•
Mục Lục
•
Thay lời tựa - Tiểu sử
•
A - Bàn về " Hiệp Khách Hành "
Hồi 1 : Huyền Thiết Lệnh
Hồi
2 : Thiếu niên gây đại họa
Hồi
3 : Ma Thiên Nhai
Hồi
4 : Bang chúa rừng Lạc bang
Hồi
5 : Đinh đinh Đang đang
Hồi
6 : Vết thương
Hồi
7 : Tuyết Sơn kiếm pháp
Hồi
8 : Thằng Ngốc
Hồi
9 : Đòn bánh tét
Hồi 10 : Kim Ô Đao pháp
Hồi 11 : Rượu thuốc
Hồi 12 : Hai tấm bài đồng
Hồi 13 : Tình cốt nhục
Hồi 14 : Tứ đại môn phái ở Quan Đông
Hồi 15 : Chân tướng
Hồi 16 : Thành Lăng Tiêu
Hồi 17 : Tự đại thành cuồng
Hồi 18 : Điều phải cầu xin
Hồi 19 : Cháo Lạp Bát
Hồi 20 : Hiệp Khách Hành
Hồi 21: Ta là ai?
•
TỔNG LUẬN
**Cốt
truyện Hiệp Khách Hành**
•
B - Bàn về " Thiên Long
Bát Bộ / Lục Mạch Thần Kiếm "
Hồi 1 : Giữa đường gặp chuyện bất bình
Hồi 2 : Lời nguyền ở Vạn Kiếp Cốc
Hồi 3 : Người được vợ, kẻ vạ lây
Hồi 4 : Lời thề của Mộc Cô Nương
Hồi 5 : Lăng Ba Vi Bộ
Hồi 6 : Chưa kịp bái sư, sư đã ... bái!
Hồi 7 : Cha ăn mặn, con khát nước
Hồi 8 : Ông già áo xanh là ai?
Hồi 9 : Phượng bay ra, loan vào tổ
Hồi 10 : Kiếm khí dọc
ngang như tường khói
Hồi 11 : Hai cô Mỹ nữ,
một chiếc thuyền con
Hồi 12 : Người đâu gặp
gỡ làm chi ...
Hồi 13 : Cô nương chỉ
điểm, quần hào ngẩn ngơ
Hồi 14 : Mỹ tửu chạy
theo lục mạch, Đệ huynh uống đủ thiên bôi
Hồi 15 : Dù người phụ
ta, ta chẳng phụ người
Hồi 16 : Ân xưa oán
cũ, sớm bạn trưa thù
Hồi 17 : Nguyện làm
con cóc khác thường, chỉ mong thiên nga ngó đến
Hồi 18 : Một ngày ba
nỗi đại oan, anh hùng Khất đan rơi lệ
Hồi 19 : Trợn mắt xem
khinh nghìn hảo hán, nhất tâm cứu mạng tiểu cô nương
Hồi 20 : Chữ trên vách
đá đã mòn, hình xăm trước ngực vẫn còn trơ trơ
Hồi 21: Nghìn dặm đường trường, mơ hồ mộng ảo
Hồi 22 : Tiểu kính hồ lần ra manh mối
Hồi 23 : Chưa vui sum họp đã sầu chia ly ...
Hồi 24 : Yêu nhau lắm cắn nhau đau ...
Hồi 25 : Nén thương đau, đạp tuyết lên đường
Hồi 26 : Tay không bắt cọp
Hồi 27 : Chốn thiên quân bắt tướng, khất cái hóa đại vương
Hồi 28 : Chịu thảm hình trở thành "thiết sửu"
Hồi 29 : Hàn độc trùng, luyện hàn độc chưởng
Hồi 30 : Cuộc hội ngộ kinh hoàng ở Tiết gia trang
Hồi 31 : Nát óc tính cờ đành tự tử, vô tâm đi ẩu được thần công
Hồi 32 : Người câm trổ tài hùng biện, Nhà sư lãnh phái tiêu dao
Hồi 33 : Đẩu chuyển tinh di, trấn áp hồ quần, cẩu đảng
Hồi 34 : Núi Phiêu Diễu mây dồn gió giật
Hồi 35 : Cứu Đồng Mỗ, tiểu tăng phạm giới
Hồi 36 : Bóng hồng đã khép cửa thiền
Hồi 37 : Cùng cười ha hả một tràng, cuối đường yêu hận rõ ràng là không
Hồi 38 : Chén chú chén anh, đồng bệnh si tình thành huynh đệ
Hồi 39 : Vải thưa che mắt thánh, bốn chín gặp năm mươi
Hồi 40 : Biết lúc nào bỏ được lòng si
Hồi 41 : Mười tám kỵ sĩ Yên vân, Khí thế thiên binh vạn mã
Hồi 42 : Giả chết chờ thời phục quốc, cõi thiền nặng nợ phu thê
Hồi 43 :Một đời mộng bá vương, cùng trở về cát bụi
Hồi 44 : Đừng xây mộng đẹp mà chi, trăm năm chẳng có duyên gì với nhau
Hồi 45 : Đáy giếng khô hai lòng hòa nhịp, chốn bùn lầy hẹn ước chung
thân
Hồi 46 : Ba câu hỏi kén ngôi phò mã
Hồi 47 : Hoa trà nở rộ vì ai
Hồi 48 : Kẻ thù lại chính là cha, đứa con oan nghiệt bây giờ là vua
Hồi 49 : Sống chết chẳng qua là giấc mộng, sá gì phú quý với vinh hoa
Hồi 50 : Trung nghĩa khó toàn đành tự vẫn, thân tàn chưa tỉnh mộng quân
vương
•
TỔNG LUẬN
**Cốt
truyện Thiên Long Bát Bộ**
**Cốt
truyện Lục Mạch Thần Kiếm**
|
Bàn Về Tư Tưởng Phật Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim
Dung
Thích Chơn Thiện - Chùa Tường Vân Huế 2004
______________________________________________________________________________
Hồi 9: Phượng bay ra, loan vào tổ
9.1. Lược truyện
- Hoàng Mi đại sư dùng Kim Cương chỉ lực để khắc bàn cờ vây trên nền đá
và khắc dấu quân đi. Ván cờ dần đi vào gay cấn, Hoàng Mi sắp rơi vào
thế bí...
- Chung Linh vào phòng giam kịp thay chỗ Mộc Uyển Thanh, các đại
thần Đại Lý đưa Mộc cô nương ra ngoài trước.
- Lúc cửa nhà giam mở ra trước mắt quần hào, Đoàn Dự bế Chung Linh
đi ra khiến Chung Vạn Cừu và bốn đại ác nhân sững sốt, bẽ bàng. Thế
là cách sắp đặt mưu hại của các ác nhân phút chốc thành "dã tràng xe
cát..."
- Đoàn Dự liền vận Bắc Minh Thần Công vào đầu gậy sắt của Đoàn Diên
Khánh và điều khiển khắc dấu quân đi vào tử địa, chuyển thế thắng
của Diên Khánh thành bại.
- Biến cố kết thúc. Tất cả hồi cung mở tiệc mừng.
- Hoàng gia lại được tin Huyền Bi Đại sư Thiếu Lâm và sư huynh của
Thôi Bách Tuyền bị tử nạn bởi chiêu thức "Gậy ông đập lưng ông" của
nhà Mộ Dung.
- Thôi Bách Tuyền, trên đường về Đại Tống, đã ghé lại Vạn Kiếp Cốc
để cứu Chung Linh đang bị Vân Trung Hạc bắt đi. Hoàng Mi tăng thì
trở lại Vạn Kiếp Cốc để xem lại ván cờ và xóa nhòa các dấu vết.
- Đoàn Chính Thuần đi thăm dò tin tức Chung Linh, con gái của ông
ta, đã theo địa đạo đến gặp Cam Bảo Bảo (Chung Vạn Cừu Phu nhân).
- Vân Trung Hạc đang dằng co với Chung Linh ở cửa hầm địa đạo tại
chỗ ở của cô. Trong địa đạo đã có mặt Hoàng Mi tăng và các anh hùng
Đại Lý dùng nội lực giữ Chung Linh. Chung Vạn Cừu, Nam Hải Ngạc thần
và Diệp Nhị Nương tiếp tay Vân Trung Hạc. Đoàn Dự ở trên địa đạo thì
giữ chân Diệp Nhị Nương và vận dụng Bắc Minh Thần công khiến nội lực
của nhóm ác nhân tràn vào cơ thể chàng; chàng trở nên vô cùng mạnh
mẽ kéo ra khỏi cửa địa đạo một đoàn người dính vào nhau. Tất cả đều
kinh ngạc tưởng rằng Đoàn Dự sử dụng Hóa Công Đại Pháp của Tinh Tú
Lão quái!
