...... ... .

 

Tuyển tập truyện ngắn Phật Giáo

Huỳnh Trung Chánh

---o0o---

 

THUỐC ĐẮNG

 

Quyền thuật rất được ưa chuộng tại Bình Định. Từ thành thị đến thôn quê, ai ai cũng dày công khổ luyện võ thuật, kể cả những thiếu nữ mỹ miều: 

"Ai về Bình Định mà coi

Đàn bà con gái múa roi, đi quyền"

Truyền thống võ Bình Định phát xuất xa xưa từ Thanh Lương tự, một tự viện chủ trương luyện võ cũng tạo được một thứ công phu, khả dĩ hướng dẫn hành giả thâm nhập giáo lý Phật đà. Nguyên sư tổ Thanh Lương, thuở thiếu thời là một anh tài xuất chúng, văn võ song toàn, đã vân du khắp các đại tùng lâm trung Hoa tầm sư học đạo. Tổ sư chẳng những đã ngộ nhập đạo mầu, mà cũng đạt trình độ võ công thâm diệu. Tổ sư phối hợp tinh hoa võ học Thiếu Lâm tự, với môn võ Việt nam cổ truyền chuyên về cận chiến, để sáng tạo môn võ Bình Định độc đáo, lưu truyền hậu thế. Đến đời thứ tư, thiền sư Đạt Bổn, cũng noi gương chư tổ, đem hết tinh hoa Phật học và võ học trao truyền cho 4 đệ tử "Tướng, Hảo, Quang, Minh". Nhân vật ưu tú nhất là đại đệ tử Vĩnh Tướng, võ công siêu tuyệt mà trình độ am hiểu, biện luận Phật Pháp cũng cao siêu. Vĩnh Hảo tuy đạo hạnh kiên trì, nhưng so với sư huynh thì Phật học lẫn võ học đều kém xa.

Theo đúng tinh thần luật nghi "Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền" (1), dầu đã thọ cụ túc giới (2) Vĩnh Tướng và Vĩnh Hảo, vẫn tiếp tục bên thầy học tụng giới luật ròng rã 5 năm. Sau khi cảm thấy tư lương chuẩn bị đầy đủ, hai thầy mới thỉnh cầu sư phụ cho phép rời chùa để chuyên tu thiền định. Đại sư Đạt Bổn chỉ chấp nhận cho Vĩnh Tướng được tự do vạch con đường tu tập, có lẽ vì vị đại đệ tử, căn cơ thông lợi, mới đủ khả năng đốn ngộ yếu chỉ thiền tông. Vĩnh Hảo căn cơ tầm thường phù hợp với việc tu phước, được giữ lại rồi chỉ định làm kế vị trụ trì.

Thấy Vĩnh Hảo lộ vẻ thất vọng, đại sư an ủi:

  • Cổ đức thuận duyên tu tập chớ không câu nệ pháp môn vì mê thì pháp môn nào cũng mê, mà ngộ thì pháp môn nào chẳng ngộ.

Vĩnh Hảo vốn thờ sư phụ thật tôn kính, dám đâu có ý nghĩ trái nghịch. Thầy chỉ bối rối vì cảm thấy mình vụng về trước trách vụ trù trì đầy khó khăn, nguy hiểm. Thầy thầm nghĩ, trụ trì thì phải giao tiếp, phải tổ chức, xây dựng và phát huy đạo pháp, giao tiếp đối xử nếu muốn thành công thì phải khéo léo, đôi khi còn phải diễn kịch, phô trương đạo đức… nên giảm lòng chân thật. Được người tôn kính, tán tụng, săn sóc, chiều đãi… thì làm sao tránh khỏi sanh lòng ngạo mạn. Tổ chức, xây dựng, phát huy… tránh sao cho tâm khỏi vọng động bởi thói thường thịnh suy, thành bại, đắc thất, vinh nhục…, để rối mừng vui, hờn giận, yêu thương, ganh ghét phát sinh. O⩡ Ta chưa đủ đức độ "tu chỉ để mà tu", "làm chỉ để mà làm", tâm còn name nhiểm lục trần thì sao có thể đảm đương nổi trách vụ thầy giao phó?

Mới tập sự trù trì được nửa tháng, trong khi đang thảo luận với sư phụ về việc tổ chức đại lễ Vu Lan Quí Hơi thì bỗng nghe có tiếng ồn ào ngoài hậu liêu. Người Phật tử nóng tính, lớn tiếng với chú Vĩnh Quang, đòi vào tăng phòng gặp sư cụ ngay. Vĩnh Hảo theo sư phụ ra ngoài đón khách. Trương y sĩ, người Phật tử bình thường hiền hoà, nay bỗng có điệu bộ giận dữ, rồi biến thành nghẹn ngào tức tưởi:

  • Bẩm thầy! Xin thầy xét cho con. Gia đình con hết lòng lo lắng cho chùa, mà… mà quý thầy lại hại gia đình con, ra nông nổi như thế nầy!…

  • Có điều gì thì đạo hữu cứ thẳng thắn trình bày cho thầy biết. – Sư cụ ôn tồn –

  • Bội Ngọc! – Lão y sĩ nắm tóc cô con gái cưng dằn mạnh – Mầy hãy nói rõ cho sư cụ biết, coi ai kia đã dụ dỗ mầy, cho đến mang thai!

Lời tố cáo của lão Trương thật bất ngờ và kinh khủng làm Vĩnh Hảo choáng váng. Ai? Ai ở chùa nầy đã làm điều tác tệ đó? Vĩnh Hảo vốn không dám phán xét người, lại càng không dám nghi ngờ, dự đoán người nào, nên đành lặng yên chờ đợi diễn biến.

Chừng như thấy Bội Ngọc cứ cúi gầm khóc thút thít mà không lên tiếng, lão Trương nổi tam bành đánh cô gái hai tát tay xiểng niểng, rồi nạt nộ:

  • Nói mau! Nói mau! Không thì tao giết mầy!

Bội Ngọc run lẩy bẩy, dơ ngón tay cong veo chỉ đại về phía trước. Vĩnh Hảo bỗng giựt mình chết sửng không ngờ nàng lại chỉ mình. Thầy chới với không biết nên phản ứng như thế nào. Rồi thầy bỗng thấy nhớ lại buổi bàn thào với Vĩnh Tướng về luận Bảo Vương Tam Muội (3) mấy ngày trước khi sư huynh từ giả đi ẩn tu. Vĩnh Hảo đã hết lời ca tụng thuyết "oan ức là cửa ngỏ của đạo hạnh, nên chủ trương chỉ nhẫn nhục mà chịu, chớ không cần biện bạch". Lúc đó, sư huynh cười, bảo rằng sư đệ quá khích, chỉ có thể đại ngôn nhất thời chớ làm sao hành được. Lâm vào hoàn cảnh nầy, thầy mới nhận thấy cao kiến của sư huynh , quả thật thầy không thể nhẫn nhục khiến cho thanh danh cá nhân và Thanh Lương tự phải chung chịu tai tiếng nhuốc nhơ. Chủ tâm rõ rệt nên Vĩnh Hảo nhìn thẳng Bội Ngọc để chuẩn bị chất vấn cho rõ trắng đen. Trước mắt thầy là một cô gái đầu bù tóc rối, mặt mũi sưng vù, run rẩy như sắp qugã… trong cơn đớn đau, tuyệt vọng, đang nhướng đôi mắt u ám khẩn cầu cứu giúp. Cánh tay vu cáo thầy, thật ra, có khác gì cánh tay quờ quạng chới với chụp bừa một cái phao mờ ảo, trong cơn chết đuối nguy nan. Yhĩ đó khiến Vĩnh Hảo khựng lại. Thầy đã từng tự trách, chỉ quanh quẩn trong chùa nên không thể quán thế âm – nghe thấy tiếng kêu thương của thế gian – để mà cứu khổ. Nay đã nghe thấy tiếng kêu thương mà làm ngơ sao đành, còn khuất lấp chịu đựng ô nhục cũng khó mà chấp nhận. Hai ý nghĩ mâu thuẩn khiến Vĩnh Hảo ngớ ngẩn như kẻ phạm tội bị bắt quả tang vô phương bào chữa. Lặng yên hàng mấy phúc, Vĩnh Hảo chững chạc quỳ lạy sư phụ:

  • Thưa thầy! Xin thầy rộng lòng tha lỗi cho con.

