...... ... .

 

Truyện Cổ Phật Giáo

Tập  1
Thích Minh Chiếu
Sưu tập

 ---o0o---

Phần 9

 

41/ Nhận lầm con
42/ Máu sanh linh không rửa sạch tội lỗi của con người
43/ Công đức trì giới
44/ Trọng Pháp
45/ Lòng hiếu thảo của con chim Oanh Vũ

 

 Nhận Lầm Con (^) 

Có một chàng ngu kia sinh được đứa con trai, chăm chút thương yêu như ngọc như ngà. Một buổi sáng anh chàng đi ra chợ sớm, ở nhà lửa bốc cháy nhà và người ta bồng đứa con anh chạy mất, lúc trở về thấy nhà cháy, anh không tiếc, anh chỉ cuống cuống lên khi không thấy con. Một người láng giềng ức đoán chỉ vào thây của một kẻ bất hạnh đã cháy thành than và bảo: “Con anh chết cháy đây rồi”. Thế là anh chàng tin ngay là thật, khóc than kể lể khôn xiết, rồi may một cái túi vải vuông bỏ nắm tro tàn vào đó mang luôn bên mình không lúc nào rời. Rồi cứ đinh ninh rằng con mình đã chết cháy, và nắm tro bên mình là xác con, không biết con mình hiện giờ đang còn sống.

Một buổi kia được thả, đứa con về gõ cửa kêu cha. Anh chàng buồn quá đóng cửa ngồi trong nhà, nghe gõ cửa hỏi vọng ra:

- Ai gọi đó?

- Con đây.

- Con, tôi đâu dám! Con tôi chết đã ba tháng rồi.

- Không, con còn sống đây mà, mở cửa cho con vào!

- Láo, cút đi! Con tao đã chết, mày là ai, đến đây nhận hảo thế? Cha con gì?

Ðứa con nằn nì ngoài cửa mãi, người cha ngồi trong nhất định không mở cửa. Cuối cùng nó đành khắc khoải ra đi. Thương hại cho anh chàng! Cha con không nhận, lại nhận bị xương khô!

- Người ngu tự biết mình ngu, nên biết người ấy có trí;

- Người có trí tự cho là có trí, nên biết người ấy ngu nhất trên đời.

- Người ngu cố chấp sự hiểu biết của mình là đúng, nên không bao giờ chịu thừa nhận những điều hiểu biết của kẻ khác.  Vì thế, không bao giờ họ đạt đến được chân lý.

 

Máu Sanh Linh Không Rửa Sạch Tội Lỗi Của Người (^)

 

Kinh thành Ba La Nại đang sống trong những ngày bối rối.

Khắp nơi, khắp nơi, những lễ đàn được dựng lên cao vọi. Tiếng nguyện cầu như muốn vượt mấy từng trời. Nhưng thuốc thang cũng đã nhiều, cầu đảo cũng đã lắm mà có ăn thua gì đâu?

Hôm nay cũng như mọi hôm, hoàng cung vẫn rộn ràng lo lắng. Mạng sống của Hoàng thái hậu như treo đầu sợi tóc. Thần chết chắc đang cầm lưỡi hái đợi chờ đâu đây. Bọn cung nga thế nữ vẫn túc trực đó, vẻ mỏi mệt hiện rõ trên nét mặt. Không biết họ thức trọn mấy đêm rồi?

Quốc vương Hòa Mặc thì như trong giấc mộng. Cứ nhìn gương mặt mẹ mình ngày một teo gầy lại, nhà vua thấy lòng tơi bời từng đoạn, cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa. Cung nga thế nữ mà làm chi? Lầu son gác tía mà làm chi? Nhà vua thấy có thể bỏ tất cả, hy sinh tất cả, miễn là mẹ mình được sống.

Tất cả những danh y trong nước đều đã được vời. Nhưng người nào cũng lắc đầu ái ngại. Vô kế khả thi. Hơi thở của mẫu hậu càng lúc càng khò khè, ngột ngạt. Ôi còn chi đau đớn hơn cảnh một người con hiếu đang thấy mẹ mình chết dần mà không làm sao cứu được!

Cuối cùng nhà vua cho triệu tất cả những vị Phạm Chí xa gần về để hỏi nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh cho mẹ mình. Họ đã về đầy đủ rồi đó, nhưng nào ai có ý kiến gì đích xác đâu? Người thì bảo Thần sông, kẻ thì bảo Thần núi. Họ đổ lỗi cho trăng sao trời đất… Thế rồi, đến khi nhà vua thiết tha xin phương pháp điều trị thì yên lặng. Im lặng nặng nề ngự trị… Ai dại gì mà bày tỏ cái bất lực của mình?

