Một trăm lẻ một
Câu Chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm dịch
81- 101
84. Bạn Thật Sự (Hay Bá Nha Tử Kỳ - LND.)
86. Phật Sống Và Thợ Làm Bồn Tắm
Gasan đang ngồi cạnh giường của Tekisui, ba ngày trước khi thầy mình viên tịch. Tekisui
đã chọn ngài là vị kế thừa.
Ngôi chùa vừa bị cháy và Gasan bận lo tu sửa. Tekisui hỏi: "Con sẽ làm gì sau khi ngôi
chùa được cất lại?"
"Khi sư phụ lành bệnh, chúng con muốn sư phụ thuyết giảng ở đó," Gasan trả lời.
"Giả sử ta không sống được đến ngày đó thì sao?"
"Thì chúng con sẽ tìm người khác vậy," Gasan đáp.
"Giả sử con không thể tìm được người khác?" Tekisui tiếp.
Gasan lớn tiếng trả lời: "Đừng hỏi những câu vớ vẫn nữa. Hãy ngủ đi."
^ Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ.
Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.
Muốn vội tõ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh
chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."
Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc
đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nỗi giận.
"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"
^ Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường hay lao động cùng với các đệ tử, ngay cả đến tám
mươi tuổi, dọn dẹp vườn tược, cắt cỏ, tỉa cây.
Hàng đệ tử không đành lòng thấy sư phụ tuổi đã cao mà làm lụng vất vả quá, nên mới
đem dấu dụng cụ làm vườn đi, bởi vì họ biết thầy vẫn không nghe lời họ khuyên mà nghỉ ngơi.
Ngày hôm ấy Thiền sư không ăn. Ngày hôm sau cũng thế, và ngày kế tiếp cũng vậy. "Hay là sư phụ giận vì chúng mình dấu dụng cụ của ngài chăng," bọn đệ tử đoán chừng. "Chúng ta nên để chúng lại chỗ cũ."
Hôm họ trả lại dụng cụ, thiền sư làm việc trở lại và ăn như cũ. Vào buổi tối, ngài dạy
chúng: "Không làm, không ăn."
^
84. Bạn Thật Sự (Hay Bá Nha Tử Kỳ - LND.) Thuở xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người đàn rất tuyệt và một người nghe rất
tinh.
Khi người đàn về cao sơn thì người nghe bảo: "Tôi có thể nhìn thấy núi thẳm ở trước
mặt."
Khi người đàn về lưu thủy, người nghe reo: "Đây là giòng nước chảy!"
Nhưng rồi người nghe mắc bệnh lìa trần. Người bạn kia cắt đứt dây đàn và không bao giờ
đàn nữa. Từ bấy giờ, việc cắt đứt dây đàn ý tõ tình bạn thắm thiết.
^ Thiền sư Ikkyu, ngay lúc còn bé đã rất thông minh. Thầy của cậu có một chén uống trà
rất quý, một đồ cổ hiếm hoi. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ chén và vô cùng bối rối. Nghe bước chân thầy đến, Ikkyu vội dấu chén vỡ sau lưng. Thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: "Tại sao con người phải chết?"
"Thật là tự nhiên," vị thầy già trả lời. "Mọi vật đã sống lâu tất phải chết."
Ikkyu, liền giơ cái chén vỡ ra nói: "Đã đến lúc cái chén của thầy cũng phải chết."
^
86. Phật Sống Và Thợ Làm Bồn Tắm Các Thiền sư thường chỉ dạy cho đệ tử trong biệt thất. Không ai được bén mãng đến.
Thiền sư Mokurai ở chùa Kennin tại Kyoto, vẫn thích trò chuyện với các thương gia, nhà
báo cũng như với các đệ tử của ngài. Có một người thợ làm bồn tắm ít học, hay đến hỏi những câu vớ vẫn, uống một cốc trà rồi bỏ đi.
Một ngày nọ có mặt người thợ trong khi Mokurai muốn chỉ dạy cho một đệ tư,ũ nên ngài
yêu cầu người thợ đợi ở phòng bên cạnh.
"Tôi biết ngài là một vị Phật sống," người thợ phản đối. "Ngay cả các tượng Phật đá còn
chẳng hề từ chối mọi người đến l bái. Thế tại sao tôi lại bị mời ra?"
