01.
Ăn Trộm Dạy Con
02. Ba
Bà Hoàng Hậu
03. Ba
Câu Hỏi Của Ðức Vua
04. Bà
Chủ Hiền Thục
05. Bà
Chúa Xứ
06. Ba
Cái Bánh Ít
07.
Bắt Chước Thầy
08.
Bát Báu Của A Tu La
09.
Bát Cháo Lú
10.
Bảng Chỉ đường
11.
Bồ Tát Và Chúng Sinh
12.
Cách Làm Một Hạt Ngọc Trai
13.
Cây Ðàn Kỳ Lạ
14.
Cây Ðèn Ðã Tắt
15.
Cách Xử Thế Của Người Xưa
16.
Cành Trâm Mơ Ước
17.
Câu Chuyện Tái Sinh
18.
Con Khỉ Nhân Từ
19.
Con Dao Trong Tâm
20.
Cầu Ðược Ước Thấy
21.
Chiếc Cùm Bằng Ngọc
22.
Chấp Chi Vọng Nguyệt
23.
Chim Cú Mèo
24.
Chỉ Một Giới Thôi
25.
Chum Vàng Bắt Ðược
26.
Chuyện Tình Không Ðoạn Kết
27.
Chuyện Âm Phủ
28.
Chiếc Cầu Muôn Thuở
29.
Chiếc Áo Kỳ Diệu
30.
Chú Rể Ða Sự
31.
Con Chó Vô Ơn
32.
Cô Lái Ðò
33.
Của Quí
34.
Dasaka
35.
Ðạt Ý Vọng Ngôn
36.
Ðạo Sĩ Am Mây
37.
Ðức Phật Với Con Voi Dữ
38.
Ðường Lầy lội
39.
Ðông Thi Nhăn Mặt
40.
Giải Áo Ðứt
41.
Hai Thằng Ðệ Tử
42.
Hoá Thân Bồ tát
43.
Hoa Vương
44.
Kỹ Thuật Nhà Nghề
45.
Khi Người Ðẹp Trả Thù
46.
Ông Thầy Kỳ Lạ
47. Ô
Sào Thiền Sư
48.
Phật Ở Ðâu?
49.
Phật Của Ngoại
50.
Phận Ðẹp Duyên May
51.
Quyển Kinh Di Lặc
52.
Làm Sao Ðây
53.
Lợi Danh
54.
Lý Do Giản Dị
55.
Linh Khuyển Thiện
56.
Mình Thương Ai Nhất
57.
Mối Dây Thân Ái
58.
Một Bông Hồng Cho Em
59.
Nàng Lọ Lem
60.
Ngày Mai Ăn Khỏi Trả Tiền
61.
Người Bốc Vác
62.
Người Mang Châu
63.
Người Hướng Ðạo
64.
Người Mù Rờ Voi
65.
Người Trong Mộng
66.
Sóng Mắt Khuynh Thành
67.
Tâm Nhìn
68.
Tái Ông Thất Mã
69.
Tên Cướp Ðộc Ðoán
70.
Thằng Bạn Bất Lương
71.
Thằng Cu Trắng
72.
Thân Giáo
73.
Thuận Nghịch
74.
Thuốc Thành Bệnh
75.
Vô Minh Từ Ðâu Ra |
Truyện Ngắn Phật Giáo
Sư Cô Như Thủy
______________________________________________________________________________
Ăn Trộm Dạy Con
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học
nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập.
Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bã cho lũ chó chết mê mệt xong,
đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chun vào nhà.
Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn
giở nắp rương bảo con:
- Con chun vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.
Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khoen lại ... rồi lẻn ra
khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ:
- Ăn trộm! Ăn trộm!
Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu,
không thấy động tịnh liền đi ngủ lại.
Thằng con lão đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và hận
cha khôn tả. Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột
soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu "chí ... chí ..." để đánh
lừa chủ nhà.
Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột.
Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô té chủ nhà, tông cửa chạy một mạch.
Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa chửi vừa đuổi theo.
Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp một cái giếng, nó vội vàng ôm một
cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:
- Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi ... Làng xóm ơi!
Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về
nhà.
Gặp cha, thằng bé oà lên khóc. Và không tiếc lời để oán trách cha. Lão
đạo chích mĩm cười nói:
- Khoan đã ... Con hãy kể cho cha nghe con đã thoát thân bằng cách nào?
Cậu con thuật lại từ đầu chí đuôi. Lão đạo chích vỗ tay cười ha hả:
- Hay quá, con tôi đã thành nghề rồi!
_______________________________
Lời bàn:
Em thân mến, hốt của báu bỏ vô bao và vác về nhà xài. Khi có người
dắt đi, đào ngạch, khoét vách sẵn ... là một điều mà bất cứ thằng cu con
nào cũng làm được, nhưng phải tìm cách thoát thân một mình thì chỉ có
thằng Cu này. Vì vậy mà lão đạo chích mới cười ha hả khi nghe con mình
thuật lại đầu đuôi câu chuyện.
Còn chúng ta, nhờ nghiệp lực dẫn dắt chui vào thế gian này, tôi và em
giống như thằng Cu con đang lúi húi hốt ngũ dục nhét cho đầy túi tham
của mình thì "ầm" một cái, cửa rương khoá chặt. Ðó là lúc chúng ta bị
vây bủa và phải đối diện với bát phong. Lợi, suy, mắng nhiếc, khen tặng,
vinh nhục, vui buồn, v.v... oà lên khóc than và không tiếc lời oán trách
mẹ cha, thượng đế ... thì ai làm cũng được. Nhưng làm sao để tự tại
trước bát phong thì ... tùy theo sự khéo léo của từng người. Nghệ thuật
ăn trộm, nghệ thuật sống hay nghệ thuật thiền chỉ là một thôi em ạ!
(07/1983)
Đầu Trang |
|