CHUYỆN CỬA THIỀN
Minh Ðức - Triều Tâm Ảnh
---o0o---
[05] RÁC NỞ HOA CƯỜI
Khách là người
đàn ông chưa đến tuổi trung niên, ăn mặc chải chuốt, đến chùa vào một buổi chiều mùa xuân. Khách đưa mắt nhìn chung quanh rồi hỏi chú Ða Trí: - Chùa Huyền Không ở
đâu vậy chú? Ða Trí ra giọng Thiền Sư thi sĩ:
- Nếu không phải là Tô Ðông Pha thì dù
đang ở tại Lô Sơn, chú vẫn cứ đi tìm Lô Sơn như thường!
Một vị y sĩ
đến chùa chích ngừa bệnh dịch tả. Xong xuôi, Ða Thức lân la lại gần vị y sĩ: - Chú nè! Ða Thức hỏi nhỏ - chú
đi chích ngừa dịch tả cho người ta mà chú có chích ngừa cho chính mình không? - Dạ, có chớ! Vị y sĩ thật thà vén tay áo mình lên - tôi
đã chích ngừa, còn sưng đây này! - Không phải! Ða Thức lắc
đầu nguầy nguậy - Không phải cái đó. Ðó là cái bệnh dịch tả thời khí, cấp tính. Cháu muốn nói đến cái bệnh dịch tả kinh niên, truyền đời, truyền kiếp kia! Vị y sĩ cau mày:
- Chú nói gì, tôi không hiểu.
Bất
đồ, Ða Thức cười lạt, đứng bật dậy: - Rứa mà cũng
đòi làm y sĩ chữa bệnh cho thiên hạ! Ngu ơi là ngu! Vị y sĩ tím mặt, giận run lẩy bẩy.
Ða Thức mỉm cười, cất giọng huờ hưỡn:
- Cái
đó! Cái đó! Nó vừa ló một cái đầu rắn dịch tả thâm căn cố đế bất trị ra đấy! Còn một con nữa. Rứa chú đã tiêm ngừa bao giờ chưa? Y sĩ nghe xong, cung tay xá, khuôn mặt dịu lại.
Vị khách t
ăng từ miền Nam ra, biếu chùa một bó hoa ni-lông và một giò phong lan. Khi trao hoa ni-lông,vị T
ăng nói: - Loại hoa này quý và
đẹp. Lúc cắm lên, mọi người sẽ trầm trồ vì họ tưởng là hoa thật. Và khi trao giò lan:
- Còn
đây là vương giả chi hoa, rất tuyệt vời, khi nở trông đẹp như hoa ni-lông vậy!.
Ða V
ăn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú h ăm hở chạy vào gặp Nhà Sư, lễ phép và khách sáo nói: - Con xin
được hầu chuyện với Thầy. - Ðược, Nhà Sư gật - có gì con hãy nói.
Ða V
ăn trịnh trọng: - Thầy có biết Thầy bị kẹt gì không?
- À, hay lắm! Con cứ thẳng thắn mà chỉ rõ ra
đi! Ða V
ăn nói: - Một cái tên là
đã kẹt rồi! Mà Thầy, nào là tục danh, bí danh, pháp danh, tự hiệu, ... sao mà Thầy ham danh quá vậy? Nhà Sư:
- A ... ơ ... !
Ða V
ăn bước ra nói vọng lại: - May mà Thầy không có cả hàng chục chức vụ
đi theo sau, nếu có, con mà không nhớ hết thì còn gì là " đa văn" này nữa!
Một cư sĩ chuyên nghiên cứu và dạy Duy Thức mấy chục n
ăm. Một hôm, ông ta đến thăm Nhà Sư và kể huyên thuyên những sở đắc của anh. Cuối cùng, vị ấy kết luận: - Tất cả
đều do thức biến, chỉ là thức biến! Cả Thầy, tôi, tài sản, y áo, vật thực, ... tôi đều có thể lý luận rất rõ ràng và cụ thể là do thức biến ráo trọi! Nhà Sư gật
đầu tán thưởng. Ðến giờ ngọ trai, Nhà Sư lặng lẽ ăn một mình. Khách đợi hoài chẳng thấy ai mời cơm trưa. Nhà Sư thủng thỉnh ăn, rồi đưa tay chỉ vào mâm cơm, thong thả nói: - Phần cơm hủ lậu quê mùa này là do "nhà trù biến" chứ bần t
ăng chẳng có tài cán gì. Ðạo hữu có sẵn thần thông Duy Thức quảng đại, thì cứ tuỳ nghi biến hoá một mâm cơm "rõ ràng và cụ thể" mà dùng vậy nhé!
Bữa nọ, nhân một
đêm tr ăng sáng, Nhà Sư cao hứng xuống sông gánh nước. Khi nâng gánh, vì mất th ăng bằng nên nước đổ ào xuống sông. Vô V
ăn đang đứng trong biền bắp, thấy vậy, bật ra hai câu thơ, ngâm sang sãng. - "Nhà Sư làm việc vô công
Dưới trăng gánh nước, đổ sông ta về!" Ða V
ăn đang dạo chơi, tình cờ nghe được, liền ngâm tiếp: "Ví như gánh vác Bồ Ðề
Tâm không muôn việc, tỉnh mê bỏ ngoài!"Nhà Sư
đứng thẳng dậy, chống đòn gánh nói lớn: - Gánh nước mất th
ăng bằng thì nó đổ, có gì là tỉnh, là mê, là Bồ Ðề ở đây hử? Chữ với nghĩa!
Hai chú
đang cuốc đất. Vô V
ăn nói: - Kể cả việc trồng khoai, một vị Bồ Tát cũng cần kinh qua và chứng nghiệm.
Ða Lễ hỏi:
- Có lẽ là nhằm tích luỹ phương -tiện- trí
để rộng độ chúng sanh phải không? - Không phải!
- Vậy trồng khoai
để làm gì? - Ðể
ăn độn chứ gì nữa! Chú không biết hổm rày gạo quá đắt hay sao?
Uống xong tuần trà, khách nhìn Nhà Sư cười cười nói:
- Tôi từ phương xa tới
đây, áo lấm bụi đường, mặt chưa kịp rửa đã được Nhà Sư cho hầu trà, thật là duyên vạn hạnh. Nhưng tôi còn có cái khao khát hơn, ấy là sự hiểu biết. Rất mong Nhà Sư trả lời cho vài câu hỏi, nhưng xin Nhà Sư ... - Ðạo hữu cứ nói!
- Dạ, xin Nhà Sư
đừng dùng những từ như khổ đế, trí tuệ, đức tin, nhân quả, nghiệp báo v.v... Tóm lại là Sư đừng sử dụng một thuật ngữ nào thường dùng trong Tam Tạng. Nghe hoài những danh từ, chữ nghĩa của Ðạo, tôi chán lắm! Cái ấy gọi là kẹt lời, kẹt chữ, kẹt Ðạo vậy! Nhà Sư ôn tồn nói:
- Cũng
được thôi! Nhưng bần t ăng cũng có một đề nghị! Khách mau mắn:
- Dạ
được! Nhà Sư cứ nói! - Vâng, bần t
ăng cũng xin đạo hữu đặt những câu hỏi nào đừng có những từ ngữ, lời tiếng thường dùng ở trong đời. Vì cái ấy cũng gọi là kẹt lời, kẹt chữ, kẹt chữ, kẹt Ðời vậy! Khách ngẩn người giây lâu, rồi ... nhấp một ngụm trà!