9.2. Ý kiến
- Vua Bảo Định Đế nhân ái chăm sóc dân tình, nặng tình hoàng tộc nên
rất khó xử sự đối với việc Đoàn Diên Khánh bắt cóc Đoàn Dự: Nhà vua
vừa không thể trao toàn dân cho kẻ ác, không thể để mất Đoàn Dự, vừa
không nỡ gây tổn thương Đoàn Diên Khánh. Những gì tốt nhất có thể
làm là điều nhà vua chọn lựa. Chọn lựa thì hẳn bản thân đã có sự hy
sinh. Giải pháp cuối cùng để hành động là âm thầm giải cứu và tránh
gây tổn hại đến mức tối đa có thể: đây là giải pháp nặng nét từ bi
và trí tuệ của Phật Giáo!
Hồi 10: Kiếm khí dọc ngang như tường khói
10.1. Lược truyện
- Đoàn Dự thu vào cơ thể nhiều loại nội lực âm công và dương công mà
không biết cách chuyển hóa nên người trở nên cuồng sốt. Các thái y ở
hoàng cung không thể chữa trị. Bảo Định Đế đưa Đoàn Dự đến Thiên
Long tự nhờ các đại sư hóa giải.
- Tại chùa Thiên Long, các đại sư đang nhập định luyện công tăng sức
để chờ đối phó với Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn, nên chưa thể
giúp Bảo Định Đế điều hòa kinh mạch cho Đoàn Dự. Bảo Định Đế bèn
đánh bạo hướng dẫn Đoàn Dự dẫn khí vào hư vô. Kết quả ổn định được
thân nhiệt.
- Bảo Định Đế liền thế phát xuất gia, đạo hiệu là Bản Trần. Khô Vinh
Hòa Thượng, bốn đại thiền sư và Bản Trần cùng khởi luyện Lục Mạch
Thần kiếm, một võ công thượng thừa của Thiên Long tự. Mỗi vị Tăng
chỉ tập trung luyện một chỉ kiếm để kịp ứng phó với Cưu Ma Trí.
- Khô Vinh dạy Đoàn Dự ở cạnh sư quan sát kỹ và nhớ thuộc nằm lòng
sáu đồ hình và chú dẫn của thần kiếm Lục Mạch, rồi ngầm luyện theo
quy luật của Thiên Long tự, các cư sĩ thì không được phép luyện Lục
Mạch.
- Cưu Ma Trí tặng chùa Thiên Long 72 huyền công, và cách phá giải 72
huyền công của Thiếu Lâm Tự. Đổi lại, sư yêu cầu Thiên Long tự trao
cho sư sách Lục Mạch Thần Kiếm để hỏa thiêu tặng người bạn đã quá
vãng Mộ Dung Bác.
- Thương lượng không thành, Cưu Ma Trí liền vận chưởng xuất ba đại
chỉ kiếm của Thiếu Lâm Tự (Niêm Hoa chỉ, Đa - La Diệp chỉ, và Vô
Tướng Kiếp chỉ) để uy hiếp. Các đại sư Thiên Long Tự liền vận Lục
Mạch Thần Kiếm để nghênh đón. Do thời gian luyện Lục Mạch Thần Kiếm
quá ngắn nên chỉ kiếm phát ra uy lực còn non, Khổ Vinh Hòa thượng
phải dùng tuệ xuất chỉ lực bất thần, vừa có chỉ lực "nghi binh"
khiến Cưu Ma Trí nhất thời không kịp đón đỡ, thần kiếm cắt đứt mất
một mảnh y trên vai làm rướm máu. Cưu Ma Trí phải lùi lại nhiều bước
để né tránh. Thế là chiêu đầu của nhà sư Thổ Phồn ở thế hạ phong.
- Cưu Ma Trí cẩn mật dốc toàn lực xuất Vô Tướng kiếp chỉ tấn công
đồng lượt sáu nhà sư chùa Thiên Long. Khô Vinh biết Cưu Ma Trí sẽ
tạo cơ hội đánh cướp đồ hình Lục Mạch Thần Kiếm, liền xuất một chỉ
lực đốt cháy sách Lục Mạch, một chỉ lực đẩy khói vận thành bốn nhóm
tấn công Cưu Ma Trí. Cưu Ma Trí vội lui về thế thủ. Lúc nhận ra khỏi
tỏa khắp phòng biết là sách Lục Mạch Thần Kiếm đã bị thiêu, Cưu Ma
Trí thất vọng biết rằng ông ta đã thua gọn chiêu thứ hai.
- Cưu Ma Trí nghĩ kế rút lui an toàn, bèn dỡ ngón ma giáo: Vừa dùng
xảo ngôn đánh lừa sự chú ý của các đại sư, vừa bất thần điểm huyệt
Bản Trần dẫn đi ra khỏi thiền phòng.
Đoàn Dự vội vàng chạy theo Bản Trần nắm chặt bàn tay bá phụ và
truyền vào Bắc Minh Thần Công để hóa tán nội lực của Cưu Ma Trí, kéo
bá phụ tách khỏi nhà sư Thổ Phồn. Mọi người kinh ngạc về võ công của
chàng...
Cưu Ma Trí nhanh trí không dám đối chưởng với Đoàn Dự, dùng kỹ thuật
điểm huyệt, điểm các yếu huyệt trên cơ thể chàng trong chớp nhoáng,
rồi kẹp chàng lên ngựa phi nước đại. Cưu Ma Trí mừng thầm cho rằng
Đoàn Dự là cuốn sách Lục Mạch Thần Kiếm sống.
Chùa Thiên Long không kịp rượt đuổi quốc sư Thổ Phồn đầy mưu lược...
10.2. Ý kiến
- Nước Đại Lý ở phía Nam Trung Quốc, nay là tỉnh Vân nam, là một
quốc độ Phật giáo. Các vương tử, đại thần đều rất sùng Phật. Các đế
vương sau khi truyền ngôi đều xuất gia ở Thiên Long Tự, theo truyền
thống Chuyển Luân Thánh Vương của Phật giáo rất nguyên thủy.
Trung Nguyên thì có Thiếu Lâm tự thuộc Thiền tông của Phật Giáo phát
triển kể từ tổ Đạt Ma sang truyền đạo đời Lương Võ Đế.
Thiên Long thì có hai bí kíp Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch Thần Kiếm,
Thiếu Lâm thì có Dịch Cân Kinh và Thất Thập Nhị Huyền Công, là những
bí pháp danh trấn giang hồ trên toàn cõi Trung Quốc, như là hai
nguồn sáng Nhật, Nguyệt rọi sáng toàn bộ văn hóa, Lịch sử xứ này.
Nhất Dương Chỉ thực sự là một chỉ kiếm thuộc bí pháp Lục Mạch Thần
Kiếm. Thần Kiếm là biểu tượng của trí tuệ toàn giác, hay gọi là Kim
Cương Bát Nhã trí, có thể chặt đứt vô minh và hết thảy mọi thứ ràng
buộc khổ đau, như là kiếm khí có thể chặt đứt các khí giới. Trí tuệ
ấy phát khởi từ sáu nguồn mạch; sáu căn, sáu trần và sáu thức (gọi
là sáu xúc xứ, hay Lục xứ). Trong trí tuệ ấy có mặt tâm đại từ, đại
bi. Trí tuệ ấy nói đủ là: Đại Bi và Đại Tuệ, có thể hàng phục mọi
thứ xấu ác, khổ sầu.
Tác giả Kim Dung, với Thiên Long Bát Bộ, hầu như đang giới thiệu
Phật Giáo như là nhân tố để ổn định yên bình toàn cõi giang hồ vốn
đầy dẫy tham vọng, hận thù, tà kiến và bạo hành. Khí giới tối ưu để
dẹp tan mọi vận hành của tâm lý xấu là tâm đại từ bi, vô dục và vô
trước (vô chấp thủ). Cuộc đọ sức giữa nhà sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí
(với sức mạnh của nhiều loại võ công vô địch trên giang hồ) với Lục
Mạch Thần Kiếm (mà về sau mà Đoàn Dự sẽ biểu hiện)đầy đủ sức mạnh để
chiến thắng của các nhà sư Thiên Long Tự cho độc giả thấy rõ sức
mạnh tối ưu ấy.
Giới thiệu văn hóa Phật giáo bằng võ thuật như thế thì quả là ý vị
và tài tình!
- Để có cái nhìn đúng về sức mạnh của Niêm Hoa Chỉ, Đa La Diệp Chỉ,
Vô Tướng Kiếp Chỉ (của chùa Thiếu Lâm) và Nhất Dương Chỉ (của chùa
Thiên Long) Khô Vinh đại trưởng lão hỏi Bản Nhân phương trượng rằng:
"Theo người thì Nhất Dương Chỉ của họ Đoàn, Đại Lý so với ba loại
chỉ pháp Niêm Hoa, Đa La Diệp, Vô Tướng Kiếp của Thiếu Lâm, ai hơn,
ai kém?"
"Chỉ pháp không có hơn kém, công phu rèn luyện có kẻ cao người
thấp".
(trang 293, Tập II).
