Quyển thứ hai
(3 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền
Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng Trì, Sa
Môn Biện Cơ soạn
-
Nước Lam Bà
-
Nước Na Yết La Yết
-
Nước Kiền Đà La
Những
nước này thuộc về Ấn Độ; nhưng lễ nghĩa phong tục khác nhau. Nên có thể
nói là riêng biệt. Hoặc nói là: Hiền Đậu. Đây dịch theo âm gọi là Ấn Độ.
Người người tuỳ theo đó mà xưng là người Ấn Độ. Do những phong tục khác
nhau mà có tên gọi khác nhau. Tiếng gọi Ấn Độ này có nghĩa là: Tốt đẹp.
Đời nhà Đường gọi Ấn Độ có nhiều tên khác nhau. Nhưng có một tên xưng gọi
nghĩa là mọi loài bị luân hồi không gián đoạn. Vì vô minh tăm tối nên chưa
ra khỏi nơi này. Giống như mặt trời chiếu sáng làm tỏ rạng chỗ tối tăm.
Tuy có ánh sáng ngôi sao chiếu đó. Há làm sao sáng bằng được ánh sáng mặt
trăng? Vì nhân duyên ấy nên ở đây dụ cho mặt trăng là điều tốt đẹp, mà với
đất nước này Thánh hiền tương tục xuất hiện như ánh sáng mặt trăng rọi
soi. Do ý nghĩa nầy mà có tên là Ấn Độ. Ấn Độ được chia ra nhiều dân tộc
và chủng loại khác nhau. Nhưng Bà La Môn vẫn là một giai cấp cao quý, mà
từ tục lệ đã biến thành như vậy. Trải qua nhiều thời gian sai khác, gọi
chung là nước Bà La Môn.
Nếu
nói về lãnh vực biên giới, có thể nói rằng chung quanh Ấn Độ có năm nước
và chu vi rộng hơn 90.000 dặm. Ba bên đều có biển. Phía bắc giáp Hy Mã Lạp
Sơn. Phía bắc rộng phía nam hẹp. Hình dạng như mặt trăng khuyết. Trong đó
còn chia ra hơn 70 nước nữa. Đa phần thuộc về nhiệt đới. Đất đai có nhiều
suối nước nóng. Phía bắc có nhiều núi đồi. Phía đông có sông ngòi và ao
hồ. Phía nam cây cỏ tốt tươi. Phía tây đất đai phì nhiêu. Đại khái xin
lượt qua như vậy.
Đại đa
số được gọi là Du Thiện Na. Du Thiện Na có nghĩa là từ xưa các vị Thánh
Vương mỗi ngày đều đi du hành. Theo truyện cổ một Du Thiện Na hơn 40 dặm.
Theo phong tục của nước Ấn Độ chỉ có 30 dặm. Theo giáo lý viết chỉ có 16
dặm. Cuối cùng phân tích một Du Thiện Na là tám Câu Lô Xá (Krosa - theo Tỳ
Đàm Luận: bốn gang tay là một cung, 500 cung là một Câu Lô Xá, là hai dặm,
tám Câu Lô Xá là một Do Tuần tức 16 dặm). Câu Lô Xá có nghĩa là tiếng rống
của con bò có thể nghe được (năm dặm) nên xưng là Câu Lô Xá. cũng có định
nghĩa khác: một Câu Lô Xá là 500 cung. Một cung là bốn Mạch. Một Mạch chia
làm 24 Chỉ. Một Chỉ tức là bảy hạt lúa. Cho đến gọi là Lông bò, lông dê,
sừng thỏ, nước đồng, cũng còn gọi 7 phần này là một Vi trần.
Vi trần chia ra làm 7 phần nhỏ nữa gọi là Cực vi trần. Cực
vi trần thì không thể chia thêm nhỏ nữa. Nếu chia thêm sẽ trở về không.
Cho nên gọi là cực vi vậy. Cũng có lịch âm dương đối chiếu theo ngày
tháng, xưng gọi là đặc thù không khác. Tuỳ theo ngôi sao mà định hướng của
tên tháng. Thời gian ngắn nhất gọi là sát na. 120 sát na làm một Đản Sát
Na. 60 Đản Sát Na thành một Thử thần.
30 Thử
thần là một Mâu Hồ Phiêu Đa. Năm Mâu Hồ Phiêu Đa là một giờ. Sáu giờ thành
một ngày một đêm. Nhưng cũng có nơi chia ra mỗi ngày đêm có tám giờ. Đầu
tháng cho đến giữa tháng là tháng trắng. Giữa tháng có trăng cho đến tháng
cuối gọi là tháng đen. Phần đen là trước ngày 14 và 15. Trăng thì có trăng
già và trăng non. Có trăng và không trăng (trắng và đen) hợp thành một
tháng. Sáu tháng như vậy là một hành. Mặt trời đi bên trong gọi là bắc
hành, mặt trời đi bên ngoài gọi là nam hành. Tổng cộng có 2 hành hợp lại
thành 1 năm.
Mỗi
năm chia ra làm 6 mùa. Từ 16 tháng giêng đến 15 tháng 3 là mùa ít nóng. Từ
16 tháng 3 cho đến 15 tháng 5 là mùa nóng nhất. Từ 16 tháng 5 cho đến 15
tháng 7 là mùa mưa. Từ 16 tháng 7 cho đến 15 tháng 9 là mùa tạnh. Từ 16
tháng 9 đến 15 tháng 11 là mùa ít lạnh. Từ 16 tháng 11 đến 15 tháng giêng
là mùa thật lạnh. Giáo lý của Đức Như Lai chia ra làm 3 mùa. Từ 16 tháng
giêng đến 15 tháng 5 là mùa nóng. Từ 16 tháng 5 cho đến 15 tháng 9 là mùa
mưa. Từ 16 tháng 9 đến 15 tháng giêng là mùa đông. Hoặc cũng có nơi gọi 4
mùa, gọi là xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân có 3 tháng. Gọi là tháng Đản La,
tháng Phục Khá Xứ, Kỳ Sắt Ngỏa. Những tháng này từ 16 tháng giêng đến 15
tháng tư. Mùa Hạ có 3 tháng, đó là tháng Loại Sa Trà, tháng Thất La Phiệt
Nô, tháng Bà La Bát Đa. Những tháng này từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 7. Mùa
thu có 3 tháng. Đó là tháng An Ổn Thần Phố Xà, tháng Ca Sắt Vệ Ca, tháng
Vị Già Thỉ La. Những tháng này từ 16 tháng 7 đến 15 tháng 10. Trong ba
tháng mùa đông gồm có: tháng Vị Báo Xa, tháng Ma Khứ và tháng Loại Lặc Thê
Nô. Những tháng này từ 16 tháng 10 đến 15 tháng giêng. Cho nên Tăng tín đồ
của Ấn Độ theo lời Phật dạy, họ có hai mùa an cư. Hoặc trước 3 tháng hoặc
sau 3 tháng. Trước 3 tháng có nghĩa là từ 16 tháng 5 đến 15 tháng 8. Sau 3
tháng có nghĩa là từ 16 tháng 6 cho đến 15 tháng 9. Chữ Tiền được dịch
nghĩa theo Kinh luật hoặc gọi là một Tọa Hạ hay một Tọa Lạp (một tuổi
đạo). Đây là những tục lệ cổ. Chẳng giống với Trung Quốc về âm vận hoặc
phương ngôn khi chuyển dịch ra như vậy. Cho nên sự nhập thai của Đức Như
Lai cũng như Đản Sanh, Xuất Gia, Thành Phật, Nhập Niết Bàn, ngày giờ đều
có sự sai khác. Nguyên nhân như sau.
Phàm
chỗ ở, làng mạc, thành ấp cho đến phố xá, thị thành, do trải qua địa bàn
mà tạo nên đường xá rộng hẹp. Có người ở chỗ cao ráo đẹp đẽ. Có người ở
chỗ ô uế tạp cư. Những kẻ sống bên ngoài đi đứng qua lại thành phải trái.
Từ chỗ ở đó chế tạo ra những công việc thành thục. Do địa thế và khí hậu
khác nhau mà thành. Cho nên làm tường hoặc bằng tre gỗ hoặc bằng những
loại gạch nhiều hồ than. Tất cả những khác biệt đó ở trong mùa hạ. Những
loại bằng cỏ bằng mây tạo nên những tấm thảm để trang sức trên những bức
tường bằng đá bằng than. Dưới đất có trải phân bò cho là sạch, có lúc rải
hoa lên đó; nên có điều khác lạ. Mà ở các chùa thường không làm như vậy.
Các chùa thường làm 4 lầu 3 từng. Trên nóc có đòn dông chạm khắc nhiều
hình tướng. Trên tường có những bức hoạ đồ nhiều màu sắc khác nhau mà thứ
dân thì không như thế. Phòng ở giữa cao lớn rộng hơn. Tầng thứ nhì có khắc
các hình tướng không giống nhau. Cửa thường hướng về đông. Buổi sáng ngồi
xoay mặt về hướng đông cho đến ngủ nghỉ thì dùng thằng sàng (giường dây)
để ngủ.
