Sự im lặng của Đức Phật từ Araha đến Đại Thừa.

 

.

 

SỰ IgM LẶNG CỦA ĐỨC PHẬT
TỪ ARAHA THỪA ĐẾN ĐẠI THỪA
 

BS TRẦN NGỌC NINH

 

 ---o0o---

 

A. Tình hình trí thức ở India trong khoảng năm trăm năm sau khi đức Phật tịch diệt (Thế kỷ I trước và Thế kỷ I sau Kitô) là một sự hoang-mang chưa bao giờ sâu rộng đến thế.

Khi đức Phật đản sinh (Thế-kỷ VII T.Kt), không khí tinh thần hầu như hoàn toàn trống rỗng: Veda đã mất ý nghĩa, Upanisad bắt đầu hé dạng nhưng chưa thành hình và còn trong cái lồng kính kín mít của giới chiến sĩ quí tộc (satrya), chỉ mới thẩm lậu nhỏ giọt sang cấp nhà tu chính thống (brahmana). Rong rêu và cỏ dại mọc ra bừa bãi, đó là các ông đạo không nhà anagàriya, khất thực để sống (sanyassin), luôn luôn trên đường (samanna); hơn sáu mươi thuyết theo kinh Phật xuôi ngược trong năm mươi năm để truyền giảng Giáo Pháp thiết thực cho người đời. Ðạo Phật bắt đầu như thế, từ ở một bãi hoang có một cái xác xe đổ, trong vườn Nai của thị trấn Samath rồi lan rộng ra theo những đường mòn của India thời cổ.

Năm trăm năm sau, các bụi bặm đã lắng xuống hay bị gió thổi đi chìm xuống các lạch nước và giòng sông. Còn lại bên lề của đạo Brahman, hầu như chỉ có đạo Jaina, đông nhưng thu hẹp trong một khu địa kí và không đi sâu vào đời sống tinh thần lớn rộng của tiểu lục địa Ấn Ðộ; với đạo Phật, đã được sự bảo trợ mạnh mê của mấy đời vua (Maurya kusana, Guptam), và đã lan tràn trong dân chúng từ chân rặng Himalaya xuống đến mỏm cực nam, từ cửa sông Ganga đến cao nguyên Hindu Kutsh, và ra ngoài cả cõi Ấn xuống đảo Lanka, vào đến Trung Á. Giáo lý của đức Thế Tôn, dạy rằng “Vạn vật vô ngã”, đối lại với giáo lý Upanisad dạy “ngã và Brahman là một”, đã thành một dòng tư tưởng lớn, nghênh ngang, hùng vĩ, minh bạch trong toàn cõi India thời Trung cổ.

Những người thờ Veda và theo Upanisad, thấy sự thành công của đạo Phật, bắt đầu phản công lại. Patanjali và phái Yoga đứng riêng rẽ trung lập. Jaimini chủ trương Mimamsa, Gantama và Kanada lập thuyết Nỳaya- Vaisesika, Lovarakrisna phát triển phái Samkhya(1), đều là để xây dựng học thuyết atman (ngã). Thế giới tư tưởng Ấn đã thấy hai cực đang kết lại, một là năm kiến giải (darsana) nhận tính cách thần thánh của Veda-Upanisad và chủ trương, từ những lập trường dị biệt, rằng atman (ngã) có và là thực chất bản thể của vũ trụ cũng như con người; hai là đạo Phật, vừa là một ý hệ, vừa là một phép tu, dạy rằng không có atman (vô ngã), và gốc của sự khổ là vô minh (avidya) làm cho người ta tưởng là có atman, rồi đinh ninh rằng huyễn ảo vô thường là thực.

Vào lúc ấy, đạo Phật là đạo thù thắng trong xã hội, nhưng các bậc thức giả trong đạo đã thấy những thách thức và đe dọa đang nổi lên ở khắp nơi.

Thêm vào đó, năm sáu thế kỷ phát triển đã làm lộ ra những điểm yếu cần được bồi đắp để chống lại những công phá càng ngày càng nhiều càng mạnh của các kiến giải trung thành với kinh Veda (mà người ta vẫn tin là đã được đấng tối cao truyền xuống từ thuở hồng hoang).

Và Ðạo trong thời ấy đã trở thành xa cách với quần chúng, vì các Tăng Ni, hướng về sự tu hành cho thành chánh quả, đã lo cho bản thân nhiều hơn là cho mọi người ở ngoài đời. Ðó là chưa kể những chuyện không hay theo vết xe của các Bà-la-môn, cậy quyền, cậy thế, phá giới, xé luật.

Asvaghosa (Mã Minh) là một vị Tăng hữu học đã nhìn thấy sự cần thiết phải nhập thế và cần gây dựng lòng tin bên cạnh sự tụng kinh học kệ để bồi đắp trí tuệ. Sách Khởi Tín Luận Shraddhotpada được coi là một chứng tích quan trọng ở cuối thời Arahán thừa, chuyển sang Bồ-tát thừa (gọi là Mahayana, Ðại thừa).

