Phiên âm:
Ngô tảo niên lai tích học vấn
Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận
Phân biệt danh tướng bất tri hưu
Khước bị Như Lai khổ ha trách
Sổ tha trân bảo hữu hà ích
Nhập hải toán sa đồ tự bì
Tùng lai tắng đắng giác hư hành
Đa niên uổng tác phong trần khách
Dịch nghĩa:
* Trong quá khứ, tôi mang danh nghe nhiều học rộng
Từng dịch kinh, giải luận bấy lâu nay
Phân biệt danh ngôn, nghĩa thú chữa tinh tường
Như Lai quở: chỉ là người đếm bạc
* Vào kho bạc, đếm không công vô ích
Cát biển mênh mong, tính số để mà chi !
Hiểu biết suông, lắm học vị có ra gì !
Lặng nhặng mãi, chỉ là khách phong trần nổi trôi
Theo dòng năm tháng.
TRỰC CHỈ
Văn nhi tư, tư nhi tu là tiến trình, một hệ thống học
tu trong đạo Phật. Thông thường, giáo lý kinh điển Phật dạy: Tu
phải học. Học hiểu chân lý, để phân biệt đâu tà, đâu chánh,
đâu chân, đâu ngụy, thế nào là Đại, thế nào là Tiểu, thế
nào là Thiên, thế nào là Viên. Cho nên người ta ví: Học như đôi
mắt, tu như hai chân. Muốn đi đến đích nhờ hai chân khỏe mạnh đã
đành nhưng nếu không có đôi mắt sáng thì đôi chân khỏe cũng
không thỏa mãn được sự mong cầu đến đích. Đại Trí Văn Thù
và Đại Hạnh Phổ Hiền, hai vị Bồ-tát được biểu trưng cho giáo
lý TRI HÀNH trong đạo Phật. Tri hành hợp nhất, chắc chắn đường tu
sẽ thành công viên mãn.
Qua cái thấy của người chứng đạo, tri chưa sâu sắc
tinh tường, chưa được hành, hoặc tri mà không hành chỉ làm
"đau lòng Phật" sẽ bị Phật quở trách cho: Rằng vào biển
đếm cát, vào kho đếm bạc không công, là việc làm của người
không thực tế trong cuộc sống, làm những việc vô ích ấy, ai khen.
Rốt cuộc, "nhất đán vô thường
" Ngoảnh nhìn lại cuộc
đời những năm tháng trôi qua thì chính mình chỉ là khách phong trần
dày gió dạn sương, trôi nổi theo dòng thời gian, năm tàn tháng
lụn không đem lại cho bản thân một sự an lạc nào!
Trên bước đường tu học theo đạo Phật, "Hành
giả" mới đem lại sự an lạc, giác ngộ, giải thoát cho người
tu sĩ. Học giả, học để trích cú tầm chương, chỉ là người phân
biệt danh ngôn, lãng mạn hơn, đem sở học biến thành trò tiêu
khiển: "ngâm phong vịnh nguyệt". Bí quyết của sự tu hành, của
sự giải thoát, giác ngộ, của sự nhận thức chân lý với cách
nhìn vạn pháp thì nói rặc những thứ bọt bèo, bìa chéo, rẻ
rề!
Cái nhìn của người chứng đạo, tác giả Chứng
Đạo Ca, KHẤT SĨ mới quý. Thạc sĩ, tiến sĩ chỉ quý ở thế gian và
với thế gian mà thôi. Trong đạo Phật không quý văn bằng, học vị.
Thời Phật tại thế, Phật dạy cho những người ngoại cấp, không
học vị văn bằng vẫn thành công trong giải thoát giác ngộ. Ở
Đông độ, Lục Tổ Huệ Năng được người đời kính quý tôn
thờ
cũng chẳng văn bằng học vị.
Thảo nào tác giả Chứng Đạo Ca tự trách:
"Ngô tảo niên lai
"
---o0o---
Thi
ca
45
| Mục
lục |
Thi
ca
47
|
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật :
11-05-2002