Một thanh niên Phật Tử có lẽ là suy ngẫm
đạo lý đã lâu nên hôm kia đến nói chuyện với Ða Trí: - Nếu tôi yêu cục
đá, tình yêu ấy có phạm tội không? Ða Trí lắc
đầu nói: - Yêu là không
được rồi, đừng yêu là hơn. - Ðừng yêu thì tôi sợ sẽ biến thành cục
đá! Ðà Trí ởm ờ:
- Thì tốt thôi!
Người Phật Tử nh
ăn mày: - Tôi không hiểu!
- Có gì mà không hiểu! Cục
đá thì có bao giờ yêu cục đá đâu mà sợ!
Một Ni cô
đến gặp Nhà Sư, nghiêm trang nói: - Có một thời pháp, Nhà Sư thuyết rằng: "Thế giới tương quan là
đau khổ", có phải vậy không? Nhà Sư
đáp: - Ðúng thế!
Ni cô bèn nói:
- Vậy là giáo lý
đã bị giảng sai, Nhà Sư có biết không? Hơi bất ngờ, Nhà Sư hỏi:
- Ở chỗ nào, Ni cô cứ dạy!
- Không dám! nhưng con
đã từng suy nghiệm: "Có những pháp không nằm trong thế giới tương quan mà vẫn
đưa đến đau khổ ". - Xin Ni cô trình bày cho rõ ràng hơn.
- Dạ! Ví dụ, con thấy thế giới tương quan là rắc rối, não loạn, xung
đột, ... con bèn rút lui một mình, tịnh cốc, tịnh cư, sống hạnh không giao tiếp với mọi người! - Vâng, rồi chuyện gì xảy ra?
- Dạ, ni chúng
đồng đạo nói cạnh, nói khoé, nói xa, nói gần rằng con là kẻ cao thượng hảo, kiêu c ăng, ngã mạn, ... Họ nói những điều mà con không thể chịu nổi. Vậy là, "không tương quan" mà vẫn đưa đến đau khổ! Từ rày về sau, Nhà Sư dạy pháp nên cẩn thận và dè dặt hơn mới được! Nhà Sư mỉm cười:
- Muốn làm Thượng Ðế cũng không dễ gì Ni cô ạ!
-!?
Nhà Sư
đang nghỉ trưa, bỗng nghe tiếng "sàn sạt" ở hiên sau, bèn hỏi: - Ai
đó? - Không có ai hết!
Nghe ra là giọng chú Ða Lễ.
- Chú làm cái gì
đó? - Chẳng làm cái gì hết!
Một hồi Nhà Sư mới biết chú ấy
đang quét lá. Nhà Sư hơi ngạc nhiên về cách trả lời trống không, vô lễ của chú tiểu được tiếng là lễ phép bấy lâu nay. Vừa mới nhổm dậy thì Nhà Sư nghe tiếng đọc kinh vang vang xa dần: - "Khi trí tuệ quán chiếu
Thấy pháp không phải ta
Liều thoát ly khổ não
Ðó là Thanh Tịnh Ðạo!"- À, ra thế! Nhà Sư lẩm bẩm gật
đầu rồi nằm xuống trở lại.
Ða Trí tưới lan xong, ngắm những giò hoa nở một hồi lâu, có vẻ ngẫm ngợi rồi nói với Ða V
ăn: - Chú nè, mình chơi lan thế này thiệt là kẹt!
Ða V
ăn ngạc nhiên hỏi: - Kẹt sao?
- Nếu người ta xin?
- Thì cứ nhất
định là không cho! - Vậy là ích kỷ rồi!
Ða V
ăn giải thích: - Ðồng ý là ích kỷ. Nhưng chú tưởng hành theo "hạnh ích kỷ" dễ lắm sao? Ích kỷ nhưng không phải cho cá nhân mình mà là phụng sự cái
đẹp chung. Mình mang tiếng ích kỷ, nhưng mọi người lại có chỗ dể di dưỡng tinh thần, để thần kinh được thư giản. Ðiều đó nên làm lắm chứ! Ða Trí lắc
đầu: - Ðó là tâm
địa Bồ Tát, tôi chịu thôi! Vô V
ăn đi ngang qua, nghe được liền hỏi: - Bồ Tát ấy có tên là gì?
Ða V
ăn đáp: - Ðấy
được gọi là: "Thường Ích Kỷ Bồ Tát!" Vô V
ăn vỗ tay: - Vậy từ
đây ta có thêm một Bồ Tát mới nữa rồi! "Nam mô Thường Ích Kỷ Bồ Tát Ma ha tát!" Hoan hô!
Buổi sáng, Ða V
ăn nhận trách nhiệm phân phối công việc, chú nói: - Hổm rày cái sân dơ quá, chỗ này chú Vô Tâm nhận cho!
Vô Tâm cười cười:
- Sân
đâu có dơ, chú! Ða V
ăn gặn hỏi: - Sân không dơ thì lá dơ chắc?
Vô Tâm ỡm ờ:
- Lá có lẽ cũng không dơ!
Ða V
ăn nghêm mặt lại: - Sân không dơ, lá không dơ, nhưng chú cũng phải quét, thế thôi!
Mọi người cười xòa.
Vô V
ăn nghe được, nói lầm thầm: "Ða V ăn vì dụng thường ngữ, kẹt nơi tục đế nên gọi sân dơ! Vô Tâm vì dụng pháp ngữ, kẹt nơi chân đế nên gọi sân không dơ, lá không dơ! Ta biết cả hai mà còn ngứa óc, ngứa mồm muốn nói, thế là chổi dơ! Ôi! Nếu chổi dơ thì làm sao quét và quét là quét cái gì đây?"
Một nam Phật tử
đau khổ vì tình đến Ða V ăn: - Chú ơi! Xin chú hãy giúp tôi một vài ý kiến .
Ða V
ăn đang ngồi lim dim mắt: - Chuyện gì vậy?
- Tôi có một mối tình!
- Ờ!
- Tôi rất hạnh phúc!
- Ờ!
- Không, nàng
đã phản bội rồi! - Ờ!
- Tôi rất
đau khổ! - Ờ!
- Vậy bây giờ tôi phải làm sao?
Ða V
ăn mở mắt ra, hỏi: - Ai
đem hạnh phúc cho anh? - Dạ, nàng!
- Ai mang
đau khổ cho anh? - Dạ, cũng chính nàng!
Ða V
ăn "hừm" một tiếng: - Vậy thì mắc mớ gì
đến ta mà hỏi! -!?
Ða V
ăn và Vô V ăn đang trỉa lúa khô. Ða Thức cắp nách rổ đi hái rau, dừng lại nói: - Nè, các chú ơi! Có một ông cư sĩ rất chi là trí thức vừa bị Thầy "cạo" cho một trận .