Bỗng một Phạm chí, có lẽ lớn tuổi nhất, đứng dậy bấm tay chiêm quẻ rồi trân trọng trả lời:

- Tâu đại vương, nguyên nhân bệnh trọng của Hoàng thái hậu cũng chẳng có gì khó hiểu. Âm dương không hòa hiệp, thiên địa quỷ thần trách móc, Hoàng thái hậu lại mắt phải hung tinh, trách gì không yểu mệnh? Muốn khỏi, nhất định phải tìm đủ một trăm súc vật khác giống để tế đất trời. Ðại vương và Hoàng thái hậu cũng phải đến tại lễ đàn cần đảo thì mới mong bảo toàn mạng sống và được bình an.

Quốc vương như người sắp chết khát bỗng gặp nước lành . Tình thương mẹ cộng thêm lòng mê tín dị đoan khiến nhà vua không suy nghĩ gì thêm trước khi thi hành ý kiến của Phạm chí. Một trăm sinh mạng đã được đổi lấy một mạng trong hy vọng.

Bầy súc vật được xua ra lễ đàn một cách tàn nhẫn. Có ai nghe tiếng kêu than của những kẻ vô tội sắp phải bị hành hình? Có những con cừu non biết mình sắp chết, cố dừng lại không chịu bước. Có những con bò cứ ngoái đầu trở lại, nước mắt chảy ròng ròng. Những bọn lính thì có kể gì cả. Chúng lấy roi dài quất vùn vụt vào thân đàn thú, lấy đá ném vào những con nào đi chậm nhất. Ðã có những vết máu hồng hoen trên đường cỏ.

Xa giá cũng theo sát bầy thú vật. Hoàng thái hậu thì mê man trong chiếc xe lắc lư trên đường đá sỏi. Quốc vương Hoà Mặc thì luôn luôn nhìn ra ngoài, xem thử đã đến lễ đàn chưa? Lúc xe vừa ra khỏi cửa thành thì bỗng nhà vua giật mình nhỏm dậy. Có cái gì uy nghiêm trên nét mặt của đại sĩ đang đứng chận giữa đường. Ðôi mắt sáng ngời làm cho ta mến phục, y vàng giản dị nhưng lại có tính cách siêu phàm.

Quốc vương bước xuống xe. Ngài ngạc nhiên thấy đoàn hầu cận của mình không biết đã quỳ rạp xuống từ lúc nào. Có những lời chúc tụng vang vang, không phải cho một vị quốc vương, nhưng mà cho một đấng vô cùng cao trọng. Ngài bỗng thấy sợ sệt. Không, Ðạo sĩ có gì hung dữ đâu. Ðó là cái run sợ của một đứa con thơ trước mặt mẹ hiền. Rồi riú ríu chân, Vua cũng quì xuống. Muôn miệng một lời tung hô vang dậy: Kính chào Ðức Thế Tôn!

Vâng chính là Ðức Thế Tôn, Ðức Phật Thích Ca. Cảm thông nỗi đau thương của một trăm sanh linh vô tội sắp phải bị hành hình, Phật đã từ Tịnh xá Kỳ Hoàn nước Xá Vệ, trèo đèo vượt núi về đây gieo mầm chân lý. Phật đỡ Quốc vương dậy và hỏi lý do việc cầu đảo. Quốc vương rơm rớm nước mắt trả lời:

- Bạch Thế Tôn, mẹ con lâm trọng bệnh đã lâu, không thang thuốc gì cứu khỏi. Nay theo lời Phạm chí con định dùng tinh huyết của một trăm con súc vật khác giống mà tạ lễ với trời đất. Kính lạy đấng Ðiều Ngự xin Ngài hãy chỉ đường vạch lối cho con.

Một con cừu nhỏ lê chiếc chân vấy máu đến ép mình vào chân Ðức Phật, như để tìm một nguồn che chở thiêng liêng. Phật cúi nhìn và để một bàn tay lên đầu con thú nhỏ. Ôi cử chỉ mới dịu dàng và êm ái làm sao. Mắt cừu nhỏ gặp mắt Phật long lanh rồi nhỏ lệ. Cả đàn thú cũng ngước đôi mắt ướt hướng về Phật như muốn nói lên những điều oan ức, bất công.

Ðức Phật trả lời:

- Này Quốc vương, không nên theo những lời mê hoặc. Không một ai, dù là thiên thần quỷ vật, có thể ban phúc hay giáng họa cho người. Ta quyết định đời ta theo đúng luật nhân quả. Muốn được mùa nông dân phải cày sâu cuốc bẩm, muốn giàu sang phải bố thí cho kẻ nghèo hèn, muốn sống lâu phải thực hành Từ bi và không sát hại. Không ai có thể chối cải điều đó.