Vua
chúa, trưởng giả, thứ dân có sự khác nhau. Những sự trang sức có quy củ và
không sai biệt mấy. Nơi chỗ ngồi của quân Vương thường cao rộng. Đặc biệt
thường ngồi trên tòa sư tử, được làm bằng những loại trân bảo. Hàng trăm
loại quý giá được điêu khắc khác nhau nơi y phục cũng như đồ mặc. Rõ ràng
có sự sai khác rất nhiều. Phía người nam mặc đồ bao bọc chung quanh qua
phía vai hữu. Người nữ mặc kín đáo hơn. Ở trên đầu có để tóc ngắn. Hoặc có
dấu hiệu khác tục. Cổ thì choàng hoa tươi, thân hình thì đeo anh lạc. Đây
là những y phục kiều diễm làm bằng vải và những đồ trân quý cũng như bằng
lụa hoặc bằng vỏ cây. Cũng có khi bằng loại gai hoặc bằng vải cũng như
lông dê. Những y phục đặc biệt được làm bằng lông thú. Lông chim đẹp cũng
là một loại y phục trân quý vậy. Ở phía bắc Ấn Độ phong thổ lạnh lẽo nên y
áo được chế biến khác hơn. Bên ngoài được mặc thêm nhiều áo khác nhau
giống như lông con chim khổng tước hoặc trang sức những anh lạc. Hoặc
chẳng để lộ hình. Hoặc lấy cỏ mây che thân thể. Hoặc cạo tóc hoặc bới đầu.
Những loại thể như thế không có định hướng cũng như màu sắc khác nhau.
Pháp phục của Sa Môn chỉ có ba y và Tăng Khước Kỳ cũng như Nê Thần Thử La.
Ba y cũng được cấu tạo không giống nhau. Hoặc ngắn dài rộng hẹp, hoặc lớn
nhỏ khác nhau. Tăng Khước Kỳ vai trái rộng, hai bên trái mở ra, bên phải
đóng lại để bao bọc lên người. Nê Thần Thử La (Niết Bàn Tăng) không có dây
cột giống như áo. Tất cả đều tính thành một bộ y mà mỗi bộ đều khác nhau,
màu sắc vàng đỏ cũng không giống nhau. Sát Đế Lợi Bà La Môn sự ăn ở cũng
khác nhau. Quốc vương đại thần ăn mặc đẹp lạ. Hoa cài tóc, cổ trang sức
gồm nhiều đồ anh lạc để hoá trang. Trong ấy cũng có nhiều thương gia giàu
có làm như vậy. Người người có nhiều khác biệt như tục nhuộm răng hoặc đỏ
hoặc đen. Tóc, răng, tai, mũi mắt cũng đều làm đẹp như thế.
Tất cả
cũng chỉ mục đích làm cho đẹp và trong sạch. Phàm ăn uống, trước tiên có
tẩy rửa, phải dùng rượu và dùng những chén bát khác nhau. Cũng có dùng
chén bát bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng. Ở trong những trường hợp ăn uống
như thế tăm xỉa răng cũng cốt làm sạch. Nước súc miệng cũng không là điều
chấp trước. Mỗi khi tắm rửa thường dùng hương thơm của lá cây hay bằng bột
trầm, bột nghệ. Khi quân vương tắm thì âm nhạc trổi lên, ca hát tế lễ rất
là hưyên náo.
Chữ
nghĩa rõ ràng. Do Phạm Thiên chế ra gồm 47 chữ. Nhờ vào những vật hợp
thành mà trở nên chuyên dụng. Rồi phát triển rộng ra. Đây là nguyên nhân
vậy. Rồi từ đó người địa phương cải biến lại. Ngôn ngữ nầy sau nầy cũng có
sự thay đổi từ bổn gốc mà lấy Trung Tâm Ấn Độ làm tiêu chuẩn, để điều hòa
tiếng Phạn rõ ràng hơn. Vần đọc thanh cao lấy người làm quy tắc. Những
nước khác lân cận cũng được giáo dục thành thục như thế. Có sự cạnh tranh
muốn bảo toàn thuần phong mỹ tục. Cho nên trong những thơ văn lời nói vẫn
còn tồn tại. Sử chép rằng gọi chung những điều như thế là Ni La Tế Trà.
Tốt, xấu đều do nơi đây mà ảnh hưởng vậy, mà mở ra 12 chương tốt đẹp để
chỉ đạo. Sau bảy tuổi thì lãnh thọ Ngũ Minh Đại Luận
-Một
là Thanh Minh, giải nghĩa những chữ huấn dụ. Chú giải những mục sớ văn.
-Hai
là Công Xảo Minh là những cơ quan kỹ thuật và lịch âm dương đối chiếu
-Ba
là Y Phương Minh. Cấm chỉ những tà thuật về thưốc men có ngải bằng đá kim
-Bốn
là Nhơn Minh, khảo sát việc chánh tà nghiên cứu tìm chơn ngụy
-Năm
là Nội Minh, nghiên cứu về diệu lý nhân quả, ngũ thừa.
Đây là
bốn luận Vệ Đà của Bà La Môn:
-Thứ
nhất là Thọ, nghĩa là duỡng nuôi tánh thiện,
-Thứ
hai là Từ nghĩa là tế tự cầu nguyện
-Thứ
ba là Bình, nghĩa là lễ nghi binh pháp quân trận
-Thứ
tư là Thuật, nghĩa là dùng y học để đối lại với những ma chú.
Vị
Thầy bắt buộc phải nghiên cứu rộng rãi tinh vi ý nghĩa nầy. Để minh thị ý
nghĩa dẫn đạo to lớn trong lời nói tế nhị. Đề cao những việc thiện khắc
ghi vào danh bạ. Nếu mà ý thức được nhiều thì sẽ làm nguyên tắc sống rõ.
Thành sự học nghiệp phải trải qua ba mươi năm. Lúc đó chí nguyện mới đạt
thành. Mới có thể hưởng lộc đầu tiên về đạo đức của một vị Thầy. Cho nên
đây là sự chiếm cứ tốt đẹp nhất của việc biết rộng vậy. Đây là sự biểu
hiện của những vật bên ngoài chìm nổi thay đổi, đây là sự chịu đựng không
sợ tai tiếng từ xa. Nếu nhà vua có tà vạy, chưa thể khuất phục được, nhưng
vì việc nước là trọng thì phải thông qua tập tục cao sáng đó. Đồng thời
cũng tán thành mệnh lệnh của long thể là trọng yếu. Cho nên có thể có ý
chí mãnh liệt để học hỏi, quên đi những nghề nghiệp đi xa mệt mỏi. Sự tìm
đạo phải nương theo lý lẽ nhân nghĩa không quá xa hơn ngàn dặm. Nhà tuy
giàu mà có ý chí ra đi, đầu óc rõ ràng. Quý trọng để biết đạo chứ không
xấu hổ để tham tài. Vui chơi đoạ nghiệp vào sự ăn mặc. Chẳng phải vì đức
hạnh lại chẳng thực tập, vì sự sỉ nhục đến tạo nên tai tiếng cao xa, như
giáo lý của đức Phật tuỳ loại mà được thành tựu. Đến Thánh quả của chánh
pháp kia còn xa vời trách nhiệm nghe thấy giải thích đều do tâm nầy vậy.
Nghe biết thực hành để được ngộ đạo. Chấp trước tranh luận để làm sáng tỏ.
Những môn học chuyên môn khác làm cho thấy rõ sự sai biệt. Mười cõi, tám
loài mỗi mỗi đều rõ ràng. Đại Thừa, Tiểu Thừa hai giáo đều có sự riêng
biệt; nơi đây đều có sự yên tĩnh tư duy qua sự đi đứng nằm ngồi. Định tuệ
lắng yên sự tranh tụng. Tùy theo điều nầy mà đại chúng được chế ra để
phòng ngừa không thể cho rằng Luật Luận Kinh là kinh Phật
-Bộ
thứ nhất, tuyên dương, không cần tri sự tăng
-Bộ
thứ hai, tăng thêm tư liệu phòng ốc
-Bộ
thứ ba, sai bảo thị giả cung kính phụng thờ
-Bộ
thứ tư, cho người tịnh hạnh nhơn việc làm
-Bộ
thứ năm, đi theo xe voi
-Bộ
thứ sáu, dẫn đường theo sau.
Lấy
đạo đức đầu nêu cao tánh mệnh, cho nên tập họp để khảo sát những giảng
luận nầy về ưu khưyết điểm phân biệt thiện ác mà có đen trắng sáng tối.