Mokurai đành phải bước ra bên ngoài để tiếp đệ tử.
^ Thiền sư Gettan, sống vào cuối triều đại Tokugawa. Ngài thường bảo: "Có ba hạng đệ tử :
một hạng hoằng hóa giáo lý, một hạng tu tập · chùa, và một hạng giá áo túi cơm.
Gasan cũng nói như thế. Khi ngài còn tu học với vị thầy rất khắc khe là Tekisui; đôi khi
còn bị thầy nện cho mấy gậy. Nhiều thiền sinh khác không chịu nỗi đã phải bỏ đi. Gasan ở lại, nói: "Một đệ tử xoàng thì dựa oai thầy. Một đệ tử khá thì ngưỡng mộ từ tâm của thầy. Môt đệ tử giỏi thì trở nên vững chải hơn dưới kỷ luật của thầy."
^
88. Làm Sao Làm Một Bài Thơ Chữ Hán Một thi sĩ nỗi danh người Nhật được hỏi làm thế nào để kết cấu một bài thơ chữ Hán
(Tuyệt Cú - LND.).
"Thông thường một bài tuyệt cú chỉ có bốn câu," ông ta giải thích. "Câu đầu là khởi; câu
hai là thừa, câu ba là chuyển và câu bốn là hợp. Một bài ca quen thuộc của Nhật đã vẽ rõ như thế này:
Hai cô con gái của người bán lụa ở Kyoto
Cô chị hai mươi tuổi, Cô em, mười tám.
Một chiến sĩ có thểgiết người bằng lưởi kiếm,
Nhưng các cô gái này giết đàn ông bằng đôi mắt."
^ Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh
được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.
"Anh đi đâu đấy?" một cậu hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu kia trả lời.
Câu trả lời như thế làm cậu kia bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ
bảo, "khi con gặp tên nhải ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó: ‘Giả sữ anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó."Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu kia trả lời.
Thế là cậu bé trước ngẫn ngơ, thiu não về tìm gặp thầy.
"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.
Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau, lần thứ ba.
"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.
"Tôi ra chợ mua rau," cậu kia trả lời.
^ Tangen theo học với Sengai từ khi còn bé. Khi được hai mươi tuổi, ngài muốn từ giả sư
phụ để tìm học thêm ở các thiền sư khác mà đối chiếu, nhưng Sengai không cho phép. Cứ mỗi lần Tangen gợi ý liền bị Tangen đập cho một gậy lên đầu.
Sau rốt Tangen nhờ một sư huynh xin thầy hộ. Vị sư huynh liền
giúp và cho Tangen biết: "Xong rồi. Huynh đã sắp xếp để đệ có thể đi tầm đạo ngay."
Tangen đến gặp Sengai để cảm tạ. Thiền sư trả lời bằng cách đập cho đệ tử một gậy khác.
Khi Tangen kể lại chuyện ấy, vị sư huynh nói: "Làm sao thế được? Không lẽ thầy đã cho phép rồi lại đổi ý. Huynh sẽ hỏi thầy." Và ông ta đi gặp sư phụ.
"Ta không hề hủy phép," Sengai bảo. "Ta chỉ muốn cho hắn một cú đập chót lên đầu, để
khi trở về hắn sẽ giác ngộ và ta không còn dịp để quở trách hắn nữa."
^ Matajuro Yagyu là con của một nhà kiếm sĩ nỗi danh. Cha của y từ con, vì cho rằng kiếm
thuật của con mình xoàng quá khó mà đạt đến chỗ tuyệt luân.
Vì thế Matajuro đến núi Futara gặp nhà danh kiếm khác tên Banzo.
Rồi Banzo cũng xác nhận lời phê phán của người cha. "Ngươi muốn học kiếm thuật dưới sự chỉ dạy của ta?" Banzo hỏi. "Ngươi không đáp ứng đũ yêu cầu."
"Nhưng nếu tôi gắng sức làm việc, bao năm thì tôi có thể trở thành thuật sư?" người
thanh niên van nài.
"Cả đời của ngươi," Banzo trả lời.
"Tôi không thể chờ lâu như thế,: Matajuro giải thích. "Tôi sẽ trải qua mọi khổ nhọc nếu
ngài dạy cho tôi. Nếu tôi trở thành kẽ tôi đòi hết lòng theo ngài, thì sẽ bao lâu?"