Ða V
ăn đứng thẳng lưng dậy: - Kể nghe!
Ða Thức h
ăm hở: - Ông cư sĩ ấy
đạp xe từ dưới phố lên, Thầy hỏi: "Có mệt không con?" Cư sĩ chậm rãi dựng xe cười: "Bạch Thầy, mệt gì đâu! Con cứ để tâm "vô phân biệt" mà đạp. Lên dốc thì con nghĩ: "À, lên dốc à!" Qua ruộng thì con nghĩ: "À, qua ruộng à!" Thế là con luôn trú nơi cái sát-na vĩnh cửu của hiện tại. Không gian, thời gian bất khả hiện hữu. N ăng tri và sở tri không hai. Vậy thì có gì xa với gần, mệt và không mệt hở Thầy? " Nghe xong, Thầy nói: " Hay dữ ha! Vậy ra con tu hành là
để "xa với gần không biết", "người với đường thành mọât", "không tôi, không người", " đàn ông, đàn bà không khác",... "Vô phân biệt" tuốt luốt! Hay dữ ha! Kể xong, chú Ða Thức nói tiếp:
- Hôm trước, có một ông "phân biệt" thì bị Thầy "lóc". Bữa nay một ông "vô phân biệt" thì bị Thầy "cạo"! Eo ôi! Khó ơi là khó!
Ða V
ăn nói: - Tại cái ông cư sĩ dại, không biết
đàng mà lui tới. Thầy nói gì cứ mặc Thầy. Có bao giờ tâm vô phân biệt mà biến thành sỏi đá đâu mà sợ? Con ruồi bay qua vẫn biết rõ ruồi đực ruồi cái mà tâm vẫn vô phân biệt như thường! Vô V
ăn vẫn lom khom trĩa lúa: - Này, thôi nghe! Hãy lo làm công chuyện!
Ða V
ăn nhìn Vô V ăn ngờ ngợ: - Ê, chú ngộ rồi hả? Giải quyết sao?
Vô V
ăn đứng dậy: - Ngộ cái gì? Giải quyết cái gì?
Chú Ða Thức
đưa hai tay lên trời, chiếc rổ l ăn tròn xuống hồ rau muống, than dài: - Eo ơi! Cha nào cũng thiền sư hết trơn hết trọi! Cho chết! Dù có biết có thấy, ta cũng không nói nữa lời
đâu!
- Chú ơi!
- Gì
đó anh? - Kỳ này tôi cương quyết "không thỏa hiệp" với trần gian này nữa!
Vô V
ăn đưa lên một ngón tay: - Một lần nói dối!
Người thanh niên tức giận:
- Sao chú bảo tôi nói dối?
Vô V
ăn đưa thêm một ngón tay nữa: - Hai lần nói dối!
Thanh niên như không còn tự chủ
được: - Nếu chú không giải thích, tôi không
để chú yên đâu! Vô V
ăn cười khà khà. Thanh niên tím mặt lại:
- Chú lại còn trút thêm dầu vào lửa!
Vô V
ăn bây giờ mới thủng thỉnh nói: - Vậy là chú có lỗi hay tôi có lỗi?
-?!
Ða Trí
được Nhà Sư giao cho việc hướng dẫn các chú giới tử sơ cơ học giáo pháp. Hôm đó, chú đang say sưa giảng về cái tâm vô thường của chúng sanh. Chú thao thao phân tích, đưa ra những ví dụ thực tiễn, xác đáng, ... muốn cho đàn em ai cũng phải khâm phục sức học uyên bác và trí tuệ thâm sâu của mình! Nhìn xuống lớp học, Ða Trí chợt thấy Vô Tư
đang gục lên gục xuống trên bàn. Chú gọi to: - Vô Tư!
Vô Tư giật nẩy mình, ngơ ngác:
- Dạ!
- Ðiệu có biết
điệu bao nhiêu tội rồi không? - Dạ, không ạ!
Ða Trí cất giọng rổn rảng:
- Này, hãy trả lời cho tôi nghe. Lần trước tôi bảo ngủ thì
điệu lấy bài ra học. Bây giờ, giờ học thì điệu lại ngủ gà ngủ gật. Tại sao khi siêng n ăng lúc biếng nhác thất thường vậy hả? - Dạ ... Dạ ... cái
đó thì em cũng chịu thôi! - Sao vậy? Ða Trí gắt - trả lời cho
đứng đắn xem nào! - Dạ, chú dạy cái gì ... à, "quán tâm vô thường". Tâm
đã vô thường thì nó thay đổi luôn, lúc là thế này, lúc là thế nọ! Vậy thì thử hỏi, em làm sao lại dám đi ra ngoài định luật vô thường ấy? Ða Trí la hoảng lên "chết tôi", rồi chú
đứng im sững!
Vị sư
đệ tam y nhất bát phong trần trở về đến gặp vị trụ trì: - Sư huynh ạ! Cái câu mà bên thiền tông họ hay nói:"thần thông là gánh nước, bổ củi là diệu dụng" hồi trước
đệ nghĩ là nói láo,nghe láo chơi, bây giờ đệ thấy nó chí lý làm sao! Vị trụ trì ân cần:
- Ừ! Ðệ thấy chí lý như thế nào?
Sư
đệ đáp: - Thiền là pháp môn tiêu hủy phiền não. Vậy thì bất cứ khi nào tâm ta trong sáng, bình lặng, tỉnh thức thì
đấy là thể hiện thiền, là thiền quán, là thiền Minh Sát Tuệ. Dù gánh nước hay bửa củi mà tâm ta vô ưu, vô lự, vô phiền, thì đó là diệu dụng chân thật, là thần thông chân thật rồi! Vị trụ trì khen ngợi:
- Cảm ơn Phật Thánh! Ðệ
đã thấy! Buổi chiều, sư huynh nói với sư
đệ: - Lúc này hạn hán quá, bể cạn, cây khô, sư
đệ hoan hỷ vận thần thông diệu dụng gánh ít chục đôi nước nghe! Sư
đệ mau mắn: - Dạ, xong ngay!
Tối
đến, lúc uống trà, sư huynh nói: - Thần thông và diệu dụng của
đệ quả là ghê gớm, một buổi chiều mà gánh những bốn chục đôi nước! Sư đệ có mệt không? Vị sư
đệ cười cười: - Cái
đó gọi là trú nơi "tam muội chân hỏa", làm sao mà mệt được sư huynh! Sư huynh cười ha hả:
- Phật ôi! Nếu biết thế thì chùa mình khỏi
đặt mua cái máy nước tốn mấy chục ngàn! -!?
- Tôi
đã bảo chú là "ngũ ấm vốn không", các pháp vô tự tính, không có gì cả đâu! - Sao lại không có
được! - Không có mà. Này nhé, "sắc" có không?
- Có!
- Nói sao kỳ? Vậy "thọ" có không?
- Có!
- Vẫn cứng
đầu! "Tưởng", "hành", "thức" có không? - Có!