Trong nầy cũng có sự bàn bạc tế nhị để đề cao Diệu Lý. Những ngôn từ tốt
đẹp cũng được triển khai. Đây là bảo tượng cao quý để chỉ đạo như vào
trong rừng vậy. Cho đến ý nghĩa hư vọng cũng được chỉnh đốn. Lý giải rõ
ràng, nghĩa lý phù hợp với lời nói, tức tùy theo sự hợp nhất giống như đất
ở trên tường. Hoặc giả, phải ở nơi tịch tịnh để biểu hiện tánh hiền thuận.
Người ta biết rằng vui theo niềm đạo là điều được khuyến thỉnh để học hỏi.
Người xuất gia trở lại đời cũng được gọi là tốt. Tuy nhiên khi còn ở trong
Tăng bị phạm luật thì phải bị phạt. Không thể khinh xuất mệnh lệnh của
chúng tăng được. Lại ở trong chúng không được nói, cũng không được cùng
chúng ở chung, không được cùng chúng ăn cơm, đi ra khỏi trụ xứ phải sống
biệt trụ, để phản tĩnh lại việc làm sai trái đầu tiên của mình. Nếu mà nói
về chủng tộc có bốn loại như sau:
-Thứ
nhất, Bà La Môn, là những kẻ tịnh hạnh, giữ đạo trinh khiết, tiết tháo.
-Thứ
hai, Sát Đế Lợi, là những kẻ nắm vương quyền, là những bậc nhân chủ trong
đời, lấy nhân đức làm chí nguyện
-Thứ
ba, Phệ Xá, là những kẻ buôn bán làm giàu do sự buôn bán gần xa.
-Thứ
tư, Thủ Đà La, là những kẻ nông dân, đem sức lực của mình siêng năng làm
việc nhà cửa. Phàm tất cả đều do bốn chủng tộc nầy mà lưu hành.
Về
việc hôn phối thì không được vượt qua những giai cấp đó. Nội ngoại gia tộc
được cấu thành không phức tạp, người lấy chồng không được tái giá. Nếu
không sẽ bị khai trừ ra khỏi tộc đó. Mỗi chủng tộc đều có mỗi tục lệ khác
nhau, khó có thể tường lãm hết. Quân Vương trị thế ở đời chỉ có dòng Sát
Đế Lợi. Họ được xưng là cao quý trên các tộc khác; nhưng lính tráng của
nước nhà được tuyển chọn khác nhau. Cha con chuyên nghiệp cùng theo binh
thuật, ở nơi cung điện để phòng vệ. Ra đi chinh phục được cử đi trước.
Phàm trong bốn loại binh, thì có bộ binh, mã binh, xa binh và tượng binh.
Voi được điều khiển bởi những người nài, một tướng ngồi lên đó, hai bên tả
hữu có quân lính đi theo ngự giá gồm xe tứ mã. Binh tướng theo hầu, cận vệ
hai bên để phù trợ xe vua.
Quân
cỡi ngựa chia ra hộ tống. Phía bắc quân đi bộ là những kẻ dũng sĩ được
tuyển chọn cầm theo giáo mác dài và giữ những dao kiếm đi kề. Phàm những
khí cụ như thế đều được vót nhọn. cũng gồm có cung tên, dao kiếm, búa lớn,
búa nhỏ, giáo mác dài cùng theo xe . Tất cả đều để biểu dương uy thế. Phàm
làm như vậy là tục lệ, biểu hiện tính chất mạnh mẽ cấp thời chiếm lĩnh,
không được cẩu thả, để có nghĩa là bảo hộ. Nếu không thì phải bị tội khinh
thường sự sống là nghiệp vậy. Ngụy trang những việc làm ấy để trở thành
ngụy tín. Chính sách giáo dục phong tục phải điều hòa tốt xấu. Những kẻ
hung dữ bị luật pháp quốc gia trừng trị. Có ý mưu hại làm nguy đến Quân
Vương, làm chướng ngại v.v..những việc như thế đều bị hình phạt. Vì sự
sanh tử chẳng kể nhân luân. Phạm vào lễ nghĩa nghịch lại trung hiếu bị xẻo
mũi, cắt tai, chặt tay, và chặt chân. Hoặc đuổi ra khỏi nước. Hoặc phóng
thích nhưng bị phạm vào tội ăn cắp tài sản, đa phần bị ở tù cũng như những
hình phạt khác, tùy theo vấn đề mà đối sách sự việc để giải quyết. Nếu kẻ
phạm tội quá sức mà muốn làm rõ sự thật thì phải theo án lệnh. Trong đó có
bốn điều: dùng nước lửa để trị tội, tội nhân bị bỏ vào nước cùng với đá,
khi chìm rồi, nhận sâu xuống mới biết đúng sai. Khi chìm rồi, lấy đá đè
lên phạm nhân. Nếu người nổi đá chìm không ổn. Dùng lửa bằng cách đốt cột
đồng để tội nhân leo lên đó. Hoặc đốt nơi chân để hỏi cung. Hoặc đưa vào
lưỡi. Nếu không có tội không sao, nếu có thì bị tổn thương. Có bị thương
tích hay không do sự thật hư mà có. Kẻ nhu nhược không chịu nổi lửa cháy
mạnh. Cây chưa phát hoả, thì sẽ bị cháy sém. Kẻ thật hư sẽ bị hoa lửa kia
đốt cháy. Đây gọi là người bị đá đe nặng nhẹ. Kẻ hư ngụy sẽ bị đá đè lên
người. Độc thủ hơn là cho một con dê mang đá đến chỗ tra khảo và người bị
kiện cho uống thuốc độc, kẻ xử phạt bắt người đó phải chết. Kẻ hư ngụy sẽ
bị chất độc làm hại. Đây là đơn cử bốn điều đã nói để phòng hờ trăm việc
trái.
Cho
đến nghi thức cung kính cũng có chín nghi lễ.
Thứ nhất là nói
lời an ủi. Thứ hai là cúi đầu cung kính. Thứ ba là giơ tay cao chào. Thứ
tư là chắp tay ngang ngực. Thứ năm là quỳ gối.
Thứ
sáu là chân để duổi ra.
Thứ bảy là tay
duổi thẳng ra đất.
Thứ
tám là năm luân đều cong. Thứ chín là năm vóc đều gieo xuống đất. Phàm
chín việc này đều phải cung kính. Đây là cái đức cao cả, tận lực cung kính
tán thán. Về phía xa hơn nữa thì phải cúi đầu chấp tay. Về phía gần thì
chân phải quỳ gối. Phàm nói năng phải nương vào lệnh trên. Tôn trọng bậc
hiền thánh, thọ nhận sự lễ bái tất có sự an ủi.
Hoặc
cọ sát nơi đầu. Hoặc vỗ về nơi lưng. Lời nói diệu hiền mẫn cảm hướng dẫn
minh thị chỗ thân thiết nồng hậu. Xuất gia làm Sa Môn được thọ nhận sự
kính lễ. Chỉ có thêm nguyện tốt không dừng lại sự lễ bái. Tùy theo công
việc của Tông môn có nhiều khác biệt. Hoặc chỉ một lần. Hoặc hai ba lần.
Tâm niệm ấy do sự cầu thỉnh riêng mà được.
Phàm
khi gặp bệnh nhịn ăn bảy ngày trong thời kỳ đó sẽ có thuyên giảm.
Nếu chưa
hết mới dùng đến thuốc than. Tên của những loại thưốc thì không giống
nhau. Đây là công vệc của y khoa chiếm lĩnh có sự khác nhau. Cuối cùng khi
chết đi thì đều nhỏ lệ. Người thân cạo tóc để ngực, áo quần được chế tạo
để mặc cư tang thì không hạn định. Khi tống tán nghi lễ có ba loại. Thứ
nhất là hoả táng, dùng củi để thiêu. Thứ hai là thủy tán, cho dìm xuống
nước để trôi đi. Thứ ba là dã táng, nghĩa là cho xác vào rừng cho chim ăn.
Khi Quốc Vương băng hà đầu tiên lập một ban tổ chức cho tang lễ, rồi phân
chia trên dưới. Khi sống lấy đức làm đầu. Khi chết không còn kiêng cử nữa.
Những người nhà có tang thì không ăn uống. Sau khi tang lễ xong trở lại
bình thường không kiêng kỵ. Những người đi đưa đám chết không sợ dơ hoặc
tắm rửa bên ngoài rồi cho vào. Cho đến tuổi tác sống lâu hay chết sớm cũng
thế. Khi sống không sợ mệt nhọc đắm chìm. Con thú khi lìa đời còn muốn trở
lại nhân gian. Sự sanh tử nặng nhẹ hy vọng vào con đường phía trước. Cho
nên người thân thuộc phải biết tạo nên niềm vui bằng tiệc rượu. Hoặc đánh
trống thổi kèn để thêm sức. Kẻ trung lưu cũng được sanh thiên. Trong mười
cõi ấy một cõi này cũng chưa thấy được. Kẻ xuất gia làm tăng không bị quy
vào đây. Khi cha mẹ mất tụng niệm để nhớ ơn. Xa hơn là cầu việc phước đức.
