Quyển thứ mười
(17 nước)
Tam Tạng Pháp Sư Huyền
Trang phụng chiếu Vua dịch
Chùa Đại Tổng Trì, Sa
Môn Biện Cơ soạn
1. Nước Y Lan Nõa Bát Phạt Dà
2. Nước Chiêm Ba
3. Nước Yết Chư Xương Kỳ La
4. Nước Bôn Na Phạt Đản Na
5. Nước Ca Ma Lầu Ba
6. Nước Tam Ma Đản Thát
7. Nước Trầm Ma Phiêu Đệ
8. Nước Yết La Noa Tô Phạt Sắc Na
9. Nước Điểu Trà
10. Nước Cung Ngự Đà
11. Nước Yết Lăng Già
12. Nước Kiều Tát La
13. Nước Án Đạt La
14. Nước Đà Na Yết Lân Ca
15. Nước Châu Lợi Da
16. Nước Đạt La Tỳ Trà
17. Nước Chư La Cự Thác
Nước Y Lan Nõa
Bát Phạt Dà chu vi hơn 3000 dặm, kinh đô phía bắc giáp sông Hằng, chu vi
hơn 20 dặm. Nơi đây trồng lúa hoa quả rất tốt tươi, khí hậu điều hòa phong
tục thưần chất. Có hơn 10 ngôi Già Lam và hơn 4000 tăng tín đồ, đa phần tu
theo Tiểu thừa phái Chánh Lượng Bộ. Có hơn 20 đền thờ, ngoại đạo sống hỗn
hợp với nhau. Có ông Vua bên cạnh lật đổ Vua nước nầy mang kinh đô nước
nầy cúng thí cho chúng Tăng. Tại thành nầy có xây dựng hai ngôi Già Lam,
mỗi nơi gần 1000 người. Họ tu học theo Tiểu thừa Giáo thuộc Thuyết Nhứt
Thiết Hữu Bộ.
Phía bên thành
lớn tiếp giáp với sông Hằng là núi Y Lan Nõa, sương khói luôn luôn che phủ
ngày đêm. Xưa nay các vị tiên thánh, tiếp tục hiển thánh nơi đây. Bây giờ
có đền thờ ở phía nầy. Tại đây đức Như Lai cũng thường hay trú ngụ, đã vì
trời người mà diễn thuyết Diệu Pháp. Thành lớn phía Nam có một Bảo Tháp,
Như Lai đã ở đây ba tháng để thuyết pháp. Bên cạnh là nơi ghi lại dấu tích
của ba vị Phật trong quá khứ đi kinh hành và ngồi thiền.
Phía tây nơi ba
vị Phật kinh hành chẳng xa mấy, có một Bảo Tháp. Đây là nơi sanh trưởng
của hai trăm ức Tỳ Kheo Lâu Đà Tần. Ngày xưa nơi thành nầy có một vị
Trưởng Giả giàu có cự phú, nhưng chưa có người thừa kế. Cho nên đem hai
trăm ức tiền vàng làm phước cầu con. Vì thế đứa con có tên là Cậu bé nghe
hai trăm ngàn ức tiền vàng, liền đến chỗ chưa từng đặt chân đến. Với một
bàn chân dài có cái lông chân hơn một thước, phát ra ánh sáng vi diệu màu
hoàng kim. Cậu bé rất là xinh tươi đẹp đẽ, nhà ở tận trên núi Tuyết Sơn,
được bảo đến ở bên nhà, để chế tạo thuốc nhưng không ai học được.
Người giàu có
như thế, đức Thế Tôn biết rằng sẽ có một thiện căn phát triển cho nên mới
bảo ngài Mục Kiền Liên đến để hóa độ. Ngài đến trước cửa nhà ông Trưởng
giả chưa thông báo cho Trưởng giả và gia đình biết. Sáng đó ông đang hướng
về hướng đông để lễ bái, lúc đó Tôn Giả dùng thần thông lực từ mặt trời mà
hạ xuống phía trước. Trưởng giả nghi rằng đó là ông thần mặt trời do vậy
cúng thí hương hoa đồ ăn rồi về. Đồ ăn và hương hoa nầy xông đến thành
Vương Xá. Lúc ấy Vua Tần Bà Sa La nghe mùi hương khác lạ nên mới ra lệnh
tìm xem, bèn đến Tinh Xá Trúc Lâm để gặp Ngài Mục Kiền Liên và Ngài lại
mới từ nhà của Trưởng Giả trở về, do vậy biết con ông Trưởng Giả có một
điều rất kỳ dị cho nên mới triệu vào. Trưởng Giả thừa mệnh Vua và vui vẻ
chèo thuyền đánh trống vượt sóng gió lớn rất nguy hiểm, rồi lên xe cỡi voi
đến. Người xem đông đảo chen lấn đạp lên nhau, như thế từ nhà ông cho đến
Vương Xá Thành, họ dẫm lên đè bẹp cây cỏ. Thuyền rồng phía trước hướng dẫn
đến Vương Xá thành, trước đảnh lễ đức Thế Tôn, đoạn Thế Tôn bảo rằng:
- Vua Tần Bà Sa
La ra lệnh mời ông đến muốn xem lông chân của ông. Vua muốn xem cho nên
ông ngồi kiết già và đưa chân về phía Vua. Theo quốc pháp thì chết, nên
Trưởng giả xin sám hối trước rồi vào bên trong. Vua muốn thấy cái lông
chân bèn bảo ngồi kiết già. Vua rất vui vẻ khi thấy được điều đặt biệt
trân quý nầy rồi cho trở về nơi Phật.
Lúc ấy Như Lai
đã nói về pháp sám hối. Nghe xong tỉnh ngộ liền xin xuất gia. Ông rất
siêng năng tu tập muốn cầu chứng thánh quả, đi kinh hành không ngừng nghỉ
nên chân ra máu. Đức Thế Tôn kêu lại bảo rằng:
- Nầy gã thiện
nam! Lúc còn tại gia ngươi biết đàn phải không?
Đáp rằng:
- Dạ biết.
- Nếu biết rồi
thì lấy đó làm thí dụ. Nếu dây căng quá thì chẳng hợp âm. Nếu dây dùn quá
nghe chẳng hòa nhã, cho nên chẳng nhanh mà cũng chẳng chậm thì nghe mới
được. Phàm kẻ tu hành cũng giống như vậy. Khi quá siêng năng thân sinh tật
bịnh và tâm sinh giải đãi. Còn quá chậm chạp thì ý chí hao mòn.
Ông ta nghe Phật
chỉ giáo rồi liền phụng hành không bao lâu được chứng quả.
Biên giới phía
tây của nước là sông Hằng và phía nam đến núi Cô Sơn, nơi có nhiều núi non
hiểm trở. Ngày xưa đức Phật đã an cư ở đây ba tháng, hàng phục Dạ Xoa Bạt
Câu La. Phía đông nam của núi ở dưới chân núi có một tảng đá lớn nơi đó có
dấu chân Phật còn lưu lại trên đá hơn cả thước. Chiều dài năm tấc hai và
chiều ngang là hai tấc mốt. Trên đây có kiến tạo một Bảo Tháp. Tiếp đến
phía nam gần tảng đá đó dấu tích nơi Phật để bình bát lún sâu hơn một tấc
và có tám cái hoa sen mọc lên.