Đấy là tác giả xác nhận rằng: sức mạnh diệu dụng của các võ công là
nằm ở nội lực sung mãn của người sử dụng, mà không nằm ở võ pháp, võ
thuật. Cùng thế, đại, tiểu thừa Phật giáo là nằm ở tâm hành của các
hành giả, mà không nằm ở Pháp, giáo lý. Giáo lý như Duyên Khởi, Tứ
đế, v.v.. không có đại, tiểu (Đây là quan điểm rất trí tuệ, rất
chuẩn xác về võ thuật, và về giáo lý nhà Phật). Đây là cái nhìn rất
vô ngã và rất khoáng đạt giúp độc giả bốn phương có cơ sở tin tưởng
vào nhận thức nghiêm túc của tác giả về Phật học.
- Cưu Ma Trí đã khổ luyện chỉ công Niêm Hoa, Đa La Diệp, và Vô Tướng
Kiếp nhưng chỉ lực phát ra với uy lực còn hạn chế, do vì sư xuất
chiêu với tâm còn tham vọng, trí trá. Ngược lại, Đoàn Dự chỉ nhiếp
Lục Mạch Thần Kiếm trong chốc lát đã có thể phóng ra chỉ kiếm khiến
Cưu Ma Trí kinh tâm (nếu Đoàn Dự khổ luyện cho đến mức thuần thục
xuất chỉ theo ý muốn thì sức mạnh của Lục Mạch Thần Kiếm hẳn là vô
cùng), do vì chàng xuất chiêu với tâm vô dục, vô chấp, và với tâm
đại từ bi. Đại bi và đại tuệ mới là sức mạnh quyết định của võ thuật
và của văn hóa. Có thể nói, với niềm tin trong sáng, đó là sức mạnh
của một nền văn hóa hậu hiện đại, phải chăng?
Hồi 11: Hai cô Mỹ nữ, một chiếc thuyền con
11.1. Lược truyện
- Cưu Ma Trí dẫn Đoàn Dự đi tìm nhà Mộ Dung ở Yến Tử Ổ, Tham Hợp Trang.
Dọc đường sư vận dụng đủ cách thuyết phục Đoàn Dự viết ra Lục Mạch
Thần Kiếm pháp. Đoàn Dự một mực khước từ: với Bắc Minh Thần Công và
nội công thâm hậu khử mọi thứ độc dược, sư khó bắt ép chàng.
- Thôi Bách Tuyền và Quá Ngạn Chi tìm nhà Mộ Dung để rửa hận, gặp
Đoàn Dự ở Tham Hợp Trang, và nhập đoàn.
- A Bích, gia nhân của nhà Mộ Dung, chèo thuyền đến đón cả bốn người
đến Cầm Vận Tiểu Trúc, nơi ở riêng của nàng ở Yến Tử Ổ. A Bích thì
trẻ trung, nhan sắc, duyên dáng, sành đàn hát khiến người ta nghĩ
đến vị chủ nhân Mộ Dung Phục phải là một Hán tử hào hoa, phong nhã.
- A Châu, một gia nhân khác của nhà Mộ Dung, bạn của A Bích, cùng có
mặt ở Cầm Vận Tiểu Trúc. Nàng thì thông sáng, nhan sắc, giỏi hóa
trang, khéo lập luận, đã lần lược hóa trang thành viên quản gia và
Lão thái thái để khai thác và đùa bỡn sư Cưu Ma Trí . Đoàn Dự thì
nhận ra nàng qua mùi hương, dù nàng đóng vai nào. Chàng cười tế nhị,
bí mật để nàng biết là chàng đã rõ trò đùa của nàng...
-A Châu yêu cầu Cưu Ma Trí giải các huyệt đạo để Đoàn Dự biểu diễn
Lục Mạch Thần Kiếm cho Lão thái thái xem. Đoàn Dự không chịu xuất
chiêu. Núng thế, sư Cưu Ma Trí dỡ mẹo tấn công A Châu, A Bích để ép
Đoàn Dự cấp cứu xuất chiêu. Mọi người đã có dịp thấy thần Kiếm.
- A Châu và A Bích thiết đãi mọi người bữa cơm chiều trên Thính Vũ
Cư, giữa hồ. Nàng sắp đặt tinh tế kế hoạch đánh chìm ba người kia
rồi cùng A Bích, Đoàn Dự lên thuyền lẫn thoát. Cưu Ma Trí không thể
rượt đuổi, dù sử dụng ma thuật...
- A Châu, A Bích và Đoàn Dự ghé Mạn Đà Sơn Trang của Vương phu nhân
để "giải tỏa" sau nhiều giờ bơi thuyền mệt mỏi.
11. 2. Ý kiến
- Trước thiên nhiên đẹp, Đoàn Dự cất giọng ngâm nga, Cưu Ma Trí bảo
"Chết đến gáy mà mi vẫn còn ngâm thơ vịnh phú nhàn nhã thế ư? - Đoàn
Dự đáp: "Sắc thân vốn vô thường, đã còn là vô thường tức là còn khổ.
Thiên hạ có ai mà không chết. Mi sống thêm mấy năm nữa có hơn ta
được cái gì không?"
(tr. 13, tập III)
Lời nói của Đoàn Dự là nguyên văn của một đoạn trong Kinh điển Phật
Giáo, rất Phật Giáo (Nam và Bắc truyền): Sắc thân thì vô thường,
thay đổi liên tục giữa khi con người muốn nó đứng yên, không biến
đổi, đây là duyên do gây ra cảm thọ khổ.
- Thái độ sống lạc quan của Đoàn Dự phản ánh khá trung thực tinh
thần Phật Giáo: người Phật tử hiểu đạo thì thấy rằng không có gì sự
thật là ta, là của ta nên sống an nhiên, không dao động. Mức độ tự
chủ an nhiên không dao động tùy thuộc vào mức độ thâm hiểu và thâm
hành Phật Pháp.
- A Bích ở trên thuyền đã đánh lên một khúc nhạc êm ả bằng cái bàn
toán Kim Khí và Cây nhuyễn tiên (hai thứ vũ khí). Đoàn Dự đã nói:
- "Quả đúng thế! Cô nương thực là người tao nhã. Cái món đồ chơi đầy
tục khí của người ta vào tay cô nương lại thành ra nhạc khí được".
(tr 21, tập III)
- "Món binh khí đã từng ngang dọc đại giang Nam, Bắc, chiến đấu với
biết bao anh hùng hắc, bạch, nay vào bàn tay trắng trẻo mềm mại của
nàng lại biến thành nhạc khí".
(tr 21, tập III)
Với giáo lý nhà Phật, các hiện hữu đều do nhân duyên mà sinh, nên
chúng là vô ngã tính, bất định tính. Nói khác đi, tùy vào các duyên
hội hợp mà chúng hiện ra các ngã tính khác nhau. Hệt như cái bàn
toán kim khí dùng để giết người thì gọi là vũ khí, dùng để chơi nhạc
thì gọi là nhạc khí; nó hư hoại, không dùng thì thành sắc vụn (sắc
loại). Ngữ khí trên của Đoàn Dự có âm hưởng tương tự lời Kinh Kim
Cương Bát Nhã: "Trang nghiêm, tức phi trang nghiêm, thị danh trang
nghiêm, v.v..." Nghe ra âm hưởng Phật giáo!
Hồi 12: Người đâu gặp gỡ làm chi ...
12.1. Lược truyện
- Mãi ngắm các hoa Mạn Đà La ở sơn trang của Vương phu nhân, Đoàn Dự
lạc bước vào vườn hoa. Bất chợt chàng giáp mặt Vương Ngữ Yên (*) ,
người con gái duy nhất của Phu nhân, nhân hậu, thông sáng và tuyệt
sắc. Đoàn Dự ngẩn ngơ một hồi, thấy giống hệt tượng ngọc Tiên nữ ở
thạch động Vô Lượng Sơn.
- Đoàn Dự còn cảm giác bàng hoàng cho đến khi cùng A Châu, A Bích
lên thuyền rời mạn Đà Sơn Trang. Vừa lúc ấy thuyền Phu nhân trở về
cập bến. A Châu, A Bích bỗng hoảng sợ...
- Vương phu nhân, từ ngày bặt tin người tình Đoàn Chính Thuần, lòng
trở nên lạnh lùng, xử sự tàn độc với các chàng trai ngoại tình, với
ai mang họ Đoàn, hoặc là dân Đại Lý.
- Bà chở về thêm bốn chậu hoa Mạn Đà La quý hiếm, nhưng bà không
biết rõ giá trị của chúng, cũng không rành kỹ thuật chăm sóc. Được
dịp, Đoàn Dự, vốn rất sành sõi hoa Mạn Đà La ở hoàng cung Đại Lý,
lên tiếng ca ngợi các chậu hoa; chàng hé mở ít nét phẩm bình...
Vương phu nhân thích ý đến quên cả việc trừng phạt các chàng trai
bén mảng đến Mạn Đà Sơn Trang, gác lại việc trừng phạt A Châu, A
Bích không được phép của phu nhân mà dám đến Sơn trang, giục chàng
tiếp tục bình phẩm hoa Mạn Đà La. Phu nhân vui vẻ giữ Đoàn Dự lại,
mở yến thết đãi để nghe tiếp lời thuyết trình về hoa rất hấp dẫn của
chàng.