"Ổ! có thể là mười năm," Banzo dịu giọng.
"Cha của tôi sắp già, không mấy chốc tôi phải chăm sóc cho ổng," Matajuro tiếp tục. :Nếu tôi hết sức làm lụng, thì sẽ bao lâu đạt chỗ tuyệt luân?"
"Ổ, có thể là ba mươi năm," Banzo nói.
"Sao lại thế?" Matajuro hỏi. "Trước tiên, ngài bảo mười năm và nay lại ba mươi. Tôi sẽ
chịu đựng mọi cực nhọc để đạt tinh thuật trong thời gian ngắn nhất!"
"Vậy thì," Banzo bảo, "trong trường hợp đó ngươi sẽ phải ở với ta trong bảy mươi năm.
Một kẻ hấp tấp như ngươi khó mà học được nghề nhanh."
" Tốt lắm," người thanh niên tuyên bố, rốt ráo hiu rằng mình bị chỉ trích vì thiếu nhẫn
nại, "Tôi đồng ý."
Matajuro được dặn không bao giờ nói đến kiếm thuật, không bao giờ đụng đến kiếm. Y
nấu cơm, rửa chén, trải giường, quét sân, dọn vườn, làm mọi thứ cho thầy mà không được nói đến kiếm thuật.
Ba năm trôi qua. Matajuro vẫn lao động cật lực. Nghĩ đến tương lai, y lại buồn lòng. Ngay
cả chẳng hề được bắt đầu học môn kiếm thuật mà y thề hiến trọn đời.
Nhưng một ngày kia Banzo đi lén ra sau lưng y và nện cho một phát đau điếng với cây
kiếm gỗ.
Ngày hôm sau, trong khi Matajuro đang nấu cơm, một lần nữa Banzo lại lao đến y bất
thần.
Kể từ hôm ấy, ngày cũng như đêm, Matajuro luôn cảnh giác đề phòng cú đâm bất chợt.
Không giây lát nào mà ngưng nghĩ đến mùi kiếm của Banzo.
Y học thật nhanh làm sư phụ hài lòng mĩm cười. Matajuro trở thành kiếm sĩ cừ khôi nhất
trong nước.
^ Hakuin thường kể cho các đệ tử nghe chuyện một bà lão có một cửa hàng trà, ca tụng bà
ngộ được Thiền. Tăng chúng không tin nên đi đến trà thất tìm cho ra lẽ.
Cứ khi nào thấy họ đến là bà đã có thể nói ra ngay rằng họ đến vì trà hay để nhìn thấy
sự hiu thiền của bà. Trong trường hợp thứ nhất thì bà tiếp đãi họ rất ân cần. Trong trường hợp thứ hai thì bà vẫy họ ra sau bình phong. Ngay khi họ vừa tuân theo, bà liền đập cho một phát với cây khơi lửa.
Chín trong mười tăng sinh không thoát khỏi cú đập của bà.
Encho là người kể chuyện có tài. Những chuyện kể về tình yêu luôn làm thổn thức con
tim người nghe. Khi ông ta kể đến chuyện chiến tranh thì người nghe tưởng như mình đang ở ngoài bải chiến trường.
Một ngày nọ, Encho gặp Yamaoka, một dân giả gần đạt đến bậc sư về Thiền. "Tôi biết,"
Yamaoka nói, "Ngài là người kể chuyện hay nhất nước, ngài làm cho mọi người khóc hay cười theo ý muốn. Hãy kể chuyện Cậu Đào tôi ưa thích. Khi tôi còn bé, tôi thường ngủ cạnh mẹ tôi, và bà hay kể chuyện cổ tích này. Giửa chuyện thì tôi đã ngủ say. Hãy kể như mẹ tôi hằng kể vậy."
Encho chẳng dám kể thử ngay. Ông xin cho một thời gian để nghiên cứu. Vài tháng sau
ông đến gặp Yamaoka và nói: "Xin vui lòng cho tôi cơ hội được kể câu chuyện."
"Để ngày khác đi," Yamaoka trả lời.