Không xa về phía
nam cách chỗ Phật ngồi là dấu tích vết chân của Dạ Xoa Bạt Câu La, chiều
dài năm sáu tấc, chiều rộng bảy tám tấc, ấn sâu xuống đá hai tấc. Phía sau
dấu chân của Dạ Xoa, có một tượng Phật ngồi bằng đá rất lớn cao đến sáu
bảy thước. Tiếp đến phía tây không xa mấy là nơi của Phật đi kinh hành. Ở
trên đảnh núi nầy có chỗ của Dạ Xoa ở. Tiếp theo phía bắc có dấu chân của
Phật dài hơn tám tấc và ngang hơn sáu tấc, ấn sâu xuống nửa tấc. Trên dấu
tích nầy lại có một Bảo Tháp. Nơi đây ngày xưa đức Như Lai hàng phục Dạ
Xoa làm cho chúng chẳng giết người để ăn thịt, cung kính lãnh thọ giới của
Phật sau đó rồi sanh Thiên. Phía tây có đến sáu bảy suối nước nóng. Nước ở
đây rất nóng, biên giới phía nam giáp với rừng già. Trong đó có nhiều voi
thân hình vĩ đại. Từ đây thuận theo sông Hằng về phía nam cách phía đông
ba trăm dặm là nước Chiêm Ba.
Nước Chiêm Ba,
chu vi hơn 4000 dặm. Đô Thành nằm ở phía bắc giáp với sông Hằng, chu vi
hơn 40 dặm. Ruộng sâu nên cấy được nhiều lúa tốt. Khí hậu ôn hòa phong tục
thuần chất. Có hơn 10 ngôi Già Lam, hầu hết bị hư. Tăng đồ hơn 200 người,
họ tu theo Tiểu Thừa. Có hơn 20 đền thờ. Ngoại đạo sống lộn xộn. Tường của
Đô Thành xây bằng gạch cao hơn một trượng. Bước được qua nơi nầy cũng rất
nguy hiểm.
Ngày xưa ở kiếp
sơ, con người cùng muôn vật sống nơi hoang dã lấy hang núi làm nhà chưa có
phòng ốc. Có một Thiên Nữ xuống trần dạo chơi. Đến sông Hằng tắm rửa uống
nước, sau đó thọ thai, sinh ra bốn người con, chia đi hùng cứ mỗi phương ở
Thiệm Bộ Châu, kiến thiết thủ đô thành ấp phân chia ranh giới và mỗi người
cai trị một nước. Thành Thiệm Bộ Châu là thành đầu tiên. Phía đông của
thành có hơn 150 dặm là sông Hằng Hà. Phía nam nước chảy xiết, trên đó có
một đền thờ linh ứng. Người ta lấy đá làm phòng, lấy nước dẫn vào hồ. Hoa
rừng có nhiều loại quý báu. Đỉnh núi nầy có nhiều đá cheo leo. Kẻ hiền
nhơn và người có trí đều cư ngụ nơi đó. Khi xem nơi này thì quên trở về cố
quốc. Biên giới phía nam của nước nầy là rừng hoang, trong đó có nhiều
voi, mãnh thú số có hơn ngàn. Từ đây đi về phía đông hơn bốn trăm dặm đến
nước Yết Châu Ôn Đệ La.
Nước Yết Châu Ôn
Đệ La chu vi hơn 2000 dặm, đất đai nước non ẩm thấp cho nên trồng lúa rất
tốt. Khí hậu ôn hòa, phong tục tốt đẹp.Thường kính trọng những bậc học cao
và quý trọng nghề nghiệp. Có sáu bảy ngôi Già Lam, và hơn 300 Tăng Sĩ. Có
hơn 10 ngôi đền thờ, ngoại đạo tạp cư. Từ hàng trăm năm nay, Vương tộc đã
tuyệt tự cho nên phụ thuộc nước bên cạnh. Vì vậy nơi thành có nhiều thôn
xóm lập ra lộn xộn. Ngày xưa Vua Giới Nhựt đi về phía đông Ấn Độ liền cho
xây dựng cung nầy và đặt chỗ cai trị. Đến ngày nay chỉ còn lại dấu tích vì
lửa đã hỏa thiêu hết rồi.
Biên giới phía
nam của nước ấy có nhiều voi rừng. Biên giới phía bắc giáp với sông Hằng.
Không xa mấy, có một đài rất cao được xây bằng đá gạch. Đài nầy được chạm
trỗ rất tinh vi. Chung quanh đài bốn mặt đều có chạm hình các vị Thánh.
Hình Phật và hình chư Thiên được khắc riêng. Từ đây đi qua phía đông gặp
sông Hằng. Đi hơn 600 dặm nữa, gặp nước Bôn Na Phạt Đản Na. Nước Bôn Na
Phạt Đản Na chu vi hơn 4000 dặm. Đô thành chu vi hơn 30 dặm. Cư dân sống
rất đông đúc. Có ao hồ có nhà cửa, có hoa lá rừng cây. Người người qua lại
rất vui vẻ, đất đai nằm dưới thấp nên cày cấy rất thưận lợi. Có nhiều trái
cây rất trân quý. Quả nầy lớn như trái bí đỏ và chuyển màu vàng đỏ sau khi
chín. Cắt ra trong ruột có nhiều hạt nhỏ. Lớn như trứng chim hạc, khi đập
ra trong đó có nước vàng đỏ. Mùi vị rất ngọt ngào. Hoặc tại nơi cành cây
có nhiều trái kết lại với nhau, hoặc tại nơi gốc cây trái cũng như thế.
Khí hậu điều hòa, phong tục tốt đẹp ưa chưộng sự học hỏi. Có hơn 20 ngôi
Già Lam và hơn 3000 Tăng Sĩ. Họ tu tập theo cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Đền
thờ của ngoại đạo có hơn 100 ngôi. Họ sống tạp nhạp tu theo đạo lõa thể.
Phía tây của
thành hơn 20 dặm có một chùa tên là Bạt Thỉ. Vườn Chùa rất rộng có xây đài
cao. Tăng đồ hơn 700 người, tu học theo Giáo Pháp Đại Thừa.
Biên giới phía
đông Ấn Độ đa phần những bậc thạc học danh tăng đều sinh ra ở nơi nầy.
Cách đây không xa, có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Ngày xưa đức Như
Lai đã ở lại nơi đây ba tháng vì chư Thiên và loài người mà thuyết pháp.
Đến giờ ngọ thường phát ra ánh sáng. Phía nầy còn có di tích của bốn vị
Phật ngồi thiền và đi kinh hành. Nơi đây chẳng xa lại có một tinh xá trong
đó có dựng tượng Bồ Tát Quán Tự Tại rất linh thiêng và thường hay ứng
hiện, xa gần mọi người đều đến đây để cầu khẩn. Từ đây sang phía đông đi
hơn 900 dặm, qua sông đến nước Ca Ma Lầu Ba ở phía đông xứ Ấn Độ
Nước Ca Ma Lầu
Ba, chu vi hơn vạn dặm. Đô Thành hơn 30 dặm, đất đai màu mỡ trồng trọt,
thu hoạch tốt. Có nhiều trái cây quý. Trên rừng có nhiều danh mộc. Ngoài
ra, sông ngòi và ao hồ giao nhau bên cạnh thành ấp. Khí hậu ôn hòa, phong
tục thuần chất. Người ở đây tướng tốt nhưng da ngăm đen. Ngôn ngữ không
khác mấy với người miền trung Ấn Độ. Tánh tình rộng rãi phóng khoáng. Ý
chí cao cả ưa học tập. Người ở đây thờ thần là chính, không tin tưởng Phật
Pháp. Cho nên từ thời đức Phật cho đến bây giờ, vẫn chưa thành lập được
Già Lam nào để mời chư Tăng về. Tuy có một số ít tín đồ; nhưng chưa làm
được gì cả. Có cả hàng trăm đền thờ và hàng vạn người theo ngoại đạo.