Đoàn Dự có lúc đã quá lời, xúc phạm đến sự tôn quý của phu nhân. Phu
nhân phạt chàng đi trồng và chăm sóc bốn chậu hoa quý ấy: nếu để một
cây bị héo, phu nhân sẽ chặt đứt một cánh tay hay một chân...
- Dù phải ở lại trong môi trường sống lắm phiền phức, Đoàn Dự vẫn
vui thích với niềm hi vọng có dịp chiêm ngưỡng dung sắc của Vương
Ngữ Yên.
Một hôm, Vương Ngữ Yên đang dò hỏi một thị nữ về tin lức Mộ Dung
Phục, người biểu ca mà nàng thầm yêu, trộm nhớ, Đoàn Dự nắm được cơ
hội ra mặt bắt chuyện với nàng. Chàng nói về cái chết của Huyền Bi
đại sư và các dư luận về chiêu "gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ
Dung, theo chiều thị hiếu của Vương Ngữ Yên. Vương Ngữ Yên dù có
lệnh cấm giao tiếp với nam giới của phu nhân, vẫn nán lại để nghe
Đoàn Dự kéo dài câu chuyện thao thao. Đoàn Dự thì nghe lòng rộn ràng
hạnh phúc...
- Một hôm phu nhân bực mình bèn ra lệnh cho bà vú già chặt đứt một
cánh tay của A Châu, A Bích (đang bị tạm giam) về cái tội dẫn trai
vào Sơn Trang. Vương Ngữ yên không thể xin tội cho hai nàng gia nhân
của biểu ca mà nghe lòng quá ray rức, rầu rĩ. Đoàn Dự hiến kế lập
mưu gạt vú già, cứu hai nàng, rồi cả bốn người (bao gồm Vương Ngữ
Yên) cùng trốn thoát khỏi sơn trang...
12. 2. Ý kiến
- Trong kinh Phật có hai loại thiên hoa quý mà chư Thiên thường tung
rãi để cúng dường các bậc đại Thánh: đó là hoa Mạn Đà La và Mạn Thù
Sa. Loài hoa Mạn Đà đã được tác giả để phô sắc trong truyện dài
Thiên Long Bát Bộ, trong hoàng cung Đại Lý, nước Đại Lý và trong Mạn
Đà sơn trang. Đó là dấu hiệu nói lên sự hiện diện của Chánh Pháp
(Phật Pháp).
- Ở tâm của Đoàn Dự, tác giả đã giới thiệu cái tâm sùng Phật, ham
điều thiện, và cái tâm yêu chuộng thiên nhiên, vẻ đẹp hầu như đều
mãnh liệt như nhau và hầu như chẳng thấy điều gì miễn cưỡng, và hầu
như đó là lòng, chỉ một lòng, yêu cái chân, cái thiện và cái mỹ. Đó
là ba mà là một vậy!
(*) Trong những bản dịch cũ, được phiên âm là Vương Ngọc Yến, những
bản dịch mới được lưu hành hiện nay là Vương Ngữ Yên ( LTS)
Hồi 13: Cô nương chỉ điểm, quần hào ngẩn ngơ
13.1. Lược truyện
- Hai mươi người phái Ngũ Hổ Đoạn Môn Đao và hai mươi người phái võ
Thanh Thành đều hiện diện ở Thính Hương Thủy Tạ, trú xứ của A Châu,
chờ gặp Mộ Dung công tử để phân rõ thị phi về các vụ án "gậy ông đập
lưng ông" liên hệ đến họ.
- A Châu, A Bích, Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự hóa trang thành dân chài
địa phương đến tận nơi để nghe ngóng tình hình. A Bích để lộ hình
tích nên việc bại lộ. A Châu liền lên tiếng nàng là chủ nhân của căn
nhà thủy tạ và bắt đầu đối thoại.
- Vương Ngữ Yên, liền nhân dịp biểu hiện kiến thức về võ thuật uyên
bác của nàng, nói rõ gốc ngọn các chiêu thức của Thanh Thành và Tần
Gia Trại. Quần hùng có mặt đều kinh ngạc.
Chư Bảo Côn, kẻ nằm vùng ở Thanh Thành, khi xuất chiêu (dù đã khéo
dấu kín lai lịch) đã bị Vương Ngữ Yên phát hiện gốc gác, nàng nói:
"Một phần số chiêu thì bên ngoài biểu hiện na ná chiêu Thanh Phong
Đinh của Thanh Thành, mà kỳ thực là chiêu Thiên Vương Bổ Tâm Chân
của Bồng Lai phái. Sự khác biệt là ở chỗ Thanh Phong Đinh chỉ có một
mũi cương tiêu, trong khi Thiên Vương Bổ Tâm chân có đến 12 mũi
cương tiêu.
Sự kiện phân tích ấy đã tiết lộ thân phận của Chư Bảo Côn là người
của phái Bồng Lai nằm vùng ở Thanh Thành. Hai phái võ ấy, một ở Nam,
một ở Bắc, từng kình chống, thanh toán nhau suốt 100 năm qua.
- Tư Mã Lâm, bang chủ Thanh Thành, cùng hai người sư thúc Khương,
Mạnh liền xuất chiêu ba mặt tấn công Chư Bảo Côn. Sau một hồi chống
đỡ khó khăn, Chư Bảo Côn bị trúng một nhát búa và một nhát kiếm, sắp
lâm nguy. Vương Ngữ Yên ân hận đã vô tình nói ra, nàng yêu cầu ngừng
đánh để cứu Chư Bảo Côn. Khương, Mã và Tư Mã Lâm không thèm nghe
nàng, Vương Ngữ Yên bèn chỉ điểm cho Chư Bảo Côn ra chiêu khắc chế,
giúp chàng hạ được Khương, Mạnh gây ra thương thế rất nặng; Tư Mã
Lâm ra độc chiêu bí truyền để trừ khử đối phương. Vương Ngữ Yên lại
chỉ điểm cho Chư Bảo Côn tránh đòn. Bấy giờ, biết không thể thắng,
Tư Mã Lâm mới chịu ngưng chiến.
- Diêu Bá Đương, trại chủ của Tần Gia Trại, và Tư Mã Lâm nhận ra
Vương Ngữ Yên như là một kho quý của Võ thuật, tranh nhau bắt giữ
nàng. Hai bên xô xát, vừa lúc Bao Bất Đồng (nhà Mộ Dung) trở về đánh
đuổi gọn tất cả chỉ trong chừng vài mươi chiêu.
- Bao Bất Đồng thông báo tin tức về Mộ Dung công tử vào bữa cơm tối,
chàng cho biết thêm tin tức nhóm Nhất Phẩm đường, Tây Hạ, đã có mặt
ở Giang nam.
- Nhóm bốn người nhà Mộ Dung quyết định sáng ngày hôm sau lên đường
tìm Mộ Dung công tử, Đoàn Dự cảm thấy mình lạc lỏng, dư thừa liền
nói lời từ giã sớm, và chèo thuyền đi về phương Bắc.
13.2. Ý kiến
- Sự kiện Mã Phó Bang Chủ Cái Bang, Huyền Bi đại sư và một số cao
thủ khác bị chết bởi chính chiêu thức của mình đã khiến giang hồ hầu
hết quy tội về chiêu "Gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ Dung, trên
mặt luận lý, cũng như trên thực tế, có thể có hai người, hay nhiều
hơn hai, có thể sử dụng tuyệt chiêu ấy, không phải chỉ một nhà Mộ
Dung.
Sự nhận lầm trên cho thấy rõ một sự thật rằng: nếu không thấy rõ cái
nhân của hiện tượng, thì sẽ không hiểu hiện tượng, và không thấy con
đường dẫn đến chấm dứt hiện tượng.
Đây là nội dung của cái nhìn Phật Giáo!
Một nghịch lý:
Văn hóa xưa ở Trung Nguyên bảo kẻ hảo hán phải biết trả thù, rửa
hận. Nếu có thù mà không trả thì là hèn hạ, không đáng sống. Để trả
thù một người, kẻ hảo hán có khi phải hy sinh nhiều người bên phe ta
và phe địch. Cứ thế, thù lại nẩy sinh nhiều thù hận hơn nữa. Qua
nhiều năm tháng, có khi trái đất trở thành một trận địa lớn của thù
hận. Thật là phi lý, nghịch lý!
Trọn hồi 13 và cả nhiều hồi trước và sau đó, tác giả đã phơi bày rõ
hậu quả quá tai hại về việc trả thù, quá gian khổ, mệt mỏi vì thù
hận để đẩy độc giả đến một vùng văn hóa im mát của Phật Giáo, mà lời
dạy trong Pháp Cú dưới đây là tiêu biểu.
"Hận thù không rửa được hận,
Càng báo oán, oán càng chập chùng.
Chỉ có tình thương trừ bỏ được hận thù,
Đây là định luật nghìn thu".
(P.C)
*
* *
Hồi 14: Mỹ tửu chạy theo lục mạch, Đệ huynh uống đủ
thiên bôi
14.1. Lược Truyện
- Nhớ nhung Vương Ngữ Yên, một dáng ngọc thiên hương, Đoàn Dự vào Tùng
Hạc Lâu để nhắm rượu tiêu sầu.
Tại đó, một đại hảo hán Kiều Phong cũng đang uống rượu một cách hào
sảng. Đoàn Dự đến làm quen, đối ẩm. Hai đằng uống đến 50 bát lớn mỗi
người mà vẫn còn cứ tỉnh. Hai người mến nhau, quả là:
"Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu"
- Rời Tùng Hạc Lâu, Kiều Phong và Đoàn Dự thi triển thuật Khinh
công, phi hành. Đoàn Dự nhờ có nội lực rất thâm hậu cộng với thuật
Lăng Ba Vi Bộ nên chỉ kém chút ít về tốc độ so với Kiều Phong, nhưng
lại vượt trội về độ bền. Kiều Phong cảm thấy vị nể chàng trai trẻ.
Hai đằng bèn kết nghĩa tâm giao huynh đệ. Bấy giờ Đoàn Dự bèn thành
thật tiết lộ xảo thuật dùng Nhất Dương Chỉ của chàng khi uống rượu
với Kiều Phong. Nhận ra trong người Đoàn Dự có mặt Lục Mạch Thần
Kiếm mà chưa thạo sử dụng, Kiều Phong càng mến mộ nhiều hơn, biết là
mình đang kết nghĩa với thái tử nước Đại Lý.
- Bỗng có tin Cái Bang cấp báo: Bao Bất Đồng, người nhà Mộ Dung,
đang gây sự ở bang. Kiều Phong và Đoàn Dự quay về Cái Bang, khất hẹn
lại một tuần đối với Nhất Phẩm Đường Tây Hạ.
- Vương Ngữ Yên, A Châu và A Bích đều ở cạnh Bao Bất Đồng. Phong Ba
Aùc (nhà Mộ Dung) cùng xuất hiện. Bốn trưởng lão Cái Bang vây đánh
hai người, một chọi một. Phong Ba Aùc bị trúng độc bò cạp, rất nguy
kịch. Đoàn Dự vốn đề kháng độc, đã phản xạ tự nhiên đến hút hết độc
ra ngoài cho Phong Ba Aùc, cứu sống chàng.
- Kiều Phong xuất chưởng rất lẹ khống chế ngay Phong Ba Ác và Bao
Bất Đồng để tránh động thủ. Hai hảo hán nhà Mộ Dung tâm phục ra đi,
đi về Thiếu Lâm tự để tìm Mộ Dung công tử.
Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích được Kiều Phong bảo vệ mở lối để các
nàng ra đi tự do. Vừa kịp quay lưng, ba nàng liền dừng lại để chứng
kiến cảnh tranh cải trong nội bội Cái Bang.
- Toàn Quán Thanh và các Đà chủ đã giam giữ trưởng lão chấp pháp và
trưởng lão truyền công. Thấy vắng mặt hai trưởng lão này, Kiều Phong
linh cảm có sự biến. Thực sự các trưởng lão chủ mưu truất phế Kiều
Phong đang rắp vây chặt Kiều Phong. Nhanh ý, Kiều Phong khống chế
liền Toàn Quán Thanh và bốn trưởng lão trong chớp nhoáng. Chàng cho
đi cứu hai trưởng lão bị bắt giam, nhiếp yên toàn bang chúng để làm
sáng tỏ sự việc...
14. 2. Ý kiến
- Kiều Phong được Huyền Khổ đại sư dạy võ nghệ và đạo đức, dù chàng
chưa học sâu giáo lý. Chàng được ban chủ Cái Bang, một đại hiệp
khách nhận làm môn đồ và truyền Giáng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu
Bỗng pháp.
- Đoàn Dự thì học sâu giáo lý nhà Phật, được đại sư Thiên Long Tự
trực tiếp giáo huấn; được Khô Vinh đại trưởng lão chỉ điểm Lục Mạch
Thần Kiếm với nội lực thâm hậu và võ công thâm hậu của phái Tiêu Dao
ở Vô Lượng Sơn (tự tại ngoài mọi bó buộc).
Hai người kết nghĩa là sự gặp gỡ của hai tâm hồn trung chính, nhân
ái và vị tha. Đó là linh hồn của một nền văn hóa nhân bản và trí tuệ
- Rất Phật giáo!
*
* *
Hồi 15: Dù người phụ ta, ta chẳng phụ người
15.1. Lược truyện
- Ngô trưởng lão trước bang chúng Cái Bang nhìn nhận các trưởng lão và
đà chủ Toàn Quán Thanh đã tổ chức phế bỏ Kiều Phong, vì một lý do
trọng đại không thể nói ra.
- Chấp pháp Bạch Thế Kính quyết định thi hành bang quy: các trưởng
lão chủ mưu thì chết dưới một đao; Toàn Quán Thanh đa trá thì chết
dưới chín đao; các người khác sẽ được xử phạt sau, sau khi điều tra
rõ tội trạng.
- Kiều Phong nêu rõ các công trạng lớn của các trưởng lão trong sự
nghiệp xây dựng bang phái và bảo vệ đất nước, rồi tự mình rạch tay
cho đổ máu ra để rửa tội cho các trưởng lão để được tha bổng.
Quần hào Cái Bang chi xiết cảm động!
- Riêng Toàn Quán Thanh, vốn là người đa trá, thiếu lòng trung với
dân với nước, nên lột bỏ tám túi của một đà chủ, loại ra khỏi Bang
và cho ra đi tự do.
- Kiều Phong nêu rõ các tính anh hùng hảo hán của Công Dã Càn, Phong
Ba Ác và Bao Bất Đồng (các người của nhà Mộ Dung) và kết luận: vụ án
"gậy ông đập lưng ông" sẽ được điều tra tận tường, sẽ có thái độ sau
khi có kết luận. Chưa vội kết án Mộ Dung công tử.
- Vừa lúc Toàn Quán Thanh sắp ra đi thì Từ trưởng lảo, một tiền bối
trọng tuổi nhất, và nhiều đại cao thủ tiền bối võ lâm lần lượt kéo
đến Cái Bang, rừng Hạnh, nói lên một phần bí mật về thân thế Kiều
Phong và vụ án lịch sử về Nhạn Môn Quan của 30 năm trước, cái bí mật
mà Toàn Quán Thanh đã triệt để khai thác dẫn đến nội biến.
15.2. Ý Kiến
- Lối xử sự rất công minh, có tình có lý của Kiều Phong trước các
tội trạng tử hình biểu hiện một tâm hồn minh mẫn, trong sáng và đầy
tình người của Kiều Phong. Tâm hồn ấy như là kết quả của một ảnh
hưởng để lại cho đời của nếp sống vị tha của nhà Phật.
- Vụ nội biến lật đổ bang chủ Kiều Phong như là một biểu hiện của
cái rối rắm của quan niệm về giá trị của nền văn hóa Nho học ở Trung
Nguyên, cái quan niệm luôn gây ra các đau nhứt cho trí tuệ và lòng
từ ái.
Hồi 16: Ân xưa oán cũ, sớm bạn trưa thù
16.1. Lược truyện
- Trí Quang đại sư, một người của nhóm tổ chức và hành động về sự biến
Nhạn Môn Quan đã thuật lại tận tường sự biến ấy rằng:
- Có một người trong bóng tối đã tung tin chất thiệt có một nhóm cao
thủ Khất Đan sắp đến đánh chiếm Thiếu Lâm tự để chiếm giữ Dịch Cân
Kinh và Thất Thập Nhị Huyền Công: nêu rõ giờ ngày đi qua Nhạn Môn
Quan.
- Thủ lãnh đại ca, Uông bang chủ Cái Bang, Trí Quang và nhiều anh
hùng Trung Nguyên vội vàng không kịp phân tích kỹ tình hình, băng
mình đến phục kích ở Nhạn Môn Quan (gồm có 19 người tất cả...)
- Thực tế thì hoàn toàn khác: chỉ có một cặp vợ chồng với con nhỏ
một tuổi và các gia định bình thường đang trên đường về thăm quê
ngoại (quê vợ): họ bị giết sạch, chỉ còn bé thơ sống sót. Sư Trí
Quang và Uông Bang chủ đem về nuôi nấng...
- Tiêu Sơn chỉ đánh để tự vệ mà không giết một ai. Mãi cho đến khi
thấy vợ, con bị giết, người mới tung ra các sát chiêu giết hơn 2/3
số anh hùng có mặt. Triệu Tiền Tồn sợ hãi mà chết ngất nên được còn
sống; sư Trí Quang bị đánh văng lên mắc vào một cành cây mà sống
sót; Huyền Từ, Uông bang chủ và Huyền Khổ nhờ Tiêu Sơn nương tay,
chỉ điểm huyệt, nên mới còn đến hôm nay... Tiêu sơn thì mất tăm
dạng...
- Huyền Khổ rất ân hâïn đã giao trẻ cho vợ chồng không con cái Kiều
Tam nuôi dưỡng, và hỗ trợ tiền cấp dưỡng...