- Thiệt là cái chấp kiến lì lợm! Té ra chú tu hành lâu ni, trí tuệ
được thế đấy! - Hừ! Ðừng có lên giọng kẻ cả! Chú
được tài lập lại kinh điển, ngôn ngữ của cổ nhân. Tôi hỏi chú, chú bảo tôi chấp hữu, lì lợm. Nhưng mà coi chừng! hãy nghe đây! Nói rằng, sắc, thọ, tưởng, hành, thức là không, đồng ý! Nhưng này, ai đang đứng trước mặt tôi đây? - Bộ xương nặng 35 ký.
- Tầm bậy, xương không biết nói!
- Ha ... ha ... ha ...
Chú
điệu cao, trắng vai vác cây cuốc chỉa vụt cất tiếng cười rang rảng rồi chạy lên đồi. Bóng chú lẫn vào rẫy sắn. Chú điệu thấp, da đen cháy, tay cầm cây chổi rành đứng dưới gốc bồ đề nhìn theo, bặm môi tức tối. Nắng chiều ấm, nhảy lo
ăng quăng trên những đọt sắn. Tiếng lá thông reo vi vu. Tiếng chim kêu rời rạc. Mấy chiếc lá khô đuổi nhau chạy loi choi về cuối vườn. Một đám mây trôi bâng khuâng trên vòm trời rộng, xanh lơ. Chú
điệu thấp, đen huơ mạnh cây chổi. Những chiếc lá vàng khô tung lên, rớt xuống. Cây chổi lại quét mạnh đẩy chúng về một phía. Lá lại bay lên, đáp xuống. Những nhát chổi
đều đặn hất tới. Những tấm lá bị đùa nhích tới vài bước rồi lại lì lợm nằm chờ nhát chổi kế tiếp. Nắng dịu dần, gió thổi mạnh hơn. Nơi chân trời xa
đã thấy thấp thoáng vài cánh chim bay về tổ. Tiếng nghé ọ của bầy trâu vọng lại từ con đường băng ngang sau đồi. Giọng hát trong trẻo của cô gái nào đó đang giặt dưới bến sông chốc chốc lại theo gió thoảng lên. Con chích chòe đậu trên cành thông cất tiếng hót phụ họa ... Chú
điệu thấp dồn lá lại thành đống rồi chạy nhanh vào nhà bếp lấy cái bội tre. Lá sẽ được cất để chụm dần. Chú nhanh nhẹn hốt từng ôm lá nhét vào bội. Một, hai, ba, bốn ... Bỗng, một cơn gió quái ác: r.. ào.. ào, ào tới hất đám lá bay tứ tung. Chú điệu thấp loay hoay huơ chổi quét dồn lại. Nhưng mới hốt được một ôm, cơn gió thiên lôi lại ào tới phá đám. - Cái lão gió này!
Chú
đứng lên nhìn theo những chiếc lá bay chờn vờn như trêu ghẹo. Chú tức bực: - Ðồ phá
đám! - Ai phá
đám? Câu hỏi vang lên
đột ngột. Chú
điệu đen, thấp quay lại. Chú điệu cao, trắng xách hai gốc sắn còn nguyên củ, tay cầm cái cuốc chỉa đứng đó tự bao giờ, cười hì hì . - Gió chứ ai!
- Gió
đâu? - Kia kìa ...
- Ðâu? Chú chỉ gió cho tôi coi nào?
- Thì
đó ... ủa! Chú
điệu đen, thấp ngớ ra, im lặng, vì lúc ấy trời không một chút gió. Những đọt thông thôi reo. Những chiếc lá nằm yên không nhúc nhích. Im lặng.
- Gió
đâu? Ðâu là gió? Chú
điệu cao, trắng đứng cười hì hì, hà hà. Chú
điệu đen, thấp nhíu mày, bặm môi, quay qua quay lại. Chú tìm gió! Chợt chú ngồi xuống lượm cây chổi, nhanh như chớp, quất mạnh vào đôi chân của chú kia. - Ý da! Sao chú
đánh tôi? Chú điệu cao nhảy cẫng lên la lớn. - Gió
đấy! Gió đấy! Chú điệu đen, thấp lại cười khà khà. Chú
điệu cao, trắng tức tối: - Ðó là chú
đánh tôi chứ gió đâu mà gió! Chú
điệu đen, thấp lên giọng: - Chuyển
động là gió. Kinh dạy như thế mà! Tôi là gió mà chú là vật bị gió quật chứ có gì lạ đâu! Hì hì ... - Ðược
đấy! Nói xong, chú
điệu cao, trắng hậm hực, quày quả đi về phía nhà bếp. Chú
điệu đen, thấp đứng chống chổi nhìn theo cười khì, rồi nhanh nhẹn cúi xuống ôm lá nhét vào bội. Trời
đã nhá nhem. Tiếng chuông công phu bắt đầu buông thong thả từng gióng một. Trên chánh điện, ánh sáng từ ngọn đèn lọt qua những khung cửa phóng thành những vệt dài trên các lối đi, cây cảnh, lùm bụi quanh chùa. Sau giờ công phu tọa thiền, T
ăng chúng qui tụ tại pháp đường. Ba hồi kiền chùy gióng lên. Tất cả chấp tay nghiêm cẩn. Hòa thượng bước vào và lên pháp tòa. Sau khi niệm Phật hiệu, hòa thượng cao giọng: - Ðêm nay, bần
đạo sẽ đưa ra một công án. Quý vị ai có đủ thẩm quyền xin bước ra ấn chứng. Rồi Ngài tiếp:
- Sinh tử là việc lớn. Quý vị cắt ái từ thân vào chốn thiền lâm
để làm gì? Phải ch ăng là nối gót chí nguyện của lão già mặt vàng và tên rợ mắt xanh? Vậy thì hãy quyết chí hạ thủ công phu, đêm ngày quên bặt. Trọn cả thân tâm như đặt trên bờ vực cao ngàn trượng; như ở trong đám cháy lớn bốn phía hừng hực, ráng mà chạy thoát ra ngoài; như ở trong cơn đại hồng thủy bị nước cuốn trôi, cố hết sức bám vào một mảnh gỗ duy nhất trôi bập bềnh trên sóng nước. Mau lên! Mau lên! Chớ để bạch câu vút qua, thoi đưa thấm thoắt rồi ngàn sau ân hận! Nhảy qua! Nhảy qua bờ kia! Hãy nhảy qua cả bờ kia nữa, hỡi chư thiện hữu Bodhisvahà!
"Công án thứ hai mươi ba của Vô Môn. Hai ông t
ăng tranh luận gió và phướn. Một ông nói:
- Phướn
động! Ông kia bảo:
- Gió
động! Cả hai cãi qua cãi lại không ra lẽ.
Lục Tổ
đi qua bảo: - Không phải gió
động, không phải phướn động. Tâm hai ông động đấy. Hai ông t
ăng giật mình kinh sợ". Bây giờ bần
đạo xin được hỏi quý vị: - Phướn
động hay gió động? Nói mau! Nói mau! Pháp
đường ngột ngạt. Con tắc kè trên nóc điện tắc lưỡi thở dài. Chợt một vị t
ăng bước ra. Hoà thượng hỏi: - Phướn
động hay gió động? Mau! -"Gió thổi mưa dồn dập
Trời không, không gợn mây".- Tha cho ba chục hèo!