Vua bây giờ
thuộc dòng dõi của Bổn Na La Diên Thiên, giai cấp Bà La Môn tên là Bà Tắc
Kệ La Phạt Ma, hiệu là Câu Ma La, chiếm cứ lãnh thổ gần Vua Dịch Diệp. Nối
tiếp cho đến bây giờ là đời Vua thứ 1000. Quốc Vương ham học. Cho nên dân
chúng cũng noi theo. Những người học cao biết rộng đến đây rất đông. Tuy
họ không thuần tín Phật Pháp, nhưng rất cung kính bậc Sa Môn, học cao,
biết rộng. Đầu tiên họ nghe có vị Sa Môn đến nước nầy từ chùa Na Lan Đà
của nước Ma Kiệt Đà, vị nầy là người từ xa đến học, nhưng Phật Pháp rất
thâm hậu, khuyên răn mọi người đến ba lần. Nếu kẻ nào chưa đến thì ngài
Thi La Phạt Đa La (Giới Hiền) luận sư nói rằng:
- Muốn báo ân
Phật phải nên hoằng truyền Chánh Pháp. Con hãy đi đi, đừng nản lòng gì cả.
Vua Câu Ma La tin theo ngoại đạo. Nhưng nay thỉnh Sa Môn đến là điều rất
quý hóa. Nay nhân cơ hội nầy có thể biến đổi để được phước lợi về sau. Con
ngày xưa với tâm từ quảng đại đã khởi lên tâm niệm và phát thệ hoằng thâm.
Nguyện đi một mình đến các nơi khác. Bỏ thân để cầu Pháp, nhằm phổ tế hàm
linh. Há điều đó từ nơi quê hương đã quên rồi sao? Chớ nệ hà vinh nhục hãy
tuyên dương Thánh Giáo và khai đạo quần mê. Trước vì sự hoằng pháp mà hãy
quên đi danh phận của mình. Đây là điều không được giải đãi mà nên tiến
hành để hội kiến gặp gỡ.
Vua Câu Na La
nói:
- Tuy là kẻ bất
tài nhưng thường hay ái mộ những bậc học rộng tài cao, đã nghe danh từ lâu
và muốn cung thỉnh.
Trả lời rằng:
- Kẻ nầy tài trí
thô thiển thấp kém, không biết rằng có lưu được cái gì lại chăng?
Vua Câu Ma La
đáp:
- Lành thay,
lành thay! Vì ham học Phật pháp mà làm cho ngài phải khổ thân. Vượt qua
những khó khăn nguy hiểm, từ xa đến nước nầy, để theo những phong tục mà
học hỏi. Bây giờ ở Ấn Độ nầy, các nước đều ca tụng ngài là bậc Đại Tỳ Kheo
đã đến đây mang lại niềm vui cho bao người, cũng giống như quê hương của
Đại Đức vậy.
Đáp rằng:
- Thật là một
lời ca ngợi quá tốt đẹp. Đó là nhờ cái đức của quân vương.
Vua Câu Ma La
nói:
- Bạch Đại Đức,
đừng lo lắng. Người nước nầy ái mộ phong tục phía đông từ lâu. Không vì
sơn xuyên cách trở, đường sá xa xôi, mà đã đến đây được là điều rất quý.
Đáp rằng:
- Với tôi, Vua
là một bậc Thánh có cái đức rất cao cả, xa gần đều gội nhuần, đã làm cho
mọi người cung kính trọng vọng.
Vua Câu Ma La
đáp:
- Nhờ được che
chở, lòng nầy muốn được triều cống cho Vua Giới Nhựt ở nước Yết Chư Ôn Đệ
La sẽ làm đại Pháp Thí để trồng cây Phước Đức. Các vị Sa Môn, Bà La Môn có
học của năm nước Ấn Độ, chưa được triệu tập, nay lại thỉnh mời mong ngài
cùng đi, đến nơi đó. Nước nầy ở phía đông dãy núi gần đây và không có đô
thành lớn. Phía Tây Nam, tiếp giáp với biên giới, cho nên người ở đây như
mọi rợ. Muốn biết vấn đề rõ ràng của nơi ấy thì cứ hai tháng đi về phía
biên giới tây nam một lần. Tuy nhiên núi sông hiểm trở, khí hậu khắc
nghiệt. Rắn độc, cây độc sẽ làm hại đến người và phía đông nam của nước ấy
lại có nhiều bầy voi dữ. Cho nên trong xứ, có nhiều chiến trận sử dụng
bằng voi. Từ đây đi về phía Nam hơn 1230 dặm, đến nước Tam Ma Đản Thát.
Nước Tam Ma Đản
Thát chu vi hơn 3000 dặm, nằm gần bờ biển, đất đai ẩm thấp. Đô thành rộng
hơn 20 dặm. Cày cấy trồng trọt hoa quả tốt tươi. Khí hậu ôn hòa, phong tục
thuần nhã, người tánh tình cương trực, da ngăm màu nắng. Siêng năng học
tập, tà chánh đều tin. Có 30 ngôi Già Lam. Có hơn 2000 tăng đồ. Họ đều tu
tập theo phái Thượng Tọa Bộ. Có 100 ngôi đền thờ. Ngoại đạo sống hỗn tạp.
Nơi đây họ tu theo phái Ni Kiền Tử (Lõa Thể). Cách thành không xa mấy, có
một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Ngày xưa đức Như Lai đã vì chư Thiên
và loài người thuyết pháp ở nơi đây bảy ngày. Bên cạnh đó là dấu tích của
bốn vị Phật trong quá khứ đi kinh hành và ngồi thiền. Cách nơi nầy không
xa có một Già Lam, trong đó có một tượng Phật ngọc xanh, chiều cao tám
thước, tướng hảo trang nghiêm viên mãn, vô cùng linh diệu. Từ đây đi đến
phía đông bắc gặp bờ biển. Cách núi phía bên kia là nước Thất Lợi Sai Đản
La. Tiếp đến phía tây nam của biển lớn là nước Ca Ma Lãng Ca. Tiếp đến
phía đông là nước Tri La Bát Đệ. Tiếp đến phía đông có nước Y Thưởng Na Bổ
La.
Tiếp theo phía
đông có nước Ma Ha Chiêm Ba, là nước Lâm Ấp. Đến phía Tây Nam là nước
Chiêm Ma Na Châu. Phàm sáu nước nầy núi sông cách trở cho nên không nhập
cảnh được. Tuy nhiên những phong tục tập quán của các nước nầy đều được
nghe biết. Từ nước Tam Ma Đản Thác đi qua phía tây hơn 900 dặm, đến nước
Trầm Ma Phiêu Đệ.