- Nhưng bạch Thế Tôn, thiên địa quỷ thần là những kẻ có quyền phép, ta có thể nhờ họ giúp ta?

- Này Quốc vương, người có thích mặc chiếc áo sơ sài của hành khất không? Người có tham bữa ăn tồi tàn của lớp cùng dân?… Chư thiên cũng thế Quốc vương ạ. Vốn là hạng người phát tâm theo mười điều thiện, khi mạng chung, họ đã được sanh lên một trong ba mươi sáu cõi trời. Ở đó có cung điện huy hoàng, có cung nga thế nữ hần cận, y thực tự nhiên có… nào họ có cần chi những thứ đồ tạ lễ của Quốc vương, khi lấy huyết một trăm sanh mạng để mưu cầu  hạnh phúc cho một người? Quốc vương thật đã làm một việc thiếu suy xét, mà chỉ tin theo lời đường mật của những tà sư. Tội đó lớn lắm.

Từ châu thân đấng Từ bi bỗng lóe lên muôn vàn ánh sáng, chiếu rực cả muôn loài. Tất cả chúng sanh trong ba đường sáu nẽo bỗng thấy hân hoan và thấm nhuần ánh đạo. Toàn thể hai trăm vị Phạm chí thấy mình lầm đường lạc lối. Họ vội vả cùng nhà vua xin Phật thâu làm đệ tử.

Hoàng thái hậu cũng thấy một sinh lực mới dào dạt chảy vào lòng. Bà đón nhận ánh sáng của chánh đạo, xả bớt lòng tham lam, phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Liền đó bà thấy sức khỏe đã trở lại như xưa. Dưới chân cha lành, bà không ngớt lời chúc tụng.

Phật hiền từ nhìn đàn vật như an ủi, rồi theo lời mời của vua trở về cung.

Ðêm ấy, có một trăm sanh linh thoát khỏi hành hình oan uổng. Cũng trong đêm ấy ở miền biên giới Ấn Ðộ xa xôi, dân gian say sưa uống những lời thuyết pháp của Ðức Từ phụ. Lòng người rửa sạch oán thù, lũ cướp ác hung bỗng ghê bàn tay vấy máu của mình mà trở lại cuộc đời lương thiện. Chánh pháp tung ra, thấm vào từng bộ óc. Không còn cảnh chém giết ghê gớm, không còn người tin theo tà đạo.

Và non nước vui hưởng thái bình trong hào quang Từ bi và Trí tuệ.

Huyền Thanh

 

Công Ðức Trì Giới(^)

 

Xưa ở nước Xá Vệ, có một huyện nhân dân đều quy Tam bảo, phụng trì năm giới và thực hành mười thiện nghiệp của Phật dạy. Khắp huyện không bao giờ sát sanh, người uống rượu nấu rượu cũng không có.

Trong huyện, có một người con dòng dõi, sắp đi buôn tha phương. Trước khi đi, cha mẹ cặn kẽ dặn rằng: “Con nên cố gắng siêng năng, giữ gìn 5 giới cấm, thực hành mười điều thiện và cẩn thận chớ uống rượu, phạm đến trọng giới của Phật”.

Người con vui vẻ ra đi, khi qua tới xứ khác vừa gặp người bạn đồng học cùng nhau chuyện trò tương đắc vui vẻ lắm. Bạn mời về nhà, đem rượu Bồ đào ra đãi. Người ấy tự cười nói rằng: “Nước tôi toàn giữ năm giới cấm của Phật, không một ai dám uống rượu; vì nếu uống rượu thì đời sau phải ngu si đần độn không thấy được Phật. Vả lại khi ra đi, cha mẹ tôi khuyên không nên uống rượu. Bây giờ tôi phạm giới cấm, thời trái mệnh lệnh của cha mẹ, tội ấy chẳng gì lớn bằng. Chúng ta là bạn thâm giao lâu ngày, được gặp nhau không gì mừng rỡ hơn nữa. Nhưng bạn chớ làm tôi phạm giới cấm của Phật và trái lời dạy của song thân tôi”.

Người bạn tiếp lời: “Chúng ta là bạn đồng học một thầy, coi như anh em ruột; cha mẹ tôi cũng như cha mẹ anh, với cha mẹ, chúng ta có bổn phận kính thờ, không được trái mạng. Tôi nếu ở bên nhà anh là phải tuân theo ý muốn của cha mẹ anh, nhưng nay anh ở nhà tôi anh nên tùy thuận ý của cha mẹ tôi mới phải”.

