Truyện Phật Giáo - Tu bụi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu bụi

Trần Kiêm Đoàn

Lời mở

01. Nẻo chân tâm

02. Về đất

03. Cõi người ta

04. Bụi giữa đời

05. Nhập cuộc

06. Một cuộc cờ

07. Chốn dại khôn

08. Cỏ và hoa

09. Rỗng lặng

10. Tiếng vỗ một bàn tay

11. Bốn người bạn đồng hành

12. Quán trọ thân tâm

13. Dáng vẻ thời gian

14. Cầm chầu

15. Hát đổ khay

16. Nợ ân tình

17. Đời cung nữ

18. Lửa tình

19. Bụi tình

20. Chuyển hóa

21. Lạc

22. Miền an trú

23. Hành Giả

24. Dạo giữa đời

25. Bến đợi

26. Bờ bên kia

27. Duyên tu

28. Tu giữa bụi trần

Bạt

Đọc TU BỤI của Trần Kiêm Đoàn

Vài cảm nghĩ viết vội về truyện dài TU BỤI của Trần Kiêm Đoàn

Cổ mộc giữa đời. (thơ). Lu Hà

  

Lời mở

Tu Bụi Là Tu Giữa Bụi Trần

Tu giữa đời thường, sen trong lửa,

“Tu bụi” là tu giữa bụi trần.

Xin được viết đôi dòng cảm nghĩ của mình về tác phẩm Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn.

Số là rất tình cờ, tôi và anh Đoàn cùng dạy lớp mùa Hè ở trường Pacific Lutheran University tại Olympia, Washington State, tháng 6 năm 2001. Hai chúng tôi được xếp chung hai phòng sát nhau trong cư xá giáo sư trường đại học PLU và cũng là hai người Việt duy nhất ở đây. Anh Đoàn dạy môn Psychotherapy (Tâm Lý Trị Liệu) và tôi dạy môn Physiotherapy (Thể Lý Trị Liệu) nên có dịp làm việc chung trong khóa học. Tôi ham thể thao, anh Đoàn ham viết lách, nhưng trời Olympia mưa nhiều hơn nắng, nên tôi thường bị bó chân trong cư xá sau giờ dạy. Ở nhà nhiều, tôi đâm ra tò mò vì thấy ngày nào, đêm nào, ngoài giờ lên lớp, người ở phòng bên cạnh cũng say sưa gõ máy.

Hỏi ra, mới biết anh Trần Kim Đoàn đang viết một cuốn truyện dài bằng tiếng Việt. Sống xa quê hương từ năm 1965, tiếng Việt đối với tôi là một “linh tự” vì đó là tiếng nói yêu thương của ngày xưa Quê Mẹ. Đến khi đi mòn chân, gần khắp hết các nẻo đường xứ người, tôi mới hiểu và cảm thấy yêu một nhân vật trong sách Giáo Khoa thuở nhỏ tôi học, khi ông ta đi khắp bốn phương và trở lại làng cũ nói rằng: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương ta!”. Đẹp, vì đó là nơi mẹ tôi đã sinh tôi ra và tập cho tôi tiếng nói đầu đời bằng tiếng ru của Mẹ. Tôi yêu Quê Hương, yêu Mẹ nên yêu Tiếng Nói của Mẹ mình.

Học tiếng người, nói tiếng người, viết tiếng người, dạy tiếng người, nên tôi thèm tiếng Mẹ. Tôi đã năn nỉ với anh Đoàn cho tôi đọc những trang tiếng Việt mà anh đang viết. Lúc đó, tuy anh mới viết ba chương bản thảo trong số vài ba chục chương dự định cho tập sách, nhưng cũng đồng ý cho tôi xem. Tập sách tương lai chưa có tên. Tác giả chỉ cho biết đơn sơ rằng, anh muốn đem tinh thần hóa giải của Phật giáo để giải quyết những vấn đề khúc mắc trong tâm lý nhân vật của cuốn truyện.