Giữa chính trị và tôn giáo có những điều cũng giản đơn. Nhà nào chẳng có
gia phả thì người đó chẳng có thay đổi quá trình. Trong đất đai của Vua
chúa cũng chia ra làm bốn loại. Thứ nhất đất ấy nhà nước dùng để làm tế
lễ. Thứ hai đất ấy ban cho các tể tướng triều thần. Thứ ba đất ấy thưởng
cho những kẻ học cao tài rộng. Thứ tư đất ấy giống như ruộng phước điền
cấp cho những đạo khác. Cho nên cũng có chế độ thuế má nặng nhẹ được kiểm
soát bởi tỉnh. Mọi người trong đời có nghề nghiệp đều có đầy đủ cổ phần
đất đai. Nếu là ruộng quý thì phải đóng một phần sáu thuế. Sự thương mại
có lời qua lại cũng như sự buôn bán trước sau đều có thuế. Sự buôn bán
giúp cho quốc gia giàu mạnh bắt buộc phải lao dịch. Đây là giá trị của sự
thành công vậy. Trấn nhậm chinh phạt là do lính tráng. Số nhiều do mọi tộc
và các huyện tuỳ theo người mà thưởng. Những người đầu ấp được cử ra để
thâu thuế. Các nơi đều có phân chia đất đai cho việc ăn uống. Phong tục
khác biệt, chỗ ở cũng như vậy. Hoa quả cây trái đủ loại khác nhau. như Am
Mộc La, trái Am Nhi La, trái Mạc Đỗ Già, trái Phạt Đạt La, trái Kiếp Tỳ
Hoá, trái A Mạc La, trái Chấn Đỗ Già. Phàm những loại như thế thật khó
biết hết. Vì thấy lạ trên đời nên lược ghi như vậy thôi. Cho đến những
loại cây khác của Ấn Độ cũng ít nghe tới như quả lê, quả đào, nho v.v... .
Nước Già Hiển Nhi La cũng đã đến đây mang về trồng. Thạch Lựu Cao Kiều các
nước đều có trồng. Tuỳ theo nhà nông mùa màng canh tác, để trồng tuỳ theo
thời tiết mà có sự thay đổi. Đất đai nơi đây cũng trồng được nhiều lúa
mạch. Rau cải cũng được trồng nơi có nước. Rau cỏ tuy ít nhưng không thiếu
để dùng. Nhà có nhiều miệng ăn phải chia khu ra để canh tác. Cho đến sữa
tươi, đường cát, mật ong, dầu và các thứ bánh cũng đều dư dả. Dê, nai và
những loại quý cũng như voi, ngựa, chó, khỉ, sư tử, gà nhà v.v... . Phàm
những loại động vật có lông thì vô số kể. Những người có tâm xấu hổ thường
hay không làm những việc ác. Những kẻ ấy bị người đời coi thường ví như
những kẻ uống rượu say sưa đều ít trân quý. Rượu nho cam thảo là những thứ
dùng cho giòng Sát Đế Lợi uống. Rượu cúc và những loại rượu khác cũng như
vậy. Sa Môn, Bà La Môn uống nước nho và nước cam thảo, không có nghĩa là
uống rượu say. Có nhiều bộ tộc khác nhau cho nên không thể nói riêng biệt
được. Họ dùng những đồ ăn uống đặc thù. Tùy theo đồ vật và thời gian mà có
sự liên quan khi dùng đến mà không thể biết hết được; đa phần ly bằng đất
ít dùng mà dùng loại đồng đỏ. Khi ăn, dùng một cái bát để hết thức ăn vào
đó. Dùng tay bốc ăn. Cho đến khi già bệnh, họ vẫn dùng đồ bằng đồng.
Về những loại
vàng bạc đá ngọc quý ở đất nước này có chứa chất rất nhiều. Có nhiều loại
trân bảo khác nhau bằng đá quý. Lấy từ biển lên để bán. Vật để mua bán
hàng hoá là vàng bạc cho đến những đồ quý giá. Trải dài cho đến biên cương
của Ấn Độ cũng đều như thế. Phong tục có sai biệt nhưng đại lược là như
thế. Tất cả đều cùng một khái niệm là nước ấy có nhiều chánh sách và phong
tục khác nhau.
Nước Lam Bà chu
vi hơn ngàn dặm. Phía bắc giáp với Tuyết sơn. Ba bên có núi cao. Thủ đô
hơn mười dặm có từ hơn 100 năm nay. Vương tộc không còn cho nên có sự cạnh
tranh không có người đứng đầu. Trước đó lệ thuộc nước Ca Tất Thí. Ở đây có
nhiều mía, cây rừng và những hoa quả khác. Khí hậu ôn hoà. Chỉ có sương
nhưng không có tuyết, phong tục của nước này người ta hay vui với ca hát
ngâm thơ. Ý chí tánh tình thì yếu đuối thường hay quỷ quái. Chẳng xuất
hiện điều gì đặc biệt.
Lễ
nghi cử chỉ thô tháo. Mặc nhiều áo phải dùng màu trắng để trang sức. Già
Lam hơn mười ngôi. Tăng tín đồ còn rất ít. Đa phần học tập theo Đại Thừa
giáo. Ngoài ra hầu hết theo những đạo khác. Từ đây đi về phía đông nam hơn
trăm dặm thì gặp núi cao, sông sâu; đến biên giới bắc Ấn Độ gặp nước Na
Yết La Yết.
Nước
Na Yết La Yết đông tây hơn 600 dặm. Nam Bắc hơn 256 dặm. Núi non bao bọc
chung quanh rất nguy hiểm. Đô thành chu vi hơn 20 dặm. Không có người cai
quản cho nên trực thuộc Ca Tất Thí. Có nhiều lúa gạo và hoa quả. Khí hậu
ôn hoà. Phong tục thuần chất, mạnh mẽ kiên cường, xem nhẹ tiền tài, ham
học, sùng kính Phật Pháp. Ít có người theo Ngoại Đạo. Chùa tuy nhiều nhưng
tăng tín đồ thì ít. Các bảo tháp bị hoang phế hư hoại. Những đền thờ của
Đạo Giáo khác có 5 sở và hơn 100 người theo.
Thành
phía Đông rộng 2 dặm, có bảo tháp cao hơn 300 thước do Vua Asoka kiến
thiết, trên đá đặc biệt điêu khắc công phu. Lịch sử Phật Thích Ca, lúc còn
là Bồ Tát gặp Phật Nhiên Đăng, đã trải tóc và áo phủ trên bùn để Phật đi,
và được Phật thọ ký. Cho đến kiếp hoại, sự tích nầy vẫn không mất. Hoặc
cũng có chạm những ngày lễ, trời mưa hoa cúng dường, người người quây quần
tu phước cúng dường.
Ở phía
tây Già Lam nầy, tăng tín đồ cũng ít. Phía nam có bảo tháp nhỏ. Ngày trước
vùng nầy thuộc xứ Án Ni, Vua A Dục tránh con đường lớn nên làm con đường
nầy.
Giữa
thành có Bảo Tháp, nghe rằng đây có thờ Răng của Phật cao rộng trang
nghiêm tráng lệ. Bây giờ không còn Răng nữa, chỉ còn Tháp thôi. Tháp cao
hơn 30 thước. Tục lệ không cho biết Tháp nầy có tự bao giờ, nên không rõ.
Tháp đứng trơ trọi chẳng còn ai ở đó nhưng rất linh thiêng.