Vị t
ăng cúi lạy một lạy rồi lui về chỗ cũ. Hòa thượng nhìn quanh cao giọng:
- Cả Pháp
đường không lẽ toàn là bọn vá áo túi cơm cả ư? Im lặng trôi qua.
Hòa thượng bước xuống pháp tòa.
Chợt phía sau t
ăng chúng, chú điệu thấp, đen chạy ra: - Bạch hòa thượng!
Hòa thượng dừng lại, thét lớn:
- Là gì?
Chú
điệu đen, thấp la to: - Lão bán củi
đất Dương Châu động chứ không phải hai ông tăng động. Hòa thượng chụp vội cây gậy phang thẳng cánh vào người chú
điệu. - Ai
động? Nói mau! - Hòa thượng!
Nói xong, chú
điệu thấp, đen cúi lạy đi về chỗ cũ. Hòa thượng
đưa gậy lên trời đứng sững, rồi bước ra khỏi Pháp đường về tịnh thất. Chú
điệu đen, thấp cũng lách mình ra cửa. Chú chạy về hậu viện. Trong lúc vội vàng chú vấp phải vật gì ngáng ngang đường, té sấp xuống. Chú vội lom khom trổi dậy. Chưa kịp hoàn hồn thì
đã nghe quát: - Ai
động? Nói mau! - Dạ, không biết!
Chú quay
đầu lên nhìn người lên tiếng hỏi. - A! Té ra chú!
- Hì hì ... Ai
động? Nói mau! Chú
điệu cao, trắng vừa cười vừa hét nhỏ. Chú
điệu đen, thấp im lặng quay mình đi vào đêm tối. Bầu trời chợt như cao hơn, sâu thẳm hơn, huyền diệu và mông lung hơn với vô vàn hạt sao li ti lấp lánh, nhảy múa.
Có tiếng rơi nhè nhẹ
đâu đây ... Pháp Tông
(Mùa thu l980)Chú
điệu Tân vừa mới vào ở chùa, những đêm đầu tiên vì nhớ nhà nên chú cứ đi thơ thẩn mãi ở ngoài vườn. Hôm nọ chú ngồi khóc một mình, thấy Vô V
ăn đi xa, điệu đánh trống lảng: - Ồ! Ðêm nay tr
ăng sáng quá! Vô V
ăn ra vẻ ta đây: - Rõ vớ vẩn! Tr
ăng thì khi nào lại không sáng, cứ gì đêm nay! Ðiệu Tân cãi:
- Hôm qua nó có sáng
đâu. - Có chứ!
- Tối om!
- Sao lại tối?
- Vì bị mây che.
Vô V
ăn cười hít hít: - Ðấy, vì bị mây che chứ không phải tr
ăng không sáng. Ðiệu Tâm im lặng.
Vô V
ăn lên giọng kẻ cả: - Nghe thơ
đây: " Tr
ăng vốn sáng nhưng lòng mây u uất "
Che nguồn trăng không soi thấu lá cành Này nhé! Tr
ăng chính là Tuệ Giác đấy! Mây chính là vô minh. Vô minh che mờ Tuệ Giác! Chú em có hiểu thế không? Ðiệu Tâm lắc
đầu: - Em không biết!
Vô V
ăn trừng mắt: - Không biết? Ðồ ngốc! Thế thì học
đi! Vậy có thuộc mấy câu thơ của Ðại Sư Bá không hở? - Sao ạ?
- Thơ thế này:
" Ngàn xưa từ ngàn xưa
Chưa một lần trăng lặn! " Vô phúc cho chú, vừa lúc Sư Tổ
đi ngang, nghe được, nói khẽ: - Hoa nở rồi tàn, tr
ăng tròn rồi lại khuyết, ta có bảo tr ăng không lặn bao giờ đâu mà nói oan cho Sư bá thế! Vô V
ăn thè lưỡi, lủi mất.
Vị khách kia nghe
đồn Sư ngủ không nằm, hâm mộ lắm, tìm đến và xin được gặp mặt. - Ðại Ðức hành pháp môn cao thượng này
được bao nhiêu lâu rồi? - Ý Ngài muốn nói chuyện gì? Sư ngạc nhiên hỏi.
- Chuyện Ðại Ðức ngủ mà không nằm
đấy! Sư cười:
- À, cám ơn Ngài
đã có ý hỏi han. Vâng, từ khi bần đạo bị mấy cái mụt nhọt ở nơi lưng, nơi hông nó hành, từ đấy, bần đạo không còn nằm được nữa!
Một thanh niên có vẻ trí thức
đến chùa, ngồi thuyết tràng giang đại hải về chân lý, tuyệt đối, bản thể. Cuối cùng y tóm tắt: - Như vậy, rõ ràng là "nhất thiết pháp không", tôi không, các chú không, không có sở
đắc, không có Niết-Bàn, viên mãn không, tất cánh không. Ða Trí ch
ăm chú lắng nghe, rồi lắc đầu: - Vô lý, thậm vô lý!
Khách ngạc nhiên:
- Tại sao vậy? Tôi
đã nghiên cứu hầu hết hai truyền thừa Bắc và Nam tông, có khác gì những điều tôi nói. Ða Trí nhếch mép:
- Bởi vậy tôi mới bảo là tào lao!
Khách tím mặt giận run.
Hồi lâu, Ða Trí mới cười nhã nhặn:
- Như vậy chứng tỏ cái "giận" của ông bạn là có
đấy chứ ạ? Khách "à" một tiếng rồi ngớ ra.
Vô Tâm về th
ăm nhà lên, gặp Vô v ăn đang tưới ớt bên hông chùa, chú hí hửng kéo Vô V ăn lại gốc cây. - Công án mới
đây! Hãy ch ăm chú lắng nghe! Sẵn sàng chưa? - Sẵn sàng rồi!
Vô Tâm kể:
- "Một người cha
đánh con. Lần thứ nhất bảo là không được khóc. Lần thứ hai bảo, không khóc thì được rồi, nhưng cấm chảy nước mắt. Lần thứ ba lại bảo, không khóc, không chảy nước mắt, nhưng cấm cái bản mặt tỉnh bơ như thế. " Vậy gặp trường hợp chú thì chú tính sao? Hử? Nói
đi! Nói ngay tức khắc! Vô V
ăn đứng dậy: - Tôi
đi tưới cây. -!?
Ða Trí ngồi nhìn chú Ða Thức tưới lan, s
ăn sóc lan, chú nhăn mày suy nghĩ rất lâu rồi h ăm hở đến gặp Nhà Sư. - Thầy à! Con vừa tìm ra
được cái Ðạo ... lan! - Sao? Ðạo lan à? Thử nói ta nghe.
- Dạ, chơi lan là phải biết "cho
đi" tiền bạc, thì giờ, công lao, sức khỏe, ... Biết "cho đi" nhiều thứ như vậy thì có khác gì Bố Thí Ba La Mật ... lan? Nhà Sư nh
ăn mày: - Cứ nói tiếp.