 

B. Cái mầm Ðại thừa trong Tiểu thừa

Trong những lời nói và trong sự im lặng của đức Thế Tôn đã hàm chứa cái mầm của một Thừa mà Ngài chưa thể giảng được cho loài người ngay sau khi rời khỏi Bồ-đề đạo tràng (Bodhi Gaya) để xuống chuyển Pháp luân ở vườn Nai Samath. Ðức Phật chưa giảng, nhưng không phải là Ngài chưa cho biết.

Ngài đã do dự lâu lắm trước khi quay gót trở lại cõi thế để bắt đầu việc giảng Giáo Pháp thâm diệu, nhưng khó hiều vì ngược dòng. Truyền thuyết nói rằng chính đức Brahma đã cầu xin Ngài đừng bỏ, để sự khổ đau không bao giờ có thể chấm dứt. Khắp thế gian lúc ấy, đức Phật chỉ thấy có hai người là có thể hiểu được Ðạo, nhưng cả hai đều đã chết; giáo Pháp mà Ngài dạy sau đó cho những người còn đầy cấu nhiễm, hoặc là khổ hạnh tịch cốc, lõa thể, hoặc là vừa rời nơi cung điện và phấn son hoặc là còn đang thờ thần Lửa hay cúng thần bằng sinh vật, đành rằng đã chính là đạo Phật, nhưng ở cấp nào, bực nào?

Trong Tăng già (Sangha), sự tu hành qua tám bậc lên đến cao nhất là Arahan quả: lớp đầu có Sanputta, Moggalàna, lớp sau có Maha Kassapa là những người mà đức Phật đã có lúc nào giao cho trọng trách dìu dắt và giảng giải giáo lý cho Tăng chúng. Nhưng khi sắp tịch diệt, Ngài nói một câu đầy hứa hẹn, lạ lùng, vi diệu, mà không một ai khi ấy hiểu được ý nghĩa thâm sâu:

Mỗi người là một vị Phật đang thành.

 

Lý tưởng cao nhất trong đạo không còn là Arahan, bậc Thánh giả (Ariyapuggala), rời khỏi các kiết sử (samyojana), đoạn diệt các lậu hoặc (asava), giải thoát khỏi sinh tử luân hồi (samsara); mà là vô biên, vô cùng, vô tận, vô tính, Phật.

Kinh tạng hầu hết là kể lại các lởi của đức Thế Tôn: hoặc là đối thoại với ngoại đạo đến chất vấn và tranh luận, hoặc là lời giảng cho môn đồ về một điểm khó trong giáo lý. Nhưng cũng có những trường hợp đức Phật chỉ im lặng, không trả lời. Mười bốn câu hỏi không được trả lời (catvàti avỳakrta vastuni) hầu hết là những câu mà đức Phật đã để vào trong cái lưới của Brahma (Brahmajàla, trong Dighanikaya, Trường Bộ 2) trong đó sáu mươi hai luận chấp và sở kiến đã bị mắc phải và bị giam hãm, những vấn đề như “Thế giới thường hằng hay vô thường?”. “Vũ trụ hữu biên hay vô biên?” “Hồn với thân thể là một hay hai và biệt lập?”. “Sau khi chết thì có cái gì tồn tại hay chết là hết?” v.v... Ngài nói rõ:

Những điều ấy, Như Lai không trả lời.

Các Tỳ-kheo môn đồ: Hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời.

Và thọ trì là có trả lời những điều Ta có trả lời.

Ðiều gì Ta trả lời? “Đây là khổ” là điều Ta trả lời. “Ðây là khổ tập” là điều Ta trả lời. “Ðây là khổ diệt” là điều Ta trả lời. “Ðây là Ðạo diệt khổ” là điều Ta trả lời (Majjhima-nikaya 63).

Các nhà Phật học (TW. Organ, 1954; Tetsuro Watsuji, 1927, GadjonM. Nagao 1991) đã lập luận nhiều về lý do của sự im lặng của đức Phật.

Nhưng chính đức Phật đã giảng cho một vài môn đồ đủ trí tuệ hiểu vì sao Ngài không nói.

Một lần cho Malunkyaputta:

Này Malunkyaputta: vì (những) điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bảnl Phạm hạnh (đời sống trong giới luật, dẫn đến thanh tịnh), không đưa đến yểm ly (chán ghét), ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. (Trung Bộ–Majjhima-nikàya 63).

Trong Samyutta-nikaya (Tuơng Ưng Bộ), có cả một chương với mười kinh, đầu đề là Tương Ưng Không Thuyết(2) trong đó đức Như Lai đã im lặng trước Tỷ-kheo ni Klema(3), rồi Tỷ-kheo Anuràda, Tỷ-kheo Mahà Kotthika về những điểm có vẻ khác nhau. Nhưng với hành giả ngoại đạo Vacchagotta(4), có một lần Ngài giảng, không phải cho Vaccha mà Ngài trả lời bằng sự nín yên, mà cho Ananda. Vì sự quan trọng của kinh này nên tôi chép nguyên văn (theo bản dịch T.M.C).

1. ANANDA (Sự có mặt của Ngã Atman) (S. IV 400)

2. “Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên”.