Thế là, đại sư Đạt Bổn chiếu môn qui, nghiêm khắc ra lệnh cho Vĩnh Quang nọc đánh tên môn đồ phạm dâm giới 100 trượng rồi tuyên bố cắt đức tình thầy trò và tuyệt đối cấm Vĩnh Hảo vãng lai Thanh Lương tự.

Thấy Vĩnh Hảo bị trừng phạt đau noun quá, Bội Ngọc thỉnh nguyện xin chia xẻ hình phạt với chàng, nhưng bị sư cụ từ chối, vì theo sư cụ, Bội Ngọc không phải là môn đồ, nên không thể bị môn qui, giới luật ràng buộc.

Thân thể bầm dập tan nát nhưng tinh thần thật an ổn, điềm tỉnh, Vĩnh Hảo cố gắng ghi nhận hình ảnh thân yêu của ân sư, huynh đệ và tự viện lần chót, rồi lê lết ra đi, mong tìm một chốn thanh vắng tiếp tục hành đạo.

Trương y sỹ, tuy nhất thời lỗ mãng, nhưng rất khôn ngoan chu đáo. Vĩnh Hảo nhận lỗi rồi bị trục xuất thật là đúng với sở nguyện của y. Trương y sĩ tức tốc thuê ngay người võng chàng rễ tương lai về nhà, lo thang thuốc, chờ chàng mọc tóc dài, để tổ chức lễ cưới rềnh rang hầu gở gạc mặt mày với bà con lối xóm.

Trương y sĩ cẩn thận cất đặt người canh giữ con bệnh, chăm sóc chu đáo và đối xử thật trọng vọng. Có thể lão không muốn làm chàng phật ý, rồi bỏ trốn đi chăng?

Nuôi bệnh được 3 ngày, trong khi đang cơm nước phục vụ Vĩnh Hảo, thừa lúc không có ai, Bội Ngọc thành khẩn:

  • Thưa thầy! Con là kẻ hư hèn đi đổ vạ cho thầy. Nhưng mà thầy vẫn từ bi che chở cho con. Ơn của thầy như trời biển, con có làm thân trâu ngựa cũng không báo đáp được!

  • Xin cô đừng nhắc đến chuyện ân nghĩa. Kẻ tu hành thấy việc chi cần làm thì theo đó mà làm. Tôi tu theo hạnh nguyện của tôi rồi vô tình giúp cô vậy thôi.

  • Thầy vì cứu con mà thanh danh thầy bị nhơ nhuốc, thân thể thầy bị đánh đập bầm dập. Lòng hi sinh của thầy cao cả quá! Sao thầy lại không cho con được mang ơn thầy?

  • Thanh danh hay thể xát cũng đều là huyễn, vốn không thực có nên không đáng để lưu tâm. Tôi chỉ xin thông báo cô, là sau khi tôi lành mạnh thì tôi phải rời nơi nầy để tìm chốn thanh vắng tiếp tục tu hành theo sở nguyện của tôi.

  • Thưa thầy! Bội Ngọc lộ vẻ hoảng hốt – Thầy đã ra tay cứu vớt con thì xin cứu cho đến cùng. Ba con đã chuẩn bị lễ cưới. Bây giờ, thầy lại đi, mà bụng của con càng ngày càng lớn, … thì con chỉ có các chết, chớ không còn phương pháp nào khác.

  • Cô Bội Ngọc! Xin cô thông cảm hiểu dùm, là tôi sẵn sàng giúp cô bất cứ chuyện gì, nhưng tôi không thể đánh đổi nếp sống xuất gia tu hành được.

  • Thưa thầy! thầy vẫn tu hành con đâu dám có ý nghĩ gì khác. Chỉ xin thầy nán ở lại, rồi chịu làm đám cưới cho có hình thức. Rồi sau đó, thầy có ra đi thì con cũng được yên thân rồi…

Vĩnh Hảo nghĩ đến thân phận của một cô gái chửa hoang trong xã hội nầy, phải gánh chịu biết bao điều đắng cay, nê thầy dặn lòng ráng cố gắng thêm một thời gian nữa, chờ đám cưới xong rồi, thầy sẽ viện cớ công ăn việc làm để ra đi. Giữ lời hứa, Bội Ngọc chu đáo nấu chay, và phục vụ Vĩnh Hảo kính cẩn theo đúng cương vị thầy trò, chớ không hề có cử chỉ gì lả lơi, âu yếm. Dĩ nhiên, nếu có nhân vật thứ ba hiện diện, thì cả hai phải xưng hô thân mật một chút. Nhưng thường thì Bội Ngọc tránh nói chuyện, để thầy Vĩnh Hảo đỡ phải ngượng ngập.

Là một chú rễ tương lai, Vĩnh Hảo không thể gõ mõ, tụng kinh "ồn ào" trong phòng được, tuy nhiên thầy thầm tụng một mình hai thời công phu chớ không giãi đãi. Thời giờ còn lại quá rãnh rỗi, Vĩnh Hảo bắt đầu nghiên cứu đọc những sách y học của Trương y sĩ lưu trữ trong phòng. Điều lạ là Vĩnh Hảo có một năng khiếu đặc biệt về y học. Chỉ hai tuần nghiền ngẫm sách vở, mà khi thảo luận với Trương y sĩ, thì kiến thức của thầy đã tương đương với những danh y có hàng mươi năm kinh nghiệm. Trương y sĩ lại hết lòng hướng dẫn, và khuyến khích thầy thử thực hành trị bệnh. Vĩnh Hảo lại thành công vượt bực; định bệnh chính xác, phân lượng thuốc gia giảm hữu hiệu, như được hướng dẫn bởi những kinh nghiệm từ tiền kiếp. Thầy lại có lợi điểm là võ công tinh nhuệ, căn bản nhận huyệt đạo và điểm huyệt thật vững chắc, nên rất thành thạo với thủ thuật châm cứu. Thầy lại biết vận dụng nội công, dùng chân khí để tiếp hơi sức, bế huyệt, khu trừ độc khí cho bệnh nhân, một phương pháp mà y sĩ tầm thường hoàn toàn mù tịt.

Nhờ việc học thuốc hấp dẫn, thầy Vĩnh Hảo đỡ thấy tù túng, ngột ngạc khi bị "giam lỏng" trong nhà, thầy cũng giảm thiểu gặp mặt Bội Ngọc, để tránh khỏi phải ấp úng khó xưng hô, bàn bạc. Trương y sĩ, đôi khi cảm thấy giữa chàng rể và con gái có gì xa cách, chớ không quấn quit thân mật nhau như đối với những cặp tình nhân "tiền dâm hậu thú". Nhưng Trương y sĩ quá thích thú với tài nghệ của Vĩnh Hảo, phải dành nhiều thì giờ để phô trương, khoe khoang chàng rể, nên quên không thắc mắc nữa.