- Phải ch
ăm sóc, gìn giữ cẩn thận từng cái rễ, cái lá, cái nụ, cái chồi, ... cũng như giữ gìn thân, khẩu, ý vậy. Cái đó được gọi là Trì Giới Ba La Mật ... lan! - Ðược lắm!
- Phải cố gắng thường xuyên, không
được lười biếng, cẩu thả, bê trễ. Phải ch ăm tưới hằng ngày; tưới ít hoặc nhiều lại còn tùy nắng hay mưa, khô hay ẩm, lạnh hay nóng, không được phép dễ duôi. Cái ấy được gọi là Tinh Tấn Ba La Mật ... lan, không sai! - Ồ!
Ða Trí h
ăng hái nói tiếp: - Phải biết rõ
đây là loại nấm đà, nấm đen, nấm trắng, ... do vi khuẩn nào gây ra. Phải biết phân biệt đâu là bệnh rầy, bệnh cháy lá, thối đọt, thối rễ; bệnh do ung thư, còi cọc, do úng rễ, phỏng lá; bệnh do khô quá, ướt quá v..v... để mà cứu chữa kịp thời. Ðấy không phải là Trí Tuệ Ba La Mật ... lan là gì? - À!
- Khi tưới tắm ch
ăm sóc thì để trọn tâm hồn vào đấy, chăm chú, chuyên nhất, ... Cái đó gọi là Thiền Ðịnh Ba La Mật ... lan chính hiệu! Thấy Ða Trí còn muốn nói nữa, Nhà Sư ng
ăn lại: -Thôi
đủ rồi! Vậy là ta hiểu rồi! Ða Trí Hỏi:
- Vậy Thầy nghĩ thế nào? Aáy có
được gọi là Ðạo ch ăng? NhàSư mỉm cười:
Ta bây giờ già rồi,
đầu óc lú lẫn, không có được "biện tài giải", "tuệ phân tích" như con. Con đã "không Thầy chỉ dạy" mà tìm ra con đường cho chính mình, khác con đường của các Ðấng Như Lai! Khá lắm! Ða Trí nhũn nhặn:
- Dạ, con không dám! Con chỉ mới suy luận thôi!
- Ồ! Vậy ta cũng suy luận
đây! Ta hỏi con nhé, nếu có cái được gọi là Ba La Mật lan, thì cũng phải có Ba La Mật cuốc đất, Ba La Mật nhổ cỏ, Ba La Mật lái xe, Ba La Mật họa, Ba La Mật thơ, Ba La Mật đánh cờ v..v..., có phải không? Ða Trí vỗ tay:
- Chính thị! Chẳng có gì không có Ba La Mật cả! Chẳng có gì mà không có Ðạo.
" Mười phương chân lý, Ðạo
Thảy thảy hiện trần sa
Thảy thảy Ba La Mật
Thảy thảy Bồ Ðề Tát bà ha! "Nhà Sư ôn tồn hỏi:
- Con nè, thế thì Ba La Mật lan của con với Ba La Mật của Phật không có gì khác nhau
đấy chứ? - Dạ, không khác. Chân lý vốn chỉ có một mà thôi. Ðã Ðạo rồi thì
đâu cũng là Ðạo cả. - Con này, Nhà Sư chậm rãi nói - không
đâu là không có Ðạo. Ðồng ý! Nhưng cái Ðạo lan của con có giải thoát được sầu, bi, khổ, ưu, não không? - Dạ, có chứ! Ða Trí mau mắn
đáp - Nhìn lan nở là con giải thoát liền! - Có an vui tự tại không?
- Dạ có!
- Rất tốt! Rất tốt!
Rồi Nhà Sư nhẹ nhàng vỗ vai Ða Trí mà rằng:
- Con nè, cái việc tưới lan, ch
ăm sóc lan, tháng này qua tháng khác, n ăm này qua n ăm nọ thật là vất vả nên trước đây, chư Tăng họp lại rồi phân công đồng đều để các chú có cơ hội tu tập công đức. Nay con đã "thâm ngộ" cái Ðạo lan, đã giải thoát được nhờ Ðạo lan, đã an vui tự tại được cũng nhờ Ðạo lan. Quí hóa thay! Hy hữu thay! Vậy thì từ nay, con hãy bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ Ba La Mật cái vườn lan "một mình" cho chùa vậy nhé! Ða Trí tròn xoe mắt một hồi rồi tự rủa thầm:"Ta tự hại ta rồi?"
- Ối dào! Ðường lên chùa Sư nó xa quá trời là ... "xa"!
Sư vốn lãng tai, hỏi:
- Con nói cái gì ... "ta"?
- Dạ,
đường ạ! Sư gật gù
đáp: - Phải rồi! Ðường ... ta, ta ...
đường! Khi tâm phân biệt thì có "ta", có " đường"! Còn khi tâm không phân biệt thì "không thấy ta", "không thấy đường". Ðã vong n ăng, vong sở, không ta, không đường thì chẳng thấy đâu là xa, đâu là gần cả con ạ!
Một thương gia giàu lòng tín tâm làm phước, bố thí rất nhiều. Sau mấy tháng chuyên sâu nghiên cứu về giáo pháp,hôm kia
đến gặp Nhà Sư: - Bạch Thầy! Mọi pháp hữu vi
đều là vô thường, đau khổ, vô ngã,... - Ðúng thế!
- Nếu các pháp vốn là vô tự tính, không thực hữu, tất cả
đều là không, vậy chẳng hay tu giới, tu định, tu huệ thì " được"cái gì, "lợi" cái gì ? Nhà Sư tủm tỉm cười rồi hỏi:
- Ni lâu
đạo hữu buôn bán mần ăn ra sao?
Tại sao Nam Tuyền trãm miêu?
Ðấy là câu hỏi
được đem ra bàn cãi trong giờ uống trà buổi tối. Một vị sư nói:
- Có lẽ Nam Tuyền Lão Sư muốn xóa bỏ cái chấp thủ về sở hữu của lưỡng
đường. Vị khác:
- Chưa chắc là vậy. Ngón trỏ chính là ở nơi ý niệm
đúng sai, có không của lưỡng chúng, chém mèo là hành động tối hậu để đẩy tâm thức môn sinh vượt khỏi bến bờ nhị nguyên đối đãi. - Trật lất! Vị sư khác phát biểu - Chán chi cách khai mở tuệ giác mà lại dùng phương tiện sát sanh
để phạm tội giới? Ý hẳn Nam Tuyền hoà thượng muốn vén mở tâm thức giải thoát, vô tác, vô hành, không còn chi phối bởi nhân quả ch ăng? Một vị la lên:
- Trời ơi! Thế là tà kiến! Thế là rơi vào "
đoạn diệt luận" của chúng ngoại đạo. Biết đâu hành động chém mèo chỉ là hành động bình thường nói về nhân quả, nghiệp báo? Thấy các Sư tranh luận, Vô V
ăn không dám "thèo leo", bèn chạy một mạch ra bến sông, vừa lấy tay phạt làm đao vừa la lớn: - Con mèo chấp thủ: chém một
đao! Con mèo nhị nguyên: chém một
đao! Con mèo vô nhân quả: chém một
đao! Con mèo hữu nhân quả: chém một
đao! Lúc
đó, Sơ Tổ đang đi dạo mát giữa trăng, nghe được, nhẹ nhàng bước tới: - Vô V
ăn! - Dạ!