Phía
Tây Nam cách thành hơn 10 dặm có Bảo Tháp nữa. Nơi đây, đức Như Lai từ
miền trung Ấn Độ đi du hoá đến nơi nầy. Không xa phía đông mấy, lại có một
Bảo Tháp cũng theo truyền thuyết là nơi Bồ Tát ngày xưa gặp Phật Nhiên
Đăng, mưa hoa cúng dường
Phía
tây nam cách thành hơn 20 dặm, có một ngọn núi thấp. Ở đó có chùa, viện và
tháp miếu đều làm bằng đá. Nhưng hiện tại vườn không nhà trống không có
bóng dáng một người tu. Giữa đó có một bảo tháp cao hơn 200 mét. Tháp nầy
cũng được Vua A Dục kiến tạo. Phía tây nam của Già Lam thật tiêu sơ vắng
vẻ, gió thổi trốc vách tường. Phía đông tường đá ấy có một động lớn, nơi
đây cũng là nơi ở của con rồng Cù Ba La. Qua cửa hẹp thì có một động khác
tối hơn. Động đá nầy có nước ngọt nhiễu từng giọt. Tự nó biến thành Chơn
Dung của Phật, tướng hảo đầy đủ trang nghiêm tự tại. Từ đó đến nay, ít có
người thấy được, nhưng kẻ nào thấy được mà chí thành cầu thỉnh thì được
cảm ứng; nhưng ánh sáng thấy được đó không lâu. Ngày xưa, khi Phật còn tại
thế, con rồng nầy là kẻ chăn trâu muốn dâng sữa cho Vua, nhưng dâng không
được, tâm sân khởi lên. Sau đó mang một đồng tiền vàng mua hoa cúng Phật,
nên được thọ ký tại tháp nầy. Tái sanh làm con rồng ác ấy đã phá hại nước
của Vua, rồi bị đập đầu vào đá mà chết. Chết rồi, đọa thành Đại Long Vương
ở trong Động Đá nầy. Tâm tánh thay đổi muốn ra khỏi động và không dám làm
ác. Tâm thiện khởi lên chiêu cảm đến Như Lai. Thương con rồng, ngài vận
thần thông từ miền trung Ấn Độ đến nước nầy. Vừa thấy đức Như Lai, con
rồng buông xả tất cả tâm độc, liền thọ giới không sát sanh, nguyện hộ trì
Chánh Pháp và cung thỉnh đức Như Lai lưu lại Động nầy, các vị Thánh Đệ Tử
cũng lưu lại nơi đây mà thọ nhận sự cúng dường của rồng. Nhân đó, đức Như
Lai bảo rằng:
Như
Lai sẽ vì người mà lưu lại hình ảnh, sau khi tịch diệt ở nơi nầy. Và lúc
nào cũng có năm vị A La Hán ở tại đây để thọ nhận sự cúng dường của ngươi
cho đến khi Chánh Pháp hoại diệt. Như có khi nào, ngươi khởi tâm sân hận,
hãy xem ảnh của ta, với dáng từ bi, thì sân tâm của ngươi sẽ ngưng lại
ngay. Khoảng giữa hiền kiếp nầy, vị Phật tương lai cũng có lòng bi mẫn
thương ngươi mà lưu ảnh lại.
Ngoài
cửa động có hai trụ đá. Một trụ đá bên trên có khắc dấu chân của đức Như
Lai. Một trụ có hình luân xa và nơi đây phát ra ánh quang minh. Hai bên
cửa động cũng có hình nầy, và có những phòng nhỏ làm bằng đá. Tất cả như
những tịnh thất mà chư vị Thánh đệ tử Như Lai dùng làm nơi nhập định. Phía
tây bắc của động có một ngọn tháp, đây là nơi mà Như Lai đi kinh hành.
Ở phía
Nam tháp nầy có tháp thờ tóc và móng tay của đức Như Lai. Gần đó không xa,
cũng có một tháp nữa, nơi mà Như Lai hiển dương Chân tông, nói về Uẩn, Xứ,
Giới. Phía tây động có ảnh, có một tảng đá lớn. Nơi đây Ca Sa của Như Lai
được giặt, hình ảnh ấy vẫn còn hiển hiện.
Cách
thành về phía Đông Nam hơn 30 dặm, đến nước Uẩn La Thành chu vi 45 dặm,
kiên cố hiểm trở. Có rất nhiều hoa, trái, cây rừng, ao hồ. Người sống ở
giữa thành, đều thuần lương, chánh tín. Có nhiều bức hoạ rất đẹp trên lầu,
nhà. Có tháp nhỏ ở tầng hai làm bằng 7 báu, an trí xương đầu của đức Như
Lai, xương nầy dài 1.2 tấc cũng có thờ mấy sợi tóc, phát ra ánh sáng. Ánh
sáng nầy màu vàng và trắng, rất linh thiêng. Ở giữa tháp nầy, chiếu sáng
như gương, nhìn vào đó thấy được sự tốt xấu của mỗi người. Mùi hương xông
lên thấu tận xương tủy, tùy theo phước đức mà sự cảm ứng giao cảm với
nhau. Trong tháp ấy, cũng có một bộ xương đầu của Như Lai, phóng quang màu
sắc vi diệu, an trí chỗ thật là trang nghiêm.
Cũng
có một tháp nhỏ khác bằng bảy báu, an trí xá lợi mắt của Như Lai. Tròng
lớn như quả Nại, phát ra ánh sáng vi diệu, được an trí nơi cao quý. Y hoại
sắc của Như Lai cũng được an trí một cách trang trọng ở nơi đây vẫn còn
nguyên vẹn chưa bị hư hoại. Có cây tích trượng của Như Lai bằng gỗ Bạch
Đàn, màu thiếc bạc nữa. Gần đây có một vị vua được nghe những bảo vật nầy,
muốn lấy dùng, đem quân sang uy hiếp để mang về. Nhưng khi mang về đến
nước, an trí những bảo vật ấy trong cung điện chưa bao lâu thì đã mất rồi.
Khi biết ra, thì bảo vật đã quay trở về chỗ cũ. Năm thánh vật ấy có những
mầu nhiệm khác nhau, cho nên Vua Ca Tất Thí cho năm người tịnh hạnh mang
hương hoa đến cúng dường và gìn giữ như là Như Lai vẫn còn tại thế, chưa
an nghỉ. Tuy nhiên, năm người tịnh hạnh nầy không chỉ muốn như thế mà còn
đem tiền mướn người trông nom, và đặt ra một số điều lệ phức tạp khác đại
để như là:
Ai
muốn chiêm ngưỡng Xá Lợi của Như Lai, phải nộp một đồng tiền vàng. như
muốn chiêm nguỡng hình ảnh Như Lai, nộp năm đồng.
Những
điều lệ nầy tự đưa ra và mọi người phải chấp thuận.
Tòa
lầu phía bắc cũng có Bảo Tháp cao lớn và linh thiêng vô cùng. Ai chỉ cần
dùng tay chỉ có thể chấn động ngay, làm cho linh reo. Từ đây đi về phía
đông nam hơn 500 dặm đến nước Càn Đà La.
Nước
Càn Đà La, đông tây hơn ngàn dặm, nam bắc hơn 800 dặm. Phía đông giáp sông
Tín Độ. Đô thành là Bố Lộ Sa Bố La, chu vi hơn 40 dặm. Vương tộc bị tuyệt
tự cho nên lệ thuộc nước Ca Tất Thí. Làng mạc tiêu sơ, dân cư thưa thớt.
Trong cung thành chỉ hơn 1000 gia đình. Gạo thóc nhiều, rau quả, cây trái
cũng thế, có nhiều mía. Nơi đây người ta sản xuất đường phèn. Khí hậu ôn
hoà chẳng có sương tuyết. Tánh người tiêu cực, rất thích nghệ thuật, tôn
kính ngoại Đạo, ít có tín tâm với Chánh Pháp. Dù là một nơi nằm gần biên
giới Ấn Độ, nhưng từ trước tới nay, các vị luận sư Ấn Độ như Bồ Tát Vô
Trước, Bồ Tát Thế Thân, Pháp Cứu, Như Ý, Hiếp Tôn Giả v.v.. đều sanh ra ở
nơi nầy. Có khoảng 1000 Tăng Già Lam, nhưng nhiều ngôi bị hoang phế điêu
tàn. Các bảo tháp cũng bị đổ nát. Có hơn 100 nơi thờ tự của các đạo khác,
việc ăn ở rất tạp nhạp.
Vương
thành phía đông bắc, một đài kỷ niệm được xây dựng để thờ bình bát của đức
Phật. Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, bình bát của ngài trở về nước nầy.
Hơn 500 năm nay, các nước luân phiên nhau mượn để thực hiện nghi thức cúng
dường của đức Phật.
Ngoài
thành Ba Lợi Tu về phía đông nam cách 89 dặm. có cây Tất Bát La cao hơn
100 thước cành lá sum sê, tàng cây rậm rạp. Có bốn vị Phật trong quá khứ
đã ngồi dưới cây nầy, hiện tại cũng có bốn vị Phật ở đây, và trong Hiền
kiếp nầy sẽ còn có 996 vị Phật ngồi nơi đây, cho nên nơi đây được gìn giữ
cẩn mật và rất thiêng liêng.
Nơi
đây đức Như Lai ngồi quay về hướng Nam nói với ngài A Nan rằng:
Sau
khi ta diệt độ 400 năm, có một vị Vua ra đời tên là Ca Nị Sắc Ca, xây dựng
một ngôi bảo tháp cách đây không xa về phía Nam để thờ rất nhiều Xá Lợi
của ta.
Phía
Nam gốc cây Bồ Đề, có một Bảo Tháp. Tháp nầy do Vua Ca Nị Sắc Ca xây dựng
vào khoảng 400 năm sau Phật diệt độ. Nhà Vua đã là người thống nhất sơn hà
nhưng không tin tội phước, khinh thường Phật Pháp. Một hôm đi săn rượt
theo một con thỏ trắng, Vua gặp một cậu bé chăn trâu ngồi dưới gốc cây
đang chơi, xây một tháp nhỏ. Vua hỏi:
- Con
làm gì thế?