Đám cưới được tổ chức cấp tốc nhưng rất hoàn bị. Vĩnh Hảo, vốn là trẻ mồ côi được sư phụ đem về chùa nuôi từ nhỏ, nên không họ hàng thân thích, thì Trương y sĩ cũng mua chuộc đâu được người, tự xưng là chú, đứng chủ hôn đàng trai, với đầy đủ tư trang đáng giá, thật là môn đăng hộ đối. Nghi lễ tổ chức thật linh đình, với sự hiện diện đông đủ quan khách đến chúc mừng "hai trẻ" loan phượng hoà minh, sắc cầm hòa hiệp… hay đầu năm sanh trai, cuối năm sanh gái…

Vĩnh Hảo đóng vai chú rể thật vụng về. Mọi việc đều có người hướng dẫn, mà cứ lẩn thẩn quên trước quên sau, ấp a ấp úng, lo lắng bồn chồn, chớ chẳng biểu lộ nổi vui mừng duyên thắm. Ngược lại, Trương y sĩ thì sung sướng rộn ràng, đón người khách này, xum xoe với khách nọ, cao hứng ăn nói huyên thuyên. Gặp thực khách nào lịch sự khen xã giao chú rể vài câu, Trương y sĩ lại hãnh diện khoe khoang Vĩnh Hảo như một nhân tài hiếm có, vừa văn hay chữ tốt, vừa võ nghệ cao cường, lại tinh thông y dược. Rồi Ông lại long trọng tuyên bố, là đã mua sẵn cho "rể con" một cửa tiệm khang trang tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên, để Vĩnh Hảo thi thố tài năng y dược cứu đời.

Nghe Trương Ông tiết lộ điều đó, Vĩnh Hảo lại lo lắng bội phần, vì cảm thấy ngày càng bị sa lầy, khó rút lui dễ dàng. Trương Ông tin tưởng mua sắm cửa tiệm, nếu bỏ đi ngay thì phụ phàng quá, cầm bằng dây dưa kéo dài thì nguy hiểm vô cùng. Thế nhưng Bội Ngọc lại năn nỉ, với những giọt nước mắt hổ trợ, thì Vĩnh Hảo đành nhượng bộ, chấp nhận giải pháp trung dung, theo đó chàng sẽ tự do ra đi sau hi chăm sóc tiệm thuốc một năm. Thôi thì Vĩnh Hảo đành tự an ủi, ở Phú Yên dù sao cũng thoải mái hơn ở nơi nầy. Nhà riêng thì mỗi người sẽ ở một buồng, không phải lúng túng trong một phòng, để rồi không ai chịu ngủ trên chiếc giừơng hợp cẩn: Vĩnh Hảo ngồi thiền dưới đất suốt đêm, còn Bội Ngọc cũng ngủ gà ngủ gật trên ghế đến sáng.

 

***

 

"Cổ đức tùy thuận hoàn cảnh tu tập chớ không câu nệ hình thức", lời dạy của sư phụ giản dị mà ý nghĩ sâu xa. Vĩnh Hảo nay đã làm thầy thuốc, tạm thời không thể hành xử đúng theo hình thức của một nhà sư, nhưng lại có đủ điều kiện để noi theo hạnh nguyện của Dược Vương Bồ tát, nguyện thí thân mạng mình để tùy bệnh cho thuốc, cứu giúp chúng sanh. Bệnh nhân thân thể suy yếu thì dùng các loại cây lá có dược tính trị bệnh. Bệnh nhân bị bệnh "nghèo đói" thì dùng tài dược (tiền), thực dược (cơm gạo) bố thí điều trị. Bệnh nhân bị tâm bệnh thì dùng vô úy dược, an ủi kẻ lo lắng sợ sệt, hay pháp dược để trục tam độc tham, sân, si cho bệnh nhân (4).

Vĩnh Hảo tuy thông thạo y lý, nhưng rất mù mờ về "nghệ thuật móc túi" bệnh nhân. Bệnh nhân nghèo, chẳng những được chẩn bệnh, phát thuốc miễn phí, mà tuỳ theo hoàn cảnh được dúi tí tiền để bồi dưỡng. Bệnh nhân khá giả thì "tùy hỉ công đức". Thói thường, bản chất con người rất bần tiện, được tuỳ tiện thì dễ quên, mà dù có nhớ thì cũng cân nhắc từng ly, từng tí, nên tiền tuỳ hỉ thường thì không đủ trị giá tiền thuốc, nói chi đến tiền công khám bệnh. Do đó, dù "Vĩnh Hảo Đường" mới khai trương tại một điểm không mấy thị tứ, mà số thân chủ gia tăng nhanh chóng. Vĩnh Hảo đã phải làm việc liên tục từ sáng sớm, cho mãi đến chiều tối mới được nghỉ ngơi. Đã nguyện thí thân mạng cho bệnh nhân, khổ cực đâu đáng kể. Ngay đối với những kẻ thấy hiền lành dễ dãi nên gạt gẫm, lợi dụng, câu mâu gắt gỏng, bội bạc, trách cứ hay chửi bới chàng…, chàng chẳng quan tâm, mà chỉ một lòng thương yêu chăm sóc họ. Nếu phải quan tâm, có lẽ Vĩnh Hảo chỉ lo lắng về tình trạng tồn kho dược liệu giảm dần, mà chàng không đủ tiền để đặt mua đầy đủ các mặt hàng. Lần lần, tiệm không còn tồn trữ dược liêu đắc tiền nữa. Các bệnh nhân khá giả có thể dùng toa của Vĩnh Hảo, đến tiệm thuốc Bắc khác bổ thuốc. Còn người nghèo, thì Vĩnh Hảo đôi khi phải bó tay, vì chỉ còn đủ khả năng biếu không cho họ những loại thuốc rẻ tiền thông dụng mà thôi. Trở ngại đó khiến Vĩnh Hảo nghĩ đến việc khai thác các dược thảo địa phương – thuốc nam- để thay thế cho một số dược thảo nhập cảng từ Trung Hoa – thuốc Bắc.

O⮧ thầy thuốc nghèo gây thiệt hại lây đến Bội Ngọc. Nàng kính trọng thầy, nên phải tiện tặn, chịu sống kham khổ không người giúp việc, để thầy có thêm tiền chi dụng. Có lần, Bội Ngọc còn tình nguyện bán tư trang giúp thầy có ngân quỹ đặt mua thêm dược liệu, nhưng Vĩnh Hảo quyết liệt từ chối, vì không nở để nàng hi sinh quá đáng.

Chưa đầy 5 tháng, Bội Ngọc đã ì ạch mệt nhọc với bào thai sắp khai hoa nở nhụy. Thoạt đầu, Bội Ngọc dự định về quê, để được mẹ chăm sóc, nhưng có lẽ e ngại bị bà con lối xóm đàm tiếu, về việc quá "mắn con", nên nàng đành quyết định sanh nở ở xứ lạ quê người. Do đó, mọi việc đành nhờ "thầy" lo liệu. Vĩnh Hảo quan niệm Bội Ngọc cũng chỉ là một bệnh nhân bình thường, nên thầy không tị hiềm gì cả, mà tận tụy săn sóc cho nàng như bất cứ người chồng gương mẫu nào.

Đứa bé gái ra đời được mang tên Bội Lan, giống mẹ như đúc, nên thật đẹp và thật duyên dáng. Sự hiện hữu của Bội Lan tạo không khí gia đình thêm ấm cứng, vui nhộn. Những lúc làm việc quá sức mà nghe được tiếng của bé "ư ! a!" thì mệt nhọc nào cũng tiêu tan. Bội Lan cũng là gạch nối giữa Vĩnh Hảo và Bội Ngọc. Khoảng cách giữa hai người giảm dần, Vĩnh Hảo tìm thấy ở Bội Ngọc một người bạn để chia xẻ hạnh nguyện "Dược Vương" của mình. Có lẽ, Bội Ngọc cũng cảm thấy Vĩnh Hảo thân thiết như một người anh, hơn là một vị thầy hay một ân nhân xa cách.