3. “Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn: “Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã atta/atman không?” khi được hỏi vậy, “Thế Tôn im lặng”.

“Thưa Tôn giả Gotama, có phải không có tự ngã không?”

“Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng”.

“Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi”.

4. “Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?”

5. “Này Ananda, nếu được hỏi: “Có tự ngã không?” và Ta trả lời cho du sĩ yacchagotta là: “Có tự ngã”, như vậy, này Ananda là thuộc về phái các Sa môn, Bà-la-môn chấp thường kiến (sàsvata-vàda)”.

6. “Và này Ananda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã không?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến (uaccheda- vàda)”.

7. “Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: Có tự ngã không và Ta trả lời cho du sĩ Yacchngotta là: “Có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã” không?

“Thưa không, bạch Thế Tôn”.

8. “Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: “Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa”.

(Tương Ưng Bộ Kinh,

Samyutta-nikaya tập IV,x:10.)

 

Chú ý: Trong Kinh này, đức Phật vẫn dạy rằng “Tất cả các pháp (vật) là vô ngã”, nhưng không nói rằng không vô ngã (tự ngã, atman) hay một cái gì không có tính và chưa có tên được giải thoát khỏi tái sinh luân hồi (theo Arahan thừa) và có thể nhập vào Pháp giới chân không (theo Bồ tát thừa) nếu thành Phật. Thời gian chưa tới.

Sự im lặng của đức Phật là một im lặng chứa chất đầy ắp. Ðức Từ phụ không phá im lặng đó, ngay cả với những đệ tử đã ly thoảt khỏi sinh tử luân hồi. Vì phá im lặng ấy, tức là phá sự yên tĩnh đã đạt được trong tâm của các cao đồ đã thành được quả Alahan. Sự bi thương của Thế Tôn đối với tu sĩ ngoại đạo Vacchagotta (có thể ngơ ngác bối rối vì trước kia đinh ninh rằng mình có tự ngã, nay lại được bảo rằng, không có tự ngã) sẽ đảo ngược lại với Sariputta, Mogallana, Ananda, Klema, Anuràda, Kotthiga, Malunkya, và toàn thể Sangha, làm cho tất cả phải ngẩn ngơ hoang mang vì sau khi đã khó khăn phá được chấp ngã, đoạn diệt được lậu hoặc tham hữu, thực hiện được rằng vạn pháp vô ngã, bổng lại được bảo rằng có (tự ngã) hay một tương tự thế? Ðức Phật im lặng, không phải vì không thể đi vào nhữmg vấn đề siêu thế (lokuttara), cũng không phải hẳn vì ngôn ngữ thô sơ vụ lợi của thế gian không thể nói ra được Chân như. Ðức Phật giữ sự im lặng, vì giáo lý trong thời sơ khai này có mục đích thiết thực cấp bách(6) là diệt khổ bằng một con đường xây dựng Phạm hạnh. Có một nhu cầu trong xã hội, gay gắt cho những cá nhân đang bế tắc trong sự đi tìm một lẽ sống. Ðạo Phật chỉ là một con đường, một con đường đi lên được và đi được con đường lên cung trăng, mà ai cũng có thể tìm thấy. Nhưng mặt trăng chỉ mới là cái đích đầu tiên. Ra ngoài trăng là đâu? Và là gì? Sự im lặng của Phật là trời ở ngoài trăng.

(còn tiếp)

Chú thích:

1. Lúc này vedanta chưa bắt đầu. X. Dacsana và Vedanta.

2. Avỳakata Samyuttam

3. Klema là con gái vua Bimbarasa; xuất gia theo Phật thành quả Arahan.

4. Vacchagona samyanam.

5. Vacchagotta đã xin quy y và sau đó đã thành đạo.

6. Kinh Màlunkya (Majjhima, Trung Bộ Kinh 63), đức Phật kể phúng dụ người bị tên độc, cần được mổ ngay để lấy mũi tên ra không thì chết; nhưng lại đòi biết về người bắn mũi tên đó, và cái cung, cái tên... rồi mới chịu mổ. Kết cục là người ấy sẽ chết mà vẫn không biết gì cả về những điều ấy.

 (Trích Tập văn VU LAN, số 54 PL 2546 – 2002)

 

 

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Vi tính : Hồ Mỹ
Cập nhật : 01-09-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ทาตอะไรเป นองค 这次不再错过的作文题目开头 ç 明开夜合 åº 长寿和尚 宗教五寶 梵僧又说我们五人中 义云高世法哲言 僧人心態 tÃÆ 市町村別寺院数 phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi æµæŸçåŒçŽ 生日快乐 Hạnh phúc рикна 弘忍 å çœ¼ä½ æ Từ thiện tha long theo Để драма18 Cồn Hoạ Bên 横浜 永代供養 Phật Tản mạn mùa hạ 淨行品全文 lien mÊç å ä¹ chua 我心中最亮的星体育健儿作文 the vn tÃƒÆ B o ngÒ 关于文化的名人名言 Tâm หลวงป แสง Suối Di tảo Đức Phật đối với quan hệ anh em thân ç½ åˆ¹å ³