Trước sự khẩn khoản của lòng bạn, anh ta phải uống rượu, uống xong anh ta say luôn trong ba ngày, không biết gì, khi tỉnh anh ta ăn năn lo sợ vô cùng.

Công việc xong, người ấy trở về nhà trình lỗi của mình cho cha mẹ rõ; cha mẹ tức giận mắng rằng: “Ngươi trái lời ta, phạm giới cấm thật là loạn pháp, không phải đứa con thảo”. Tự nghĩ làm gương trước cho mọi người trong xứ, cha mẹ bèn thâu hết đồ đạc của đứa con, rồi đuổi ra khỏi nhà. Người con bị đuổi bèn đi qua nước khác, xin ở đậu trong một cái nhà. Chủ nhà ấy là người thờ phụng quỷ thần, thứ quỉ thần rất khôn ngoan, hay hiện ra thân người, ăn uống nói chuyện, chủ nhà ấy hết lòng tin tưởng với quỷ thần. Vì phải thờ phụng lâu năm mệt nhọc, của tiền hết sạch, trong nhà người đau chết xảy ra luôn, quỷ thần không cứu gì cả. Quỷ thần hiểu ý chủ nhà, liền bảo với nhau: “Nhà này của tiền hết sạch cũng chính vì ta. Ðã lâu ta chưa làm gì được lợi ích cho chủ, nên chủ chán nản là phải lắm. Bây giờ chúng ta phải kiếm đồ trân bảo đem về biếu chủ, để chủ vui lòng”. Nói rồi, cùng nhau đi lấy trộm vàng bạc trong kho nhà vua của nước khác, đem về giấu ở sau vườn rồi bảo chủ rằng: “Ngươi có công nhọc, nay ta muốn ban phước cho ngươi được giàu có. Sau vườn nhà ngươi có một tráp vàng bạc, ta cho ngươi đó”. Chủ nhà ra vườn tìm thấy tráp vàng, sung sướng lắm, sáng sớm thiết tiệc rất long trọng mời thần tạ ân.

Thần vừa đến cửa, thấy trong nhà có bóng người ở nước Xá Vệ, liền tránh không đi vào. Chủ nhà chạy theo cố mời trở lại. Thần trả lời: “Trong nhà ngươi có vị Tôn khách ta đâu dám vào”. Nói xong rồi tỏ vẻ sợ hãi rồi bỏ chạy. Chủ nhà nghĩ trong nhà chỉ có một mình người khách này thôi, liền kính cẩn đến thưa rằng: “Xin mời ngài đến dự tiệc với chúng tôi cho vui”. Ăn uống xong chủ nhà hỏi vị Tôn khách rằng: “Ngài có công đức gì mà vị thần của tôi thờ phụng sợ hãi ngài mà phải tránh đi?”.

Vị Tôn khách trả lời: “Tôi chỉ có công đức thọ trì 5 giới và mười điều thiện của Ðức Phật. Tôi vi phạm một giới uống rượu, bị cha mẹ đuổi, qua trọ tại đây. Nhưng còn giữ được bốn giới nên thiên thần ủng hộ, còn thần của ngươi thờ phụng là thứ tà thần ác quỷ làm sao sánh kịp”.

Chủ nhà thưa rằng: “Tôi thờ các vị thần đã lâu rồi, không có lợi ích gì nên tôi chán quá, mong ngài hoan hỷ dạy cho”. Nói rồi bèn theo vị Tôn khách thọ trì Tam quy Ngũ giới và pháp thập thiện. Thọ xong một lòng tinh tấn siêng năng phụng trì không hề hủy phạm. Một hôm hỏi vị Tôn khách rằng: “Ðức Phật hiện nay ở đâu? Có thể đến yết kiến Ngài được không?” Tôn khách trả lời: “Ðức Phật hiện nay ở nước Xá Vệ trong vườn Cấp Cô Ðộc, qua đó sẽ được yết kiến Ngài”.

Nghe vậy, người chủ nhà rất sung sướng, quyết qua Xá Vệ để yết kiến Phật. Giữa đường trời tối ghé lại xin trọ một nhà thiếu nữ xinh đẹp. Thiếu nữ ấy chính là vợ của một con quỷ ăn thịt người. Thiếu nữ liền can rằng: “Ông chớ ở lại đây nên đi gấp tốt hơn”. Người ấy hỏi có gì nguy hiểm chăng? Thiếu nữ tỏ ý không bằng lòng nói rằng: “Tôi đã nói với ông như vậy, ông còn hỏi làm gì nữa”. Người kia tự nghĩ: “Người ở nước Xá Vệ chỉ giữ 4 giới của Phật còn khiến cho quỹ thần sợ hãi thay, huống chi ta đã thọ trì chắc chắn pháp Tam quy Ngũ giới và Thập thiện của Phật”. Nghĩ vậy, nhất định ở lại không chịu đi. Ðêm ấy con quỷ ăn thịt người về nhà thấy có khách oai thần và công đức trì giới nên phải lẩn quẫn ngoài hè, rồi đi trọ một đêm nơi nhà hàng xóm cách xa tới bốn mươi dặm. Sớm mai người ấy lên đường để qua Xá Vệ. Ra khỏi cửa ngỏ, thấy thây chết xương máu đầy đường, do quỷ ăn thịt người đã ăn xả.