Huyền Khổ bí mật đêm đêm dạy võ cho Kiều Phong thành tài và thành
nhân. Năm Kiều Phong 16 tuổi, Uông bang chủ thu nhận Kiều Phong làm
môn đệ và truyền dạy võ nghệ thượng thừa...
- Trước khi qua đời, Uông bang chủ để lại cho Mã phó bang chủ một di
thư căn dặn nếu Kiều Phong có hành động phản bang, phản Tống thì hãy
bằng mọi cách tiêu diệt chàng...
- Mã phu nhân thì nhan sắc mà lẵng lơ; nàng hận Kiều Phong vì thái
độ lạnh lùng trước nhan sắc của nàng (mà gây ra nội biến về sau)...
- Phát hiện ra di thư của Uông bang chủ, bà mở xem trộm biết rõ nội
dung, bèn nghĩ ra các kế hiểm để hại Kiều Phong đến thân bại, danh
liệt, gây ra sóng gió ở Cái Bang và trên chốn giang hồ...
- Kiều Phong, trước cảnh tình cay nghiệt đó, trả lại chức bang chủ
và đã cẩu bổng trước toàn thể bang chúng, rồi đi tìm hiểu ngọn
nguồn...
16 . 2. Ý kiến
- Kiều Phong phát triển nhân cách vững vàng, được ban chủ tiền nhiệm
và toàn bang chúng tin tưởng vào khả năng và đạo đức lãnh đạo. Thế
mà chỉ vì chàng thuộc dòng máu Khất Đan, dù đã lớn lên trong văn hóa
Trung Nguyên từ năm lên một, mà bị mọi người nghi ngờ, khinh rẻ...
là nhân tố chính để các tâm lý cấu uế (tham vọng, tham dục, đố kỵ,
ganh ghét, hờn căm v.v..) sinh khởi gây sóng gió trên chốn giang hồ.
Giáo lý nhà Phật là hệ giáo lý xây dựng các thiện tâm để dập tắt các
cấu uế tâm. Dập tắt các cấu uế tâm là dập tắt các mầm mống rối loạn.
Đây là điểm tâm lý liên hệ đến sự ổn định, thanh bình của xã hôi. Nó
liên hệ đến cả an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa.
*
* *
Hồi 17: Nguyện làm con cóc khác thường, chỉ mong thiên
nga ngó đến
17. 1. Lược truyện
- Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên thoát khỏi quân của Nhất Phẩm Đường Tây Hạ,
vào trú mưa ở một trại cối xay. Vương Ngữ Yên mượn áo khô của cô gái
trại cối xay để mặc đỡ... Chưa kịp đổi áo thì mười lăm tên của bọn
Nhất Phẩm Đường Tây Hạ đuổi đến; chúng đánh chết đôi nam nữ thanh
niên của trại cối xay rồi xông lên gác để bắt Vương Ngữ Yên.
- Nhờ Vương Ngữ Yên mách nước, Đoàn Dự sử dụng Bắc minh Thần công,
Lục Mạch Thần Kiếm điểm huyệt, hạ chết được 15 tên, dù rất vất vả.
- Bỗng có một tên mới xuất hiện, hóa trang dấu mặt, võ thuật rất cao
cường, tự xưng là tướng quân Lý Diên Tông đòi bắt Vương Ngữ Yên.
Đoàn Dự sử dụng Lăng Ba Vi Bộ để tránh đòn. Lý Diên Tông đánh mãi
vẫn không hạ được Đoàn Dự, tưởng chàng có ma thuật mà đâm lo. Ông ta
vội dùng xảo kế đánh lừa để Đoàn Dự phân tâm rồi quét chân cho chàng
ngả sóng sượt trên nền, lẹ tay dí kiếm vào cổ chàng.
- Vương Ngữ Yên đòi chết theo Đoàn Dự, không chịu đi theo Lý Diên
Tông, nếu Lý Diên Tông giết Đoàn Dự. Nàng dọa sẽ cầu biểu ca Mộ Dung
Phục để báo cừu. Thật ra Lý Diên Tông là Mộ Dung Phục hóa trang. Khi
đối thoại biết giữa Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự không có liên hệ tình
cảm nam nữ, lòng nàng nhất nhất hướng về biểu ca, Lý Diên Tông tha
chết cho Đoàn Dự, và ném cho chàng bình thuốc giải độc dược Tây Hạ.
- Giải độc xong, Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự đốt cháy trại cối xay, đi
về Vô Tích để kiếm A Châu và A Bích.
17. 2. Ý kiến
- Chiêu Lục Mạch Thần Kiếm:
Nhờ có nhiều duyên lành, Đoàn Dự có một nội lực thâm hậu. Nội lực
nầy là có sức mạnh của tâm như là định lực. Lúc Lục Mạch Thần Kiếm
khắc sâu vào tâm khảm của chàng, nếu Đoàn Dự biết vận dụng tâm ý
(hay kinh mạch) thì có thể xuất ra chỉ kiếm bất cứ lúc nào: chỉ kiếm
xuất ra như là một sự bừng tỏ của trí tuệ.
Với Đoàn Dự, khi chàng cố ý xuất chiêu đánh gục đối phương thì chỉ
kiếm không có mặt; nhưng khi nguy cấp, bất giác xuất chưởng thì chỉ
kiếm ào ạt tuôn trào. Sự kiện này nói lên một đạo lý thâm huyền về
trí tuệ (sức mạnh đích thực của tâm thức): rằng trí tuệ (hay chỉ
kiếm) chỉ bừng sáng khi tâm của Đoàn Dự vô dục, vô niệm; nó lặn mất
khi tâm chàng hữu niệm, hữu dục. Trí tuệ này, vì thế còn có tên là
trí tuệ vô ngã, vô chấp thủ.
- Giới thiệu về cái tâm của Đoàn Dự, tác giả viết:
"Chàng vốn tâm địa nhân từ, đọc kinh niệm Phật từ bé, đến con kiến
cũng không dám giết, ngờ đâu hôm nay lại gây nhiều tội nghiệt như
thế này".
(tr.92, tập IV)
- Khi Lý Diên Tông (tức Mộ Dung Phục cải trang) khăng khăng giết
chàng, Đoàn Dự nói;
"Lão huynh định giết tại hạ, việc đó không có gì quan trọng. Chỉ xin
lão huynh một việc, vị cô nương này trúng phải kỳ độc, chân tay bải
hoải không cất nhắc được. Xin lão huynh tìm cách đưa cô ta về Mạn Đà
Sơn ở Thái Hồ".
(tr.97, tập IV)
Các biểu hiện tâm lý của Đoàn Dự, qua hai trích dẫn trên, là biểu
hiện của thiện tâm đúng nghĩa, theo Tâm lý học nhà Phật. Ở thời điểm
kết thúc đời mình, chàng vẫn nghĩ đến an nguy của tha nhân, xem bản
thân là nhỏ.
Khi phải tự vệ, bắt buộc để bảo vệ cái chân, cái thiện, cái mỹ, Đoàn
Dự đã nhỡ tay giết nhiều người, nhưng không có lúc nào cố ý giết:
bấy giờ thiện tâm chàng vẫn có mặt. Chính sự có mặt cái tâm lý thiện
ấy, đã giúp chàng phát triển từ tâm và tuệ tâm như sự phát triển võ
công thượng thừa vậy. Vì thế khi luận về tương lai võ công của Kiều
Phong, Mộ Dung Phục và Đoàn Dự, Vương Ngữ Yên (tiếng nói thẩm quyền)
đã nói.
- "Về công đạo hay tư tình cũng vậy, ta vẫn mong biểu ca ta giỏi hơn
Kiều bang chủ, nhưng hiện tại thì chưa được".
(tr 19, tập IV)
- "Tương lai cũng không được đâu! Võ công đệ nhất thiên hạ sau này
có lẽ không ai khác ngoài vị Đoàn công tử đây".
(tr. 99, tập IV)
Tại đây,tác giả Kim Dung muốn mở ra một sự thật rằng: tâm lý chấp
thủ tự ngã (hay nặng tham dục) là rào cản lớn nhất của sự bung vỡ
nguồn năng lượng tâm thức vô hạn của con người; tự ngã càng bé thì
năng lượng tâm lý được phát huy càng lớn. Rất là Phật Giáo!
*
* *
Hồi 18: Một ngày ba nỗi đại oan, anh hùng Khất Đan rơi
lệ
18.1. Lược truyện
- Nhất Phẩm Đường Tây Hạ uy hiếp Cái Bang; đánh hơi độc Bi Tô Thanh
Phong, bắt giữ các đường chủ và bang chúng Cái Bang giam tại Thiên
Ninh Tự.
- Được Tin, Kiều Phong đi tìm cứu. A Châu và A Bích được Kiều Phong
cứu và giải độc. Kiều Phong trừng trị các võ sĩ Tây Hạ trên đường
đi.
- Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích và Đoàn Dự hội ngộ ở gần rừng Hạnh
của Cái Bang, thuật cho nhau nghe chuyện thoát nguy và đi tìm kiếm
nhau. Bốn người đi chùa Thiếu Lâm để tìm Mộ Dung công tử. Trên đường
đi, phát hiện ra bang chúng Cái Bang đang bị giam giữ tại chùa Thiên
Ninh. A Châu và Đoàn Dự quyết định hóa trang thành Kiều Phong và Mộ
Dung Phục tìm cách cứu họ.
- Hai người vào gặp thủ lãnh Nhất Phẩm Đường là Hách Liên Thiết Thụ.
Hách Liên Thiết Thụ cùng các cao thủ, bao gồm ba người trong nhóm ác
nhân, nghinh tiếp.
- Ở đại điện, nơi tiếp khách, Nam Hải Ngạc Thần thách thức Mộ Dung
Phục (Đoàn Dự) nói về môn võ của ông ta. Mộ Dung Phục nói chính xác
khiến nhóm ác nhân kinh ngạc.
Nam Hải Ngạc Thần lại thách Mộ Dung biểu diễn Lăng Ba Vi Bộ. Mộ Dung
Phục (Đoàn Dự) đã biểu diễn tài tình khiến tất cả người xem kinh sợ.
- Đến lược Hách Liên Thiết Thụ thách Kiều Phong (A Châu) xuất chiêu
Đả cẩu bổng và Giáng Long Thập Bát Chưởng. May mắn, giữa lúc ấy có
người lẫn trong đại điện đã tung Bi Tô Thanh Phong khiến mọi người ở
đại điện đều tê liệt (trừ Đoàn Dự).
- Đoàn Dự giải độc cho A Châu, rồi cả hai người đi giải cứu toàn
bang chúng Cái Bang. Hai người vội vàng lánh mặt để tránh bị lộ hành
tích.
- Kiều Phong (người thật) đến Thiên Ninh tự để cứu Cái Bang ngay sau
khi bang chúng vừa được giải độc. Toàn bang rất cảm kích; Ngô trưởng
lão nói "vừa vắng mặt bang chủ thì anh em liền ra nông nổi nầy, bang
chủ mà không chủ trì đại cuộc đứng đầu bản bang thì việc của bang sẽ
hỏng hết"...
Kiều Phong nghe thuật lại chàng và Mộ Dung Phục đã đến đây, kinh
ngạc hỏi: "Mộ Dung Phục đã đến đây rồi ư? - Câu hỏi khiến bọn Tây Hạ
và Cái Bang nghe sững sốt!
Kiều Phong biết có sự gì ẩn khuất liền vội cáo từ.
- Từ trưởng lão nghi ngờ Kiều Phong lấy mất đả cẩu bổng từ tay Nhất
Phẩm Đường Tây Hạ. Thật là đại hàm oan! Thật là bi đát! Người tâm
hẹp lượng thì mãi mãi bị trói chặt bởi các ý nghĩ không sáng!
- Cuộc diện u ám đã đẩy Kiều Phong đến đường cùng:
* Đã vì Trung Nguyên mà giết nhiều người Khất Đan trước đây, là bất
nghĩa, bất trung.
* Nhận người Hán xa lạ làm cha mẹ, không biết đến cha mẹ đẻ là ai,
sống không họ không tên, là bất hiếu.
- Kiều Phong đi về núi Thiếu Thất để hỏi Huyền Khổ đại sư và ông bà
Kiều Tam Hòe về gốc gác của mình.
- Vừa đến sân nhà bố mẹ nuôi, thì bố mẹ nuôi vừa bị giết...
Vừa đến gặp Huyền Khổ thì Huyền Khổ cũng vừa bị đánh tử thương...
Tất cả đều đổ tội cho Kiều Phong...
- Vừa thấy Kiều Phong cạnh sư Huyền Khổ (vừa tắt thở), Thiếu Lâm mở
trận bao vây chàng, phải dùng trí hay, chàng mới thoát nạn, tránh
được xô xác. Chàng ẩn núp ở Bồ Đề viện, trong khuôn viên chùa.
- Bấy giờ A Châu hóa trang thành chú tiểu Chỉ Thanh (thị giả của
Huyền Từ phương trượng) vào Bồ đề viện để đánh cấp Dịch Cân Kinh.
Lấy được Dịch Cân Kinh thì bị phát hiện. Kiều Phong cứu nàng thoát
hiểm, nhưng vì bị ảnh hưởng của Kim Cương chưởng đánh vào vật chắn
che nàng, nàng bị tổn thương nặng. Kiều Phong truyền nội lực nhiều
lần để cấp cứu...
- A Châu rất cảm kích tính khí "rất đại hiệp" của Kiều Phong, thấy
chàng ưu tư, buồn bã, nàng khuyên: "Xấu, tốt là tùy thuộc vào suy
nghĩ và hành động của cá nhân, mà không liên hệ gì đến điều gọi là
dòng dõi Trung Nguyên hay Khất Đan"...
Kiều Phong cảm thấy được an ủi đôi phần.
18.2. Ý kiến
- Cái Bang trở nên rối loạn là do vì hai nguyên nhân chính:
1 - Tà tư duy (suy nghĩ sai):
Uông Bang chủ, các trưởng lão và đà chủ Cái Bang bị ràng buộc vào
một tư duy không đúng về giá trị:
- Kiều Phong lớn lên ở Trung Nguyên, từ năm một tuổi, do người Trung
Nguyên giáo dục, nuôi dưỡng, nói tiếng Trung Nguyên, chàng hầu như
mang bản chất người Trung Nguyên. Chàng xây dựng, tổ chức Cái Bang
rất thành công, chưa từng có dấu hiệu tạo phản, không có bất cứ lý
do nào để Cái Bang loại bỏ chàng. Hành động để lại di thư của Uông
bang chủ là không cần thiết, bời vì một khi Kiều Phong gây hại Cái
Bang thì đã có bang quy xử lý. Các trưởng lão, đà chủ và bang chúng
loại bỏ chàng chỉ vì chàng mang dòng máu Khất Đan là một tư duy hẹp
hòi, kỳ thị, không đúng.
2. Tác động của các tâm lý xấu:
Dù có di thư của Uông bang chủ, nhưng nếu không bị tác động bởi các
tâm lý xấu dưới đây, thì nội biến sẽ không xẩy ra:
- Tham vọng, đa trá, vị kỷ của đà chủ Toàn Quán Thanh.
- Tính hoa nguyệt, hờn ghen và độc ác của Mã phu nhân.
- Tâm lý nghi ngờ, lập luận thiếu "logic" của các cao thủ võ lâm.
- Tác động từ các âm mưu trong bóng tối quấy động (do Tiêu Sơn và Mộ
Dung Bác)
Nói gọn, là do các ác tâm, hại tâm tác động. Đây là loại tâm lý mà
Tâm lý học Phật Giáo chủ trương loại trừ: "Chư ác mạc tác" (không
làm mọi điều ác). Nếu giang hồ học, hiểu và thực hành chỉ một lời
dạy trên của giáo lý nhà Phật thì tâm lý, tư duy của con người đã
trở nên trong sáng hơn, văn hóa tỏa sáng hơn, và cục diện thiên hạ
sẽ thanh bình hơn.
Đây là một tác dụng tích cực của Phật Giáo được tác giả gián tiếp
giới thiệu.
*
* *
Hồi 19: Trợn mắt xem khinh nghìn hảo hán, nhất tâm cứu
mạng tiểu cô nương
19. 1. Lược truyện
- Diêm Vương Địch Tiết thần y và hảo hán Du Thị Song Hùng gửi thiếp
khắp nơi mời anh hùng tụ hội ở Tụ Hiền Trang để bàn kế trừ khử Kiều
Phong, kẻ bị họ kết án là dị tộc, bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất
nghĩa, rất nguy hiểm cho giang hồ đương thời.
- Kiều Phong biết rõ cuộc tụ hội ấy, nhưng vẫn không úy ngại, đưa A
Châu đến Tụ Hiền Trang cầu Tiết thần y chữa trị thương thế.
- Nhiều hảo hán rất ngưỡng mộ nhân cách và tài ba của Kiều Phong,
nhưng bị ảnh hưởng chiến dịch phao vu thâm độc hãm hại Kiều Phong,
đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tiết thần y.
- Vừa nghe hảo hán Bào Thiên Linh báo Kiều Phong sắp đến Tụ Hiền
Trang, cả đại sảnh đầy các đại cao thủ, hảo hán đang huyên náo bỗng
trở nên im bặt. Giữa lúc đó, có một âm thanh lạ, không rõ vọng lại
từ đâu, bảo bang chúng Cái Bang rằng: "Cái Bang đã có một nhân vật
như Kiều Phong, thanh danh quả là lừng lẫy. Phải cố giữ lấy thanh
danh đó!"
- Rồi tiếp gia nhân Tụ Hiền Trang phi báo: "Kiều Phong bái trang",
quần hùng toàn thể đều nghe tim đập mạnh...
- Kiều Phong yết kiến Tiết thần y, khẩn khoản mong thần y chữa trị
cho A Châu, một cô gái xa lạ đối với Kiều Phong (không có liên hệ
thân thích, ruột thịt).