Cậu bé
đáp:
- Ngày
xưa, đức Thích Ca Mâu Ni là bậc Thánh trí có huyền ký rằng sẽ có một vị
vua ở xứ nầy xây tháp phụng thờ Xá Lợi của ngài.
Biết
đâu chính ngài cũng có tên trong số những người đức lớn ấy. Vì có nhờ
phước đức lớn người mới được làm Vua. Cho nên hôm nay con đã nhắc lại để
Ngài biết.
Nói
xong liền biến mất. Vua nghe rất vui mừng nghĩ rằng tên của mình là Đại
Thánh đã được huyền ký. Nhân việc nầy, phát chánh tín, tôn trọng Phật
Pháp.
Bên
cạnh tháp nhỏ đó, ngài dựng nhiều tháp đá và khắc ghi tất cả những công
đức trên tháp. Tuỳ theo số lượng mà khắc từ tháp cao 3 tấc cho đến cao 400
tấc. Dấu vết nầy còn trơ lại chu vi hơn một dặm rưỡi. Có tháp đến 5 tầng,
cao hơn 150 tấc. Trong đó cũng có nhiều tháp nhỏ.
Nhà
Vua nhân đó mà làm tháp chúc thọ. Trên đó, có khắc nhiều bánh xe bằng vàng
và bằng đồng ở tầng thứ 25. Nơi đây cũng có an trí Xá Lợi của Như Lai, và
là nơi thực hành nghi thức cúng dường tu phước.
Khi
Vua xây xong tháp nầy, thấy phía đông nam có nhiều tháp nhỏ không vừa ý
mọc lên, ra lệnh đập cho thấp xuống chỉ còn phân nửa, hai tầng mà thôi.
Bỗng nhiên xuất hiện một tháp nhỏ nữa, nhà Vua than rằng:
Ô! Có
phải do vô minh mà khó khăn như vầy. Hay là Thánh Linh không đồng ý.
Vua tạ
lễ ra về. Cái bảo tháp thứ hai nầy cho đến bây giờ vẫn còn. Ai có bệnh tật
đau yếu, mang hương hoa đến cầu nguyện, thì hết bệnh.
Về
hướng đông của Đại Tháp, có hai bảo tháp bằng đá nữa. Một cái cao ba
thước, một cái cao năm thước. Hình dáng hoàn toàn giống như tháp kia. Cũng
có hai tượng Phật, một tượng cao bốn tấc, một tượng cao sáu tấc. Dưới cây
Bồ Đề có tượng Phật kiết già. Khi ánh sáng mặt trời chiếu, sắc vàng hiện
lên trên đá rồi chuyển sang màu xanh cam. Những bậc kỳ cựu cho biết:
Hơn
100 năm trước, đá nầy có màu vàng óng ánh, có những đường vân đá lớn cỡ
như lóng tay, những đường vân đá nhỏ cỡ hạt lúa mạch. Tất cả đều hiện lên
trên mặt đá, có lúc hiện màu kim sa. Bức tượng bây giờ vẫn là tượng ấy.
Phía
Nam Đại Tháp kia có một bức tượng Phật họa cao 1m6 gồm có hai phần rõ rệt,
từ ngực lên trên và từ ngực xuống chân. Ngày xưa có một người nghèo sống
bằng nghề làm thuê, có được một đồng tiền vàng, nguyện hoạ tượng Phật, đến
Tháp nầy nói với người họa sĩ rằng:
Tôi
muốn có một bức hình đức Như Lai đầy đủ diệu tướng, nhưng tôi chỉ có một
đồng thôi. Tâm tôi muốn vậy có được không?
Người
họa sĩ biết tâm người ấy chí thành nên chẳng nói giá cả chỉ hứa họa cho mà
thôi. Trước đó cũng có một người khác đưa ông cũng chỉ có một đồng tiền
vàng, nhưng yêu cầu họa một bức tượng Phật. Người họa sĩ nhận cả hai đồng
tiền mà chỉ họa có một tượng Phật thôi. Khi bức tượng họa xong, cả hai
người nghèo cùng đến lễ bái. Người họa sĩ chỉ vào bức tượng nói với hai
người cùng một câu nói:
- Đây
là bức tượng Phật mà tôi họa cho ông.
Hai
người rất ngạc nhiên nhưng không nói ra. Người họa sĩ hiểu được tâm của
hai người nói rằng:
- Sao
mà tư lự vậy? Phàm tôi nhận của ai một việc gì, tôi không bao giờ thiếu
một hào một ly. Nếu lời nói của tôi không dối trá, thì bức tượng sẽ biến
hoá.
Nói
chưa dứt, bức tượng đã hiện ra nhiều điều linh dị, phân thân qua lại, ánh
sáng rực rỡ. Hai người cảm phục sinh tâm hoan hỷ.
Phía
Tây Nam Đại Tháp, hơn 100 dặm đi bộ, có một tượng Phật bằng đá trắng cao
một thước tám, mặt hướng về phía Bắc, linh thiêng vô cùng, thường phóng
hào quang. Có khi người ta thấy tượng đi kinh hành nhiễu tháp vào ban đêm.
Gần đây, bọn cướp muốn vào ăn trộm bức tượng, nhưng bức tượng đứng lên
nghinh tiếp chúng, làm cho chúng hoảng sợ rút lui. Tượng bèn ngồi vào vị
trí cũ. Nhờ vậy, bọn đạo tặc cải tà qui chánh đi khắp xóm làng kể cho mọi
người đều biết chuyện nầy.
Hai
bên Đại Tháp, mỗi bên có một Bảo Tháp nhỏ, phát ra ánh sáng màu, trăm loại
óng ánh rất đẹp. Có tượng Phật trang nghiêm, điêu khắc vô cùng công phu.
Có hương thơm, có âm thanh khác nhau thường nghe rất rõ. Có những vị tiên,
những bậc Thánh Hiền, cũng thấy họ đi nhiễu Tháp. Tháp nầy Như Lai đã
huyền ký sẽ có bảy lần hư hoại, bảy lần tái tạo tu bổ thì Chánh Pháp mới
diệt tận. nhưng người ta cho biết tháp đã bị hoại đến ba lần rồi. Lần đầu
bị cháy, bây giờ tu sửa lại đẹp đẽ, sau nầy sẽ hoàn thành.
Phía
Tây của Đại Tháp, có Già Lam do vua Ca Nị Sắc Ca kiến lập. Chùa có nhiều
tầng làm nơi để cung thỉnh chư tăng về cúng dường tạo phước. Nhưng Tăng
tín đồ càng ngày càng giảm thiểu. Phần nhiều tu theo Tiểu Thừa, tự xây
dựng Chùa Viện; nhưng đức độ của chư vị luận sư, hoặc bậc chứng Thánh quả
như những luồng gió mát thổi đến với họ không bao giờ tận.
Trên
tầng ba có thờ ngài Hiếp Tôn Giả. Phòng ấy lâu nay bị nghiêng nhưng vẫn
còn đứng.
Ngài
Hiếp Tôn Giả thuộc dòng dõi Phạm Chí.
Năm 80
tuổi mới xả tục xuất gia. Lúc bấy giờ trong thành, trẻ mục đồng hát nghêu
ngao rằng:
- Ông
già ngu ơi, có biết không? Phàm người xuất gia có hai việc làm, một là
thực tập thiền định, hai là tụng kinh, nhưng mà ông đã già rồi, làm được
việc gì hay là chỉ biết ăn thôi?
Nghe
nhạo báng như vậy, Hiếp Tôn Giả rất lấy làm cảm tạ mà phát nguyện rằng:
Cho
đến khi nào còn chưa thông Tam Tạng, chưa ra khỏi ba cõi, chưa chứng lục
thông, chưa đủ tám giải thoát, thì chưa ngồi.
Từ đó
về sau, suốt ngày đêm không ngủ, chỉ chuyên lo việc nghiên cứu kinh sách,
dù đi, đứng, ngài luôn luôn tư duy giáo điển. Ban đêm tu thiền chỉ quán.
Trải qua ba năm, Ngài thông cả Tam Tạng, chứng được trí tam minh, ra khỏi
ba cõi, người người kính nguỡng. Do vậy ngài hiệu là Hiếp Tôn Giả.
Từ chỗ
Ngài Hiếp Tôn Giả đến phía đông, có một phòng thất, nơi đây ngài Thế Thân
đã lưu trú và sáng tác luận Câu Xá, được người đời cung kính và nguỡng mộ.