Nước Trầm Ma
Phiêu Đệ chu vi 1450 dặm. Đô Thành hơn 10 dặm. Nằm gần bờ biển nên đất đai
ẩm thấp, cày cấy được mùa, hoa quả tốt tươi, khí hậu nóng nực, phong tục
hùng tráng. Tánh người háo động, tà chánh đều tin. Có hơn 10 ngôi Già Lam,
hơn 1000 Tăng Sĩ, có hơn 50 ngôi đền thờ. Ngoại đạo sống hỗn tạp. Nước nầy
có bờ biển và sông ngòi giao nhau, cho nên có nhiều vật quý báu tụ tập nơi
đây. Phải nói rằng người của nước nầy rất giàu có. Phía trong thành có một
Bảo Tháp do Vua A Dục xây dựng. Bên cạnh đó là nơi dấu tích của bốn vị
Phật trong quá khứ đi kinh hành và ngồi thiền. Từ đây đi đến hướng tây bắc
hơn 700 dặm, đến nước Yết La Noa Tô Phạt Sắc Na.
Nước Yết La Noa
Tô Phạt Sắc Noa có chu vi hơn 4450 dặm, có đô thành với chu vi hơn 20 dặm.
Dân chúng nơi đây rất giàu có sung túc. Ruộng nương nằm dưới thấp nên rất
được mùa. Hoa trái cây cỏ tốt tươi. Khí hậu điều hòa, phong tục thuần hậu.
Học vấn và nghề nghiệp cao. Tin theo cả tà lẫn chánh. Có hơn 10 ngôi Già
Lam và hơn 2000 Tăng Sĩ, tu theo phái Tiểu Thừa Chánh Lượng Bộ, có 50 đền
thờ, theo ngoại đạo tạp cư. Đặc biệt có ba ngôi chùa không ăn sữa đặc, vì
tôn sùng lời dạy của Tôn Giả Đề Bà Đạt Đa.
Phía bên Đại
Thành có một chùa tên là Lạt Đà Vị Tri, có vườn rất rộng, cũng như có các
cốc nhỏ chung quanh. Trong nước có những bậc tài cao, thông minh, mẫn
tiệp, hoặc tập trung ở đây là những vị giới đức trang nghiêm mô phạm. Đầu
tiên ở nước nầy, dân chúng chưa tin tưởng Phật Pháp. Khi ấy ở phía nam Ấn
Độ có một người ngoại đạo, bụng mang lá đồng, đầu đội đèn sáng, tay chống
tích trượng từ xa đi vào thành, liền đánh chuông trống muốn cầu luận nghị.
Có người hỏi rằng:
- Đầu và bụng
mang cái gì lạ lùng như vậy?
Đáp rằng:
- Ta có nhiều
khả năng về học thuật, nhưng sợ cái bụng nó bể và buồn cho những kẻ ngu ám
nên mới mang đèn đến để chiếu sáng.
Nhiều ngày sau
người kỳ dị đó đi trên đường mà chẳng có ai hỏi đến. Vua bảo rằng:
- Trong nước của
mình không có bậc minh triết nào sao? Đối với vị khách kia khó mà thù đáp,
nhưng vì thể diện quốc gia, phải làm sao cầu thỉnh cho được người hiền
đức.
Lại có kẻ thưa:
- Trong rừng
sâu, cũng có một kẻ khác đời, khác người, tự xưng là Nhật Sa Môn. Có sở
học rất cao cường và đã ở lâu nơi sơn lâm tịch tinh. Vì thể diện quốc gia
cũng như đức độ của Vua, chẳng lẽ không thể mời được người nầy sao?
Vua nghe như vậy
đích thân đi đến thỉnh mời. Sa Môn đáp rằng:
- Tôi là người
phía nam xứ Ấn Độ, đến đây ở lại học nghiệp rất nông cạn, sợ chẳng giống
như điều nghe. Có thể đến được chẳng dám chối từ, nhưng xin thưa nếu luận
nghị không thua phải kiến lập Già Lam để triệu tập tăng đồ đến chấn hưng
Phật pháp.
Vua đáp:
- Xin cung kính
ghi nhận và không quên công đức đó. Sau đó Sa Môn nhận lời thỉnh cầu đến
đạo tràng để luận nghị. Lúc ấy ngoại đạo đọc tụng hơn ba vạn lời. Ý nghĩa
sâu xa văn chương bác học bao hàm danh tướng thấy nghe trùng trùng như lỗ
lưới. Sa Môn nghe qua một lần thì đã hiểu rõ từng câu từng chữ chẳng sai
lầm, dùng lời để biện bạch cả trăm lần và giải thích cũng như để hỏi lại
Ngoại Đạo. Ngoại Đạo ý hết lý đuối, câm miệng chẳng thể trả lời. đã thua
xấu hổ rồi lui. Vua thâm kỉnh cái đức ấy cho nên cho kiến tạo Già Lam nầy
và từ đó về sau dùng nơi nầy để hoằng pháp.
Cách Già Lam
chẳng bao xa, có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Tại đây ngày xưa đức
Như Lai đã khai đạo thuyết pháp bảy ngày. Bên cạnh đó có một tinh xá là
nơi ghi lại dấu vết của bốn vị Phật trong quá khứ đã kinh hành và ngồi
thiền. Lại có Bảo Tháp là nơi Như Lai đã ngồi thuyết pháp do Vua A Dục
dựng nên. Từ đây đi qua phía tây nam, hơn 700 dặm, đến nước Ô Trà.
Nước Ô Trà có
chu vi hơn 7000 dặm, có đô thành chu vi 20 dặm. Đất đai màu mỡ, lúa thóc
được mùa. Hoa trái thật là sum sê và nhiều hoa thơm cỏ lạ, khó mà tường
thuật hết. Khí hậu ôn hòa, phong tục thuần hậu. Người dung mạo đẹp đẽ.
Ngôn từ dịu dàng, khác với miền trung Ấn Độ. Thích học hỏi nhưng chẳng
thâm tín Phật Pháp, có hơn 100 ngôi Già Lam và hơn 10 ngàn Tăng Sĩ, tất cả
đều tu theo Đại Thừa. Có hơn 50 đền thờ, ngoại đạo sống tạp nhạp. Có hơn
10 Bảo Tháp, đều là những nơi đức Như Lai thuyết pháp và do Vua A Dục dựng
nên.
Phía tây nam
biên giới là núi cao, lại có một Già Lam nơi đó cũng có một Bảo Tháp bằng
đá rất linh dị, đến trưa hào quang chiếu sáng rực rỡ. Cho nên có nhiều
tịnh tín xa gần đến đây để lễ bái, hoặc mang hương hoa tràng phan bảo cái
để tu phước cúng dường. Số nhiều vô kể và những Bảo Cái được dựng ở bên
ngoài rất đẹp đẽ. Từ phía tây bắc của Già Lam lại có một Bảo Tháp cũng
giống như phía trước. Đây là hai Bảo Tháp mà do chư Thần kiến tạo nên. Cho
nên rất linh dị. Phía đông nam biên giới của nước, giáp bờ biển lớn có
thành Chiếc Lợi Đản La với chu vi hơn 20 dặm. Tại xứ nầy có nhiều lữ khách
đến từ vùng biển. Họ qua lại các nơi khác và dừng ở đây. Thành quách rất
kiên cố vì có nhiều của quý. Bên ngoài thành có hơn 50 ngôi Già Lam.Trong
chùa có trang trí những tượng rất trang nghiêm. Phía nam đến nước Tăng Già
La hơn hai vạn dặm. Những đêm thanh tịnh đáo mắt nhìn về nước kia thấy Bảo
Tháp răng của Phật, trên đó có phóng ra hào quang, giống như đèn chiếu
sáng huyền bí nhiệm mầu. Từ đây đi về phía tây nam vào trong rừng sâu đi
hơn 1200 dặm, đến nước Cung Ngự Đà.
