
tình thì tự nhiên trật tự xã hội sẽ ổn định, luân lý đạo đức con người sẽ
trở lại, khiến cho sự sợ hãi, phân tán, xa rời nhau, cảm giác cô đơn của
con người dần dần tiêu mất.
Từ phạm
vi đó cho thấy, tư tưởng từ bi, bình đẳng đối với sự mâu thuẫn của xã hội,
sự lấn áp giữa con người, những đẳng cấp sai biệt, phân phối bất công
trong thời hiện đại, thậm chí đối với việc bảo vệ thăng bằng môi trường
sinh thái, giải quyết hợp lý vấn đề nguy cơ sanh tồn của nhân loại... đều
có ý nghĩa tích cực.
Ngoài ra
tư tưởng tự lợi, lợi tha tuy có hàm ý tôn giáo do Phật giáo chế định,
nhưng tinh thần mà loại tư tưởng này ẩn chứa là sự thống nhất giữa lợi ích
cá nhân và tha nhân, cũng có thể nói sự thống nhất lợi ích quần chuùng và
lợi ích cá nhân cũng được xem là sự giải quyết giữa cá nhân và con người,
cá nhân và tập thể trong xã hội hiện nay, đồng thời đề xướng tham khảo mối
quan hệ mọi người vì mình, mình vì mọi người. Ðiều này nói lên việc giải
quyết tốt mối quan hệ con người và cá nhân hoặc cá nhân và tập thể, đối
với cá nhân là quan trọng, đối với nước nhà, xã hội cũng rất quan trọng.
Ðây chỉ là chủ đề nói về việc xây dựng đạo đức nghề nghieäp nổi bật trong
việc kiến thiết nền văn minh đạo đức.
Sau cùng
là tinh thần nhập thế, Phật giáo Ðại thừa chủ trương phổ độ chúng sanh, vì
vậy Phật giáo Trung Quốc đối với việc này rất xem trọng, và nhấn mạnh phải
lấy “Tinh thần xuất thế mà nhập thế” làm kim chỉ nam cho hành động. Ðây
chính là dựa vào tinh thần quán vật ngã là không, khiến cho chủ thể đi vào
trạng thái vô phân biệt, giống như người tu hành nhìn cảnh tượng nước chảy
mây bay, hoa nở hoa tàn mà chẳng chút chấp nê, không hề câu nệ, dùng tâm
trạng đứng ngoài, vượt khỏi sanh diệt luân hồi phục vụ xã hội hiện thực,
nghĩa là không lấy vật làm vui, không bi thương, tinh thần bình tỉnh,
không caàu danh lợi, không sợ vinh nhục, lấy thái độ tích cực lạc quan
giải thoát độ lượng để đối diện với cuộc sống, siêng năng làm việc, hăng
hái với sự nghiệp, chú trọng sự tu dưỡng nhân cách, bồi dưỡng kính trọng
sự cao thượng... Trên thực tế, từ xu thế Phật giáo hiện đại phát triển để
nhìn, một số quốc gia, địa phương và đoàn thể, tổ chức Phật giáo đã xem
việc tham gia xã hội và nhập thế tích cực là nguyên tắc cơ bản của hoạt
động Phật giáo mỗi nước. Ðứng về phương diện thực tiễn, có thể xác định
được giá trị hiện đại của Phật giáo nhân gian đang được nhân loại ngày
càng xem trọng. Chúng ta xem trọng Phật giáo nhân gian, quan tâm hiện
thực, vì xã hội phuïc vụ tức nghiên cứu vấn đề công đức lợi ích của tín
ngưỡng Phật giáo nhân gian, và không chủ trương mượn chính sách tự do tín
ngưỡng Tôn giáo mà trở lại hiện tượng mê tín thời phong kiến.
Cố nhiên
Tôn giáo và mê tín có liên quan, nhưng mê tín không phải là Tôn giáo như
hiện nay các tệ nạn xem tướng, đoán số mạng trên đường v.v... đều không
phải là Tôn giáo, mà một số nghi thức đang tồn tại hiện nay như: thắp
hương cúng Phật, lạy Phật, hoạt động lễ bái của Cơ Ðốc giáo là một tín
ngưỡng cóhệ thống tư tưởng, có nghi thức Tôn giáo qui phạm hóa, và có hệ
thống tổ chức nghiêm mật, là một điều khác biệt lớn đối với mê tín. Về mặt
chính sách thực tiễn, đương nhiên chính phủ phải bảo vệ những hoạt động
Tôn giáo sinh hoạt bình thường và không thể xem đó là một hoạt động mê tín
rồi ngăn cấm hoặc xóa bỏ. Nhưng trong hiện thực, những năm gần đây dường
như đang tồn tại một phong trào Tôn giáo, Phật giáo có tính cách gây sự
chú ý cho quần chúng: một là sau khi kinh tế phát triển một số các gia
đình có tiền, họ không biết dùng tiền vào đâu cho hết, bèn gởi gắm tinh
thần mình vào sự tín ngưỡng, nghĩa là đem tiền cúng cho đoàn thể Phật giáo
hoặc những cơ sở Tôn giáo, để cầu mong tâm linh được an ổn và vừa lòng mãn
nguyện với sự nghiệp làm ăn của mình. Lại nữa, có những hoạt động thị
trường kinh tế đang gaëp trở ngại ảnh hưởng đến sự tồn vong, họ không thể
lường trước được hậu quả của ngày mai nên tìm đến Tôn giáo như tìm đến chỗ
dựa của tinh thần, cũng có một số người làm ăn kiếm được một số tiền lớn,
họ nghĩ rằng thần thánh sẽ ủng hộ họ khi họ cầu nguyện cúng kiến, ngoài ra
còn có một số người vì nôn nóng kiếm tiền hoặc muốn thăng quan tiến chức,
họ muốn thông qua sự sùng bái thần linh, khẩn cầu thánh thần bảo hộ cho họ
được toại nguyện ước mong và họ cũng đã tìm đến Tôn giáo. Những loại tư
tưởng Tôn giáo vừa nói ở trên tuyệt đối không phải là bản chất nội tại hàm
ẩn bên trong của bản thân Phật giáo nhân gian. Ðó chỉ là phản ánh của moät
số nguyên nhân cơ bản về tâm lý lợi ích mà một số người Trung Quốc hiểu
sai lầm về sự tín ngưỡng Tôn giáo rồi sùng bái thần linh, vì vọng cầu lợi
ích cho chính mình. Hai loại tín ngưỡng thoạt nhìn thì có điểm chung nhưng
sự thật khác nhau rất xa, chúng ta không thể hiểu lẫn lộn, điều này, người
tín ngưỡng Tôn giáo cần phải phân biện rõ ràng.
Người
viết thiết nghĩ, nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo nhân gian, là một việc
làm tuy mới mẽ, nhưng hết sức cần thiết và có lợi ích thiết thực to lớn
đối với sự phát triển nền văn hóa mới trên đất nước Trung Quốc, phù hợp
với những yêu cầu thời đại và nâng cao tinh thần đạo đức của nhân loại.
---o0o---
Cập nhật: 01-03-2003