Tiết thần y, chẩn mạch xong liền nói:
Vị cô nương này, nếu không nhờ linh dược trị thương của Đàm Công ở
Thái Hàng Sơn, không nhờ các hạ truyền nội lực vào thì đã chết vì
Đại Kim Cương chưởng của đại sư Huyền Từ rồi".
(tr 227, tập IV)
- A Châu lại phịa ra chuyện nàng bị Mộ Dung Phục dùng Đại Kim Cương
chưởng đánh nàng (gián tiếp qua một vật cản) để thách Huyền Từ đối
chiêu với Mộ Dung, và thách tài chữa trị của Tiết thần y.
Vì nghĩ rằng Kiều Phong đã gây ra tội ác tày trời nên Tiết thần y
không chịu chữa trị.
- Kiều Phong không úy kỵ, yêu cầu Du Thị Song Hùng cấp cho nhiều vò
rượu và nhiều bát uống, rồi dõng dạc mời các anh hùng cạn chén tuyệt
giao trước khi vào trận đao kiếm.
Bạch Thế Kính, một trưởng lão Cái Bang, cụng bát nói: "...Nếu không
phải vì chuyện cừu hận quốc gia, Bạch Thế Kính này thà chết cho rồi,
không dám xem Kiều huynh là kẻ địch". Kiều Phong ủy thác A Châu cho
Bạch Thế Kính, mong thuyết phục tiết thần y cứu chữa...
- Sau khi uống cạn 50 bát rượu, khí lực Kiều Phong trở nên mãnh
liệt, hùng hậu hơn. Chàng chỉ sử dụng các thế võ của nhà vua Trung
Nguyên sáng chế, trong khi các sư Thiếu Lâm và quần hùng lại sử dụng
võ công ngoại lai. Nhiều anh hùng, hảo hán tử nạn trước chưởng lực
của chàng; dù liên thủ, các anh hùng vẫn rơi vào thế hạ phong. Du
Thị Song Hùng bị Kiều Phong tước mất khí giới, nhục nhã tự vẫn. Các
sư Thiếu Lâm liên thủ vẫn không thay đổi được thế hạ phong của họ...
Kiều Phong rất vị nể các nhà sư Thiếu Lâm nên chỉ ra chưởng chừng
mực. Sau vì quần hùng tấn công A Châu, Kiều Phong bị phân tâm bảo vệ
A Châu nên bị đánh lén, thương thế khá nặng. Một bóng đen là một
quái nhân, nhanh lẹ bốc Kiều Phong nhảy ra khỏi trận, đưa chàng đến
nơi xa xăm và an toàn để dưỡng thương...
19. 2. Ý kiến
Tại Tụ Hiền Trang, Kiều Phong biểu thị trước quần hùng tài nghệ siêu
quần và khí phách anh hào bạc chúng của chàng. Con người toàn diện
của chàng tròn đầy chất Trung Nguyên, trừ hình con sói Khất Đan in
rõ trên ngực chàng. Kiều Phong đang nhận chịu vô vàn hàm oan, khổ
đau vì hình vẽ con sói ấy. Bi thảm thay là các tướng trạng, chúng
đổi gam màu thực tại! Cuộc diện bi thiết của Thiên Long Bát Bộ dậy
sóng cũng chỉ vì cái tướng hiện hữu và cái tưởng giá trị hư vọng đó
thôi! Hệt như Kinh Kim Cương đã viết: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư
vọng" (các tướng trạng đều hư vọng).
- Ở đời, giang hồ rộng lớn, đâu chỉ nhà Mộ Dung biết sử dụng chiêu
"gậy ông đập lưng ông" - các hảo thủ, và các huynh đệ đồng môn của
các nạn nhân đều có thể sử dụng - thế mà các vụ án ở tận nơi xa xăm
trời Tây, trời Đông chết vì chiêu thức của chính mình đều gán về cho
một mình Mộ Dung Phục? Lầm lẫn trong thiên hạ đều chỉ vì cái ngã
tướng!
- Dưới ánh sáng lờ mờ về đêm, một bóng đen ná ná tướng Kiều Phong
vào Thiếu Lâm hành thích Huyền Khổ đại sư cũng quy tội về cho Kiều
Phong, khi mà người ta có thể có thân tướng giống Kiều Phong, hoặc
giả cố ý hóa trang thành Kiều Phong!
- Kiều Phong về thăm bố mẹ nhằm lúc bị kẻ bí mật hạ sát, Kiều Phong
đang đau đớn cũng bị các sư Thiếu Lâm kết tội giết cha mẹ.
Ôi! Chấp thủ các ngã tướng đã đẻ ra vô minh, và vô minh đã khiến
người đời chấp thủ ngã tướng. Đây là điểm sáng lóe ra từ các biến cố
trên giang hồ mà tác giả mong độc giả chú ý đến. Điểm sáng có mang
theo âm vọng giáo lý nhà Phật nói lên rằng: cứ quan sát, phân tích
kỷ và khách quan các hiện hữu ở đời, bạn sẽ thấy rõ sự thật ở khắp
hiện hữu: sự thật "vô tự tính" của hiện hữu. Đây là tiếng nói trí
tuệ của Phật giáo!
*
* *
Hồi 20: Chữ trên vách đá đã mòn, hình xăm trước ngực vẫn
còn trơ trơ
20.1. Lược truyện
- Người hắc y bịt mặt cứu Kiều Phong về dưỡng thương ở một hang động
tiện nghi và cho chàng vài lời khuyên bảo. Người bịt mặt xuất chưởng
chỉ trong một chốc đã biến thành mấy mươi chiêu để trắc nghiệm tài
nghệ của chàng. Sau lần thử chiêu, Kiều Phong nhận ra đại ân nhân có
võ công vượt trội chàng, lòng rất phục.
- Sau hai mươi ngày ngơi nghỉ, vết thương đã lành, Kiều Phong đi
Nhạn Môn Quan đọc di ngôn trên vách đá hầu mong mở ra lai lịch của
mình.
- A Châu đang đợi Kiều Phong tại cửa Nhạn Môn từ 5 ngày qua. Trước
đó, A Châu được thần y, qua trao đổi với Bạch Thế Kính, chữa lành.
Rồi A Châu hóa trang thành Tiết thần y để thoát thân...
- Giữa lúc đang phân vân, mơ hồ về thân phận mình, Kiều Phong chứng
kiến ngay tại Nhạn Môn Quan cái cảnh quân Hán bức hiếp, bóc lột,
hành hạ man rợ dân lành Khất Đan. Lòng chàng nhẹ bớt mặc cảm về dư
luận người Khất Đan tàn ác...
Chàng không đọc được tín hiệu gì ở Nhạn Môn Quan, bèn cùng A Châu đi
tìm hỏi Từ trưởng lão Cái Bang.
20.2. Ý kiến
- Muôn thuở đi tìm...:
- Kẻ gây án thực sự vụ án Nhạn Môn Quan là một người trong bóng tối
ẩn kín suốt ba mươi năm qua, không ai có thể tìm ra một dấu vết, vì
thế cuộc đi tìm thủ phạm, và lý lịch bản thân của Kiều Phong hầu như
là vô vọng.
Thủ phạm chính là Mộ Dung Bác, đã được giang hồ ghi nhận là đã qua
đời. Ông ta lại là một đại cao thủ siêu quần, Kiều Phong không phải
là đối thủ, vì thế việc trả thù của chàng rất khó trở thành hiện
thực.
- Người giết Kiều Tam Hòe (cả vợ chồng) lại là Tiêu Viễn Sơn, bố đẻ
của Kiều Phong. Kẻ giết Huyền Khổ đại sư cũng là Tiêu Viễn Sơn. Việc
nuôi chí trả thù của Kiều Phong kết cục là một lộ trình đau khổ, bi
đát! Mà cuộc trả thù nào rồi cũng dẫn đến một kết thúc đau buồn. Tác
giả như gián tiếp giúp độc giả nhận ra con đường sống sáng tỏ, hy
vọng, không phải là trả thù, mà là xóa bỏ hận thù. Đó là tiếng nói
từ bi xóa hận thù của Phật Giáo.
- Kẻ thù thật sự là ai?
- Cái Bang, Thiếu Lâm tự và quần hào trên giang hồ quả quyết Kiều
Phong là hiểm họa của giang hồ, trong khi Kiều Phong mãi mãi xứng
danh là một đại hiệp, rực sáng tài và đức, đầy công bằng và nhân ái,
ngay cả khi toàn thể giang hồ, vu oan giáng họa xuống chàng. Sự thật
đã nêu ra câu hỏi: kẻ thù thực sự của giang hồ là ai? - Câu trả lời
thì hầu như đã rõ ràng: Chính là lòng căm thù và tư duy "bệnh hoạn"
của họ! Kẻ thù thực sự của con người cần được trừ khử trước, ngay
lập tức là các ác tâm, hại tâm, hận tâm, sân tâm, tà kiến, tà tư duy
ở ngay chính trong tâm mỗi người.
Thiên Long Bát Bộ đang nói như thế và giáo lý nhà Phật cũng nói thế!
Đầu Trang |
|