Nước Cung Ngự Đà
có chu vi hơn 1000 dặm, Đô Thành hơn 20 dặm, nằm cạnh bờ biển lại có núi
cao. đất đai ẩm thấp, lúa thóc được mùa. Khí hậu ấm áp. Phong tục náo
động. Hình tướng kỳ dị, nước da đen bóng. Tuy có lễ nghĩa nhưng ưa dối
trá. Chữ viết giống như miền trung Ấn Độ, lời nói và phong tục có nhiều
khác biệt. Tôn sùng ngoại đạo chẳng tin Phật Pháp. Có hơn 100 ngôi đền thờ
và hơn vạn người ngoại đạo. Trong nước có 10 thành nhỏ. Biển và núi giao
nhau cho nên thành rất kiên cố, binh lính mạnh mẽ oai hùng nằm ở biên
giới, chẳng ai địch nổi. Đất nước nầy giáp biển cho nên có nhiều vật quý.
Dùng ốc sò trân châu là phương tiện trao đổi khi mua bán. Nơi đây có nhiều
voi xanh, chạy rất nhanh. Từ đây qua phía tây nam vào nơi hoang dã đến
rừng sâu, có cây cối rậm rạp, đi hơn 1450 dặm, đến nước Yết Lăng Già nằm ở
miền nam Ấn Độ.
Nước Yết Lăng
Già có chu vi hơn 5000 dặm, đô thành hơn 20 dặm. Lúa thóc hoa quả được
mùa. Rừng rậm cây cối hoang vu, có cả hàng trăm loại động vật khác nhau.
Có nhiều voi xanh sanh sản ở đây được xuất khẩu qua các nước bên cạnh. Khí
hậu nóng bức, phong tục thô bạo. Tánh tình con người hung tợn, nhưng ý chí
còn tin nơi điều nghĩa. Ngôn ngữ nhẹ nhàng khi phát âm điều tiết. Tiếng
nói phong tục khác với miền trung Ấn Độ, ít tin tưởng chánh pháp, lại hay
tin theo ngoại đạo. Có hơn 10 ngôi Già Lam và hơn 500 tăng đồ, họ theo cả
hai truyền thống Đại Thừa và Thượng Tọa Bộ. Có hơn 100 ngôi đền thờ, Ngoại
đạo sống hỗn tạp, đa phần là Ni Kiền Tử.
Nước Yết Lăng
Già, tại đây ngày xưa có lúc tập tục của nhân gian rất thịnh hành. Người
xứ nầy xúc phạm đến vị Tiên Nhơn, đạt đến Ngũ Thông và vị ấy mất hết thần
thông cho nên dùng chú thuật tàn hại người cả nước. Do đó người ở đây còn
lại rất ít. Ngày tháng trôi qua càng ngày càng giảm. Vì phạm lỗi đó cho
nên người càng ngày càng ít.
Thành phía Nam
chẳng xa có một Bảo Tháp cao hơn 100 thước, do Vua A Dục dựng lên. Bên
cạnh đó có di tích của bốn vị Phật trong quá khứ ngồi Thiền và kinh hành.
Biên giới phía bắc đến đỉnh núi cao lại có một Bảo Tháp bằng đá cao hơn
100 thước. Vào một kiếp sơ nọ khi con người thọ nhiều tuổi, có một vị Độc
Giác Phật nhập Niết Bàn nơi đây. Từ đây đi về phía tây bắc chỉ toàn là núi
và rừng rậm. Đi hơn 1800 dặm, đến nước Kiều Tát La, nằm ở miền trung Ấn
Độ.
Nước Kiều Tát La
có chu vi hơn 6000 dặm. Có núi non rừng rậm bao bọc chung quanh. Đô thành
có chu vi hơn 40 dặm, đất đai trồng trọt thuận lợi tốt tươi. Làng mạc nhà
cửa san sát, người người giàu có. Hình dáng người kỳ dị, nước da ngâm đen,
phong tục hùng tráng. Tánh tình thô bạo. Tin theo tà và chánh. Nghề nghiệp
tinh xảo. Vua thuộc dòng Sát Đế Lợi. Tôn kính Phật Pháp nhơn từ đức độ. Có
hơn 100 ngôi Già Lam và hơn một vạn Tăng Sĩ, tu theo Giáo lý Đại Thừa. Có
70 đền thờ. Ngoại Đạo sống hỗn tạp. Cách thành về phía nam chẳng xa, có
một ngôi chùa cũ, bên cạnh đó có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên. Nơi
đây ngày xưa đức Như Lai đã từng đến và ở, hiện đại thần thông nhiếp phục
ngoại đạo. Nơi nầy, cũng là nơi dừng chân của Bồ Tát Long Mãnh. Lúc bấy
giờ có vị vua tên là Bà Đà Bà Ha (Dẫn Chánh) rất trân quý và cung kính
ngài Long Mãnh. Bốn bên đều có hộ vệ. Lúc bấy giờ có Bồ Tát Đề Bà từ nước
Chấp Sư Tử đến muốn cầu Luận nghĩa nói với các môn nhân rằng:
- Hân hạnh xin
được yết kiến.
Thời môn nhân
đến bạch Ngài Long Mãnh biết danh tánh. Ngài Long Mãnh đổ nước đầy bình
bát và ra lệnh cho đệ tử rằng:
- Ông mang nước
nầy đưa cho Đề Bà.
Đề Bà chờ nước
đứng yên rồi bỏ cây kim vào. Đệ tử mang bát trở lại với vẻ hoài nghi. Long
Mãnh hỏi:
- Ông ấy nói gì?
Đáp rằng:
- Yên lặng,
không nói gì hết, rồi bỏ cây kim vào bát.
Long Mãnh nói:
- Thật là kẻ tài
trí! Kẻ đó biết việc như thần. Phải là bậc Á Thánh. Đạo đức cao vời. Hãy
mời vào.
Hỏi rằng:
- Nghĩa là sao?
Không lời nói vi diệu biện tài nào hơn.
Đáp rằng:
- Phàm là nước
thì tùy theo đồ đựng mà có hình dáng tròn hay vuông, theo đó mà hiện sạch
hay dơ, không có gì có thể ngăn cản và đong lường hết được. Đem sự to lớn
đó mà so sánh với sự học của ta thật là tài trí. Việc bỏ cây kim vào trong
nước, phải nói rằng một điều hy hữu. Đây là kẻ rất phi thường hãy cho vào.
Long Mãnh thấy
phong thái tư cách an nhiên đẹp đẽ, lời nói ôn tồn sanh ra cảm phục. Đề Bà
có đầy đủ phong cách như thế mà từ xa còn đến đây muốn học hỏi. Dáng dấp
oai thần đi đến rất oai nghiêm, rồi lên tòa ngồi và đàm luận suốt ngày
không hết. Câu nghĩa chương cú thanh tao. Cho nên Long Mãnh nói:
- Kẻ hậu học
nhìn đời vi diệu. Sự biện bác sáng sủa hơn trước. Tôi nay gặp người tuấn
kiệt và thành thật nói rằng đây là điều hy hữu và ngọn đèn Chánh Pháp
không thể tắt. Giáo Pháp ấy có thể hoằng dương cho người đời sau thật là
hân hạnh. Có thể đến cái ghế trước mặt để đàm luận huyền nghĩa.