Cảnh tượng ấy khiến người kia quá sợ hãi và hối hận rằng: “Nước ta sẵn đủ áo mặc, cơm ăn, nhà ở, không thiếu món chi ở trong nhà chẳng sướng hơn sao? Ta tưởng đến được yết kiến Phật và coi sự kỳ diệu của Ngài, ngờ đâu lại gặp hài cốt rùng rợn như vậy”. Nghĩ xong chàng sanh ác ý, trở về khuyên người thiếu nữ kia theo mình trở về nước, cùng nhau chung sống trăm năm. Khi về ngay nhà thiếu nữ xin ở lại. Thiếu phụ hỏi: “Sao ông phải trở lui vậy?”. Người kia đáp: “Hành kế không thành nên tôi phải trở lui, mong thiếu nữ cho tôi ở tạm một đêm”. Thiếu nữ nói: “Ông ở đây chắc chắn phải chết vì chồng tôi. Chồng tôi là quỷ ăn thịt người và sắp về đến. Ông nên đi gấp tốt hơn”. Người ấy không tin, năn nỉ xin ở lại cho được và trước sắp đẹp của thiếu nữ, người ấy khởi nhiều ý niệm không tốt đẹp, không còn tin pháp Tam quy Ngũ giới và thập thiện của Phật. Vị thiện thần hộ giới liền bỏ đi không ủng hộ cho người ấy nữa.

Quỷ ăn thịt người được dịp thuận tiện trở về. Thiếu phụ sợ chồng ăn thịt người kia tội nghiệp nên đem lòng thương hại, giấu người kia trong một cái lu. Quỉ bắt hơi người bảo vợ: “Mình có kiếm được thịt người phải không? Bây giờ ta thèm lắm”. Vợ trả lời: “Tôi không đi đâu cả làm chi có thịt, sao hôm qua không thấy anh về?”. Con quỷ nói: “Hôm qua trong nhà có vị Tôn khách nên ta phải đi tránh”. Người ở trong lu nghe vậy càng thêm sợ hãi, đến nỗi không nhớ gì đến pháp Tam qui Ngũ giới của mình thọ. Người vợ hỏi tiếp: “Vì lẽ gì anh không kiếm được thịt?”. Quỷ trả lời: “Vì trong nhà có đệ tử của Phật ở lại, nên thiên thần đuổi ta đi xa ngoài bốn mươi dặm, phải ngủ trống giữa trời một đêm rất là sợ hãi, đến bây giờ vẫn chưa hoàn hồn, cho nên không kiếm thịt được”. Người vợ nghe vậy rất mừng thầm, mới hỏi chồng làm thế nào được nghe và phụng trì giới cấm của Phật?”. Quỷ trả lời: “Bây giờ ta đói lắm, lấy thịt cho ta ăn đã, không nên hỏi việc ấy vội. Giới là pháp vô thượng chân chánh của Ðức Như Lai, ta đâu dám nói đến”. Người vợ cố năn nỉ: “Anh hãy vì tôi nói đi, tôi sẽ lấy thịt anh ăn”. Giống quỷ tham ăn đã sẵn, thèm ăn lắm, lại thêm vợ cố hỏi, buộc phải nói Tam quy Ngũ giới cho vợ nghe.

Pháp Tam quy là:

1/ Quy y Phật

2/ Quy y Pháp

3/ Quy y Tăng

Ngũ giới là:

1/ Không sát sinh

2/ Không trộm cắp

3/ Không tà dâm

4/ Không nói dối

5/ Không uống rượu.

Khi quỷ vừa nói giới đầu, người vợ nghe liền định tâm lĩnh thọ, lần lượt nói hết 5 giới, thì vợ quỷ rất sung sướng nhất tâm chấp trì, và miệng đọc tụng không nghỉ. Người dấu ở trong lu nghe lại được pháp Tam quy Ngũ giới rất lấy làm hổ thẹn và vui mừng, tự tâm lãnh thọ trở lại.

Thiên Ðế Thích biết hai người này đã phát tâm quy y Phật, thọ trì 5 giới, bèn lựa 50 vị thiên thần đến ủng hộ hai người ấy. Quỷ ăn thịt người sợ hãi phải trốn đi nơi khác.