Phòng của ngài
Thế Thân, ở phía Nam cách 50 dặm, ở tầng hai. Cùng với luận sư Như Ý sáng
lập ra Tỳ Bà Sa Luận ở nơi nầy. Ngài sanh ra sau Phật nhập Niết Bàn 1000
năm, lúc nhỏ ham học, có tài biện luận. Vì nghe Pháp Phật hay, nên bỏ tục
quy Tăng. Khi đó đến nước La Phiệt Tất Đệ, gặp Vua Tỳ Ngật La Ma A Dật Đa,
uy phong của Ngài ảnh hưởng rất nhiều ở xứ Ấn Độ, mỗi ngày Vua cấp 5 ức
tiền vàng để thí cho những người nghèo khổ cô độc. Vì thiếu hụt, nên vị
đại thần giữ kho của nước đó rằng:
"Uy thế của đại
vương thật là cao cả, ảnh hưởng cho đến côn trùng, nhưng tăng lên năm ức
đồng tiền vàng thì thiếu hết bốn. Trong kho không còn gì, chỉ còn đánh
thuế vào đất đai, vì sự nguy kịch đó cho nên hạ thần phải tâu lên và xin
bệ hạ dụng ân để chu cấp. Hạ thần thật là bất kính" .
Nhà
vua nói:
-
Những gì còn trong kho để cho đủ không. Chẳng bằng nước "Cẩu Vi Thân Đa
Ma" tiêu dùng.
Bèn
thêm năm ức cho người nghèo. Sau đó đi thăm ruộng, tìm đuổi dấu tích con
heo bị mất, và ai tìm được thì thưởng một ức đồng tiền vàng. Luận Sư Như Ý
bảo người ta xuống tóc và một ức tiền vàng kia, Sứ thần của nước kia y đó
mà niêm tải. Nhà Vua xấu hổ để thấy việc kia tâm thường theo khoái lạc.
Muốn họ nhẫn nhục như luận sư Như Ý cho nên mới triệu tập hơn 100 người
toàn là những bậc Cao Đức Thạc Học rồi ra lệnh:
"Muốn
bắt được, họ phải đi ra khắp nơi để tìm tung tích. Ngoại đạo thì phức tạp
làm cho họ quy về. Nên khảo tra những ưu khưyết để mà tôn thờ, cho nên tập
trung lại để luận nghị. Điểm trọng yếu như sau. Những luận sư ngoại đạo và
những anh tú. Sa Môn Pháp Chúng đều tôn việc lành và tuân chỉ đó. Kẻ nào
thắng tức được tôn sùng trong Phật Pháp. Kẻ nào bại bị làm nhục nơi tăng
đồ. Với ý nghĩa nầy đã yết cáo lên với ngoại đạo. Có 99 người đã thối lui.
Còn một người không sợ khinh miệt như vậy, do vậy việc đàm luận trở nên
kịch liệt sôi nổi. Nhà Vua và ngoại đạo đã ra tuyên ngôn:
"Lời
nói của luận sư không mất, như có lửa thì ắt có khói, đó là lý sự bình
thường thôi. Như Ý tuy là muốn như thế nhưng mà khó có thể không nghe thấy
được. Xấu hổ để thấy rằng họ nhẫn nhục để bị cắt lưỡi cho đến sau đó viết
thư khuyến cáo ngài Thế Thân rằng đối với người ngoại đạo đừng nên tranh
luận ý nghĩa Đại Thừa, đối với kẻ mê, không nên biện luận việc chánh tà.
Nói xong mà chết. Ở đó chưa lâu thì Vua bị mất nước. Cùng với nhà vua vận
động tìm kẻ hiền tài. Bồ Tát Thế Thân muốn làm lạnh cái tâm xấu hổ cho nên
mới đến thưa với vua rằng:
"Đại
Vương là bậc Thánh Đức, quang giáng nơi đây làm bậc nhân chủ của sự hiểu
biết trong thiên hạ. Vị sư Như Ý trước đây học hết nghĩa lý kinh điển, vị
Vua trước đã giận vì người ta đưa danh của sư lên cao. Tôi tiếp theo việc
làm nầy nghĩa là muốn nhắc lại oán xưa.
Vị vua
nầy vốn biết luận sư Như Ý là một triết gia. Nay Ngài Thế Thân muốn nói,
hãy triệu những vị ngoại đạo như luận sư Như Ý, để cho Ngài Thế Thân nhắc
lại ý chỉ trước đây. Rồi ngoại đạo cảm tạ lui ra.
Vua Ca
Nị Sắc Ca ở phía đông bắc cách năm mươi dặm hơn có tạo dựng một ngôi Già
Lam. Qua khỏi sông lớn thì đến thành Bố Sắc Yết La Phiệt Đệ. Chu vi của
thành nầy 14,5 dặm. Những người ở đây đa phần ở trong động nối tiếp nhau.
Cửa thành phía tây có một đền thờ Phạm Thiên, tượng Phạm Thiên uy nghiêm
linh dị tương tục.
Phía
đông của thành có một Bảo Tháp, do Vua A Dục kiến tạo, nhằm nơi Thuyết
pháp của đức Phật quá khứ thứ tư. Thánh Hiền ngày xưa đều xuất thân từ
miền trung Ấn Độ giáng sanh xuống nơi nầy không phải là ít. Tức "Phạt Tô
Mật Đản Đa" Luận Sư (Thế Hữu, cũng còn gọi là Hoà Tu Mật Đa). Tại nơi
đây, ngài đã vì chúng mà tạo nên bộ A Tỳ Đạt Ma Luận.
Cách
thành phía bắc bốn dặm rưỡi thì có một Già Lam cũ vườn tược hoang phế tăng
đoàn ít ỏi.
Họ là
những người tu theo Tiểu Thừa giáo. Tức Đạt Ma Đản La Đã Luân Sư (Pháp
Cứu, cũng còn gọi là Đạt Ma Đa La). Ở nơi nầy, Ngài đã sáng tác ra Tạp A
Tỳ Đàm Luận.
Ở phía
chùa kia, có Bảo Tháp cao hơn 100 mét.
Tháp nầy do Vua
A Dục xây dựng. Chạm chữ trên gỗ và đá với những nhân công khác nhau. Đó
là sự tích làm Vua ngày trước của đức Phật Thích Ca, tu khổ hạnh, từ sự
mong muốn của chúng sanh mà bố thí không ngừng nghỉ, dù bị mất thân cũng
không thay đổi. Nơi quốc thổ nầy, Vua đã sanh lại một ngàn lần, tức là
Thắng Địa. Cũng có một ngàn lần xả mắt.
Từ nơi đây qua
phía đông không xa, có hai bảo tháp bằng đá. Mỗi cái cao hơn một trăm
thước. Bên phải có tượng Phạm Vương, bên tả có tượng Đế Thích. Đây là
những trân bảo được trang sức. Sau khi Như Lai tịch diệt đá quý nầy cũng
thay đổi. Nơi nầy càng ngày càng được tôn sùng.
Phía tây bắc của
tháp Phạm Thích, hơn 50 dặm có thêm một bảo tháp nữa. Đây là nơi đức Thích
Ca Như Lai vì hoá độ quỷ Tử Mẫu đừng làm hại người. Đây cũng là nơi phong
tục của nước cúng tế cầu tự.
Từ phía bắc của
Tháp quỷ Tử Mẫu nầy hơn 50 dặm lại có một tháp khác đó là Thương Một Ca Bồ
Tát (Anh Ma Bồ Tát) cũng phụng duỡng nuôi cha mẹ mù. Tại nơi đây trong khi
hái rau bị Vua đi tuần bắn lầm tên độc. Nhưng nhờ sự chí thành cảm linh
cho nên chư Thiên cho thưốc. Nhờ nhiều phước đức mà không có việc gì xảy
ra.
Từ chỗ Đông Nam,
nơi Bồ Tát bị hại đến thành Bạt Lô Xa. Ở phía bắc thành cũng có một bảo
tháp tên là Tu Đạt Noa Thái Tử. Vì lấy voi quý của phụ thân cho Bà La Môn
cho nên bị đày qua nước Tẩn Cố Tạ. Khi ra đến cửa thành thì cáo biệt. Ở
nơi nầy, Chùa Viện hơn 50 cái, chư Tăng theo phái Tiểu Thừa. Ngày xưa có
luận sư Y Thất Phạt La (Tự Tại) ở nơi nầy mà tạo ra Luận A Tỳ Đạt Ma Minh
Chứng.
Bên ngoài cửa
phía đông của thành Bạt Lô Xa có một ngôi Già Lam, Tăng tín đồ hơn 50
người. Họ tu học theo Đại Thừa Giáo. Cũng có bảo tháp do Vua A Dục dựng.
Nơi đây có tích Thái Tử Tu Đạt Noa bị đày vào núi Đãn Đa Lạt Già. Nơi đây
đã được những người Bà La Môn cúng cháo.