Encho lộ vẻ bất bình. Ông nghiên cứu thêm nữa và muốn thử kể lại. Yamaoka từ chối
mấy bận. Khi Encho bắt đầu nói thì Yamaoka chận ngang, nói: "Ngài chưa giống mẹ tôi."
Phải mất đến năm năm Encho mới kể được câu chuyện cổ tích giống như mẹ của
Yamaoka đã từng kể.
Theo cách đó, Yamaoka đã truyền Thiền cho Encho.
^ Nhiều đệ tử theo học thiền với Thiền sư Sengai. Một người trong đám hay thức dậy nữa
đêm, trèo tường trốn khỏi thiền viện để xuống phố du hí.
Một đêm kia Sengai đi kiểm soát khu tăng thất, thấy vắng mặt thiền sinh nọ và khám phá
ra cái ghế cao mà y hay dùng để trèo tường. Sengai lấy cái ghế đi và đứng thay vào chỗ ấy.
Khi kẽ ngao du quay về, chẳng biết đến sự việc, đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống.
Khi khám phá ra mọi chuyện y sững sốt.
Sengai bảo: "Khi gần sáng trời thường lạnh lắm. Đừng dể bị cảm."
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa.
^ Bassui viết bức thư sau cho một trong những đệ tử của ngài sắp viên tịch:
"Chân tâm của con không hề được sinh, nên nó không bao giờ diệt.
Nó không phải là một hiện thực, d bị hũy hoại. Nó không hẳn là hư không, như một khoảng trống. Nó không sắc không tướng. Nó không thọ vui hay cam khổ.
"Ta biết rằng con đang bị bệnh nặng. Như một thiền sinh giỏi, con hãy quán chiếu đến chứng bệnh đó. Con có thể không hiu ai đang đau khổ, mà tự hỏi mình: Cái gì là chân tâm? Chỉ quán tưởng đến điều này. Con chẳng cần gì khác. Chẳng ham muốn điều chi. Phút cuối của con xem như vô hạn chỉ giống như một mảnh tuyết tan trong tịnh độ.
Thiền sư Gisan bảo một thiền sinh trẻ tuổi xách đến cho ngài một thùng nước để hòa lạnh bồn tắm.
Thiền sinh mang đến một thùng nước, và sau khi làm lạnh bớt bồn tắm y đổ phần còn lại ra đất.
"Đồ ngu!" sư phụ mắng đệ tử. "Sao con không tưới nó vào các cây? Con có quyền gì mà phí phạm ngay cả một giọt nước trong chùa này?"
Thiền sư trẻ đốn ngộ ngay lúc ấy. Y đổi pháp danh thành Tekisui, nghĩa là một giọt nước.
^ Thời xưa ở Nhật, về đêm người ta thường dùng lồng đèn tre với ngọn nến bên trong. Một
người mù đến viếng bạn vào ban đêm được gia chủ biếu cho cây đèn lồng mang về.
"Tôi chẳng cần đèn," ông ta bảo. "Tối và sáng đối với tôi đều giống nhau."
"Tôi biết anh không cần đèn để soi đường." người bạn trả lời, "nhưng nếu anh không
mang đèn thì kẻ khác có thể đâm sầm vào anh. Thôi hãy cầm lấy."
Người mù ra đi với cây đèn lồng và chẳng bao lâu sau có người va vào ông. "Hãy xem chừng chứ!" ông nói lớn với người lạ. "Bộ không thấy ngọn đèn sao?"
"Nến của ông đã tắt ngấm rồi, ông bạn ạ," người lạ trả lời.
^ Kitano Gempo, viện chủ của thiền viện Eihei, viên tịch vào năm 1933 lúc chín mươi hai tuổi. Suốt đời ngài đã giữ mình không để bị chấp trước vào vật gì. Lúc còn là một hành giả khất thực ở tuổi hai mươi ngài gặp một người đồng hành nghiện thuốc lá. Đang lúc cùng đi xuống núi, họ ngừng lại nghỉ dưới một gốc cây. Kẻ đồng hành mời ngài thuốc hút, ngài nhậản vì đang đói bụng.
"Thật là thích thú làm sao khi hút," ngài nhận xét. Kẽ kia biếu ngài một ống điếu khác và gói thuốc lá rồi chia tay.