Đề Bà nghe nói
như vậy, tâm liền tự phụ đến trước phát lời biện luận nghĩa lý. Đề Bà dùng
từ thật mạnh hướng về đối chất nghĩa lý. Nhưng thấy uy nghi dung mạo rồi
quên đi lời và ngậm miệng. Đoạn từ chỗ ngồi bước xuống rồi xin theo học.
Long Mãnh nói:
- Hãy ngồi xuống
lại đi. Bây giờ ngươi là học trò, ta sẽ dạy cho Chân Diêụ Lý Pháp Vương.
Lúc ấy Đề Bà ngũ thể đầu địa một lòng nghe lời và thưa:
- Từ nay về sau
con xin vâng mệnh. Long Mãnh Bồ Tát sống nhàn nhã nhờ thuốc dưỡng sinh,
thọ mạng hơn 100 tuổi mà dung mạo không suy. Cũng giúp nhà Vua thuốc men
như thế để thọ hơn 100 tuổi.
Nhà vua có một
Vương tử, hỏi mẹ rằng:
- Con bao giờ
được làm Vua?
Mẹ đáp:
- Ta thấy chưa
có cơ hội nào cả. Ta nghe vua sống đến hàng trăm tuổi cho nên con cháu già
hết, và cũng sống lâu. Lại được Long Mãnh cho thêm phước lực bằng thuốc
trường sanh. Nếu Bồ Tát tịch diệt, nhà vua mất ngôi.
- Long Mãnh Bồ
Tát là bậc trí huệ cao vời, từ bi thâm hậu, ban cho tất cả quần sanh một
đời sống như thế. Nên con có thể đến đó, xin cái đầu của Ngài. Nếu được
thì kết quả sẽ như ý.
Vương tử theo
lời dạy của mẹ, đến Già Lam và xin người gác cổng được vào bên trong. Lúc
ấy ngài Long Mãnh Bồ Tát đang tụng kinh và nhiễu Phật, liền thấy Vương Tử
nên hỏi rằng:
- Vì lý do gì mà
đến tăng phòng vào ban đêm vậy? Có gì nguy hại tật bịnh mà đến phải không?
Đáp rằng:
Từ mẫu của con
dạy con rằng kẻ sĩ xả thân, sự xả thân ấy cũng mang lại lợi lạc cho quần
sanh. Qua lời dạy đó con chưa có thể bỏ được báo thân nầy để cầu được điều
như ý muốn. Mẹ con bảo không sao, Chư Thiện Thệ Như Lai của ba đời trong
mười phương xưa nay để được chứng quả phải cần cầu Phật Đạo, tu tập Giới
Nhẫn. Hoặc hiến thân cho thú, hoặc cắt thịt cho chim. Vua Nguyệt Quang đã
thí đầu cho Bà La Môn. Vua Từ Lực đã hiến máu cho Dạ Xoa. Những việc như
thế khó mà nói hết, trước cầu cho mình giác ngộ chứ không phải cho người
khác. Nay, Bồ Tát Long Mãnh có ý chí cao vời cho nên con cũng cầu xin được
cái đầu của ngài để có việc. Nếu ngài xả thì có thể vào cuối năm nầy. Như
ngài xả liền thì tội con rất nhiều, việc đó sẽ hại đến cái đức. Nguyện cho
sự tu tập của Bồ Tát sẽ thành Phật quả, đem lòng từ đến cho chúng sanh và
trí tuệ ấy thì vô cùng. Xin xem nhẹ sinh mạng và xem thân nầy trôi nổi
như một loại giặc, Ngài có thể vì bổn nguyện mà cho con được toại nguyện
không?
Long Mãnh Bồ Tát
đáp:
- Lời nói hay
thật, Ta vốn cầu Thánh quả, và học Phật nên thường xả bỏ. Thân nầy như âm
hưởng như bọt nước lưu chuyển trong tứ sanh, qua lại trong lục thú, chứa
chấp nhiều lời nguyện, chẳng muốn một việc gì mà nay Vương Tử chỉ có một
chứ không khác. Nếu Vương Tử vẫn một lòng mong muốn ta sẽ tuân mệnh. Nhưng
khi thân ta mạng chung rồi thì Phụ Vương của Vương Tử cũng mất. Nhưng rồi
ai là người bảo hộ ngươi. Long Mãnh bồi hồi đáp sự yêu cầu rồi tuyệt mệnh.
Bèn lấy lá khô tự vận, sau đó lấy kiếm để cắt đầu. Vương Tử thấy thế rất
kinh ngạc rồi lui. Người gác cổng thưa:
- Việc ấy xong
chưa?
Vua nghe bi cảm
và kết quả là ngài đã ra đi.
Phía tây nam của
nước đi hơn 300 dặm, đến núi Phạt La Mạt La Kỳ Lý. Nơi đây có đỉnh cao rất
nguy hiểm. Có nhiều hang động bao bọc toàn là đá. Vua Chánh Vương đã vì
Long Mãnh Bồ Tát mà xây dựng Già Lam trong núi ấy. Đi khỏi núi khoảng 10
dặm có đường trống. Từ núi nhìn xuống có rất nhiều đá. Nơi đó có nhiều
hành lang đi bộ, giống như những ngôi nhà xây nhiều tầng. Có nơi cao đến
năm tầng và có nhiều Viện khác nhau. Trong mỗi tinh xá như thế đều có
những tượng bằng vàng, lớn bằng thân Phật điêu khắc kỳ công, tướng hảo
trang nghiêm và tất cả những trang sức đều bằng vàng quý. Gần nơi đỉnh núi
cao ấy, có một thác nước từ trên chảy xuống, bên ngoài các hang động có
phát ra ánh sáng. Nơi đây Vua Chánh Vương có kiến thiết Già Lam. Nhân lực
hao mòn, công khố trống rỗng. Việc ấy chưa xong phân nửa, mà tâm hay âu lo
cho nên Long Mãnh thưa rằng:
- Đại Vương vì
sao có sự ưu sầu như thế?
Vua đáp:
- Ta đã dùng tất
cả tấm lòng để làm việc phước đức lâu dài đợi Ngài Từ Thị, công việc chưa
xong mà tiền tài hết sạch. Mỗi lần nghĩ đến buồn lo, ngồi đây để chờ.
Ngài Long Mãnh
thưa:
- Xin đừng lo
âu. Phàm là phước đức thắng diên thì không có cái cuối cùng. Cứ phát
nguyện lớn đừng lo chẳng xong.
Ngày hôm đó,
Vua về lại cũng rất là an lạc. Sau đó Vua xuất du để thăm sông núi liền
đến nơi bình nghị nầy mà kiến thiết Bảo Tháp. Vua đã thọ nhận sự hối quá
và tiếp tục phụng trì Chánh Pháp. Long Mãnh Bồ Tát có thần dược vi diệu đã
rải lên trên đá lớn, liền biến thành vàng. Vua đến thấy vàng, tâm rất sung
sướng. Khi hồi giá đến nơi Long Mãnh thưa rằng:
- Hôm nay, du
ngoạn đã có sự cảm ứng của thần linh, nơi đất đai núi rừng kia, đã thấy
được vàng bạc tụ lại.
Long Mãnh nói:
- Chẳng phải quỷ
thần cảm động đâu. Đó là do lòng chí thành mà cảm ứng nên vàng bạc vậy.
Sau khi nói như
vậy liền cho lấy về để xây dựng chùa Tháp. Sau khi xây dựng xong, chùa năm
tầng, mỗi tầng như thế đều có bốn tượng Phật lớn bằng vàng. Những vàng còn
dư đem cho vào kho, rồi triệu tập một ngàn vị tăng đến để lễ tụng và Long
Mãnh Bồ Tát vì Giáo Pháp của đức Thích Ca mà tuyên dương và vì các vị Bồ
Tát khác diễn thuật và bàn luận, soạn ra biệt tạng ở nơi nầy. Nơi tầng lầu
một chỉ để tượng Phật và các kinh luận. Tầng năm phía dưới cùng để cho
tịnh nhân ở và những đồ vật riêng tư. Ở giữa ba tầng thì làm phòng ốc.
Nghe người xưa bảo lại rằng:
- Khi Vua Chánh
Vương xây dựng xong, kể cả công nhân ăn uống và chư Tăng dùng hết chín ức
tiền vàng.
Cho nên sau nầy
tăng tín đồ phẫn nộ tranh đấu và phê phán Vua. Lúc ấy các tịnh nhơn liền
nói rằng:
- Tăng đồ tranh
tụng nói lời hủy báng nhau. Kẻ ác sẽ nhân đây mà hủy hoại Già Lam. Cho nên
những lầu nầy không cho tăng đồ ở. Từ đây về sau chư Tăng không được qua
lại, tới lui nơi cửa của nước nầy.
Lúc bấy giờ,
liền cho những y sư giỏi vào bên trong để trị bệnh, nhiều cửa ra vào chẳng
biết làm sao kiểm soát. Từ đây vào trong rừng sâu phía Nam đi hơn 900 dặm,
đến nước An Đạt La ở phía Nam Ấn Độ.
Nước An Lạc Na
có chu vi hơn 3000 dặm. Đô thành hơn 20 dặm. Tên thành là Bình Kỳ La, đất
đai tốt tươi. Cày cấy trồng trọt được mùa. Khí hậu ôn hòa, phong tục phức
tạp. Ngôn ngữ nhẹ nhàng khác với miền trung Ấn Độ. Chữ nghĩa quy tắc giống
nhau. Có hơn 20 ngôi Già Lam và hơn 3000 Tăng Sĩ. Đền thờ có hơn 30 ngôi.
Ngoại đạo sống tạp nhạp. Cách thành Bình Kỳ La chẳng bao xa có một ngôi
Già Lam lớn. Ngôi chùa nầy có nhiều tầng lầu vô cùng đẹp đẽ. Tượng Phật và
các tượng Bồ Tát hình tướng trang nghiêm chạm trổ rất công phu. Phía trước
Già Lam có một ngôi Bảo Tháp cao hơn 100 thước. Đây là do vị Chiết La A La
Hán kiến tạo.
Sau chùa A La
Hán, về hướng tây nam chẳng bao xa lại có một Bảo Tháp, do Vua A Dục dựng
nên. Nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết pháp, hiện đại thần thông độ
vô lượng chúng.
Rồi cũng từ phía
tây nam của chùa A La Hán đi hơn 20 dặm, đến núi Cô Sơn. Trên đảnh núi có
một Bảo Tháp bằng đá, nơi đây Ngài Trần Na Bồ Tát tạo nên Nhân Minh Luận
(Dinnagà-Đồng Thụ). Bồ Tát Trần Na là người sau Phật Nhập Diệt mặc Pháp Y,
chí nguyện rộng lớn, huệ lực thăm thẳm, thương đời chẳng nơi nương tựa,
nên muốn hoằng dương Thánh Giáo, mà tạo ra Nhân Minh Luận. Lời sâu lý
rộng. Nếu bậc học giả không cố gắng thì khó thành sự nghiệp, bèn vào thâm
sơn tham thiền nhập định quán sát nội tâm, xem xét lợi hại mới tạo nên văn
nghĩa. Lúc bấy giờ trong động đá gây nên tiếng vang, khói mây biến thái,
cho nên sơn thần đến gặp Bồ Tát thân cao trăm thước và xướng lên lời rằng:
- Ngày xưa, đức
Phật Thế Tôn vì quyền biến hướng dẫn hàm linh và vì tâm từ bi mà Thuyết
Nhơn Minh Luận, diệu lý bao quát ngôn từ sâu sắc. Như Lai tịch diệt nghĩa
ấy đã bị chôn vùi. Bây giờ có ngài Trần Na Bồ Tát, phước trí cao vời, sâu
hiểu Thánh Giáo về Nhân Minh Luận cho nên trùng tuyên lại.
Lúc đó Bồ Tát
phóng đại quang minh chiếu đến những nơi u ám và Vua của nước nầy sanh tín
tâm sâu xa và tôn kính Tam Bảo. Thấy tướng quang minh nầy, nghi rằng đã
vào Kim Cang Định, nhân đây mà thỉnh Bồ Tát chứng quả Vô Sanh. Bồ Tát Trần
Na đáp:
- Ta đã nhập
định và quán sát. Nếu muốn dịch nghĩa chú thích kinh nầy sâu sắc, thì tâm
phải hiểu rộng biết nhiều chẳng nguyện chứng quả Vô Sanh.
Vua đáp:
- Quả Vô Sanh là
nơi Thánh chúng ngưỡng mộ, xa lìa tam giới, chứng được tam minh là điều
rất cao cả. Nguyện nên chứng lấy.
Bồ Tát Trần Na
lúc ấy rất hoan hỷ lời thỉnh cầu của Vua nên liền chứng quả Vô Học. Bồ Tát
Văn Thù (Diệu Cát Tường) thương tiếc, muốn cảnh giới khảy móng tay liền
ngộ và nói rằng:
- Tiếc thay! Làm
sao mà bỏ cái tâm rộng lớn chỉ vì ý chí hẹp hòi. Từ việc nhớ nghĩ cho
riêng mình kể cả luôn cái chí nguyện. Nếu muốn có lợi lạc, hãy nói rộng
cái Thuyết Du Già Sư Địa Luận của Bồ Tát Từ Thị hướng dẫn cho kẻ hậu học
được lợi ích biết là bao.
Bồ Tát Trần Na
kỉnh thọ ý chỉ phụng trì sám hối. Rồi từ đây nổi trôi nghiên cứu rộng thêm
Nhân Minh Luận. Nếu những học giả sợ giải bày luận có tính chất từ chương
thì hãy đưa nghĩa lớn của tông phong mà bày ra lời nói vi diệu làm nên
Nhân Minh Luận để hướng dẫn cho kẻ hậu học về sau.
Từ nay về sau
nên tuyên dương Du Già. Từ đó có rất nhiều môn nhân và những kẻ hiểu biết
trong đời. Từ đây đi vào giữa rừng qua hướng nam hơn ngàn dặm, đến nước Đà
Na Yết Lân Ca (Nước An Đạt La), thuộc miền nam xứ Ấn Độ.