Ðến sáng, vợ quỷ hỏi người dấu ở trong lu: “Những chuyện vừa qua ông có sợ không?”. Người kia trả lời: “Sợ lắm, nhưng được cái may là nhờ ơn ân giả, mà tôi ngày nay được hiểu biết oai thần và công đức giới pháp của Phật!”.

Vợ hỏi quỷ tiếp: “Hôm qua ông trở lui làm gì vậy?”.

- Vì tôi thấy hài cốt đầy đường nên quá sợ hãi phải trở lui.

Vợ quỷ mới nói rằng: “Hài cốt đó chính tôi bỏ đấy”. Tôi đây vốn con nhà lương thiện, không may bị quỷ bắt đem về làm vợ, tôi buồn khổ vô cùng, nhưng chẳng biết tỏ cùng ai. Nhờ ơn nhân giả tôi được thọ năm giới cấm của Phật và được xa lánh con quỷ ác độc này thật là hạnh phúc cho tôi. Bây giờ nhân giả còn đi đâu nữa?

- Tôi cần qua nước Xá Vệ đế yết kiến Phật. Thiếu nữ nghe lấy rất làm sung sướng khen rằng: “Hay lắm thay! Tôi sẽ về nhà đem cha mẹ tôi theo nhân giả đi yết kiến Phật”. Nói xong, cùng nhau lên đường. Ði được nữa đường thì gặp một đoàn 498 người ở bên nước Xá Vệ đi về. Người kia và thiếu nữ mới hỏi: “Các hiền giả đi đâu đông thế?”.

- Chúng tôi đi yết kiến Phật về đây.

- Chúng tôi sắp qua nước Xá Vệ, chúng tôi nhờ thọ trì Tam quy Ngũ giới và mười điều thiện của Phật nên mới thoát khỏi nạn quỷ ăn thịt. Nay chúng tôi muốn qua yết kiến để tạ ơn và nghe thuyết pháp. Các hiền giả được thấy Phật rồi còn đi đâu làm gì nữa?

- “Phật thuyết pháp suốt ngày, nhưng chúng tôi ngu độn chưa hiểu được rõ. Nay trở về nước được gặp hai hiền giả và được nghe hai hiền giả cho biết công đức của người trì giới pháp của Phật. Chúng tôi xin theo hai hiền giả trở lui một lần nữa để yết kiến Phật”.

Phật ở xa trông thấy đoàn người kéo đến liền mĩm cười chói tỏa hào quang năm sắc, tôn giả A Nan liền bước ra quì sát đất, trong tâm nghĩ ngợi, chắc Phật sắp dạy điều gì đây.

Phật bảo A Nan: “Ngươi có hiểu không, ngươi có thấy 498 người khi nãy trở về đây không?”.

A Nan thưa: “Bạch Ðức Thế Tôn, con có thấy”.

Ðức Phật thuật lại tất cả việc xảy ra và bảo: “498 người đó ngày nay đã gặp được thầy và đã được thấy Phật, rồi đây họ sẽ đắc đạo không lâu”.

Cả 500 người đến trước Phật đảnh lễ một cách rất thành kính và nhất tâm thính Pháp, mọi người đều được tâm ý thông suốt thành các bậc Sa môn và chứng được đạo quả A La Hán.

Phật dạy A Nan và chúng hội rằng: “Các người nên biết người phạm giới kia với thiếu nữ vợ con quỷ ăn thịt người là anh em trong nhiều đời vậy. Hai người này đời trước chính là thầy của 498 người kia đó, chớ không phải ai xa lạ”.

Người đời phát tâm tu hành cầu đạo, thọ trì giới pháp, cần gặp được thầy hiền bạn tốt sự tu hành mới mong kết quả.

Phật dạy đến đây, các vị Tỳ kheo, 500 người ấy; và tất cả chúng hội đều sung sướng vui mừng, đảnh lễ Phật, và nguyện nhất tâm giữ gìn tịnh giới.

Chân Thuyên

Giới luật là thọ mạng Phật pháp

Giới luật còn Phật pháp còn.

 

Trọng Pháp (^)

 

Ðời xưa, có một vị đại quốc vương tên là Tu Lâu Ðà, thống trị rất nhiều chư hầu nhỏ. Oai đức của nhà vua rất to, nhưng Ngài cũng chưa mãn ý. Một hôm Ngài nghĩ: “Ta có một khuyết điểm lớn. Mặc dù ta dùng đức trị dân, đem tài lực để giúp người, song đó chỉ là nuôi sống phần vật chất không được vĩnh cửu. Cần phải có một nền đạo giáo để trị muôn dân tu tỉnh. Ta phải tìm làm sao cho ra “Pháp tài chân thật” để cho mọi người cùng nhờ đó mà giải thoát được mọi sự khổ não ở đời. Ðược như thế ta mới khỏi ân hận”.

