Hương Giang Tư Mã
Nhưng ít lâu sau thì người anh lấy vợ. Từ lúc chị dâu vào
nhà thì mối tình giữa hai anh em cũng bắt đầu suy giảm. Một ngày
nọ, do sự xúi giục của chị dâu, người anh bảo với người em :
- Bây giờ em đã lớn rồi, phải tự lập cánh sinh và đã
đến lúc anh em chúng ta chia của cải cho phân minh, để em có phương
tiện lập thân, lập nghiệp trên đường đời mà xông pha với
thiên hạ.
Nghe chồng nói như thế, bà vợ bèn phụ họa với mấy câu ca
dao :
"Làm trai cho đáng nên trai :
Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài yên".
"Làm trai có chí lập thân
Rồi ra gặp hội phong vân có ngày...".
- Dạ, anh chị dạy thế nào, em xin vâng theo.
Người anh dõng dạc tuyên bố như sau :
- Của cải cha mẹ chúng ta để lại tựu trung gồm có ba giống :
giống đực, giống cái và giống con. Mày bé nhỏ, nên tao nhường
cho mày tất cả những đồ đạc giống đực, còn những gì giống
cái và giống con thì phần tao.
Bà chị dâu phụ họa :
- Chú em nghĩ thế nào ? Theo chị nghĩ thì chia ra âm dương như thế
là công bằng nhất, vì thuận lẽ trời đất.
Người em vốn hiền lành, chất phác, chưa kịp nghĩ gì cả, nhưng
vì bị dồn vào thế bí của hai vợ chồng đã đồng lòng với nhau
từ trước, bèn trả lời :
- Xin vâng, anh chị đã có lòng thương em út, em út đâu dám
chối cãi. Có nhiều hưởng nhiều, có ít hưởng ít, đâu có sao.
Thế là cuộc chia của bắt đầu. Dựa vào quyền huynh thế phụ,
người anh và bà chị dâu chọn đếm trước tiên. Những vật nào
trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn, ngoài ruộng, đều là cái là con,
khiến cho người anh đếm mãi từ sáng đến chiều, mỏi cả miệng :
cái nhà của tao, cái giường của tao, cái tủ của tao, cái lu của
tao, cái nồi của tao... con trâu của tao ; vân vân...
Đếm như thế từ sáng đến chiều hôm, biết bao nhiêu là của
chìm của nổi, cái nhớ cái không, mà tuyệt nhiên chưa thấy một
vật nào thuộc về giống đực cả ! Mãi đến lúc trời tối,
người em sốt ruột quá, vì của cải kê khai đã gần hết, bèn tỏ
sự bực tức, đứng phắt dậy, chụp lấy cây dao rựa dựng nơi
hè nhà, mà nói rằng :
- Đây là đực rựa thuộc phần em.
Nói xong, vác rựa ra đi giữa đêm tối, trong lúc người anh
còn đang kiếm thêm đồ đạc để đếm, còn người vợ chạy ra
ngoài sân nói với một câu ca dao :
"Làm trai đã quyết thì hành
Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây".
Từ ngày rời khỏi mái nhà của cha mẹ để lại, người em
ngày ngày vác rựa vào rừng chặt củi làm kế sinh nhai. Vì không
có nhà, nên phải ăn nhờ ở đậu, nay đây mai đó, nhưng vẫn cố
gắng tự lập, sống với mồ hôi nước mắt, không muốn nhờ vả,
ăn xin kẻ khác. Một hôm trăng non vừa mọc, anh đang ngủ say thì có
tiếng quạ kêu, khiến anh thức dậy, nhìn bầu trời bao la trong sáng,
tưởng như trời sắp sáng, bèn vớ lấy cây rựa đi miết lên
rừng. Đến đầu rừng mới biết mình nhầm, trời vẫn còn khuya.
Quả thật, đối với những kẻ màn trời chiếu đất, cầu sương
điếm cỏ, thì dù là ban đêm họ vẫn thấy sáng và đó cũng là
niềm an ủi duy nhất của họ.
Người tiều phu bèn nằm duỗi chân dưới một gốc cổ thụ mà
chờ sáng. Rồi ngủ quên lúc nào không biết, anh chàng không ngờ
rằng nơi đây là chốn nô đùa của một bầy khỉ. Hôm ấy, như
thường lệ, chúng kéo nhau đến đây, nhưng chợt thấy dưới gốc
cây có một người lạ nằm thẳng đuỗn thì cho rằng đó là một
thây người. Chúng bèn xúm nhau khiên đi chôn, để lấy chỗ nhẩy
nhót. Đang được khiêng đi, chàng tiều phu bỗng tỉnh giấc, toan la
lên, nhưng thấy chuyện hay hay, bèn cứ nằm im để xem bọn khỉ khiêng
mình tới đâu. Hồi lâu, anh nghe bầy khỉ đứng lại nói với nhau :
"Hà rầm hà rạc,
Chôn vào hố bạc,
Không chôn hố vàng".
"Hà rầm hà ràng,
Chôn vào hố vàng,
Không chôn hố bạc".
"Con hư tại mạ,
Má hư tại trưa".
"Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng,
Con muốn phụng dưỡng cha mẹ ma cha mẹ chẳng còn".
Tử dục dưỡng nhi thân bất tại).
Anh cũng không quên người anh và bà chị dâu, mặc dầu họ
đối xử với anh rất tồi tệ, nhưng anh sẵn sàng tha thứ mà quên
chuyện cũ. Từ ngày trở nên giàu có, tiếng lành đồn xa, tiếng
dữ đồn dài, rồi cũng tới tai người anh bà chị. Họ bán tín bán
nghi, vì họ nghĩ rằng : vỏn vẹn chỉ có một cái đực rựa thì làm
nên trò trống gì ?
Một ngày kia, nhân ngày giỗ cha, người em bèn tìm đến nhà
người anh, mời anh về nhà ăn giỗ, vì anh ta nghĩ rằng dù sao cũng
là một thịt, chắc anh mình bị ảnh hưởng của bà vợ, chứ đâu
đến nỗi tệ như thế.... Được mời, người anh vội vã đi theo em,
trước là để báo hiếu với cha mẹ và tỏ tình huynh đệ, sau là
để dò xét sự trạng nhà cửa em mình ra sao. Khi đến nhà, người
anh không ngờ em mình giàu đến thế : nhà cao cửa lớn, vườn
ruộng cò bay thẳng cánh, kho đụn đầy mặp, vườn ruộng cò bay
thẳng cánh, gia nhân kể cả mấy mươi.... Người anh bèn hỏi người
em :
- Từ dạo ấy đến giờ, chú em làm thế nào mà phát tài dữ
vậy ?
Người em, bẩm tính lương thiện và đại lượng, bèn kể tỉ mỉ
cho anh nghe câu chuyện, từ khi được anh chị chia cho cây rựa nhựa,
lên rừng đốn củi nuôi thân, gặp bầy khỉ, và từ hố bạc
được chuyển sang hố vàng...
Vừa nghe em kể xong câu chuyện, người anh quên cả cúng vái,
bèn mượn em cái đực rựa, chạy một mạch lên rừng, tìm được
gốc cổ thụ theo lời chỉ dẫn của em, rồi nằm duỗi cẳng ngắm trăng
non và chờ bầy khỉ. Quả nhiên, một lát sau, có một bầy khỉ
đến nhẩy nhót xung quanh gốc cây. Chúng thấy có người lạ nằm
choán chỗ chúng vui đùa, bèn xúm lại khiêng đi chôn, vì chúng
tưởng đó là một thây người chết.
Giữa đường đi chôn, bầy khỉ nói với nhau :
"Hà rầm hà rạc,
Chôn vào hố bạc,
Không chôn hố vàng".
Khi nghe bầy khỉ nói như vậy, người anh vội ngửng đầu lên
cãi :
- Chôn vào hố vàng chứ ! Chôn vào hố vàng chứ !
Bầy khỉ không ngờ cái thây người vẫn còn sống, cuống cuồng
quẳng hắn xuống đất rồi bỏ chạy. Hắn bị lăn xuống sườn núi,
đầu va vào đá, vỡ sọ mà chết !
Bài học của chuyện tích này là :
- Tham thì thâm, dầm thì đen
- Ác lai ác báo
- Ở hiền gặp lành
- Trời thương Trời ngó lại.
Truyện tích này được truyền tụng khắp các dân tộc vùng
Đông Nam A, từ Vân Nam cho tới xứ Nùng, xứ Chiêm với lũ khỉ
mà họ gọi là "kra thơn" xứ Tày, đại khái cốt chuyện
giống nhau, chỉ khác về chi tiết liên hệ thủy thổ và phong tục của
các sắc dân trong vùng này.
Từ sự tích đó về sau, người ta cho rằng người đàn ông đi
đâu cũng mang rựa bên mình, cho nên người đàn bà, lúc nào giận
hờn, cũng mắng người đàn ông là : "đồ đực rựa",
"quân đực rựa" chỉ biết cỡi ngựa rong chơi...
Ngoài ra, chúng ta cũng nên lưu ý tiếng "đực" không
mấy khi dùng làm quán từ (article) như "cái" và "con".
Tuy nhiên, từ Nghệ Tĩnh trở vào cũng có nơi dùng tiếng
"đực" như một tính từ (adjective), để chỉ một vật gì to,
khỏe, bậm bạp, ví dụ : một đực bò, một đực rận, một đực
rựa...
Trong Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1896 tại
Sài Gòn, chúng ta thấy ghi :
Đực mẫm : giống đực to vóc, cả sức lực. Tiếng nói chơi
người có vóc lớn mà dở.
Sau hết, chúng ta thấy ghi trong "Dictionare Viêtnamien Chinois
Francais" của linh mục Eugène Gouin, des Missions Etragères, ấn hành
tại Sài Gòn năm 1957, những từ ngữ sau đây : bò đực taureau, con
bạc đực un joueur, cau đực aréquier mâle, người đực femme stérile,
tre đực bambou mâle, đực đột un étalon, un verrat, đực mặt nhìn nhau
se regarder ahuris, đực rựa conteau à longue manche./.
Cập nhật ngày:01-07-2001
Nguồn: www.quangduc.com