Phiên âm:
Đại
trượng phu, bỉnh tuệ kiếm
Bát
nhã phong hề kim cang diệm
Phi
đản năng thôi ngoại đạo tâm
Tảo
tằng lạc khước thiên ma đảm
Dịch nghĩa:
Chuôi
kiếm tuệ, đại trượng phu nắm lấy
Bát
nhã gươm, lóe sáng ánh kim cang
Không
những xưa, sàm sở của "đạo ngoài"
Làm
vỡ mật, bọn thiên ma nhếu nháo
TRỰC CHỈ
Tôn chỉ của đạo Phật,
có TUỆ là có tất cả. Quả VÔ THƯỢNG BỔ ĐỀ là đỉnh
cao tột của TUỆ. Quả VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN là diệu dụng
của TUỆ. Trong tam vô lậu học, GIỚI, ĐỊNH là hạt, là
cây, là cành, là lá mà TUỆ là hoa, là trái. Tu GIỚI, tu ĐỊNH
cốt để có được TUỆ. Hiểu được chân lý đó, người
đệ tử Phật chân chính có học Phật, tu hành không sợ
lầm lạc. Tu GIỚI, ĐỊNH phát sanh TUỆ GIÁC là tu đúng
chánh pháp. Gọi là GIỮ GIỚI, gọi là TỌA THIỀN tốn công,
khổ luyện, dù phải trải qua mấy mươi năm, mà không sanh
TRÍ TUỆ, không có khả năng nhận thức chân lý, tư duy về
chân lý, đó là tu sai lầm. Nhọc mệt thân tâm không đem
lợi ích luống uổng một đời.
Nói một cách khẳng định
rằng, tu hành mà không phát sanh TUỆ GIÁC thì không nên theo
pháp đó nữa, vì đã sai lạc pháp tu, trồng phải một thứ
cây không có hoa trái thì nên chặt bỏ nó đi.
"Đại trượng
phu" là người phải nắm cho được cái chuôi "kiếm
tuệ". Phải có khả năng sử dụng "gươm" BÁT
NHÃ KIM CANG để "tồi tà phụ chánh", để đối phó
ngoại đạo, thiên ma, phải làm cho chúng vỡ mật bay hồn,
khiến cho chúng "chích luân bất phản", tấn công
chúng "phiến giáp bất hoàn". Để "sử tri Phật
giáo ta bà chi hữu chủ"!
Dưới mắt của người
chứng đạo, người đệ tử Phật phải bồi dưỡng trí
tuệ. Đó là ý nghĩa: DUY TUỆ THỊ NGHIỆP
---o0o---
Thi
ca 29 | Mục
lục |
Thi
ca 31 |
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật :
11-05-2002