- Còn con một
đao nữa, ta một đao nữa, chém luôn! Vô V
ăn nghe một luồng khí lạnh chạy dọc xương sống, chú quỳ xuống, sụp lạy!
Lúc này, giới tử vào chùa
đông: điệu Tân, điệu Lộc, điệu Hạnh (chưa có pháp danh), Vô Tư và Vô Ý. Ða Thức nhận trách nhiệm quản chúng cùng dạy kinh, dạy giáo lý. Hôm kia, Ða Thức giảng một
đoạn kinh ngắn rồi chú kết luận: - Thế là có hai hạng người ưu thắng thường
được Ðức Phật khen ngợi: "Trong tâm có cấu uế biết rằng có cấu uế, trong tâm không có cấu uế biết rằng không có cấu uế". Buổi trưa có thức
ăn ngon, các điệu dùng sau, làm luôn hết phần chó và mèo, những cái bụng đầy căng! Ða Thức xuống tận nơi, ôn tồn nói:
- Vậy là tâm các
điệu có "cấu uế" đấy, biết không? Aên quá độ, tham ăn là cấu uế, đã rõ chưa? Tất cả
đồng thanh đáp: - Dạ rõ!
Ða Thức giáo huấn:
- Vậy lần sau bỏ cái tính tham
ăn ấy đi nghe! Vô Tư cười hì hì:
- Bỏ làm chi chú, "Tâm có cấu uế biết rằng tâm có cấu uế" ấy là hạng người ưu thắng thường
được Ðức Thế Tôn khen ngợi mà! Ða Thức
đưa hai tay lên trời!
Mấy lúc sau này các Sư bận học hành, nghiên cứu nên công việc trong ngoài
đều giao hết cho các chú. Nhân
đầu mùa trồng trọt, các chú thảo luận với nhau. Vô V ăn nói: - Ta chỉ có một sào
đất màu mỡ bên sông, vậy nên trồng gì để có khả năng kinh tế cao nhất? Ða Trí nói:
- Nên trồng thuốc lá bán nhiều tiền, nó "lợi" hơn các loại khác gấp bội.
Ða V
ăn nói: - Thuốc lá tốn nhiều phân, nhiều công, lợi bất cập hại
đấy. Trồng bắp và đậu là khỏe re, tuy ít tiền nhưng được "lợi" thì giờ. Ða Thức
đứng dậy bỏ đi. Vô Văn hỏi: - Chú
đi đâu? - Tôi
đi rửa tai! - Tại sao?
- Tu hành mà người thì bảo lợi "tiền", người thì bảo "lợi thì giờ"! Không bẩn tai sao
được chứ? Vô V
ăn bước nhanh lại, vạch tai chú Ða Thức xem, rồi gật đầu: - Ðúng vậy! Té ra là tai chú bẩn! Hèn gì!
Ða Trí và Ða V
ăn được dịp cười khoái trá.
Vô V
ăn và Vô Ý đang đào lỗ trồng chuối, chợt chú Vô Ý dừng cuốc nói: - Chú Vô V
ăn nè! Khoa học đã đến trình độ chế biến vải, thịt heo, ... từ dầu hỏa; làm nước ngọt giải khát từ rong biển. Vậy tại sao người ta không sáng chế ra một loại máy, mà khi g ăm xuống đất nó hút lên nào ngọt, nào bùi, nào béo, ...? Thiệt là tiện lợi hết ý! Vô V
ăn lắc đầu: - Chẳng tiện lợi chút nào. Cả một
đống phiền phức xuất hiện: Ðầu tư công sức thí nghiệm, chế máy; rồi nhân công, nhiên liệu, bảo trì v.v ... Chi bằng cứ như thế này: ưa ngọt thì trồng chuối, trồng mít; ưa cay thì trồng ớt, trồng tiêu; ưa béo thì gieo đậu phụng, đậu nành v. v...Thế không tiện hơn sao?
MỜI QUÝ NGÀI DÙNG TRÀ KẺO NGUỘI
Hôm
đó nhân buổi Trung Thu, tại vườn Thanh Tâm có cuộc họp mặt đông đảo các vị trí thức gồm học giả, nhà thơ, nhà v ăn, nhà giáo v. v... Trong không khí mát mẻ, đầm ấm, họ uống trà thảo luận chuyện v ăn chương, chữ nghĩa. Sau rốt, có người đặt câu hỏi, giáo pháp của Ðức Phật, cái gì là quan trọng nhất? Thế là mọi người đưa ra ý kiến, quan điểm của mình. Họ yêu cầu Nhà Sư chủ trì cuộc thảo luận này. Người thứ nhất: Theo tôi, cái quan trọng nhất của Ðức Phật là trí tuệ. Có trí tuệ mới biết
đường, biết sá mà đi, khỏi rơi vào tà lộ, khỏi bị lầm lạc. Nói đến Ðạo Phật thì trí tuệ là đệ nhất. Người thứ hai: nói thế là
đúng, nhưng là cái đúng chưa trọn vẹn. Ðạo Phật gồm đủ cả hai: Trí Tuệ và Từ Bi. Nếu không có Từ Bi thì Ðạo Phật có mặt trên đời này để làm gì? Thuyết pháp độ chúng sanh cho ai? Coi chừng Từ Bi còn quan trọng hơn Trí Tuệ nữa đấy. Người thứ ba: Tự Tại mới là cái tối thượng của Ðức Phật. Trí Tuệ và Từ Bi là hai cánh của một con chim
để bay đến chân trời Tự Tại. Nếu không có chân trời Tự Tại, chúng ta sẽ sống đời lao chao như những con lật đật, nghiêng bên này, ngã bên kia; sẽ bị pháp trần cuốn trôi vào giòng sông sinh tử đầy hệ lụy và khổ não. Người thứ tư: Thế cũng chưa rốt ráo. Nói tự tại thì phải nói
đến Tự Do mới trọn nghĩa. Không có tự do thì làm gì có tự tại? Không có tự do, mình sẽ bị lệ thuộc, gông cùm, ràng buộc. Vả lại, kẹt vào tự tại có nghĩa là nô lệ, phụ thuộc tự tại vậy. Theo tôi, Tự Do mới là cái chân phúc. Người thứ n
ăm: Không có ai sai cả, nhưng Giải Thoát mới là cái cao nhất, rốt ráo nhất. Quý vị không từng thấy thế gian này đau khổ vì bị buộc ràng bởi tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, vợ con, ... Không, biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ ra từ những tham vọng quyền lực, tham vọng thế gian kia! Giải Thoát mới là cái tối thượng của Phật đà. Người thứ sáu: Ngài nói không sai! Nhưng mà nếu hiểu giải thoát là buông bỏ tất cả những