Thời hạn một năm trôi qua, Bội Ngọc tảng lờ, mà Vĩnh Hảo cũng không nhắc nhở đến thời điểm ra đi. Thật ra thì Vĩnh Hảo vẫn nhớ, nhưng yêu nghề, theo dõi điều trị bệnh nhân nào cũng mong hoàn mãn dứt bệnh, mới hết trách nhiệm. Chàng tự hẹn chờ trị bệnh xong cho người nầy, đoạn dời đến bệnh nhân khác, lần lựa mãi mà chưa dức khoát được.

Cho đến một hôm, Vĩnh Hảo bỗng khám phá rằng dường như trong thâm tâm chàng, chàng quyến luyến chốn này: thương "tổ ấm", thương Bội Ngọc, Bội Lan nên không nở ra đi. Việc theo dõi bệnh tình dang dỡ của thân chủ chỉ là một cái cớ, gắng gượn che dấu lòng mềm yếu của mình. Vĩnh Hảo tin tưởng rằng tình thương mình trong sạch không bợn dục tình, nhưng tình đã phát sinh thì đã dính mắc rồi, làm sao thoát được?

Suy tư đó, ngày đêm dày vò Vĩnh Hảo, nhưng chàng đành bất lực không thể quyết định gì được. Ngày mùng 8 tháng 2, ngày Đức Phật Thích Ca xuất gia, bỗng nhắc nhở chàng nguyện vọng "tự độ độ tha" của chàng. Vĩnh Hảo dứt khoát ra đi. Sau khi chẩn bệnh cho người thân chủ chót trong ngày, Vĩnh Hảo cố gắng vận dụng hết can đảm để thông báo cho Bội Ngọc ý định mình, rồi soạn tìm chiếc áo tu hàn để rời nhà tức khắc, trước khi lòng chàng mềm nhũn.

Cố tình lãng tránh Bội Ngọc, Vĩnh Hảo lầm lũi ra cửa. Bội Ngọc cũng bồng con lặng lẽ theo sau.

  • Thầy! Thầy đi mạnh giỏi. - Bội Ngọc vừa lên tiếng, thì đã oà lên khóc nức nở-

Vĩnh Hảo thở dài dừng lại, "bao gan" nhìn Bội Ngọc khẻ nói:

  • Bội Ngọc! Xin bảo trọng lấy thân.

  • Thầy ơi! Thầy có biết là Bội Ngọc thương thầy lắm không?

  • Thầy biết.

  • Thầy có thương Bội Ngọc chút xíu nào không?

Vĩnh Hảo mường tượng nếu trả lờ "có" thì nguy hiểm khôn lường, nhưng trọn đời thầy có dám nói dối đâu, huống chi câu trả lời, tự đáy lòng bật ra như mũi tên xẹt đi, thầy có kềm hãm cũng không còn kịp.

  • Thương! Thương lắm!

Chỉ chờ có thế, Bội Ngọc phóng vào lòng chàng ôm cứng ngắc và khóc như mưa.

Vĩnh Hảo đâu đủ sức cầm cự lâu hơn nữa. Thành trì giới luật sụp đổ tan hoang, nhường chỗ cho dục vọng tràn lan như nước vỡ bờ.

 

***

Tất cả sự việc đã qua rồi, dầu có ăn năn hối tiếc cũng vô ích. Vĩnh Hảo chỉ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân nào đã thúc đẩy chàng rơi vào vòng tình ái nghiệt oan. Nhớ lại liên hệ của chàng với Bội Ngọc, từ lúc chàng quyết chọn oan ức làm cửa ngỏ của đạo hạnh, Vĩnh Hảo bỗng khám phá rằng chàng đã hành hạnh Bồ tát với tâm ngã chấp thường tình. Tuy Vĩnh Hảo khiêm cung không nhận ân nghĩa, mà trong đáy lòng vẫn khoan khoái hành vi của mình. Bội Ngọc kề cận nhắc nhở suy tôn khiến chàng thêm thỏa mãn. Như nhà nghệ sĩ yêu tác phẩm, Vĩnh Hảo cũng name nhiễm hành vi cao đẹp của mình. Từ đó, chàng yêu thiết tha Bội Ngọc, đối tượng của hành vi nhẫn nhục của chàng. Tâm đã phân biệt ngã nhân, sự việc… thì duyên khởi trùng trùng, oan trái bủa giăng.

Biết được điều đó thì quá muộn. Oan nghiệp đã kết thì phải chấp nhận những hậu quả phải đến, trốn tránh sao được nữa.

Thôi! Không làm tu sĩ thì làm cư sĩ, miễn là vẫn giữ được hạnh nguyện, vẫn cố gắng tu sửa tâm tánh là đủ rồi.

Dù sao, thì Vĩnh Hảo cũng lặn hụp trong hương vị tình yêu mật ngọt. O⩡ Tất cả đều mầu nhiệm tuyệt vời. Nụ hôn ngất ngây, vòng tay êm dịu, ánh mắt đắm say, cử chỉ săn sóc nuông chìu thiết tha… đã đưa Vĩnh Hảo lên đỉnh cao của hạnh phúc lứa đôi. Chàng thì thầm: "Cám ơn Bội Ngọc! Em ban cho anh hạnh phúc cuộc đời!".

Yêu chồng, Bội Ngọc không thể lãng quên tương lai của chúng mình, tương lai con cháu chúng mình. Nàng phải san sẻ với chồng để gầy dựng sự nghiệp mai sai, chớ không thể buông xuôi cho Vĩnh Hảo dễ dãi quản lý dược phòng, với mức thu ngày càng sa sút.

Tuy trong thâm tâm Vĩnh Hảo không thuận nhưng chàng cũng phải nhượng bộ, đặt giá biểu cho việc khám bệnh hốt thuốc. Dù vậy, mức thu vẫn quá thấp so với Bội Ngọc suy tính, một phần vì Vĩnh Hảo vẫn mềm lòng thông cảm người nghèo, phần khác vì chàng thật thà, không chịu "doạ", đập đỗ, hoặc "nuôi bệnh" kéo dài, để "moi" tiền thân chủ.

Thế rồi! Khởi đầu bằng những cơn buồn không duyên cớ, điểm thêm tiếng thở dài thườn thượt, nàng chuyển sang giai đoạn than thở bang quơ: "Đời tôi khổ quá!", "Số tôi chịu nghèo thôi!", "Sao số người ta sướng quá!!!". Giá Vĩnh Hảo chận đứng ngay, như những kẻ vũ phu thô lỗ thì hữu hiệu, đằng này, chàng quen nhẫn nhục, nhận lỗi mình kém cõi không làm giàu được cho vợ vui lòng, nên chỉ biết năn nỉ, nuông chìu…, điều đó, chỉ làm cho Bội Ngọc thêm khinh hờn, cho rằng chồng mình nhu nhược, thiếu chất đàn ông. Lần lần, Bội Ngọc trách móc nặng nhẹ chồng, khinh khi chàng là thứ nghèo đói cù bơ cù bất trong chùa, được gia đình nàng ban ơn dạy cho nghề thuốc, mua cho dược phòng nhưng bất tài chẳng nên trò trống gì!!!

Trước kia, Bội Ngọc thờ kính Vĩnh Hảo như thần tượng vì ngày ấy nàng là đệ tử, một kẻ chịu ơn, còn Vĩnh Hảo là một ân nhân cao quí, một vị thầy khả kính. Thầy càng đạo đức thánh thiện thì đệ tử càng kính phục. Bây giờ thì khác, Vĩnh Hảo là chồng, Bội Ngọc là vợ. Vợ nhìn chồng khác hơn đệ tử nhìn thầy. Nàng không ước mơ ông chồng mang đức thánh thiện kè kè vào phòng ngủ hay ở chốn thương trường. Nàng chỉ thực sự cần một gã đàn ông: tục tằn dâm dật ở chốn phòng the càng tốt, mà lưu manh gian xảo ở chốn kinh doanh càng hay.

Vĩnh Hảo là một ông thầy tu khả kính, nhưng chỉ là một người chồng "cù lần", vụng về khờ khạo. Do đó thần tượng dĩ nhiên phải sụp đổ.

Vĩnh Hảo tuy chìu chuộng vợ, nhưng hạnh nguyện vẫn không quên. Khi cần giúp người vẫn giúp, mặc dù, mỗi lần Bội Ngọc biết, nàng giận dỗi rầy la, rồi bồng con bỏ về quê mẹ cả tháng trời. Những lúc nàng vắng nhà, Vĩnh Hảo thật thoải mái, khám bệnh giúp người không bị kềm kẹp. Nhưng đêm đến chàng lại vời vợi buồn, vì gian nhà trống trải quá. Gần nàng thì khổ, mà xa nàng thì lại nhớ nhung.

Từ Qui Nhơn về, thỉnh thoảng Bội Ngọc mang theo vài tin tức của Thanh Lương tự. Ngay sau khi trục xuất Vĩnh Hảo, sư phụ đã triệu Vĩnh Tướng về giao ngôi trụ trì, để vân du về phương Nam hành đạo. Hai sư đệ Vĩnh Quang, Vĩnh Minh thì ẩn tu tại Ngũ Hành Sơn. Sư huynh Vĩnh Tướng quả thật tài trí hơn người. Sư huynh chánh thức thành lập võ phái Thanh Lương, để thu nhận môn sinh cư sĩ truyền võ công. Chẳng bao lâu, phong trào luyện tập quyền thuật được phát triển rần rộ khắp vùng, gia đình nào cũng gởi con em đến Thanh Lương tự để thụ giáo. Chỉ mấy năm, môn sinh đệ tử đã lên đến mấy ngàn người. Dựa vào uy thế quyền thuật, sư huynh lại lôi kéo phụ huynh các đệ tử vào phong trào học Phật tu nhân, rồi kiến tạo Thanh Lương tự thành một đại tùng lâm hùng vĩ, nổi tiếng một thời.

Nghe chuyện Thanh Lương tự, rồi gẫm phận mình, Vĩnh Hảo thật hổ thẹn trăm bề. Thân hoàn tục chẳng ra gì, lại còn trăm cay nghìn đắng với cô vợ hổn hào. Đôi lúc, Vĩnh Hảo nghĩ đến việc bỏ đi, nhưng có lẽ do oan gia từ kiếp nào, chàng không thể dứt khoát được. Chỉ cần nàng ngưng chửi, là Vĩnh Hảo vẫn thấy nàng khả ái, dễ thương muôn đời. Dù thế nào, thì Vĩnh Hảo cũng còn có bé Bội Lan bên cạnh. Bé không biết gì, nhưng bé mủm mỉm dễ thương quá, bao giờ cũng giúp cho chàng những phút giây hoà ái nhẹ nhàng. Thế nhưng định mạng khắt khe lại cướp mất niềm vui của chàng. Được mẹ bồng đi thăm ngoại về, Bội Lan nóng sốt dữ dội. Bé bị bệnh đau màng óc mấy ngày nhưng Bội Ngọc không biết. Khi đưa cho Vĩnh Hảo khám bệnh, thì mọi sự đã muộn màng rồi. Bội Lan chết thì Bội Ngọc lại dẫy nẫy đổ lỗi cho chồng ác độc, không thương con ghẻ, nên không tận tình chạy chữa.

Đầu Xuân Đinh Mão, Vĩnh Hảo đang thẩn thơ một mình, - Bội Ngọc về Qui Nhơn, còn thân chủ kiêng cử ngày Tết không đến – thì bỗng thấy viên tri huyện Đồng Xuân, hằn học dẫn toán lính vào nhà. Vĩnh Hảo đã từng trị bệnh cho quan huyện. Hai người hàn huyên tương đắc như bằng hữu, không ngờ ngày nay quan lơ là như người xa lạ. Quan huyện hạ lệnh cho lính lục xét nhà Vĩnh Hảo thật kỹ. Lính mở tung các tủ, rồi đến các hộc thuốc, không chừa một chỗ nào. Khi khám đến hộc đựng hộp thuốc huỳnh bá, bỗng tìm được một gói lạ, nằm dưới mớ thuốc. Chiếc vòng cẩm thạch vô giá màu xanh da trời ẩn hiện tượng Quán Thế A⭬ được viên tri huyện xem như bảo vật phù hộ gia đình ông, sao lại ở ngăn tủ này? Nguyên khi Vĩnh Hảo trị bệnh cho quan, quan cao hứng đuổi lính ra ngoài, để mở ngăn tủ bí mật, lấy bảo vật ra khoe với Vĩnh Hảo. Chiếc vòng đó, viên tri huyện giữ kín, không cho người ngoài xem. Ngay như Bội Ngọc, tuy được chồng kể lại, ước ao được thấy một lần mà chưa toại nguyện. Ngày Tết, mở tủ thấy báu vật biến mất, quan huyện nghĩ ngay đến Vĩnh Hảo, người duy nhất biết nơi dấu của, nên tức tốc khám xét.

Vĩnh Hảo bị bắt quả tang về tội trộm báu vật, tang chứng rõ rệt không cần phải điều tra lâu đài. Viên quan, giận kẻ có học mà tham lam, nhứt là dám nhè quan mà vuốt râu hùm, nên sẵn có vài vụ trộm tại Phú Yên mà thủ phạm chưa điều tra được, quan cũng khảo tra Vĩnh Hảo bắt chàng nhận tội. Buộc cho tội nào chàng cũng không từ chối, nên chàng bị hình phạt trượng nặng nề, rồi bị án lưu đầy xuống Phan Thiết để làm tù khổ sai.

Bội Ngọc giận chồng gây tai tiếng, bán nhà về Qui Nhơn, rồi nhờ người nhắn tin cho Vĩnh Hảo biết nằng nàng không nhìn nhỏi gì đến tên chồng lưu manh trộm cướp nữa.

 

***

 

Nếu không nhờ đã luyện công từ nhỏ, Vĩnh Hảo khó lòng chịu đựng nổi những trận noon bộng dành cho kẻ phạm trọng hình. Thân thể đầy thương tích, máu mủ ghê tởm, đói lạnh thiếu thốn, lại không thân nhân tiếp tế, chăm sóc, tưởng là bất hạnh, nhưng chính khổ đau tột cùng đó lại là toa thuốc thần, khiến mối tình nam nữ quấn quit tưởng không bao giờ dứt được, trong khoảnh khắc bỗng nguội lạnh như đóng tro tàn. Chuyện xã hội bên ngoài, chuyện quá khứ xa gần, nhà thuốc, con bệnh… có bận tâm cũng bất lực. Do đó, Vĩnh Hảo chủ trương ở tù thì cứ thuận theo hoàn cảnh tù tội mà tu. Nơi nào thì cũng có thể giữ được chánh niệm và hành được hạnh nguyện Dược Vương. Tù nhân, dù oan hay ưng, đều ở trong hoàn cảnh hoang mang, sợ hãi, khổ sở tận cùng. Họ cần được săn sóc, an ủi như những đứa con thơ cần mẹ. Vĩnh Hảo kề cận chia ngọt xẻ bùi với họ, rồi tuỳ cơ, giảng dạy họ về thuyết nhân duyên, về tứ diệu đế… để vạch cho họ con đường tu tập.

Lần lần, Vĩnh Hảo khám phá ra là chàng quả thật có nhân duyên lành, nên mới bị tù đày. Ơ#249;, giữ chánh niệm thật dễ, vì ngoài "cái khổ", mà kẻ tu hành coi là bạn hữu nhắc nhở mình tu tập, hành giả không bị ngoại cảnh chi phối, không có danh lợi, xa hoa, phong lưu, phù phiếm quyến rũ mình.

Đến Phan Thiết, thân phân kẻ lưu đày phải lên rừng đốn củi làm than, cuộc sống bớt phần gò bó. Hai năm sau, nhân lễ Vu Lan Canh Ngọ, Vĩnh Hảo và các bạn tù được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban lệnh ân xá.

Được tự do, Vĩnh Hảo bây giờ, thấy không cần phải tìm chốn non cao để chuyên tu thiền định. Chàng sống bình thường không chủ định, gặp chuyện nên làm thì tuỳ thuận mà làm. Làm xong lại xả bỏ ngay không chất chứa giữ gìn. Do đó, khi thì Vĩnh Hảo lên rừng đốn củi, khi làm thuê, làm mướn, chèo đò… để lấy tiền độ nhựt và giúp bà con nghèo. Chàng lại lêu lỏng giao du với đủ hạng cùng đinh, kết bạn với cả bọn trộm cắp, đĩ điếm mà không úy kị chi cả.

Nghiệp thầy thuốc của Vĩnh Hảo còn nặng. Gặp người bệnh, Vĩnh Hảo đương nhiên phải chữa trị. Thế rồi, người nầy đồn người khác, số thân chủ tăng dân, đến nổi Vĩnh Hảo không thể lang thang không cửa không nhà được nữa.

Được sư Thiện Hạnh yểm trợ, Vĩnh Hảo mở phòng mạch miễn phí tại chùa Tịnh Độ, gần khu phố chợ Phan Thiết. Để có phương tiện giúp đỡ dân nghèo, Vĩnh Hảo nghiên cứu thuốc Nam, hầu có thể tận dụng dược thảo địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền. Là một y sĩ phối hợp được hai nền thuốc Bắc và thuốc Nam, lai tinh thông thuật châm cứu, nên chẳng bao lâu, Vĩnh Hảo nổi tiếng là thần y. Bệnh nhân từ các tỉnh lân cận, cũng đua nhau tìm đến nhờ chữa trị.

Vĩnh Hảo bắt đầu truyền dạy y học cho các thầy, các chú tu sĩ, để họ tiếp tay điều trị bệnh nhân. Nhờ có người đỡ đần tạm thay phòng mạch, Vĩnh Hảo có thể thư thả lang thang trong rừng, nghiên cứu dược thảo. Do đó, chàng khám phá nhiều loại cây có giá trị y học, cũng như tìm được những loại cây trước đây phải nhập cảng từ phương Bắc rất đắc giá.

Đầu Xuân Quí Dậu, thừa lúc vắng bệnh nhân, Vĩnh Hảo lại thong thả vào rừng. Đến bên suối Rắn, Vĩnh Hảo chợt có ý nghĩ thử đi ngược lên đầu nguồn, tìm vài bụi ráng dương xỉ, tóc tiên… để làm thuốc. Vùng suối này, cây cối rậm rạp, đá dốc trơn trợt, nước chảy siết, lại có tin đồn đó là nơi ẩn trú của cặp rắn thần; mồng đỏ như mồng gà, nên ít người léo hánh. Vách đá lổm chổm là cho giòng nước tung toé, đuổi theo những đàn bướm chập chờn đùa giỡn. Trên cành cây rậm lá tiếng chim ríu rít vui mừng chào đón ánh sáng ban mai. Dọc theo bờ suối, những bụi cỏ dại cũng đua nhau khoe chùm hoa bé bỏng xinh xinh. Bất ngờ, Vĩnh Hảo lại thấy xuất hiện gian nhà cỏ bé nhỏ, cất dực bên tảng đá. Vị ẩn sĩ vô danh nào chọn được chốn thơ mộng này để trú ngụ, quả là người biết hưởng thú thanh nhàn. Từ xa, Vĩnh Hảo thoáng thấy dáng dấp một cụ già, - một vị sư già, - đang lom khom chăm sóc cành hoa dại. Lạ quá! Vĩnh Hảo dụi mắt mấy lần, mà vẫn tưởng mình đang chiêm bao, vì vị sư già đó lại là sư cụ Đạt Bổn, ân sư của chàng.

Mừng mừng, tủi tủi, Vĩnh Hảo quì dưới chân thầy, nước mắt chảy dài bên má, thổn thức:

  • Thưa thầy! – chàng nhớ mình là đệ tử bị thầy đuổi khỏi sơn môn, nên không biết phải thưa hỏi cách nào đành lặng yên –

  • Vĩnh Hảo con!

  • Dạ! Thầy đã tha tội con! - Vĩnh Hảo lộ vẻ vui mừng-

  • Thầy có từ bỏ con đâu! Thầy đợi con ở đây từ lâu.

  • Thầy mỉm cười. Vĩnh Hảo cũng mỉm cười. Cả hai nhìn nhau thật lâu, như để thay thế cho những lời vô tận của 10 năm xa vắng.

Sư phụ nhìn cảnh vật trước mắt chăm chỉ chiêm ngưỡng như người khách lạ mới thấy lần đầu, rồi đột nhiên hỏi:

  • Con thấy cảnh vật như thế nào?

Vĩnh Hảo vừa thầm nghĩ phong cảnh tuy đẹp nhưng nếu giòng suối có thêm bụi trúc, trước thảo am có cụm mai vàng, thì mới hoàn toàn tuyệt mỹ, nên phát biểu:

  • Thưa thầy! Đẹp lắm! Nhưng nếu có đựơc bụi trúc và cành mai thì mới hoàn toàn.
  • Đâu chỉ hoa vàng và trúc biếc

    Rong rêu cỏ dại cũng là chân.

Vĩnh Hảo bỗng giật mình sửng sốt. Pháp kệ của sư phụ ngắn mà rõ ràng. Cổ đức dạy "hoa vàng, trúc biếc" tượng trưng cho chân như, nhưng phải hiểu là vạn vật mọi loài, dù hèn mọn nhỏ nhoi: trùng, kiến, rong rêu, cỏ dại… cũng biểu lộ chân như thường hằng:

Tình dữ vô tình

Đồng viên chủng trí

Ta đã đọc tụng hàng ngày, đã hiểu vạn vật đều ảnh hiện từ nguồn sinh động của biển chân tâm diệu minh, của A Lại Da Thức, từ vô thủy vô chủng vẫn như không khác, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Cớ sao ta lại phân biệt phải là hoa vàng? Phải là trúc biếc? Tam thiên đại thiên thế giới bỗng nhiên rung động rồi sụp đổ tan tành để biến hiện thành biển quang minh chói chang rực rỡ. Thời gian ngưng động không biết đến bao giờ, nhưng khi Vĩnh Hảo từ chốn vô sai biệt trở về chốn sai biệt, thì vẫn thấy mình đứng bên thầy trước am cỏ.

Đại sư mỉm cưởi. Vĩnh Hảo cũng mỉm cười.

  • Ta trao truyền ngươi am cỏ này. Hãy nhận lấy.

Ta đi đây. – đai sư đột ngột từ giã.

  • Xin thầy cho con được theo hầu thầy. - Vĩnh Hảo van nài.

  • Không! Ta có duyên vốn miền Nam cần hành hoá. Con còn nghiệp ở đây, nên ở lại.

Tôn kính thầy là bậc thần tăng, tuỳ thuận hành đạo khó đoán, khó lường, Vĩnh Hảo đành vâng lệnh và ngậm ngùi nhìn bóng thầy khuất dần ở rặng cây xa. (Đại sư Đạt Bổn, sau đó về miền Nam hoằng hóa, độ rất nhiều đệ tử. Đại sư đã kiến lập ngôi chùa THIÊN TRƯỜNG tại Song Phố, Gia Định năm Aᴍ Hợi, 1755).