Khi tôi hỏi về nhan đề cuốn sách, anh Đoàn đưa ra nhiều tên mà anh đang nghĩ đến để hỏi ý tôi. Trong số những tên làm tôi chú ý, có tên “Tu Giữa Bụi Trần”. Tôi liền đề nghị với tác giả rút gọn bốn chữ thành hai chữ là… Tu Bụi! Vốn là nhà giáo và cựu huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam, anh Đoàn hơi giật mình vì cụm từ “tu bụi” nghe có vẻ “phiêu bạt giang hồ” quá. Nhưng tôi đã cố thuyết phục và đã được tác giả chấp nhận. Tôi đã đưa ra ý kiến rằng: Về nội dung, “Tu Bụi” mang một hình tượng dấn thân của kẻ hành đạo giữa thế giới Ta Bà; về hình thức, “Tu Bụi” có một độ bám đặc biệt, khó chìm trong một thế giới đầy chữ nghĩa và danh từ hoa mỹ. Nó níu được sự tò mò và chú ý của người đọc. Nếu so với những tên khác nghe có vẻ thuần thành, văn vẻ hơn nhưng lại trơn tuột, đọc xong sẽ quên ngay.

Thế là khái niệm “tu bụi” ra đời như một cái duyên vừa thuận vừa nghịch. Thuận, vì nói lên được tinh thần nhập thế của sự tu hành; đồng thời, nắm bắt được sự tò mò chú ý và quan tâm của người đọc. Nhưng nghịch, vì hình tượng chữ nghĩa quá mới mẻ và đầy tính phiêu lãng, chưa hề có ai dùng.

Chờ mãi cho đến bốn năm sau tôi mới được đọc chương cuối cùng của Tu Bụi.

Tôi rời xứ Việt và nhập vào dòng Phật giáo SriLanka đã hơn 40 năm nay. Tôi thuộc Đạo Tràng Tân Tích Lan Thiền Tông (New Theravada Sangha of Ceylon). Đây là một đạo tràng chủ trương đổi mới, tu và tìm sự giải thoát ngay giữa cuộc đời này.

Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố. Từ vị trí của một vị hoàng thân, được tiên vương Gia Long tin tưởng, nhưng lại bị tân vương Minh Mạng nghi ngờ, nhân vật Trí Hải từ địa vị cao sang, bước vào cuộc đời gió bụi. Ông ta cũng có khi bị trôi nổi, vùi dập trong từng chặng đời khi lên, khi xuống qua hoàn cảnh sống và qua suy tư của riêng ông. Gặp những lúc khó khăn và khúc mắc nhất trong cuộc sống, Trí Hải phải dựa vào tinh thần hóa giải của đạo Phật để tìm ra phương hướng giải quyết. Hóa giải theo tinh thần đạo Phật trong Tu Bụi có ba cấp độ: Biết rõ vấn đề như một khổ nạn tất yếu của cuộc sống; hiểu rõ và dấn thân sống thật với vấn đề; và sử dụng toàn trí, toàn tâm để chuyển hóa khổ ách từ tình trạng bị dính mắc và trói buộc đến buông xả, tự do trong tinh thần từ bi và trí tuệ nhân bản đượm mùi Phật giáo. Đấy là cách giải quyết vấn đề ít thiệt thòi nhất và không gây đau khổ cho mình và cho người bởi vì cốt tủy của sự thay đổi hay “tu” là chuyển hóa thực tế chứ không tiêu diệt vấn nạn bằng danh từ suông hay bằng sự ỷ lại siêu hình, dễ dãi nào cả. Như lối thoát cho một cuộc tình đầy đam mê, thơ mộng nhưng ngang trái giữa Trí Hải và Ba Gấm không phải là một ngõ cụt của tuyệt vọng, hủy hoại mà là một sự chuyển hóa từ dục vọng tầm thường vươn lên cao thành ra lòng thương quý và sự hy sinh cao thượng cho mình và cho người. Từ gốc rễ, Trí Hải, nhân vật chính trong truyện, không phải là người theo đạo Phật, nhưng ông đã học và đã thực hành tinh thần đạo Phật qua hai nhân vật tu sĩ là sư Trúc Lâm và thầy Tiều. Tuy phương pháp tu hành khác nhau, thầy Tiều đi vào đời sống xô bồ đời thường và sư Trúc Lâm đi vào đời sống thanh tịnh ẩn dật, nhưng cả hai vị tu sĩ này đều thấy rõ được bản chất cá nhân để chọn pháp môn thích hợp cho mình và cho đời. Tôi có cảm tưởng như hai nhà sư xuất hiện giữa đời này khác nhau như Sao Hôm, Sao Mai; nhưng từ trong cội nguồn, họ là Sâm Thương, là một, là hai lữ hành cùng bước đi trên một con đường Trí Tuệ dẫn về phương giải thoát.