điều ấy, coi chừng sẽ rơi vào "hư vô luận". Không rơi vào "hư vô luận" cũng dễ bị thế gian hiểu lầm là thiếu trách nhiệm, thiếu bổn phận với cuộc đời. Theo tôi, Giác Ngộ mới là mục đích tối thắng của Phật Ðạo. Ðức Phật cũng được gọi là Ðấng Giác Ngộ, Ðấng Toàn Giác, Ðấng Diệu Giác! Rồi Thanh V ăn Giác, Duyên Giác, Ðộc Giác. Ở đâu cũng có chữ Giác ấy cả. Không có giác ngộ thì chúng ta sẽ còn theo đuổi không biết bao nhiêu mục đích hư huyễn trên trần gian này. Không giác ngộ chúng ta sẽ lặp đi lặp lại mãi những việc làm vô ích, ngu si chỉ đem đến đau khổ cho mình và người thôi. Vậy Giác Ngộ mới là đích điểm rốt ráo. Sau lời phát biểu của vị thứ sáu, không khí lắng lại một lúc. Mọi người
đều có vẻ trầm ngâm. Chợt một người trung niên đeo mắt kiếng, cười cười góp ý. Người
đeo kiếng: Tôi phát biểu có lẽ hơi lếu láo, xin chư quân tử xá tội cho. Tôi thấy ai phát biểu cũng đúng cả. Người sờ đến cái trán Trí Tuệ thì nói Phật Giáo là Trí Tuệ, đâu có sai! Người sờ được cái tâm Từ Bi thì nói Phật Giáo là Từ Bi, cũng đúng! Tự Tại, Tự Do, Giải Thoát, Giác Ngộ, ... đều như vậy cả. Xin thưa, Phật Giáo phải là toàn diện những điều quý vị vừa nói. Thiếu một, thiếu hai, thiếu ba, ... thì con-voi-thực-tại-toàn diện của Phật Giáo bị què, bị cụt còn gì? Vậy xin quý Ngài cho biết tôn ý? Người
đeo kiếng phát biểu xong, ai cũng cảm nhận là ông ta nói đúng nhất. Ðúng! Phải là toàn bộ con voi, toàn bộ thực tại ấy. Chẳng có ai tranh luận vượt qua kiến giải ấy. Tuy nhiên, chợt có người thở dài, nhìn sang thì đấy là tiếng thở dài của một lão ông tóc trắng. Rồi vị ấy nói chậm rãi, nói nhỏ, như chỉ nói với mình: - Trí Tuệ ư? Cũng hay! Nhưng kẻ có
được trí tuệ thì dễ sinh cống cao, ngã mạn, coi thế gian này như cỏ rác. Trí tuệ thường đứng cao hơn nhân thế một cái đầu, hai cái đầu, sẽ cách biệt với cuộc đời. Do vậy, đã mấy n ăm sau này, tôi không còn dám học trí nữa mà tôi lại học "ngu". Học "ngu", cái mới kỳ! Tuy nhiên học "ngu" là để "hòa kỳ quang, đồng kỳ trần" đấy quý vị ạ. Tôi còn nhớ Thiền Sư Huyền Quang có mấy câu: "Ngu-trí trí-ngu bình
đẳng tướng ".
Ma cung, Phật quốc hảo sinh quanCòn Từ bi? Cái này thì
đúng rồi. Thiếu từ bi thì cuộc đời này đầy nước mắt, đầy gian ác, hận thù, ... Nhưng mà coi chừng, từ bi quá thì chúng sanh cứ ỷ lại, biếng nhác, luôn luôn mong cầu ơn trên cứu rỗi. Con hư tại mẹ đó mà! Vậy từ bi cực đoan sẽ làm cho cuộc đời này cũng hư như thế. Lại nữa, tâm từ bi quá cũng phiền. Có mật ngọt thì kiến ruồi dễ bu. Có từ bi thì chúng sanh dễ tìm đến hưởng lợi. Vô tình bị hệ lụy, bị ràng buộc mất rồi! Do vậy, ai thì tôi không biết, riêng tôi, tôi còn học thêm cái hạnh "không từ bi" nữa. Không từ bi nhưng không phải là ác tâm, hận tâm, sân tâm, xin quý vị hiểu cho. Còn Tự tại? Tôi cũng
đồng ý. Nhưng tự tại quá tôi cũng ớn lạnh. Vì sao vậy? Người tự tại trước hoàn cảnh nào cũng trầm ổn, định tĩnh, bình chân như vại, lúc nào cũng tỉnh queo, tỉnh khô. Nếu tự tại hơn chút nữa thì sẽ biến thành tảng đá, đỉnh núi khư khư bất động cũng chán lắm. Lẽ đó, tôi còn học thêm cái "không tự tại". Tự do cũng vậy, cũng hay, nhưng tự do tâm linh hay tự do bản n
ăng đây? Tự do bản n ăng thì không được rồi, còn tự do tâm linh thì lại khác. Kẻ có tự do tâm linh thì không còn thích sống tự do, họ tự qui định mình trong những mẫu mực, qui cũ, hình thức, lễ nghi. Và tôi cũng vậy, tôi đang tụ tập trên lối về "không tự do". Giải thoát à? Ðạo Phật thường nói
đến chủ đích này. Nhưng mà giải thoát hết thì tôi không thích, vì tôi đang còn ở trong cuộc đời này, tôi còn vợ con, gia sản, tình huynh đệ, bằng hữu, thầy trò, thôn xóm, quê hương và cả nhân loại nữa. Nên tôi, với từng này tuổi đầu, tôi đang tập tành cái "không giải thoát". Giác Ngộ nữa,
đồng ý! Nhưng giác ngộ quá thì ta còn làm được điều gì trên cuộc đời này? Không làm được cái gì cả. Vì sao vậy? Vì giác ngộ nên ta đã biết ráo mọi kết quả sau cùng, mọi kết quả hư huyễn "dã tràng xe cát biển Ðông" của nó. Giác ngộ thì sẽ không còn vọng tưởng để mà tạo hỏa tiễn, máy bay, chinh phục sao Kim, sao Hỏa, xây dựng lâu đài, dinh thự ... Do vậy sau này tôi còn học cái bài học "không giác ngộ" nữa. Nói tóm lại, cả hai
đàng đều phải học hết mới là trọn vẹn Ðạo Phật. Xin cạn lời! Cuộc thảo luận
đến đây dường như hết ý. Mọi người quay qua muốn nghe lời phát biểu của vị chủ trì. Nhà Sư mỉm cười nâng chung trà lên:
- Xin chư vị dùng trà kẻo nguội lạnh lâu rồi!
Mọi người cười ha hả.
Viết xong, Yên Hà Các, thu 1981
Nhuận sắc, Phong Trúc Am, thu 1996
- Minh Ðức Triều Tâm Ảnh -- HẾT -
---o0o---
Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05
---o0o---
| Mục lục Tác giả || Tủ Sách Phật Học |
---o0o---
Source: Buddhasasana Homepage
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật : 01-02-2003
Nguồn: www.quangduc.com