Nhà vua liền truyền rao khắp trong xứ: Ai có phép giải thoát đem truyền trao cho nhà vua, sẽ được gia thưởng như ý muốn. Qua một thời gian khá lâu, không thấy ai đáp lại lời kêu gọi của nhà vua. Ngài đâm lo nghĩ, buồn rầu khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên. Người ngoài cuộc, ai trông thấy cũng phải cảm động và thương hại cho Ngài.

Lúc ấy, có một vị Tỳ sa môn Thiên Vương, rõ được tâm trạng của Tu Lâu Ðà, bèn hóa hiện làm thân một con quỷ Dạ xoa hình sắc ai thấy cũng phải kinh tởm: hai con mắt lồi to và đỏ như huyết, nanh vuốt nhọn bén, tóc tai bờm xờm, lửa đầy miệng. Quỉ đến chỗ vua, hô to lên rằng: “Ai muốn nghe pháp ta sẽ nói cho”.

Nhà vua nghe thấy mừng lắm, vội đến nghênh tiếp, mời ngồi tòa cao, làm lễ đúng pháp để cầu nghe quên cả sợ hãi.

- Xin Ngài vui lòng bố thí cho chúng tôi một pháp tài để cứu khổ cho nhơn sanh, ơn trọng vô cùng.

- Thân người khó được, chánh pháp khó gặp, đâu phải qua những nghi lễ tầm thường kém vẻ tôn trọng như vậy mà có thể nghe được.

- Tôi xin sẵn sàng làm theo ý Ngài muốn, chỉ cốt hầu được nghe pháp, dù phải tan thân mất mạng cũng không sao.

- Quý lắm, nhà vua hãy đem Hoàng hậu và Hoàng Thái tử đến cho ta xơi, xong rồi ta sẽ nói pháp cho nghe.

- Ðược tôi sẽ trân trọng làm theo ý Ngài muốn.

Trong khi ấy, tất cả triều thần đều nhao nhao phản đối: “Bệ hạ làm thế nhẫn tâm lắm, chúng tôi không tán thành! Bệ hạ giết chúng tôi trước, rồi sẽ thi hành cái cử chỉ thảm não ấy”.

Nhà vua vẫn bình tĩnh, thản nhiên an ủi quần thần: “Các khanh yên lòng, ta cũng biết thế là đau xót lắm, nhưng trong đời, hễ có hợp rồi sẽ tan, không có gì là đáng quí cả, chỉ có chánh pháp mới là đáng quí, vậy dù đổi tánh mạng ta, ta quyết cũng không từ”.

Trong khi quỷ Dạ xoa ăn thịt Hoàng hậu và Hoàng Thái tử, tất cả triều thần cùng cung phi mỹ nữ trong tam cung lục viện đều kêu gào, than khóc vô cùng thảm não. Tiếng kêu than náo động cả kinh thành, mong làm chuyển được lòng cương quyết của nhà vua, để Ngài xóa bỏ ý định. Nhưng nhà vua vẫn điềm tĩnh như thường, chỉ một mực chăm chờ nghe pháp.

Quỷ Dạ xoa sau khi ăn xong Hoàng hậu và Hoàng Thái tử liền vì vua mà nói bài kệ rằng:

“Tất cả các hành đều là vô thường,

Có sanh đều có khổ,

Năm ấm không thật tướng,

Không ngã và ngã sở”. [1]

Nhà vua nghe xong bài kệ vui mừng vô cùng, lòng không chút hối hận, liền truyền thần dân biên chép bài kệ ban khắp trong nhân gian, bắt phải đọc tụng, nhờ đó mà rất nhiều người được tỏ ngộ.

Lúc ấy, vị Tỳ sa môn Thiên Vương hiện lại nguyên hình và không tiếc lời khen ngợi:

- Quí hóa thay! Cao cả thay, tâm trọng pháp của nhà vua không ai sánh bằng. Hoàng hậu và Thái tử xin hoàn lại vẫn không sao cả.  Chẳng qua là chỉ để thư lòng nhà vua mà thôi, thật không phải tôi đã ăn nuốt đi đâu.

Tôi mong ngày sau Ngài sẽ đạt đạo Bồ đề độ muôn loài hàm thức.

Làm đau thương không gì hơn buồn. Bắn tên độc không gì hơn ngu si. Không thể lấy sức mạnh gì trừ diệt được hai nỗi khổ ấy. Chỉ có học nhiều mới có thể trừ diệt được. Người mù sẽ nhờ học mà có mắt, người tối sẽ nhờ học mà sáng suốt. Nhờ học mới có thể chỉ đường cho mọi người. Có học như đem mắt cho người mù. Vậy phải rời bỏ ngục ngu si, xả lòng kiêu mạn và sự an hưởng giàu có, chuộng học nghe nhiều mới gọi là nhóm họp công đức.

 

Lòng Hiếu của con chim Oanh Vũ (^)

 

Thuở xưa, ở núi Tuyết Sơn có một con chim Oanh Vũ, cha mẹ đều mù, thường đi tìm trái cây thơm chín, dâng cha mẹ dùng. Lúc bấy giờ, có vị điền chủ mới cấy lúa bèn phát nguyện rằng: “Lúa tôi đây, xin nguyện cho chúng sanh ăn dùng”. Chim Oanh Vũ thấy vị điền chủ phát tâm bố thí như vậy, bèn thường bay xuống lấy lúa cúng dường cha mẹ. Người điền chủ đi xem lúa, thấy loài chim loài sùng phá hại lúa, bèn nổi giận đặt lưới bắt được chim Oanh Vũ. Chim Oanh Vũ thưa vị điền chủ rằng: “Trước đây ông có lòng tốt bố thí nên tôi mới dám lấy của ông, sao lại đặt lưới bắt tôi?”. Người điền chủ hỏi: “Ngươi lấy lúa làm gì?”. Chim Oanh Vũ đáp: “Tôi có cha mẹ mù, nên phải lấy lúa cúng dường”. Vị điền chủ nói rằng: “Từ nay về sau, ngươi cứ lấy lúa mà dùng, đừng e ngại gì cả”. Loài súc sanh còn biết hiếu thuận với cha mẹ huống nữa là người.

Chim Oanh Vũ là tiền thân của Ðức Phật Thích Ca. Người điền chủ là tiền thân ông Xá Lợi Phất.

Trích: Phật Pháp

 


 

[1] Tất cả vạn sự vật thế gian đều luôn luôn chuyển biến không ngừng, các hiện tượng chuyển biến ấy Kinh gọi là Hành. Các pháp do nhân duyên cấu hợp, không thật thể, không khác nào hình ảnh trên màn bạc. Người phàm phu không làm sao nhìn thấy sự  thật của sự  vật, luôn luôn chấp cho là thật cảnh, thật ra, nên khi được thì vui mừng, mất thì sanh đau khổ.

Nên biết năm ấm (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hòa hợp gọi là thân, song năm ấm biến chuyển không thường nên thân người thoạt còn thoạt mất, không có cái gì là “ta” cũng như  không có cái gì là “của ta”. Chẳng qua cũng như những bóng trong màn ảnh sân khấu, những giả ảnh trong chiêm bao mà thôi.

Chư Phật tỏ  ngộ do đây, mà phàm phu mê muội cũng do đây vậy.

 

 

---o0o---

Tập 01 | Tập 02 | Tập 03 | Tập 04 | Tập 5

- o0o -

| Mục lục Tác giả || Tủ Sách Phật Học |


---o0o---

Vi tính: Diệu Mỹ

 Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-10-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thở đi g Thái độ tích cực giúp chúng ta xu ly van de tinh cam trong dao phat rực rỡ cờ hoa pg tại lễ hội Bảo kiếm kim cang tt huế lễ húy nhật tổ sư Đại chiếu sô cô la quang Thiền tập với trẻ em Phận làm con theo lời Phật dạy sống không nhìn lui Đậu hũ cay sốt nấm Một số loại trái cây không tốt như phÃƒÆ p học cách tu cái miệng c chữ nghiệp trong phật giáo là gì m¹o binh dang nam 新学期新展望内容怎么写 du giÃƒÆ Mùa sen dược sư do tha ao lam trong tieng ve mua phuong vi Mứt thanh trà ngày Trung thu cuộc đời của đức phật là bài học Yết ma Từ Cẩn Một nhà sư yêu nước Dấu chân chợ Tết con nguoi la mot loai virut dang so nhat nghiệp hay định luật đạo đức Xương rồng cô tôi gai hoa và chuong iii khau da la man nuong va duc phat phap ban dao son tra duoc cong nhan la diem du lich tam Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động từ Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn рикна 心经 轉識為智 hue kinh ngac tuong thien su giong het nguoi that Cà ri chay lưu Về quê nhớ cái hàng rào 蘇東坡佛印禪師 chánh niệm Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao Tổng luận năm Thủ uẩn sức mạnh của sự tu hành bảo æˆåšæ