Phía Đông Bắc
của thành Bạt Lô Xa hơn 20 dặm là đến núi Đãn Đã Lạt Già. Ở trên đỉnh núi
cũng có bảo tháp. Tháp nầy do Vua A Dục kiến tạo. Thái Tử Tu Đạt Noa đã
trốn nơi nầy. Từ phía nầy chẳng xa cũng có một bảo tháp khác ghi lại nơi
Thái Tử đã cho con trai, con gái của mình cho Bà La Môn. Người Bà La Môn
đó đã đánh đập con trai con gái của Thái Tử ra máu, cho nên bây giờ cây cỏ
ở đây cũng mang màu sắc ấy. Phía trên một hòn đá là nơi thực tập thiền
định của Thái Tử và Vương Phi. Bên trong hang có cây cối rất là rậm rạp.
Nơi nầy cũng là nơi Thái Tử đã ngừng bước vân du. Từ đây không xa mấy có
một tảng đá. Tức là nơi cư trú của Tiên Nhân ngày xưa.
Phía tây bắc của
Tiên Lô, đi hơn 100 dặm vượt qua một núi nhỏ thì đến núi lớn. Phía nam của
núi nầy có một ngôi Già Lam, Tăng Tín đồ tương đối ít. Họ tu học theo Đại
Thừa. Phía bên nầy cũng có một ngôi tháp do Vua A Dục dựng nên. Chuyện xưa
kể rằng nơi đây khi xưa có một vị Độc Giác cư trú. Tiên nhân vì dâm nữ
khưấy động cho nên mất thần thông, bị dâm nữ cỡi cổ mà trở lại đời cũ.
Phía đông bắc
của thành Bạt Lô Xa, đi hơn 50 dặm thì đến núi cao. Núi nầy có một tượng
đá xanh hình đức Quán Tự Tại với dáng người nữ. Cũng có Tỳ Ma Thiên Nữ.
Nghe phong tục địa phương kể lại rằng, tượng Tự Tại Thiên nầy tự nhiên mà
có, rất linh nghiệm do sự kỳ nguyện mà thành. Các nước tại Ấn Độ đến đây
cầu phước và thỉnh nguyện. Giàu nghèo, xa gần tất cả đều đến đây để cầu
nguyện và thấy được hình của Thiên Thần, khi chí thành không có hai niệm.
Nhịn ăn bảy ngày thì sẽ được thấy. Sự cầu nguyện sẽ được thành công, dưới
chân núi có một đền thờ đức Quán Tự Tại Thiên. Người Ngoại Đạo cũng có đền
thờ ở đây để cúng tế.
Đền thờ Tỳ Ma
Thiên từ phía đông nam đi đến 150 dặm đến thành Ô Trạch Ca Hán Trà. Chu vi
của thành là 20 dặm. Phía Nam giáp với sông Tín Độ, người tại đây giàu có
sung mãn, thường hay tích chứa tài sản, đồ quí vật lạ các nơi đều tập
trung nơi nầy. Từ phía tây bắc của thành Ô Trạch Ca Hán Trà đi hơn 20 dặm,
đến làng Bà La Đổ La. Đây là nơi sinh trưởng của Tiên Bà Nhi Ni, người đã
chế ra Thanh Minh Luận. Là một văn học cổ đại có ảnh hưởng rất lớn. Trải
qua kiếp hoại thế giới sẽ trở về Không. Các vị chư thiên có tuổi thọ sẽ
giáng sanh vào Đạo Sĩ và Tục Nhơn. Do tích nầy mà có chuyện trên vậy. Từ
đó về sau chuyện nầy được lưu truyền mãi. Phạm Vương Thiên Đế được thành
hình là theo tục nầy. Các Đạo khác có các chư tiên chế ra chữ nghĩa. Con
người do việc trước đã sắp đặt truyền lại, mà thành tập tục.
Các người nghiên
cứu khó mà dùng biểu tượng để biết rõ ràng. Khi con người có tuổi thọ 100,
có vị Tiên tên là Bà Nhi Ni khi sanh ra đã biết mọi việc, rất mẫn cảm.
Muốn biết sự hư ngụy nổi trôi như thế nào liền ra đi đến hỏi Đạo, thì gặp
Tự Tại Thiên. Sau đó thưa thỉnh thuật lại chí nguyện. Tự Tại Thiên bảo
rằng: Tốt lắm ta đang chờ ngươi đây. Tiên nhân thọ giáo rồi lui. Sau đó
nghiên cứu tinh chuyên tạo thành lời dạy, làm ra chữ nghĩa có trên ngàn
lời tụng. Tụng đến 32 lần. Từ xưa đến nay tổng quát các văn tự vậy. Tánh
cách cao cả cho nên vua chúa cũng trân quý. Vì vậy cho nên vua ra lệnh cho
cả nước hãy phổ biến sử dụng lời thơ nầy. Có tụng đọc có lợi ích, phải
thưởng một ngàn tiền vàng. Cho nên các Thầy giáo lúc bấy giờ rất thịnh
hành. Cùng trong ấp nầy là những người Bà La Môn, là những bậc Thạc Học
tài cao, biết rộng hiểu sâu, đã làm việc ấy. Ở giữa ấp Bà La Đổ La có một
bảo tháp. Nơi Hoá thân của La Hán và sau nầy là của Tiên Nhơn Bà Nhi Ni.
Sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm, có một vị Đại A La Hán, từ nước Ca
Thấp Di La (Karmira) du hoá đến nơi nầy. Sau đó gặp một người Phạm Chí hỏi
Đạo. Lúc ấy ngài A La Hán vì Phạm Chí mà hỏi:
- Khổ như thế
nào?
Phạm Chí đáp:
- Ta học Thanh
Văn luận nghiệp chẳng tiến bộ.
A La
Hán nghe qua cười. Lão Phạm Chí bảo:
-Phàm là Sa môn,
có tâm từ bi thương giúp tất cả muôn loài. Nay hãy lấy lòng từ để nguyện,
nghe được việc nầy ngài nói cho.
A La
Hán nói:
- Việc
đàm luận không phải dễ dàng, sợ có nghi ngờ sâu. Ngươi hãy nghe đây! Tiên
Nhơn Bà Nhi Ni chế ra Thanh Minh Luận để dạy cho đời phải không?
Bà La Môn nói:
- Là con của
làng nầy đấy. Sau nầy vì lòng tin mà thiết lập nên tôn tượng nơi đây.
A La
Hán nói:
- Nay
người ở làng nầy tức là vị Tiên kia, phải dụ cho trí thức cao cả làm mô
phạm cho đời. Tuy nhiên khi đàm luận với những luận khác thì không nghiên
cứu chân lý. Cho nên thần trí bị hao tổn, lưu chuyển vậy. Phải biết việc
thiện mà làm, nên ngươi phải yêu thương nó vậy. Từ đó, văn chương chữ
nghĩa trong cuộc đời do công việc nầy mà tích chứa lại. Chẳng bằng với
Thánh Giáo của đức Như Lai phước trí vô lượng. Như ngày xưa ở bờ biển Nam
Hải, có một cây khô, có con rùa biển sống trong đó hơn 500 năm. Có các
thương nhân dừng lại dưới cây nầy thời gặp gió rét, người người đói lạnh,
mọi người họp lại đốt lửa cho ấm. Khói lửa nung lên dưới cây khô nầy.
Trong những thương nhân đó, có một người ban đêm tụng A Tỳ Đạt Ma tạng,
con rùa vì bị ngộp lửa rất đau đớn khi nghe được lời tụng đó rất thích
nhưng không chịu ra khỏi, khi bị mệnh chung theo nghiệp thọ sanh, liền
được thân người bỏ nhà đi tu. Nghe được pháp nầy thông minh lợi trí. Chứng
được Thánh Quả, vì đời mà tạo phước điền. Gần đây là vua Ca Nị Sắc Ca và
Hiếp Tôn Giả đã triệu tập năm trăm Hiền Thánh tại nước Ca Thấp Di La để
tạo nên Tỳ Bà Sa Luận. Trong số đó cũng có vị tái sanh từ con rùa đã sống
500 năm trong bộng cây khô đó.
Đây là
một điều hy hữu, mà tốt xấu khó nói hết được. Nay vì nhà ngươi nhân vì
thương con mà hứa cho đi tu. Công đức của việc xuất gia không thể tường
thuật hết. Lúc ấy A La Hán nói lời nầy xong liền hiện các loại thần thông.
Vị Bà La Môn phát sanh cung kính thâm hậu hoan hỷ lâu dài cho nên mới bảo
những người chung quanh bỏ cả con cái xuất gia tu học. Từ đó sùng tín ba
ngôi Tam Bảo. Người làng từ việc biến hoá đó cho đến nay vẫn còn truyền
lại. Từ thành Ô Trạch Ca Hán Trà đi đến phía bắc, có núi và sông. Đi hơn
600 dặm, đến nước Ô Trượng Na.
Đại Đường Tây
Vức Ký hết quyển hai
--- o0o ---
Mục Lục | 1
| 2
|
3
|
4
| 5
|
6
| 7
|
8
|
9
| 10
| 11
| 12
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-3-2005
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục