•
Mục Lục
•
Thay lời tựa - Tiểu sử
•
A - Bàn về " Hiệp Khách Hành "
Hồi 1 : Huyền Thiết Lệnh
Hồi
2 : Thiếu niên gây đại họa
Hồi
3 : Ma Thiên Nhai
Hồi
4 : Bang chúa rừng Lạc bang
Hồi
5 : Đinh đinh Đang đang
Hồi
6 : Vết thương
Hồi
7 : Tuyết Sơn kiếm pháp
Hồi
8 : Thằng Ngốc
Hồi
9 : Đòn bánh tét
Hồi 10 : Kim Ô Đao pháp
Hồi 11 : Rượu thuốc
Hồi 12 : Hai tấm bài đồng
Hồi 13 : Tình cốt nhục
Hồi 14 : Tứ đại môn phái ở
Quan Đông
Hồi 15 : Chân tướng
Hồi 16 : Thành Lăng Tiêu
Hồi 17 : Tự đại thành cuồng
Hồi 18 : Điều phải cầu xin
Hồi 19 : Cháo Lạp Bát
Hồi 20 : Hiệp Khách Hành
Hồi 21: Ta là ai?
•
TỔNG LUẬN
**Cốt
truyện Hiệp Khách Hành**
•
B - Bàn về " Thiên Long
Bát Bộ / Lục Mạch Thần Kiếm "
Hồi 1 : Giữa đường gặp chuyện bất bình
Hồi 2 : Lời nguyền ở Vạn Kiếp Cốc
Hồi 3 : Người được vợ, kẻ vạ lây
Hồi 4 : Lời thề của Mộc Cô Nương
Hồi 5 : Lăng Ba Vi Bộ
Hồi 6 : Chưa kịp bái sư, sư đã ... bái!
Hồi 7 : Cha ăn mặn, con khát nước
Hồi 8 : Ông già áo xanh là ai?
Hồi 9 : Phượng bay ra, loan vào tổ
Hồi 10 : Kiếm khí dọc ngang như tường khói
Hồi 11 : Hai cô Mỹ nữ, một chiếc thuyền con
Hồi 12 : Người đâu gặp gỡ làm chi ...
Hồi 13 : Cô nương chỉ điểm, quần hào ngẩn ngơ
Hồi 14 : Mỹ tửu chạy theo lục mạch, Đệ huynh uống đủ thiên bôi
Hồi 15 : Dù người phụ ta, ta chẳng phụ người
Hồi 16 : Ân xưa oán cũ, sớm bạn trưa thù
Hồi 17 : Nguyện làm con cóc khác thường, chỉ mong thiên nga ngó đến
Hồi 18 : Một ngày ba nỗi đại oan, anh hùng Khất đan rơi lệ
Hồi 19 : Trợn mắt xem khinh nghìn hảo hán, nhất tâm cứu mạng tiểu cô
nương
Hồi 20 : Chữ trên vách đá đã mòn, hình xăm trước ngực vẫn còn trơ trơ
Hồi 21: Nghìn dặm đường trường, mơ hồ mộng ảo
Hồi 22 : Tiểu kính hồ lần ra manh mối
Hồi 23 : Chưa vui sum họp đã sầu chia ly ...
Hồi 24 : Yêu nhau lắm cắn nhau đau ...
Hồi 25 : Nén thương đau, đạp tuyết lên đường
Hồi 26 : Tay không bắt cọp
Hồi 27 : Chốn thiên quân bắt tướng, khất cái hóa đại vương
Hồi 28 : Chịu thảm hình trở thành "thiết sửu"
Hồi 29 : Hàn độc trùng, luyện hàn độc chưởng
Hồi 30 : Cuộc hội ngộ kinh hoàng ở Tiết gia trang
Hồi 31 : Nát óc tính cờ đành tự tử, vô tâm đi ẩu được thần công
Hồi 32 : Người câm trổ tài hùng biện, Nhà sư lãnh phái tiêu dao
Hồi 33 : Đẩu chuyển tinh di, trấn áp hồ quần, cẩu đảng
Hồi 34 : Núi Phiêu Diễu mây dồn gió giật
Hồi 35 : Cứu Đồng Mỗ, tiểu tăng phạm giới
Hồi 36 : Bóng hồng đã khép cửa thiền
Hồi 37 : Cùng cười ha hả một tràng, cuối đường yêu hận rõ ràng là không
Hồi 38 : Chén chú chén anh, đồng bệnh si tình thành huynh đệ
Hồi 39 : Vải thưa che mắt thánh, bốn chín gặp năm mươi
Hồi 40 : Biết lúc nào bỏ được lòng si
Hồi 41 : Mười tám kỵ sĩ Yên vân, Khí thế thiên binh vạn mã
Hồi 42 : Giả chết chờ thời phục quốc, cõi thiền nặng nợ phu thê
Hồi 43 :Một đời mộng bá vương, cùng trở về cát bụi
Hồi 44 : Đừng xây mộng đẹp mà chi, trăm năm chẳng có duyên gì với nhau
Hồi 45 : Đáy giếng khô hai lòng hòa nhịp, chốn bùn lầy hẹn ước chung
thân
Hồi 46 : Ba câu hỏi kén ngôi phò mã
Hồi 47 : Hoa trà nở rộ vì ai
Hồi 48 : Kẻ thù lại chính là cha, đứa con oan nghiệt bây giờ là vua
Hồi 49 : Sống chết chẳng qua là giấc mộng, sá gì phú quý với vinh hoa
Hồi 50 : Trung nghĩa khó toàn đành tự vẫn, thân tàn chưa tỉnh mộng quân
vương
•
TỔNG LUẬN
**Cốt
truyện Thiên Long Bát Bộ**
**Cốt
truyện Lục Mạch Thần Kiếm**
|
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim
Dung
Thích Chơn Thiện - Chùa Tường Vân Huế 2004
______________________________________________________________________________
Hồi 8: Thằng Ngốc
A. Tóm tắt Hồi 8
- Đinh Bất Tam cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi tay Bạch Vạn Kiếm, nhưng lòng đầy
thất vọng về võ công và cách xử sự quá hiền lành, chân chất của
chàng, mà ông gọi là quá ngốc nghếch, định sẽ giết chàng nếu trong
vòng 10 ngày mà không đánh bại được Bạch Vạn Kiếm.
- Đinh đinh Đang đang cầu xin ông tha mạng cho chàng không được, bèn
dạy cho chàng 18 đường cẩm nã thủ gia truyền của dòng họ Đinh để
phòng thân, và hi vọng là Đinh Bất Tam đổi ý.
- Đến ngày thứ 10, Đinh Đang bày mưu thuê một đám dân dã lên thuyền
đòi yểm trừ ma qủy Đinh Bất Tam. Giận quá ông ra cước giết liền một
hơi ba người, rồi chợt biết mình mắc vào quỷ kế của đứa cháu gái.
Ông bèn chờ đến thời điểm cuối ngày sẽ móc mắt, bẻ tay Cẩu Tạp
Chủng, thay vì giết chàng.
- Đing Đang thoáng thấy xa xa một chiếc thuyền nhỏ ngược chiều đi
lại, bèn làm ra vẻ thất vọng đòi tự mình giết Cẩu Tạp Chủng cho xong
chuyện, hơn là có một người chồng tàn tật; nàng điểm huyệt chàng,
quấn chăng quanh mình chàng và trói gô lại; khi chiếc thuyền nhỏ đến
gần, nàng múa dao đâm chàng-thật ra là giả bộ che mắt Đinh Bất Tam
-, vừa lẹ tay ném chàng sang thuyền nọ để giúp chàng thoát nạn.
- Đinh Bất Tam hậm hực, giận dữ đứa cháu gái, thất vọng nhìn chiếc
thuyền đi !
Thế là, Cẩu Tạp Chủng lại đi vào một rắc rối khác của cuộc sống !
B. Ý Kiến
1. Cái ngốc của Cẩu Tạp Chủng :
- Đinh Bất Tam gọi Cẩu Tạp Chủng là thằng ngốc do các hành xử dưới
đây của chàng :
- Không giỏi võ công ...
- Không đủ tàn nhẫn để thắng người ...
- Không giỏi đao kiếm đủ để ông ta tự hào ...
- Không biết " trăng hoa " với Đinh Đang ...
- Có lương tâm tốt, chân chất là kẻ ngu dại !
- Suy nghĩ huyễn hoặc, không thiết thực như khi chàng nói :
" Tốt hơn hết là Đinh Đang dạy ta thứ công phu không thể đả thương
hoặc đánh chết người ta, đồng thời đừng để đối phương đánh mình chết
hay bị thương, mọi người đều hoan hỷ kết bạn với nhau, đừng oán thù
gì nữa " ( tập 2, tr.127 )
- Đinh Đang chán ngán chàng vì bởi :
- Không láu lỉnh, trêu ghẹo con gái...
- Không biết tỏ tình với nàng...
-Không biết sống vị kỷ cho mình...
- Không biết dối gạt, quyền biến...
2. Tâm lý Đinh Bất Tam và Đinh Đang
- Đinh Bất Tam sống chẳng lao động, nghề ngỗng gì, hẳn là tiền của
chi tiêu lấy của thiên hạ ?
Tánh hiếu thắng, kiêu mạn, ngông cuồng, những điều gọi là danh dự,
thủ tín, tiếng tăm của nhà họ Đinh đều là những tư duy nửa vời, điên
đảo.
Giá trị tốt nhất cần bảo giữ là tình người, lòng nhân ái, tôn trọng
sự sống, thì Đinh Bất Tam lại chà đạp, coi nhẹ, giết người một cách
lạnh lùng tùy hứng. Ông xây dựng một tự ngã Đinh Bất Tam rất kỳ quái
!
- Đinh Đang, cháu gái Đinh Bất Tam, thì nhan sắc, thông minh, nhanh
nhẹn quyền biến, nhưng cũng chỉ là một loại tâm lý bệnh hoạn, vị kỷ
: chỉ biết sống thỏa mãn các dục vọng của bản thân, mà không cần
biết đến khổ đau của người khác, xem việc giết người như trò đùa,
không đau xót.
3. Chọn lựa
Tác giả vẽ ra hai mẫu hình tâm lý tương phản giữa Cẩu Tạp Chủng và
Đinh Bất Tam, Đinh Đang để độc giả thấy rõ những giá trị tâm lý nào
là cần thiết cho xã hội, văn hoá nhân văn và trí tuệ ? Hỏi ở đây có
nghĩa là trả lời vậy.
Hồi 9: Đòn bánh tét
A. Tóm tắt Hồi 9
- Để cứu Cẩu Tạp Chủng khỏi bị Đinh Bất Tam hại, Đinh đinh Đang đang
trói gô chàng sau khi đã điểm huyệt, và ném chàng vào thuyền chở Sử
bà bà cùng A Tú đang lướt ngược chiều. Bấy giờ, hai bà cháu Sử bà bà
nằm yên bất động do bị " tẩu hoả " vì luyện công lạc đạo.
- Sử bà bà bảo A Tú lấy đao giết chàng ngay, ném xuống sông để tránh
tiếng " xì xào " về sau. A Tú không thể hành sự do bản tính hiền
hậu, phần khác là do hai cánh tay không thể cử động ...
- Lát sau, thuyền của Đinh Bất Tứ áp tới. Ông ta vốn thầm yêu trộm
nhớ Sử bà bà từ tuổi thanh xuân mà ở goá. Lẹ như tên bắn, ông phóng
qua thuyền Sử bà bà, lên giọng lè nhè. Hai bên đang khẩu chiến thì
Cẩu Tạp Chủng, vốn đã nghe Sử bà bà bảo A Tú cùng nhảy sông tự vẫn
nếu bị Đinh Bất Tứ xúc phạm, lên tiếng kêu cứu Đinh Bất Tứ ngăn cản.
- Nhận ra dấu tay cẩm nã thủ " Thiết sa chưởng " của cô cháu gái A
Đang còn để lại trên mặt chàng thiếu hiệp, Đinh bất Tứ bật cười đắc
chí, bứt giây trói cho chàng; rồi thử vài chiêu cẩm nã thủ và kinh
ngạc về nội lực kỳ đặc của chàng...
- Sử bà bà nói khích khiến Đinh Bất Tứ động thủ đánh Cẩu Tạp Chủng.
Đinh Bất Tứ bị phản lực mạnh, nghe mình mẩy tê buốt đến kỳ lạ, bèn
biến chiêu đánh vào huyệt Đại truy để hạ gục chàng; không ngờ chính
ông ta bị run bắn toàn thân, và bị hất văng qua một bên, rất chi bẽ
bàng...
- Để gỡ gạc, Đinh Bất Tứ, cũng do Sử bà bà khích bác, chỉ cho Cẩu
Tạp Chủng vài đường võ của mình để tái đấu trên thuyền. Ông ta lại
bại cuộc...
- Cẩu Tạp Chủng giúp Sử bà bà và A Tú điều hoà kinh mạch cho đến khi
toàn thân cử động được. Bấy giờ, do Đinh Bất Tứ ép Sử bà bà lên đảo
của ông ta để dưỡng thương, bà liềân ôm A Tú nhảy tỏm xuống nước để
chết. Cẩu Tạp Chủng phóng theo để cứu...
- Cả ba giạt vào bờ đảo Tử Yên gần đó. Cẩu Tạp Chủng giúp hai bà
cháu điều thương và lánh trú trong một hang động ...
B. Ý kiến
1. Các ý tưởng điên đảo :
- Tâm lý chân chất, thuần thiện của Cẩu Tạp Chủng như một tấm gương
soi rõ tâm lý của những người tiếp cận chàng. Các tâm lý tương ưng,
đồng điệu với chàng như tâm lý Mẫn Nhu, A Tú là thiện; các tâm lý
chỏi lại chàng, từ khước chàng, đều là bất thiện, điên đảo.
Tại Hồi 9, Sử bà bà nghĩ rằng giết chàng để tiết hạnh của cháu gái A
Tú khỏi bị tổn thương là một suy nghĩ kỳ quái, điên đảo !
Sử bà bà dự tính cùng A Tú nhảy sông tự vẫn nếu Đinh Bất Tứ xúc
phạm. Làm thế để biểu lộ lòng thanh bạch chung thủy của bà đối với
Bạch Tự Tại. Đây là một suy nghĩ điên đảo khác. Chính các ý tưởng
điên đảo về giá trị ấy là nhân tố chính gây ra các rối rắm trong
kiếm phái Tuyết Sơn và lây can vào chốn giang hồ.
- Các suy nghĩ lẩm cẩm đầy kiêu mạn, hiếu thắng, si ái của Đinh Bất
Tứ là một loại tâm lý điên đảo khác
Giáo lý nhà Phật dạy đó là các tà tưởng, tà tư duy dẫn đến khổ đau.
2. Thực tại không có chủ trương:
- Khi chủ ý của đời sống là quá rõ ràng : sống là sống hạnh phúc,
cho cá nhân và tập thể, thì mọi hành động, xử sự đều vì mục đích đó,
mà không vì một chủ trương nào khác, bởi vì các chủ trương là vì sự
sống, mà không phải sự sống vì chủ trương.
" Hiệp Khách Hành " đã diễn đạt ý tưởng đó qua các " xen " ( scène )
đấu võ khá lý thú :
- Khi Cẩu Tạp Chủng đang ở tận cuối mui thuyền, Đinh Bất Tử liền ra
chiêu Chung cổ tề minh nhằm để giục chàng xuất chiêu Xung Văn Tác
Triển ứng phó : trước khi xuất chiêu nầy thì phải lùi lại vài bước.
Biết vậy, Cẩu Tạp Chủng không theo bài bản nữa, mà biến chiêu qua
Cẩm nã thủ pháp : lạng người ra sau lưng Đinh Bất Tứ ra chiêu Hổ
trảo thủ và Ngọc nữ niêm châm khiến Đinh Bất Tứ bất ngờ bị ngã lăn
quay xuống mạn thuyền, thua trận, xấu hổ.
- Khi Đinh Bất Tứ ra hư chiêu khi tả, khi hữu khiến Cẩu Tạp Chủng
phân vân không biết vận kình lực thủ về phía nào, chàng liền bỏ bài
bản, dồn nội lực vào cả hai tay, phòng sẵn cả tả lẫn hữu, khiến Đinh
Bất Tứ kinh hải thu chiêu !
- Giữa cuộc sống đầy biến động nhiều hướng, thái độ sống tốt đẹp cho
con người cũng thế : nắm lấy mục tiêu hạnh phúc, an lạc cho cá nhân
và tập thể mà hành xử, mà không nhất thiết phải nắm lấy chủ trương !
Đây là tinh thần không chấp thủ và " tùy duyên mà bất biến " của nhà
Phật.
Hồi 10: Kim Ô Đao pháp
A. Tóm tắt Hồi 10
- A Tú qua cảm nghiệm tự thân với rung động chân thật của tâm hồn đã
khẳng định: Cẩu Tạp Chủng không phải là Thạch Trung Ngọc. Điều nầy
lần đầu tiên được nghe từ con người đẹp đẽ, hiền hoà của A Tú, Cẩu
Tạp Chủng cảm động đến rơi nước mắt. Chàng tự nhiên nắm hai bàn tay
A Tú và rất chân thành thốt lên lời cảm tạ. Bất giác chàng buông tay
ra, cảm thấy mình suồng sã, xấu hổ. Cử chỉ này khiến Sử bà bà yên
lòng hẳn chàng là người khác, Thạch Trung Ngọc là người khác.
- Sử bà bà, để kịp đối đầu với Đinh Bất Tứ, bèn thu nhận Cẩu Tạp
Chủng là đệ tử truyền nhân của mình và lập ra Kim Ôâ đạo pháp. Bà
gọi tên chàng thiếu hiệp là Sử Ức Đao và dạy đủ 72 chiêu kiếm pháp
Tuyết Sơn và 73 chiêu đao pháp Kim Ô để khắc chế. Chàng tập luyện
đến mức độ sử dụng đao pháp khá thông thạo.
- Một hôm tình cờ Đinh Bất Tam và Đinh Đang bất chợt xuất hiện trong
rừng Tử Yên, khi chàng và A Tú đang thân mật trò chuyện và lạy nhau
để cảm tạ lòng tốt của nhau, Đinh Bất Tam liền chận đường; Đinh Đang
thì phóng đao kết liễu mạng sống A Tú. Núng thế, Cẩu Tạp Chủng bồng
A Tú thi triển khinh công thượng thừa (nhờ nội lực vô cùng thâm hậu
) băng rừng lẫn trốn về động.
- Đến nơi thì chàng lại thấy Bạch Vạn Kiếm đang tử chiến với Đinh
Bất Tứ : bên kiếm, bên quyền. Đinh Bất Tứ đánh tay không không địch
lại, bị thương nhẹ ở hông, máu chảy khá nhiều; vừa lúc Đinh Bất Tam
đến trợ chiến, đánh chết ba tên kiếm sĩ Tuyết Sơn và gây thương tích
Bạch Vạn Kiếm, đang dồn Bạch Vạn Kiếm đến điểm thúc thủ. Cẩu Tạp
Chủng nhảy vào can thiệp, đứng về phe Bạch Vạn Kiếm, sử dụng Kim Ô
đao pháp, bên cạnh kiếm pháp Tuyết Sơn, tấn công Đinh Bất Tam và
Đinh Bất Tứ. Hai ông kiêu mạng nầy kinh hoàng thấy cả hai bị vây
chặt giữa ánh đao và kiếm; cả hai đều bị thương, liền nhảy vội ra
khỏi vùng đao kiếm trốn chạy vào rừng thoát thân...
- Bạch Vạn Kiếm hỏi Cẩu Tạp Chủng về lai lịch Kim Ô đao pháp. Chàng
thành thật thuật lại các lời giảng dạy của Sử bà bà khiến Bạch Vạn
Kiếm tức mình vung kiếm chém chàng.
Cẩu Tạp Chủng bị ép phải chiến đấu, hơn một lần " tha chết " cho
Bạch Vạn Kiếm : Kim Ô đao pháp quả là có sức mạnh khắc chế và vượt
hẳn kiếm pháp Tuyết Sơn. Bạch Vạn Kiếm rất bẽ mặt, bèn dùng mẹo đánh
lừa Cẩu Tạp Chủng và thắng chàng một chiêu... rất là hạ cấp ! ...
B. Ý Kiến
1. Tâm và Tướng :
- Các cao thủ võ lâm đều nhận diện Cẩu Tạp Chủng qua cái thân tướng
của chàng và qua kinh nghiệm giác quan thường nghiệm của mình nên đã
nhận lầm chàng là Thạch Phá Thiên (Thạch Trung Ngọc) và làm phát
sinh ra biết bao nhiêu rối ren cho xã hội.
- Chỉ một mình A Tú đầy đủ nhân duyên phân biệt rõ Cẩu Tạp Chủng và
Thạch Trung Ngọc qua cái tâm , cái tình chân thật của chàng, và qua
rung động con tim của chính mình. Sử bà bà cũng quan sát chàng qua
biểu hiện cái tâm, cái tình của chàng và xác nhận chàng không phải
là Thạch Trung Ngọc.
Cái tướng trạng không nói lên được sự thật, con người thật, điều mà
Kinh Kim Cang đã nói: "Các tướng đều là hư dối" ( " Phàm sở hữu
tướng giai thị hư vọng " ). Giá trị thật của con người là ở cái tâm.
Giáo dục con người là giáo dục cái tâm, chuyển đổi cái tâm.
2. Tinh thần vô hại - hữu nghị :
- Kim Ô đao pháp của Sử bà bà gồm toàn những chiêu đầy nộ khí, sát
thủ, dễ gây tử thương và tổn thương cho đối phương, sẽ chuốc lấy oán
thù, cừu hận đe dọa an ninh cho bản thân , gia đình và bang phái. Vì
thế, với thái độ sống của Cẩu Tạp Chủng và A Tú, A Tú bèn giới thiệu
cho Sử Ức Đao chiêu " Bàng cổ trắc kích ": khi thấy rõ mình đã chiến
thắng đối phương rồi, thì liền chém đông, chém tây cho người chung
quanh loè mắt không thấy gì, rồi thu đao về mà nói rằng : " Kiếm
pháp các hạ thật là tinh diệu, tại hạ khâm phục vô cùng. Hôm nay
chúng ta bất phân thắng bại, giải hoà để kết bạn được chăng ? Vậy là
đối phương hiểu ngay mình có ý nhường nhịn, lại không tổn thương đến
thể diện, nhiều phần là họ kết bạn với đại ca ngay ". (tập.2,tr.239)
Đây là chiêu thức hữu nghị, kết bạn gọi là chiêu " Dĩ hoà vi quýù",
tương tự lấy tình thương xoá bỏ hận thù của Phật giáo để xây dựng an
lạc cho đời sống.
3. Bài học về sự phối hợp Kim Ô đao pháp và Tuyết Sơn kiếm pháp :
- Mỗi chiêu của Kim Ô đao pháp đều là khắc tinh của từng chiêu Tuyết
Sơn kiếm pháp, nhưng khi đao và kiếm ấy liên thủ thì tạo thành một
sức mạnh kinh hồn, nhất là đao pháp được sử dụng bởi nội lực thâm
hậu của Sử Ức đao, đến nỗi hai đại cao thủ tuyệt luân Đinh Bất Tam
và Đinh Bất Tứ chỉ chịu đựng được vài chiêu đầu rồi đều bị thương
suýt vong mạng, kinh hoàng lăn mình ra khỏi vòng đao kiếm cắm đầu
tẩu thoát. Kim Dung viết :
"... Bạch Vạn Kiếm liền sử chiêu " Ám hương sơ ảnh ", trường kiếm
vừa rung lên, kiếm quang đã xuất hiện trùng trùng. Đây là một chiêu
tinh vi nhất trong kiếm pháp Tuyết Sơn, có thể đả thương đối phương
bất cứ lúc nào, không thể biết để đề phòng. Thạch Phá Thiên ( Cẩu
Tạp Chủng ) cầm con dao chặt củi phạt ngang rồi rung động luôn mấy
cái. Đó là chiêu " Bào ngư chi tứ ", nội lực xô ra cả bốn mặt tám
phương.
Bỗng nghe hai tiếng la ối ối, vai Đinh Bất Tứ bị trúng đao, cánh tay
Đinh Bất Tam bị trúng kiếm. Hai lão đột nhiên quay mình nhảy ra
ngoài vòng. Đinh Bất Tam xoay lại nắm tay Đinh Đang lôi đi, chạy lẹ
vào khu rừng phía đông, còn Đinh Bất Tứ chạy trốn về quả núi ở hướng
Tây " ( tập 2, tr.262 )
Nếu Cẩu Tạp Chủng là mẫu hình tâm lý được phát triển theo tinh thần
Phật học, thì " xen " đấu kiếm trên đã gợi ý rằng :
- Thiền chỉ và các định mà hành giả đắc được ( tương tự sự thành tựu
" La hán phục ma thần công " ) sẽ thiếu tác dụng giúp ích cho tự
thân hành giả và tha nhân, nếu không biết sử dụng nó để hành thiền
quán mà cắt đứt hẳn các phiền não ( tương tự vận nội lực ra đao pháp
và kiếm pháp ) cho mình và cho người.
- Nếu văn hoá Phật giáo được kết hợp và bổ sung cho một hệ văn hoá
nào đó( tương tự việc Cẩu Tạp Chủng liên thủ với Bạch Vạn Kiếm ) thì
sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời tạo ra một sức mạnh văn hoá đáng kể!
Hồi 11: Rượu thuốc
A. Tóm tắt Hồi 11
- Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) trở lui hang động thì Sử bà bà và A
Tú đã dời chỗ ở đi nơi khác.
- Chàng bước vào một chiếc thuyền lớn giạt vào đảo. Thuyền đầy các
thi thể của Phi Ngư bang do sự trừng phạt của hai sứ giả " Thưởng
thiện Phạt ác "
- Hai chiếc thuyền lớn khác của Thiết Xoa Hội kéo chiếc thuyền của
Phi Ngư bang xuống miền hạ lưu, cảng Hồng Liễu. Thạch Phá Thiên trốn
ở lòng thuyền nghe được câu chuyện Thiết Xoa Hội làm sào huyệt dưới
lòng đất để tránh mặt "sứ giả ". Khi tất cả đã vào đất liền của
cảng, Thạch Phá Thiên đi giọc ven sông đến ẩn trong một khu rừng
rậm. Chàng hạ sát một chú heo rừng đến tấn công chàng; lên lửa thui
các đùi heo để trừ cơn đói.
- Tại đây, hai sứ giả xuất hiện, cùng chàng trò chuyện bên lửa, rượu
và thịt heo rừng.
- Tình cờ, nhân duyên đưa đẩy chàng nốc sạch hai bình rượu kịch độc
của hai sứ giả: lượng rượu mà hai sứ giả đã tinh luyện để luyện nội
lực cho nửa năm .
" La hán phục ma thần công " đã hoá giải rượu độc thành rượu bổ tăng
thêm nội lực cho Thạch Phá Thiên.
- Cả ba kết nghĩa sinh tử rồi cùng lên đường đến hành dinh của Thiết
Xoa Hội.
B. Ý Kiến
1. Ý nghĩa rượu độc thành rượu bổ
- Thực tế đời sống cho thấy, nếu rượu bổ, hay thuốc bổ, mà dùng vô
độ có thể dẫn đến cái chết.
- Chất kịch độc, thông thường thì cơ thể rất khó dung nạp nên dễ kết
thúc mạng sống do tê liệt hệ tim, hay thần kinh.
- Nếu lượng độc vào với liều lượng mà cơ thể có thể dung nạp thì nó
trở thành khả năng đề kháng chống độc, như các loại vắc -xim.
- Nếu cơ thể có khả năng đề kháng rất cao, thì khả năng dung nạp
chất độc cao hơn: đây là trường hợp của hai sứ giả dùng rượu độc để
gia tăng công lực như Kim Dung viết. Cẩu Tạp Chủng do có nội lực
của" La hán phục ma thần công " mà dung nạp rượu độc nhiều lần lớn
hơn hai sứ giả.
- Về mặt tâm lý cũng thế, khổ đau, bất hạnh ở đời khiến nhiều người
không chịu được phải điên cuồng, hay tự vẩn. Nhưng cũng có nhiều
người có khả năng làm chủ tâm thức và tình cảm cao có thể chịu đựng
nhiều khổ đau : càng khổ đau, tâm thức càng thức tỉnh, tình người
càng dâng cao, và dục vọng càng vơi đi : đây là ý nghĩa thực sự của
sự kiện rượu độc chuyển hoá thành rượu thuốc ( bổ ) đối với người có
định lực ( khả năng thiền định ) sâu như Cẩu Tạp Chủng.
2. Tính chất bất định của các hiện hữu
- Tính chất của các hiện hữu, ví như rượu, được xác định bởi một số
điều kiện nào đó, trong môi trường nào đó; tính chất đó sẽ khác đi
trong các điều kiện xác định khác, ở môi trường khác. Đây gọi là
tính chất bất định, hay không thật sự có tự ngã, của các hiện hữu.
Tương tự như câu nói " thù của kẻ thù là bạn ".
Phật giáo xác định các hiện hữu đều do điều kiện sinh nên không có
tự ngã, gọi là vô ngã, vô thường.
Các học thuyết ( " isme " ) ở đời thường có khuynh hướng khẳng định,
cho hiện hữu một tính chất bất biến nào đó. Đây là chủ trương không
phù hợp với thực tế, thực tại. Hồi truyện về " Rượu thuốc " gợi cho
người đọc tư tưởng nầy.
3. Nét khác biệt giữa hai thái độ hiền thiện, hay nét khác biệt giữa
văn hoá " Thiếu Lâm tự " và đảo Hiệp Khách:
a/ Thiện chấp thủ ( dính mắc ) của Hiệp Khách đảo
Hai sứ giả " Thưởng thiện, Phạt ác " của đảo Hiệp Khách chuyên hành
hiệp, làm việc thiện, nhưng làm với thái độ cố chấp, chấp thủ, dính
mắc.
b/ Thiện rất thuần thiện, không dính mắc của Cẩu Tạp Chủng ( thuộc
văn hoá của Thập Bát La hán, Thiếu Lâm tự )
Cẩu Tạp Chủng sống rất thuần thiện, tự nhiên, không bị dính mắc,
không bận tâm đến khen, chê nên có điều kiện để phát triển nội lực
cao, phát triển trí tuệ.
Đây là đặc tính rất cơ bản rọi sáng lý do vì sao đảo Hiệp Khách suốt
40 năm, không phá giải được bí pháp " Thái Huyền Kinh ", trong khi
Cẩu Tạp Chủng chỉ cần vỏn vẹn 100 ngày, giải mã dễ dàng bí pháp. Hãy
lắng nghe một mẫu đối thoại ngắn sau đây về sự khác biệt của hai
thái độ tâm lý nói trên :
" Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) xua tay nói :' Hai vị ca ca có
thêm một tay phụ lực há chẳng tốt hơn ư ? Chúng ta ít người không
địch nổi số đông, nếu gặp nguy cấp thì cứ chạy trốn, đâu có nhất
định phải chết ? '
Lý Tứ cau mày nói : ' Đánh thua bỏ chạy thì đâu phải là anh hùng hảo
hán ? Hay nhất là ngươi đừng đi theo để làm mất mặt chúng ta ' ".
( tập 3, tr. 40)
Hồi 12: Hai tấm bài đồng
A. Tóm tắt Hồi 12
- Hai " sứ giả " và Cẩu Tạp Chủng đi vào tổng hành dinh của sào huyệt
Thiết Xoa Hội. Không có sức mạnh nào ngăn cản bước chân đi của ba
người.
- Tại hành dinh, tổng đà chủ Uông Đắc Thắng long trọng, vừa kinh
hãi, tiếp đón hai tấm bài đồng, thiếp mời đi dự hội yến " Lạp bát ".
Tại đây, hai sứ giả đúng thời điểm ngấm rượu độc ngất đi. Uông Đắc
Thắng và các cao thủ Thiết Xoa xông vào giết cả ba. Cẩu Tạp Chủng,
với bản năng tự vệ, múa tít song chưởng, độc khí của rượu độc tiết
ra làm chết tức khắc gần 100 người Thiết Xoa ở đó. Chàng bèn vận khí
điều hoà kinh mạch cho Trương Tam, Lý Tứ, cứu hai sứ giả. Cả ba lại
tiếp tục lên đường. Hai sứ giả đi riêng theo sứ mệnh.
- Cẩu Tạp Chủng một mình đi lạc đến Thượng Thanh Quán của các đạo sĩ
Lão Trang và ẩn mặt theo dõi Thạch Thanh và Mẫn Nhu ( vốn là môn
sinh của Thượng Thanh Quán ) đang đàm đạo với Thiên Hư ( đạo chủ )
và các huynh đệ cao cấp, đòi nhận lãnh hai tấm bài đồng đi phó hội
chịu chết thay cho Thiên Hư.
- Bị phát hiện, Cẩu Tạp Chủng xuất chưởng tự vệ khiến hai đạo trưởng
bị ngất đi ( có thể vong mạng ). Các đạo trưởng nghi ngờ đây là âm
mưu của Thạch Thanh - Mẫn Nhu. Cuộc xung đột đao kiếm xẩy ra giữa
các đạo trưởng và Cẩu Tạp Chủng : các đạo trưởng gồm Thiên Hư, thua
trận; nhiều người bị té ngất; Cẩu Tạp Chủng cứu tỉnh được tất cả;
rồi chia tay các đạo trưởng; trả lại hai tấm bài đồng cho Thiên Hư;
đoạn cùng Thạch Thanh - Mẫn Nhu tiếp tục hành trình...
B. Ý Kiến
1. Dòng sống đầy yếu tố bất ngờ :
- Sự kiện hai " sứ giả " tài ba, thông thái, ngót 40 năm bất bại
trên giang hồ qụy ngã tại hành dinh Thiết Xoa Hội nói lên sự thật
dòng sống đầy yếu tố bất ngờ mà thuật ngữ Phật học gọi là vô thường
: đầy nguy hiểm và khổ đau. Đời sống là biến động, mà không tỉnh
tại.
2. Cái nhìn thực và trí tuệ :
- Các đạo trưởng của Thạch Thanh Quán tu hành chú trọng phần chuyển
đổi về thân, mà nhẹ về tâm lý, nên cái nhìn trở nên phàm tục : đã
không nhận ra cái tâm chân thật của Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Cẩu Tạp
chủng. Nếu các đạo trưởng nặng về tu tập tâm lý, huấn luyện tâm lý,
thiền định thì cái nhìn sẽ trở nên khoan dung hơn, sáng suốt hơn, vị
tha hơn, và đã không rơi vào các ngộ nhận, sai lầm đáng tiếc.
Cho đến khi các sự việc trở nên sáng tỏ, tâm lý của các đạo trưởng
vẫn cố chấp, hẹp hòi, cảm thấy tức bực, bẽ bàng, thay vì cảm thông
sâu sắc hơn và đạo tình hơn đối với Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Cẩu Tạp
Chủng. Tu hành như vậy thì có lợi ích rất ít cho mình và người, vẫn
còn cách xa với cái nhìn đầy chân thật và trí tuệ.
3. Chiêu thức của Thượng Thanh Quán và chiêu thức của Cẩu Tạp Chủng
- Các thế võ, kiếm, đao chẳng qua chỉ khác nhau ở thế vận hành tay,
chân, và tốc độ của vận hành. Sức mạnh của võ, đao, kiếm nầy được
gọi là " hữu chiêu ", luôn bị hạn cục.
- Cẩu Tạp Chủng ra chiêu về võ, đao, kiếm cũng thế, về mặt tướng
trạng biểu hiện thì vẫn là hạn cục. Điểm khác biệt duy nhất đã khiến
cho võ thuật, kiếm pháp, đao pháp ấy trở nên vô song là do nội lực (
hay gọi là sức mạnh của tâm lý, thiền định ) hùng hậu, do cái tâm,
nhân hậu, vô dục, vị tha, vô chấp. Sức mạnh vô song đó thật sự có
mặt trong thiền định Phật giáo, trong văn hoá Phật giáo. Đây hẳn là
nội dung mà tác giả muốn đề cập khi giới thiệu giá trị vô song của
"La hán phục ma thần công ".
Hồi 13: Tình cốt nhục
A. Tóm tắt Hồi 13
- Sau lần giáp mặt các đạo sĩ Thương Thanh Quán, Cẩu Tạp Chủng được
Thạch Thanh và Mẫn Nhu nhận làm con đẻ ( Thạch Trung Ngọc ) và sống
chung với hai ông bà trong một thời gian : Ông bà trong lòng vẫn vờn
lên vài ý nghĩ hoài nghi về sự lững quên quá khứ của Cẩu Tạp Chủng;
phần Cẩu Tạp Chủng cũng phân vân về Mẫn Nhu và " má má " ở núi Hùng
Nhĩ : ai là mẹ thật ? Nhưng họ xử sự theo tình cảm thiết tha, chân
thành gọi là tình cốt nhục.
- Cẩu Tạp Chủng thuật cho Mẫn Nhu hiệp nữ nghe hết mọi chuyện xẩy
đến với chàng ở núi Hùng Nhĩ, ở thị trấn Hầu Giám Tập, ở bang Trường
Lạc, ở đảo Tử Yên với Sử bà bà và A Tú, ở nhà Đinh Bất Tam làm lễ
thành hôn với Đinh Đang, việc liên thủ vơiù Bạch Vạn Kiếm đánh bại
Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ, và việc kết nghĩa sinh tử với hai " sứ
giả " ( Thưởng thiện, Phạt ác ) và ở Thiết Xoa Hội... Nếu bà Mẫn Nhu
không bị ám ảnh rằng Thạch Trung Kiên đã chết, thì bà đã nhận ra Cẩu
Tạp Chủng là Thạch Trung Kiên và tiếp tục khám phá ra thêm nhiều
chuyện giang hồ liên hệ đến Hiệp Khách đảo và Trường Lạc bang...
- Hai ông bà giảng dạy cặn kẻ võ học cho Cẩu Tạp Chủng và nói về
hành tung của Trương Tam, Lý Tứ ... chuyện nào cũng nửa đúng, nửa
sai, nửa hư nửa thật... và quyết tâm đến Trường Lạc bang để làm rõ
sự thật Thạch Phá Thiên được giả lập làm bang chúa để chịu chết thay
cho Bối Hải Thạch trên Hiệp Khách đảo, hầu cứu gỡ mạng cho Cẩu Tạp
Chủng ( Thạch Phá Thiên, con ông bà )
B. Ý Kiến
1. Kinh nghiệm tình cốt nhục :
- Khi bà Mẫn Nhu nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, con đẻ của
mình, thì chi xiết thương cảm, tận tình săn sóc, bảo bọc, dù chàng
có phạm vào tội lỗi lớn lao nào; thương với tình thương vong ngã
muốn thay thế con để nhận lấy hậu quả của việc làm sai quấy của con
để con được sống hoan hỷ, hạnh phúc.
- Khi Cẩu Tạp Chủng nghĩ về " má má " trên đỉnh Hùng Nhĩ, dù bà lạnh
lùng, khe khắt, chàng vẫn nhớ nhung, quyến luyến.
Tình cốt nhục, hay tình người biểu hiện đến mức độ tình cốt nhục, đã
giúp con người sống tha thứ, thương yêu và hạnh phúc.
2. Sức mạnh của ý nghĩ ( tác ý )
- Khi Bạch Vạn Kiếm nghĩ rằng Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc "
quấây phá " thì liền trút xuống đầu chàng bao tức giận, dù Cẩu Tạp
Chủng rất chi là hiền hoà, lịch sự và đứng đắn.
- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Phá Thiên, kẻ đã hại tiết hạnh của
vợ mình thì Triển hương chủ vô cùng căm hận, liền vung chưởng để
giết ngay, dù chàng rất nhân ái, vị tha.
- Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, người tình của mình,
thì Đinh Đang rất thiết thân, tận tình săn sóc khi bệnh ...
Nếu nghĩ tha nhân đều là thân nhân, như tình đồng bào, cùng cha mẹ
huyết thống, thì mọi người sẽ xử sự thân ái với nhau, che chở đùm
bọc nhau chí tình. Con người làm chủ ý nghĩ ấy, và có thể khởi nghĩ
đối với cứ ai, lúc nào và ở đâu.
Đây là kinh nghiệm tâm lý mà giáo lý nhà Phật dạy con người nghĩ đến
người khácnhư bà mẹ nghĩ đến người con duy nhất của mình ( như sự
biểu hiện tình mẹ của bà Mẫn Nhu ) để nuôi dưỡng tâm từ bi (...).
Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ mở đầu lịch sử Việt Nam với 100
người con chung bào thai mẹ nên tình người Việt Nam gọi là tình đồng
bào, cũng cùng một ý nghĩa giáo dục tâm lý ấy.
Đây cũng là một góc tâm tình của tác giả Kim Dung ?
Hồi 14: Tứ đại môn phái ở Quan Đông
A. Tóm tắt Hồi 14
- Tại khách sạn thị trấn Long Câu, Đinh Đang đến bí mật gặp Cẩu Tạp
Chủng, lừa cho Thạch Thanh - Mẫn Nhu đi tìm chàng, rồi hai người
thong dong đi về hướng khác để có những ngày sống riêng tư. Ghé vào
một thị trấn nhỏ, ăn uống tại một tiệm cơm. Tại đây có nhiều quần
hào, trong đó có môn chủ của bốn đại môn phái ở Quan Đông. Đinh Bất
Tứ xuất hiện với tính khí kiêu mạn gây sự với quần hùng rồi động
thủ. Ở ngoài quán cơm, bốn môn chủ liên thủ tấn công Đinh Bất Tứ, mà
vẫn ở hạ phong, nhiều lần cả bốn suýt vong mạng, nếu không có sự
nhắc chừng của Cẩu Tạp Chủng về các chiêu hiểm của Đinh Bất Tứ.
- Lúc cực kỳ nguy hiểm, Cẩu Tạp Chủng bước vào vòng chiến song đấu
với lão Tứ. Chỉ qua mười chiêu cẩm nã thủ, lão Tứ đã không chịu nỗi
kình lực từ song chưởng của chàng; cây nhuyễn tiên bị chàng bắt chặt
rồi bung ra khiến lão Tứ bị văng ra xa làm đổ sập cả một góc tường
rồi bỏ chạy.
Quần hùng rất cảm kích và ngưỡng mộ tài ba và hào hiệp của Cẩu Tạp
Chủng, đãi tiệc chàng và Đinh Đang, và mời hai người cùng lưu lại
phòng trọ để cảm tạ ...
- Nhóm Trường Lạc Bang lại xuất hiện ở thị trấn nầy và hẹn tương
kiến với nhóm môn chủ Quan Đông ở cánh rừng kế cận.
B. Ý Kiến
1. Từ Hồi truyện 14, Cẩu Tạp Chủng đã thừa khả năng đánh bại Đinh
Bất Tứ dễ dàng. Chàng đã biết nhiều phép xã giao trên chốn giang hồ.
Chàng đã nhận được nhiều ngưỡng mộ của các cao thủ chân chính qua
tài năng, lòng nhân ái, nghĩa hiệp và tánh khiêm tốn, ôn hoà.
2. Bình thường tâm:
- Dù được nhiều sự chiêm ngưỡng tài năng, nhưng tự Cẩu Tạp Chủng thì
thấy bình thường như là tài năng ấy không phải của chàng. Tâm chàng
vì vậy vẫn khiêm tốn, nhân hoà như mọi khi. Đây là ưu điểm khiến
chàng không ngừng phát triển nhanh tâm thức hướng về trí tuệ về sự
thật của vạn hữu, như là sự phát triển theo giáo lý nhà Phật : "
Bình thường tâm là đạo ".
3. Lại bất ngờ của cuộc sống :
- Sự thay đổi, phát triển nhanh nội lực, võ công và hiểu biết của
Cẩu Tạp Chủng khiến nhiều người kinh ngạc :
- Cách xa chưa quá một tháng, từ chỗ vụng về chưởng pháp đến chỗ "
hạ đo ván " dễ dàng một cao thủ tuyệt luân như lão Tứ : lão đã thua
trận bẽ bàng.
- Đinh Đang từ tháng trước là người truyền dạy cẩm nã thủ cho Cẩu
Tạp Chủng với tâm lý ngây ngô của chàng, nay thì nàng quá hãnh diện
về chàng về võ công lẫn giao tiếp.
- Tứ đại cao thủ Quan Đông, danh rền một cõi, mới ngày đầu đến Trung
Nguyên thì liền suýt vong mạng trước một ông già Đinh Bất Tứ... rồi
tận mắt thấy tài nghệ phi thường của chàng thiếu hiệp, lòng nghĩa
hiệp và sự khiêm cung của chàng...
Bất ngờ luôn xẩy ra quanh cuộc sống ! Điều mà Phật học nói là vô
thường, vôthường...
Hồi 15: Chân tướng
A. Tóm tắt Hồi 15
- Tại khu rừng thông rậm rạp ngoài thị trấn Long Câu, bang chủ của tứ
đại môn phái Quan Đông được Bối Hải Thạch, 9 vị Hương chủ, Hương phó
và gần 100 người bang Trường Lạc tiếp đón trong tinh thần hai bên
thăm dò, tìm hiểu nhau. Cao Tam Nương, tánh nóng nảy, phóng phi đao
làm Hương chủ Trần Xung Chi bị thương ở chân; cuộc xung đột binh khí
sắp xẩy ra thì Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) xuất hiện trước sự
tôn kính cả hai bên, giảng hoà vui vẻ, tất cả kéo về tổng đà bang
Trường Lạc.
- Tại bang Trường Lạc, nhiều cao thủ Tuyết Sơn đang bị đánh thuốc mê
và bắt giữ; Bạch Vạn Kiếm đi đến đối chất; rồi Thạch Thanh, Mẫn Nhu
và nhiều cao thủ trọng tuổi tiếng tăm trong võ lâm đồng kéo đến để
bạch hoá lai lịch của Thạch bang chúa.
- Hai sứ giả đảo Hiệp khách cũng đến đem theo kẻ ẩn trốn Thạch Trung
Ngọc. Các âm mưu gian dối của Bối Hải Thạch, bang Trường Lạc, các
sai trái của Thạch Trung Ngọc đã tạo ra sự ngộ nhận về Cẩu Tạp Chủng
trên giang hồ lần lượt được phơi bày. Con người chân thật, hiệp
nghĩa và trong sáng, tài năng của Cẩu Tạp Chủng được tỏa sáng hơn
bao giờ. Các sai quấy, phóng đãng và vị kỷ của Thạch Trung Ngọc lộ
rõ. Các ngộ nhận của Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch
Thanh - Mẫn Nhu và quần hùng được rọi sáng...
- Thạch Trung Ngọc khước từ chức vị bang chủ bang Trường Lạc; Cẩu
Tạp Chủng khởi lên từ tâm tự nguyện nhận chức bang chủ để gánh vác "
khó khăn " đi dự hội yến, và được toàn bang tín nhiệm, trân trọng.
Cẩu Tạp Chủng vui vẻ nhận hai tấm thiệp mời bài đồng từ tay hai " sứ
giả "
- Bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông cũng chính thức nhận hai
tấm bài đồng;
- Hai vị sứ giả từ giả bang Trường Lạc đi đến Tuyết Sơn, thành Lăng
Tiêu để chuyển thiệp thỉnh. Tất cả đồng rời khỏi bang Trường Lạc...
B. Ý Kiến
1. Kinh nghiệm về ánh sáng của sự thật và lịch sử
- Tác giả Kim Dung đã khéo dẫn dắt câu chuyện, chuyển vận các nghi
vấn, các việc làm rất kín đáo mà đầy hổ thẹn đến tổng đà Trường Lạc
với các nhân sự liên hệ, đủ mặt như là chuẩn bị đầy đủ cho một phiên
tòa, mà cơ quan điều tra là hai vị sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác "
rất công chính, đầy đủ tài năng đáng tin cậy. Tại đây, tất cả được
đưa ra ánh sáng : xấu hổ, ủ rũ như nhân vật Bối Hải Thạch và bang
Trường Lạc; trơ trẻn như Thạch Trung Ngọc; hổ thẹn, mắc cỡ như Bạch
Vạn Kiếm; ngỡ ngàng như Thạch Thanh, Mẫn Nhu, ân hận như Triển Phi
hương chủ và nhiều cao thủ khác v.v....
Dưới ánh sáng của sự thật và lịch sử, không có gì có thể được dấu
kín. Đây là bài học cho các trí thức, hiệp khách, các nhân vật lãnh
đạo của các tổ chức xã hội.
2. Mẫu tâm lý hành hiệp lý tưởng :
- Bạch Vạn Kiếm là một tài năng, là một người con có hiếu nên hẳn là
một kiếm khách tốt, nhưng tầm nhìn bị hạn chế, tánh tình cố chấp,
thiếu bao dung nên hành xử thường rơi vào các sai lầm đáng tiếc !
- Các bang chủ ở Quan Đông thì ngay chính, nhưng thiếu trí tuệ, chưa
đủ điều kiện để hành hiệp tốt.
- Các đạo trưởng ở Thượng Thanh Quán chuộng các giá trị hình thức
nên thiếu tâm đức và thiếu trí tuệ để phát triển Thượng Thanh Quán
và giúp đời !
- Bạch Tự Tại và Sử bà bà thì cố chấp, tự kiêu, háo danh, nên dễ trở
thành tác nhân của các rối loạn gia đình và xã hội !
- Thạch Thanh, Mẫn Nhu và hai sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " là các
hiệp khách chân chính, nhưng còn đối đãi thị phi nên hành động hiệp
nghĩa còn bị hạn chế, chưa thực sự lý tưởng.
* Có thể mẫu tâm lý thông tuệ, vô dục ( hay thiểu dục ), vô chấp và
đầy nhân ái của Cẩu Tạp Chủng là thực sự lý tưởng cho việc hành hiệp
giúp đời :
Cái nhìn vô sự vô hại của chàng như là vui vẻ chấp nhận, kính trọng
các hành vi của người khác, miễn là các hành vi ấy không gây tổn hại
đến ai. Cái nhìn nầy giúp tha nhân có " tự do tâm lý " để sống thoải
mái, dễ chịu hơn. Cái nhìn đánh giá " xì xào " sẽ gây trở ngại " tự
do tâm lý " của tha nhân, gây tổn hại đến quyền sống của tha nhân,
và tạo ra một thái độ sống lệch lạc, chuộng giá trị hình thức rất ảo
cho người đánh giá và cho xã hội. Con người vốn làm chủ cái nhìn và
làm chủ văn hoá, tại sao không xây dựng cái nhìn ấy trong văn hoá ?
Thật đáng suy ngẩm nếu bạn đọc lại một đoạn mà tác giả đã tinh ý
viết ở Hồi 14 (tr.167 ) rằng :
" Chủ quán cùng bọn tiểu nhị thấy hôm qua Thạch Phá Thiên theo vợ
chồng Thạch Thanh vào ngủ trọ, mà bây giờ lại từ phòng một cô gái
xinh đẹp đi ra thì ngấm ngầm kinh ngạc. Họ thi nhau bàn tán về
chuyện này đến mười mấy ngày. Những câu chuyện của họ càng lúc càng
thêm thắt những chi tiết kỳ dị, phần lớn đều là đoán mò ".
Cái nhìn vô sự , vô hại ấy của Cẩu Tạp Chủng là cái nhìn kính trọng,
chấp nhận tha nhân và chấp nhận cuộc sống một cách tích cực. Tâm lý
học nhà Phật xếp tâm lý vô hại thuộc nhóm thiện tâm cần được nuôi
dưỡng.
Thật đáng kinh ngạc nếu xem thái độ sống vô sự, vô hại kia là" ngố
"," khờ khệch ", và xem thái độ vị kỷ, dối gạt, " ma lanh " là lịch
đời, khôn ngoan !
Hồi 16: Thành Lăng Tiêu
A. Tóm tắt Hồi 16
- Đoàn người Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh, Mẫn Nhu
và Thạch Trung Ngọc trở về thành Lăng Tiêu.
- Đinh Đang thuyết phục thành công Thạch Phá Thiên " vác cây thánh
giá " thay cho Thạch Trung Ngọc.
- Tại thành Lăng Tiêu, sau khi Sử bà bà ra đi biệt tăm, A Tú mất
tích, đoàn cao thủ do Bạch Vạn Kiếm dẫn đầu đi lùng tìm Thạch Trung
Ngọc, Bạch Tự Tại trở nên nóng nảy bất thường và trút các cơn thịnh
nộ xuống hàng đệ tử : đã vô lý giết chết nhiều đệ tử khiến bang phái
trở nên vô cùng bất an. Các sư đệ Bạch Tự Tại cùng hàng đệ tử lập
mưu tống ngục Bạch Tự Tại và bàn chuyện phế ông ta, cử người mới lên
làm chưởng môn.
- Đoàn người mới trở về cũng bị đánh thuốc mê và giam vào ngục thất.
Thạch Phá Thiên nghĩ ra cách thoát ngục và đi cứu giải, vừa lúc Sử
bà bà và A Tú đến, đang bị vây quanh các làn kiếm rất nguy kịch.
Thạch Phá Thiên nhảy vào cứu nguy cho Sử bà bà và A Tú, tất cả ba
cùng tìm cách cứu vãn tình thế nội biến trong bang.
B. Ý Kiến
1. Hai nhóm người
Các nhân vật trong truyện mỗi người một vẻ, có tâm lý biểu hiện khác
nhau, tựu trung có thể xếp thành hai loại :
Vị kỷ : Nhóm vị kỷ, điển hình như Thạch Trung Ngọc, Đinh Đang, Đinh
Bất Tam, Đinh Bất Tứ, Bạch Tự Tại và rất nhiều cao thủ khác của
Tuyết Sơn. Trung tâm hành dinh của vị kỷ là tự ngã, chấp thủ nặng
cái " ta " và cái " của ta ", chỉ sống nhằm thỏa mãn dục vọng, hiếu
danh, hiếu lợi.
Vị tha : Điển hình có hai sứ giả, Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Cẩu Tạp
Chủng, A Tú ...
Trung tâm điểm của tâm lý là hoạt động hành hiệp vì lợi ích của tha
nhân, vì công lý mà trừ gian diệt hại, vì tình người, yêu con người.
Chính sự có mặt của nhóm nầy trong tiểu thuyết kiếm hiệp đã tạo ra
một sức hấp dẫn lớn, một sự đam mê truyện.
2. Hai ảnh hưởng :
- Nhóm thần tượng cái " ta " và cái " của ta " thì mãi là nguyên
nhân, tác nhân của các xung đột, bạo hành, gây rối ren xã hội dẫn
đến hậu quả không lường.
- Nhóm vị tha có khuynh hướng không nhìn thấy gì là " ta ", " của ta
", nhưng lại thường hành động tích cực giúp đời, giúp người khốn
khó, bị bức hiếp, đem lại an lành, ổn định và tình người ấm áp cho
xã hội.
Giáo lý nhà Phật có thể được giới thiệu là giáo lý của " không ta ",
" không của ta " ấy, là giáo lý của thái độ sống thật, tích cực, mà
không phải của triết lý, huyền đàm, rất đáng được tham cứu, trân
trọng.
Hồi 17: Tự đại thành cuồng
A. Tóm tắt Hồi 17
- Các chi thuộc bang Tuyết Sơn đều tụ tập ở sảnh đường và đang múa kiếm
tàn sát lẫn nhau thì Trương Tam, Lý Tứ xuất hiện đòi gặp mặt Bạch Tự
Tại để trao thiệp mời dự hội yến Lạp bát.
- Các chi trưởng Thành, Tề, Liêu, Lương đang đấu kiếm kịch liệt để
giành ngôi bang chủ, nay lại đấu kiếm tranh thua để nhường ngôi bang
chủ. Thật mỉa mai!
- Tiếp theo, Sử bà bà, A Tú và Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) tiến vào
sảnh đường trước sự kinh hãi của các chi trưởng. Bà lên tiếng : "
Các ngươi giam hãm chưởng môn cùng các đệ tử chi trưởng ở đâu, mau
thả họ ra ! ". Đoạn bảo Sử Ức Đao ra đao đấu với các chi trưởng. Các
ông đều nhường kiếm để nhường ngôi bang chủ...
- Bạch Vạn Kiếm ra khỏi nhà lao liền xuất kiếm đánh Liêu chi trưởng
: hai bên giao đấu đến vài trăm chiêu thì Bạch Vạn Kiếm xuất tuyệt
chiêu chặt lìa một chân của Liêu sư thúc.
- Sử bà bà ra lệnh cho Sử Ức Đao sử dụng Kim Ô đao pháp đánh bại
Bạch Vạn Kiếm để minh bạch xác định ngôi bang chủ. Sử Ức Đao không
dám đánh bại Bạch Vạn Kiếm, chỉ thủ cầm chừng, rồi sử chiêu " Bàng
Cổ Trắc Kíc " để thủ hoà. Bạch Vạn Kiếm trước đám đông đã thành thật
nhìn nhận thua cuộc.
Sử bà bà bèn bảo Sử Ức Đao trao chức chưởng môn và hai thẻ bài đồng
để bà đi dự hội yến "một đi không trở lại"
- Sau khi nghe Phong Vạn Lý thuật lại các biến cố thay đổi tâm lý
của Bạch Tự Tại, Sử bà bà cùng nhiều người thân vào ngục lao thăm và
tâm sự cùng Bạch Tự Tại...
Bạch Tự Tại thử đấu nội lực với Sử Ức Đao và đã kinh hoàng, vừa thất
vọng, thấy nội lực của thiếu hiệp hơn xa mình...
Ông nói một cách thê lương : " Bạch Tự Tại mỗ cuồng vọng tự cao, tội
nghiệt nặng nề. Bây giờ ta phải ở đây quay mặt vào tường để sám hối
lỗi lầm... "
B. Ý Kiến
1. Nguy hiểm của " cái tôi "
- Vì quá tự hãnh về tài kiếm pháp của mình, và kiêu ngạo vì nội lực
vượt trội của mình nhờ vào một dược liệu đặc biệt, ông trở nên xem
nhẹ cả vợ con, các huynh đệ, môn đồ, đánh phạt và tàn sát vô lý...
đã dẫn đến cảnh nội biến tang tóc. Tất cả chỉ vì một cái " Tôi "
muôn thuở của cuộc đời, rất chi nguy hiểm !
2." Tôi" vốn là tập thể... :
Cái " tôi " của Bạch Tự Tại không phải chỉ là thân tướng của ông
cộng với võ công, nội lực, tham vọng, ham muốn... mà là toàn bộ bang
phái Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu, và rộng xa hơn nữa. Bạch Tự Tại
trút tức giận, đánh phá chung quanh chính là đang trút giận, đánh
phá chính mình : không thể có một cái " tôi " nào độc lập cả.
Đây là tinh thần, nội dung giáo lý Duyên khởi, Vô ngã của Phật giáo.
3. Nhân duyên cứu gỡ :
- Các nhân tố dưới đây là các nhân tố cứu nguy cho thành Lăng Tiêu :
- Hai "sứ giả" Trương Tam, Lý Tứ ;
- Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) ;
- Tâm lý hồi tỉnh, ân hận về việc làm sai quấy ;
- Tâm lý thức tỉnh, nhàm chán các thị phi, tang tóc ;
- Tình người ấm áp...
Đấy là các nhân tố của một hệ văn hoá an lành!
Đầu Trang |
|