Vào thảo am, Vĩnh Hảo khám phá thủ bút của thầy lưu lại. Vách trái thầy viết "PHÁP NHẪN VÔ SANH", hàm ẩn con đường tu tập cá biệt của Vĩnh Hảo, nương hạnh nhẫn nhục ba la mật để ngộ lý vô sanh, nói chung, đó là con đường TRỞ VỀ, từ SỰ ngộ LÝ, từ hạnh nguyện ĐẠI BI để thể nhập ĐẠI TRÍ, tức thể tánh BÁT NHÃ. Vách phải thầy ghi "VÔ SANH PHÁP NHẪN", là con đường tu tập nương lý vô sanh để đạt được hạnh nhẫn nhục ba la mật, cũng là con đừơng TRỞ RA, từ LÝ đạt SỰ, tức từ ĐẠI TRÍ, thể tánh BÁT NHÃ để phóng chiếu ra thế giới sai biệt hành hạnh ĐẠI BI, diệu dụng của tâm, để cứu độ chúng sanh. Đó là con đường song chiếu, thầy nhắc nhở chàng tiếp nối hành trì không ngưng nghỉ, để đi đến chỗ tuyệt cùng LÝ SỰ viên dung, ĐẠI TRÍ ĐẠI BI không khác.

 

***

 

Vĩnh Hảo bàn giao lần lần trách nhiệm tại phòng mạch chùa Tịnh Độ cho các tu sĩ đảm nhận, hầu thường xuyên cư ngụ tại thảo am. Thảo am "Vĩnh Hảo", danh từ do các người đi rừng quen gọi, là nơi Vĩnh Hảo dùng làm chỗ chứa dược thảo, do chàng vào rừng mang về, xắt, sấy công phu để cung cấp cho chùa Tịnh Độ. Nơi đó, cũng là trạm dừng chân của những thợ rừng, đến xin thuốc trừ bách độc, ngừa trị rắn rít…

Tàn đông năm AᴠHợi, trong khi Vĩnh Hảo đang chăm sóc cành sim rừng trên bàn thờ Phật, thình lình Đại sư Vĩnh Tướng xuất hiện. Vĩnh Hảo thầm phục sư huynh, võ công thăng tiến bội phần, khinh công đã tuyệt kỷ nên bước khoan thai trên sàn nhà ọp ẹp vẫn không gây tiếng động. Vĩnh Hảo mừng rỡ đón chào nhưng chưa kịp nói gì, thì Vĩnh Tướng đã lên tiếng:

  • Vĩnh Hảo! Ta báo tin ngươi hay. Ta đã được Chúa thượng triệu về kinh sư thuyết pháp Kinh Lăng Già, rồi nhân dịp đó, sẽ tôn ta là quốc sư nước Việt.

  • Kính mừng Đại sư. - Vĩnh Hảo trên danh nghĩa là phạm giới tăng, đã hoàn tục, không dám xưng hô huynh đệ với Vĩnh Tướng - , công nghiệp của đại sư đã làm sáng tỏ sơn môn của thầy tổ.

Ngừng một chút, chưa thấy Vĩnh Tướng lên tiếng, Vĩnh Hảo thưa hỏi:

  • Thưa đại sư đến thăm đệ tử, có điều chi dạy bảo?

  • Dĩ nhiên là có việc! Vĩnh Hảo! Ta cần nhờ ngươi việc này.

  • Thưa đại sư. Đệ tử sẵn sàng tuân lệnh thi hành, dù phải hy sinh tính mạng cũng không từ nan.

  • Khá lắm! Vĩnh Hảo! Ta chỉ cần ngươi chết.

Ngươi chỉ cần uống viên "Tử hoàn đan" nầy là xong, hậu sự đã có ta, thay ngươi lo mọi việc.

  • Đệ tử xin sẽ tuân lệnh, nhưng đệ tử xin phép được hỏi đại sư một việc. Có phải Bội Ngọc đã chết rồi chăng?

  • Khá lắm! Khá lắm! Ngươi biết rõ mọi hành vi của ta. Chuyến đi này, quả thật không uổng công. Đúng vậy, Vĩnh Hảo ngươi phải biết, ta sẽ là Quốc sư thì những người biết câu chuyện ngày trước không thể sống sót được.

Nguyên Vĩnh Tướng tằng tịu với Bội Ngọc lở mang thai bèn tìm cớ "ẩn tu" để trốn tránh trách nhiệm. Trước khi đi, còn xúi tình nhân đổ vạ cho Vĩnh Hảo, đồng thời cũng gợi chuyện đàm luân Luận Bảo Vương Tam Muội hầu khuyến khích Vĩnh Hảo nhận chịu oan ức. Vĩnh Hảo bị đuổi đi. Vĩnh Tướng được gọi về trụ trì. Sư phụ vừa vân du, thì Vĩnh Tướng liền tìm cách đuổi hai sư đệ Vĩnh Quang, Vĩnh Minh để có thể tổ chức tu vịên theo ý hướng của mình. Nhờ khéo léo, biết phô trương đạo đức, tu "ồn ào hình thức" phù hợp với đám đông, lại biết dùng quyền thuật làm phương tiện cổ động, nên sớm thành công. Danh vị cao, tiền bạc lắm, đại sư rỗi rãnh đâm ra chạnh nhớ người tình xưa. Gặp lúc Bội Ngọc cắn đắng chồng về tiền bạc, nên có cớ để tâm đầu ý hiệp lén lút đi lại với nhau. Con chết, vừa nghi Vĩnh Hảo xấu bụng không tận tình chạy chữa, vừa cũng muốn được tự do ngoại tình, nên theo chỉ dẫn của Bội Ngọc, Vĩnh Tướng đã xử dụng khinh công tuyệt đỉnh của mình để vào dinh tri huyện trôm báu vật vu cho Vĩnh Hảo. Danh tiếng của Vĩnh Tướng vang dội đến kinh sư, Vĩnh Tướng được triệu thỉnh để tấn phong Quốc sư nước Việt. Tuyệt đỉnh danh vọng khiến đại sư vô cùng sung sướng. Nhưng vốn tính cẩn thận, đại sư lo nghĩ đến thanh danh của vị đại quốc sư, nên đành giết Bội Ngọc để diệt khẩu. Vĩnh Hảo vốn tu hạnh nhẫn nhục, không lưu tâm đến lỗi người khác, nên không dám nghĩ đến nguyên nhân hậu quả của việc gì. Nhưng khi Vĩnh Tướng báo tin được làm quốc sư, thì tất cả các sự kiện trên bỗng hiện rõ ràng trước mắt.

  • Đệ tử chết thật không ân hận, - Vĩnh Hảo thở dài rồi tiếp – nhưng Bội Ngọc thì…

  • Hừ! Đại sư giận dữ – ngươi chết không oán hận gì là phải, bởi trăm điều tội lỗi phat xuất từ nhà ngươi. Ta đã chắc chắn sẽ được kết vị trụ trì, thì ngươi lại dở trò đạo đức nịnh bợ thầy, nên thầy loại ta để cử ngươi. Ngươi làm cho ta đau khổ, phải tìm quên nơi Bội Ngọc. Ngươi đã khoe khoang học hạnh nhẫn nhục, mà còn tham dâm giựt vợ ta lại làm chết con ta, thì trách chi ta đã xuống tay độc ác.

Dù biết rõ hành động của Vĩnh Tướng, lòng tôn kính của chàng đối với đại sư vẫn không suy giảm. Chàng thầm nghĩ, Vĩnh Tướng đối với chàng cũng ví như một viên "THUỐC ĐẮNG", như một vị bồ tát hành động trái nghịch để tạo nghịch cảnh cho chàng tu hành. Viên thuốc đắng đó đã giúp chàng trị được các bệnh nan y: ngã chấp, ái dục… và cũng đã mở cửa ngõ cho chàng lập hạnh. Công đức của đại sư Vĩnh Tướng đối với chàng thật vô biên. Vĩnh Hảo trang trọng quì lạy Vĩnh Tướng để cảm tạ.

  • Thưa đại sư! Đệ tử cả đời làm thuốc, bào chế dược loại trị bách độc, rắn rít độc trùng đều công hiệu. Xin đại sư giữ chai thuốc nầy để cứu người và cũng để phòng thân…

  • Hừ ! loại thuốc vô dụng này có đáng gì để ta bận tâm.

Thấy không có gì để nói. Vĩnh Hảo uống viên thuốc độc, rồi chấp tay ngồi kiết già, niệm Phật.

Chờ một lúc cho Vĩnh Hảo thấm thuốc. Vĩnh Tướng an lòng rời bước. Bỗng nhiên có tiếng đại sư la lớn: "Rắn! Trời ơi! Rắn! Vĩnh Hảo hiền đệ cứu ta với!". Tiếng la nhỏ dần rồi ngưng bặt.

Hạnh nguyên cứu người vẫn theo đuổi Vĩnh Hảo đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Dù tâm tri vẫn tỉnh táo, xác thân đã ngấm thuốc tê cứng. Vĩnh Hảo không đi được, chỉ có thể lết lần đến cầu thang, rồi té lăn càn xuống đất. Cố gắng lết lần đến bên Vĩnh Tướng, nhìn vết máu bầm sùi bọt dưới chân đại sư, Vĩnh Hảo biết người bị rắn mai gầm cực độc mổ. Không còn thuốc rắn nữa, không có phương pháp nào điều trị khác hơn, Vĩnh Hảo tức khắc dùng miệng nút vết thương gớm ghiếc. Nghĩ đến tánh mạng của Vĩnh Tướng đang nguy ngập. Vĩnh Hảo không phí phạm thời giờ quí giá nên phải nuốt chửng ngụm máu tanh hôi, để có thể nút nộc rắn tàn phá tạng phủ, nên Vĩnh Hảo kiệt sức dần. Mỗi lần nút máu, chàng phải vận dụng toàn lực còn lại, làm chấn động cơ thể, cảm giác như trăm ngàn mũi dao nhọn thi nhau đâm xé ruộc gan. May mắn máu lần lần tươi rồi đỏ, rồi hết bầm hẳn. Vĩnh Hảo vui mừng gục đầu bất động.

Hai người đệ tử của Vĩnh Tướng, được lịnh chờ đợi gần đó, nghe tiếng kêu la cầu cứu của thầy, vội chạy đến. Thấy thầy nằm bất tỉnh bên cạnh một tên "ăm mày rách rưới", họ vội ôm xác thầy đem về tìm phương cứu chữa.

Vĩnh Hảo tay chân cúng đờ, nhưng thần trí vẫn tươi tỉnh. Chàng mỉm cười, nghĩ đến thân xác của mình, sẽ là một THANG THUỐC CUỐI CÙNG, một món thuốc trị đói, cúng dường cho muôn thú. Thế rồi đại sư từ trần, mà hạnh nguyện "Dược Vương" bao la của NGÀI muôn đời như vẫn từ bi tỏa rộng. Đúng theo bản nguyện của đại sĩ, xác thân Ngài được muôn thú xâu xé, các loại côn trùng đục khoét phần thịt gân nhỏ nhít dính xương, rồi đến các loại vi trùng cực nhỏ cũng dự phần rút rỉa tủy óc còn sót lại. Chiếc đầu lâu rơi tòm xuống nước, trong hóc hẻm sâu hoắm, cũng là nơi nương tựa một thời gian cho vài con cá nhỏ. Xương trắng sau cùng rồi cũng thành cát bụi, nhưng hạnh nguyện của người vẫn nguyên vẹn không phai.

 

***

 

Vĩnh Tướng được đệ tử cõng về Qui Nhơn thang thuốc. Dù được Vĩnh Hảo nút vết thương, song một ít nọc độc vẫn len lỏi vào tạng phủ, khiến đại sư bị bán thân bất toại, thần trí nửa tỉnh nửa mê, rên la từng cơn. Bệnh trạng lạ lùng, nên tất cả lương y đều thúc thủ. Sau cùng, các đệ tử nghe tiếng đồn về vị thần y ngụ tại Vĩnh Hảo am bên giòng suối Rắn, vội vã đưa thầy đến điều trị. Đến nơi, Vĩnh Hảo am đã hoang vắng tiêu điều. Đang lúc tuyệt vọng, đại sư lại rên rĩ kêu gào khát nước. Đệ tử cho người uống nước suối, không ngờ cơn đau giảm dân, thần trí tươi tỉnh, dù bệnh bán thân bất toại không thuyên giảm. Nước suối biến thành thần dược, được đại sư luôn giữ bên mình, để sẵn sàng chận đứng những cơn đau nhức điên cuồng đột ngột xuất hiện.

Người dân bắt chước đại sư Vĩnh Tướng, khi có bệnh cũng tìm đến Vĩnh Hảo am, uống ngụm nước suối để được lành bệnh.

Suối Rắn, từ đó được người dân quen gọi là Suối VĨNH HẢO (5), muôn đời chuyên chở hạnh nguyện "Dược Vương" của vị đại sĩ, xả thân mình để trị bệnh cho chúng sanh.

 

Tháng 5. 1988

 

Cước chú: 

1/ Năm hạ về trước tinh chuyên giới luật, năm hạ về sau tuỳ nghi xin học tham thiền.

2/ Cụ túc giới: Tỳ kheo giới.

3/ Mười điều tâm niệm của Luận Bảo Vương Tam Muội:

Điều 10: Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xả.

Bởi vậy Đức Phật dạy:

-Lấy oan ức làm cửa ngõ của đạo hạnh.

4/ Bố thí ba la mật được phân ra tài thí, pháp thí và vô úy thí (bố thí cái không sợ). Tác giả dùng chữ tài dược, pháp dược và vô uý dược, thật ra cũng chỉ nhắm ý nghĩa bố thí tài, pháp và vô úy.

5/ Suối VĨNH HẢO toạ lạc tại Phan Thiết, đã được Viện Pasteur phân chất công nhận nước suối thiên nhiên trong sạch có nhiều khoáng chất có giá trị y học. Một công ty hợp doanh đã khai thác nước suối để bán cho bệnh nhân sử dụng.

 

---o0o---

Mục Lục Tuyển tập Truyện Ngắn Phật Giáo

của Huỳnh Trung Chánh

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường
 Cập nhật: 01-02-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Mùa sen dược sư do tha ao lam trong tieng ve mua phuong vi Mứt thanh trà ngày Trung thu cuộc đời của đức phật là bài học Yết ma Từ Cẩn Một nhà sư yêu nước Dấu chân chợ Tết con nguoi la mot loai virut dang so nhat nghiệp hay định luật đạo đức Xương rồng cô tôi gai hoa và chuong iii khau da la man nuong va duc phat phap ban dao son tra duoc cong nhan la diem du lich tam Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động từ Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn рикна 心经 轉識為智 hue kinh ngac tuong thien su giong het nguoi that Cà ri chay lưu Về quê nhớ cái hàng rào 蘇東坡佛印禪師 chánh niệm Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao Tổng luận năm Thủ uẩn sức mạnh của sự tu hành bảo æˆåšæ Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa già เพรงดนต ฟ Đại 仏壇 通販 安い 日本仏壇センター 七五三 小山 giao ly nghiep 修行の手順 å æžœå žå¾ 佛教词汇 tà n Giới 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 niå³ å Æ ä½ å çœ ç çº å kinh phap hoa 地藏十轮经 佛法怎样面对痛苦 lãæ Ly yeu