Về hình thức văn chương, Tu Bụi không phải là một tác phẩm tiểu thuyết (fiction) đúng nghĩa; mà cũng chẳng phải là một tác phẩm biên khảo hay lịch sử mang tính phi tiểu thuyết (non-fiction) thực sự. Nhiều đoạn văn đẹp và giàu vần điệu trôi chảy như thơ. Nhiều đoạn văn lý luận mang tính triết học và phân tích tâm lý rất sâu và trừu tượng. Cũng có những đoạn văn trình bầy sự kiện lịch sử, dữ kiện xã hội và khoa học có thật để làm bối cảnh cho dòng tưởng tượng trôi chảy. Nhưng thật ra, chất liệu “lịch sử” trong Tu Bụi thường chỉ là một cái cớ được dựng lên bằng dữ kiện trộn lẫn với tưởng tượng và sự sáng tạo đầy tính nghệ sĩ và phóng khoáng của tác giả. Bởi thế, nếu đi tìm lịch sử trong Tu Bụi thì phải tìm bằng tiếng hát tuyệt vời của chàng Trương Chi tưởng tượng bên cạnh Mỵ Nương là nàng công chúa yêu kiều đâu đó trong lịch sử.

Theo tôi, đây là một tác phẩm mang đạm nét tinh thần đạo Phật, lý giải được một số tín điều cũng như quan niệm triết học vẫn còn nằm sâu trong góc khuất tư tưởng. Với cảm nhận nghệ thuật riêng, tôi nhận định rằng, Tu Bụi vừa lôi cuốn, vừa kéo, vừa đẹp về cả ba phương diện: Văn học, triết học và đạo học. Đây là một đạo Phật gần với triết lý sống thật giữa đời hơn là chìm sâu trong thế giới tâm linh thuần tôn giáo.

Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả là cái Tâm của người viết. Đấy là tấm lòng hướng đến điều thiện. Tác giả Trần Kiêm Đoàn đã dùng một lối hành văn trôi chảy, uyển chuyển, giàu hình tượng và ví von, đầy cảm xúc. Ngay cả trong lý luận thì hình ảnh và cảm tính nghệ thuật cũng đã được vận dụng một cách tài hoa. Lắm lúc, sự lãng mạn tràn trề hay phẫn nộ bùng vỡ, nhưng vẫn giữ được vẻ tròn trịa, quý phái và cổ kính trong ý, trong từ và trong điệu văn.

Trong một e-mail từ Colombo gửi cho anh Trần Kiêm Đoàn nhân dịp Tết Bính Tuất năm nay, tôi có đùa rằng: “Nếu khi đọc Tu Bụi xong mà người ta nôn nóng muốn thử “tu bụi” như thế nào và muốn gặp một “thiền sư tu bụi” coi thử ra sao… thì tác phẩm mới được xem là thành công. Và biết đâu rồi sẽ có một dòng… Tu Bụi ra đời về sau này”.

Có muôn vàn thứ bụi và lớp bụi trong Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn: Bụi đời, bụi tham, bụi danh, bụi tình, bụi nghĩa… cấu kết thành bụi vong tình. Mỗi thứ bụi đều khoác bằng những lớp áo nhiều vẻ, nhiều màu đầy cuốn hút.

Gần một nghìn năm trước, năm 1096, trong lễ trai tăng của hoàng thái hậu Phù Cảm Linh Nhân ở Giao Châu, thiền sư Trí Không đã nói đến ý nghĩa tu và giác ngộ rằng: “Tất cả mọi sinh linh đều có bản tính giác ngộ, chỉ vì bụi vong tình che lấp, trôi theo nghiệp báo mà lưu lạc mãi trong vòng ngũ thú. Phủi được hàng hàng lớp lớp bụi vong tình ấy thì chân tâm hiển hiện, Phật tính tỏ bày”.

Nếu chỉ phủi bụi bằng đôi tay và cây chổi của đời thường thì chỉ làm cho những lớp bụi có cớ dày thêm. Bụi đời chỉ có thể rửa sạch bằng đôi mắt thương (từ nhãn) và bằng tấm lòng trung chính (chân tâm), Tác phẩm Tu Bụi đã thành công trong việc gợi ý “quét bụi trần gian” qua nghệ thuật kết cấu mang tính biểu tượng (symbolism) và tâm lý nhân vật được xây dựng mang tính cường điệu sáng tạo (creative exaggeration) gây ấn tượng sâu và đậm cho người đọc.

Tu bụi để phủi được lớp bụi vong tình.

Trong dòng suối cũ tâm linh, có một con nước, rất mới.

Mahinda Phúc Nguyễn1

Colombo, Tích Lan - mùa Xuân 2006

----------------------------------------------

1 Trong bài tựa bằng tiếng Việt của Bác sĩ Mahinda Phúc Nguyễn, có một số lỗi chính tả và ngữ pháp do tác giả đã sống xa quê hương quá lâu, hơn 40 năm, không thường xuyên tiếp cận với ngôn ngữ Việt. Tôi đã xin phép được hiệu đính khi in lại thành “Lời Mở” trong tập sách này và cắt bớt những phần có liên quan đến trang web, nhưng không liên quan đến tập sách. Mọi sự hiệu đính và thêm bớt cho thích hợp với Bài Tựa đều căn cứ theo tinh thần căn bản của bài viết nguyên văn bằng tiếng Anh nhan đề “DUSTING OFF THE ENEMIES WITHIN” của Mahinda Phuc Nguyen, Ph.D; MD đăng trên mạng lưới Đạo Tràng Tân Tích Lan (NewCeylonSangha.org. Số January. 2006). Xin cảm ơn và đồng thời xin cáo lỗi với tác giả TKĐ

----o0o---

 

Mục Lục|  01 | 02| 03 | 04 05| 06 | 07 | 08 |09 |10 |11 |12 |13 |14 |15

16 | 17 | 18 | 19 | 20 |21 | 22 | 23 |24 |25 |26 |27 | 28

 

----o0o---

Nguồn: Phương trời cao rộng
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 4-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nay cac ban tre xuat gia 簡単便利戒名授与水戸 å æ äº å Khám vô lý 心经 长寿和尚 激安仏壇店 chua thanh an 栃木県 寺院数 giận お寺との付き合い 檀家 座禅の組み方 31 dao tin 580 651 t l sáu Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao giao ly nghiep 佛頂尊勝陀羅尼 地藏十轮经 tha long theo Từ thiện драма18 kinh phap hoa 忏悔 多彩的活动作文六年级 濊佉阿悉底迦 墓参り Bài phú dạy con niệm Phật Cho má ngày bông hồng cài áo Nhớ ô mai Hà Nội địa ngục ä ƒäº ä พลอย อ ยดา Vì sao người lớn cũng nên tô màu 楞严经拼音版 Quả nho có nhiều công dụng tốt cho sức 佛教极乐世界指什么 ปฏ จจสม å Žæ Vũ khí phòng chống ung thư là thể åœ å æ³ 佛教典籍的數位化結集 สวนธรรมพ นท กข Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau 五戒十善 Vĩnh Phúc Lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng thế là đủ rồi 大学生贫困证明 chàm Chào người quá cố 七慢