Kitano chợt nghĩ: "Nỗi thích thú này có thể gây trở ngại cho việc thiền định. Trước khi quá muộn, ta nên ngưng lại ngay." Rồi ngài liền quẳng điếu.
Khi hai mươi ba tuổi, ngài nghiên cứu Kinh Dịch, vũ trụ quan sâu xa nhất. Bấy giờ vào mùa đông và ngài cần áo ấm. Ngài viết thư cho sư phụ ở cách xa hằng trăm dậm xin giúp đở, và gởi cho một khách du lịch nhờ trao lại. Mùa đông sắp hết mà chẳng thấy thư hồi âm hay quần áo ấm đâu cả. Kitano liền bốc quẻ Kinh Dịch xem bức thư có đi lạc hay không. Ngài đoán đúng, vì sau đó bức thư từ sư phụ chẳng thấy đả động gì đến quần áo ấm cả.
"Nếu ta dùng Kinh Dịch mà đoán đúng mọi chuyện thì ta sẽ xao lảng việc thiền định,"
Kitano cảm thấy như thế. Rồi ngài liền từ bõ môn học kỳ bí đó và không bao giờ đoái hoài đến nó nữa.
Khi được hai mươi tám tuổi, ngài học lối viết thảo triện và thơ văn. Ngài trở thành điêu
luyện đến nỗi sư phụ ngài còn ca ngợi. Kitano suy ghĩ: "Nếu ta không ngừng ngay, thì ta sẽ trở thành một thi sĩ, mà không phải là một thiền sư." Rồi ngài chẳng bao giờ viết một bài thơ nào nữa.
^ Tosui là một thiền sư đã từ bõ lối khuôn thước của thiền viện để sống với đám hành khất dưới một chân cầu. Khi ngài đã già quá, một ngưới bạn giúp đở ngài sống mà khỏi phải đi ăn xin. Ông ta bày cho Tosui cách gom cơm lại để chế ra dấm, và Tosui đã thực hiện đến khi ngài qua đời.
Trong khi Tosui làm dấm, một người hành khất cho ngài một bức tranh Phật. Tosui treo trên tường của căn chòi và dán một tấm bảng bên cạnh. Tấm bảng viết:
"Ông Phật A Di Đà ạ: Căn chòi này chật chội quá. Con có thể giữ Ngài lại làm kẽ vô gia cư. Nhưng xin đừng nghĩ rằng con cầu xin Ngài cho con được tái sanh vào cõi cực lạc của Ngài nhé."
^ Shoichi là một thiền sư chột mắt, nhưng rạng ngời giác ngộ. Ngài dạy hàng đệ tử ở chùa Tofuku.
Ngày và đêm cả ngôi chùa đều tuyệt yên tỉnh. Không hề nghe một tiếng động.
Ngay cả việc tụng kinh cũng bị thiền sư cấm. Đệ tử của ngài chỉ làm có một việc là thiền định.
Khi thiền sư viên tịch, cụ già hàng xóm nghe có tiếng chuông rung và tiếng tụng kinh. Bà biết ngay rằng Soichi đã khuất núi.
^ Đức Phật dạy: "Ta xem ngôi vị của vua chúa hay các nhà cai trị chỉ như hạt bụi. Ta thấy kho tàng vàng ngọc châu báu như gạch đá. Ta coi xiêm y lụa là như giẽ rách. Ta nhìn ra vô số thế giới của vũ trụ như cái hạt nhỏ trong trái cây, và chiếc hồ lớn nhất của Ấn độ như giọt dầu trên bàn chân ta. Ta nhận thấy mọi pháp trong đời đều là hư huyển tựa như ảo thuật của phù thủy. Ta suy nghiệm ra niệm tối thượng giải thoát như một sợi chỉ đan bằng vàng trong giấc mộng, và xem thánh đạo của các đấng giác ngộ như những đóa hoa trong mắt. Ta thấy thiền định như trụ chống của một quả núi, cõi Niết bàn như là ác mộng giữa ban ngày. Ta xem sự phán đoán về thiện và ác như vũ khúc uốn luợn của con rồng, và sự tăng và giảm của đức tin như vết tích sót lại của bốn mùa."
^
- Hết -
---o0o---
Mục Lục [01-20] [21-40] [41-60] [61-80] [81-101]
---o0o---
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-12-2002
Nguồn: www.quangduc.com