Nước Đà Na Yết
Lân Ca có chu vi hơn 6000 dặm. Đô thành có chu vi hơn 60 dặm, đất đai màu
mỡ, lúa thóc được mùa. Có nhiều làng ấp hoang dã ít người sanh sống. Khí
hậu ôn hòa, người da màu đen sậm. Tánh tình hung bạo, ham học nghề nghiệp.
Có nhiều ngôi Già Lam bị hoang vu, còn lại chừng hai chục ngôi. Tăng đồ
hơn 1000 người. Đa phần học theo Đại Chúng Bộ. Đền thờ có hơn 100 ngôi,
ngoại đạo sống tạp nhạp.
Phía đông của
thành là núi, nơi đó có một Tăng Già Lam tên là Phất Bà Thế La (Đông Sơn).
Phía tây của thành cũng là núi. Nơi đó có ngôi chùa A Phạt La Thế La (Thế
Sơn). Xứ nầy đầu tiên, Vua vì Phật Pháp mà kiến tạo nên Già Lam. Có sông
chảy qua phía trước chùa, những hành lang đi bộ dọc theo núi. Có những vị
thần linh xuất hiện và các bậc Thánh Hiền tới lui. Kể từ khi Phật Nhập
Diệt sau 1000 năm, mỗi năm như vậy có khoảng 1000 chư Tăng cùng đến đây an
cư. Khi giải chế mọi người chứng A La Hán, dùng thần lực bay lên hư không
mà đi. Một ngàn năm sau, phàm thánh đồng cư. Nhưng kể từ 100 năm nay không
có Tăng Lữ vãng lai. Cũng có những Sơn Thần dị hình, hoặc làm hình con
chó, hoặc làm hình khỉ vượn, để dọa nạt người đi qua nơi chỗ hoang vắng,
chẳng có tăng nào cả.
Cách về phía nam
của thành không xa, có một ngọn núi cao. Nơi đó là nơi mà Luận Sư Bà Tỳ
Phệ Dà (Thanh Biện) ở trong động A Tu La để chờ gặp Bồ Tát Di Lặc thành
Phật. Luận sư có đức sâu dày khó tả. Bên ngoài mặc áo ngoại đạo, nhưng bên
trong hoằng dương tư tưởng học thuật của Long Mãnh. Khi nghe Ngài Hộ Pháp
Bồ Tát ở nước Ma Kiệt Đà muốn hoằng dương giáo lý của đức Phật có cả ngàn
người theo và muốn luận nghị cho nên chống tích trượng mà đến thành Ba
Thác Ly. Biết rằng Bồ Tát Hộ Pháp đang ở dưới cây Bồ Đề cho nên luận sư đã
nói với môn nhân rằng:
- Quý vị hãy đến
cây Bồ Đề để gặp Bồ Tát Hộ Pháp vì tôi mà thưa rằng: "Bồ Tát đã tuyên
dương Giáo Pháp hướng dẫn nhiều người bỏ tà quy chánh, ngưỡng đức cao dày
từ lâu mà nguyện chưa xong, nay muốn đến yết kiến và lễ bái dưới gốc cây
Bồ Đề, thệ nguyện nếu không gặp được, thì sẽ gặp khi chứng được quả trời
người" .
Bồ Tát Hộ Pháp
bảo với người sứ rằng:
- Cuộc đời con
người giống như huyễn, thân mệnh lại nổi trôi, khát khao ngày tháng chưa
đến để được đàm luận, mà người tin tưởng chưa gặp được.
Luận sư nghe vậy
liền trở về quê hương, ngồi thiền chờ đợi và nghĩ rằng nếu không phải ngài
Từ Thị thành Phật, ai có thể giải được cái nghi của mình, cho nên đã ở
trước tượng Quán Tự Tại Bồ Tát, thành tâm tụng chú Đà La Ni. Không ăn chỉ
uống nước trong vòng ba năm. Đức Quán Tự Tại Bồ Tát liền hiện ra sắc thân
vi diệu vì luận sư mà bảo rằng ý mong muốn gì vậy?
Đáp rằng:
- Nguyện lưu giữ
thân nầy để chờ được gặp đức Từ Thị.
Bồ Tát Quán Tự
Tại bảo:
- Đời sống con
người ở thế gian nầy rất nguy hiểm, nổi trôi phù phiếm. Cho nên muốn như
ước nguyện thì nên sanh về cõi trời Đẩu Suất để lễ bái và chờ đợi gặp đức
Di Lặc.
Luận sư đáp
rằng:
- Ý chí không
thể đạt được và tâm nầy không có hai.
Bồ Tát đáp:
- Nếu quả như
vậy thì nên đến nước Đà Na Yết Lân; nơi thành phía nam có một ngọn núi
cao, nơi đó có thần Chấp Kim Cang và hãy thành tâm tụng chú Kim Cang Đà La
Ni, ông sẽ được toại nguyện.
Luận sư đến đó
để tụng và ba năm sau thì thần nhân mách bảo rằng:
- Nhà ngươi mong
muốn gì mà siêng năng như vậy?
Luận sư đáp:
- Nguyện lưu giữ
thân nầy lại để chờ gặp đức Từ Thị. Bồ Tát Quán Tự Tại đã chỉ điểm đến đây
để thỉnh cầu và nguyện của tôi có thành được thì ở tại nơi nầy. Mong thần
mật hiểu cho.
Rồi chỉ trong
ngày ấy trong ngọn núi nầy có một cung của A Tu La. Theo sự thỉnh cầu
tường đá kia lại mở ra. Khi mở ra, đi vào bên trong chờ gặp và luận sư
nói:
- Chỗ ở tối tăm
không thấy, làm sao biết được Phật?
Chấp Kim Cang
đáp rằng:
- Khi Bồ Tát Từ
Thị xuất thế tôi sẽ báo cho ông.
Luận sư y lời
rồi chuyên tâm trì tụng. Cả ba năm như thế chẳng có suy nghĩ gì khác.
Trì chú xong
rồi, có người gõ cửa động, động liền mở ra. Lúc ấy có trăm ngàn vạn người
thấy rồi quên trở về. Luận sư khóa cửa lại mà bảo với họ rằng:
- Ta có lời
nguyện ở lâu để chờ gặp đức Di Lặc. Thánh chúng đã khuyên như thế thì đại
nguyện mới thành cho nên bảo rằng vào nơi nầy thì sẽ gặp Phật. Họ nghe như
vậy rất kinh ngạc mới đóng cửa lại, trở thành một hang rắn độc. Họ sợ hại
đến thân mệnh. Ba lần nói như vậy tuy chỉ có được sáu người vào. Luận sư
lại cảm tạ và những người ấy đi vào. Khi vào rồi tường đá trở lại như cũ
và mọi người mới hối hận giận mình đã nói ra lời nói ấy.
Từ đây đi qua
phía tây nam hơn 1000 dặm, đến nước Châu Lợi Da nằm ở phía nam xứ Ấn Độ.
Nước Châu Lợi Da, chu vi hơn 2450 dặm. Đô thành chu vi hơn 10 dặm, đất đai
trống trải trở nên hoang phế. Cư dân sống rải rác, cho nên đạo tặc hoành
hành. Khí hậu ôn hòa, phong tục gian ác. Tánh người cuồng bạo. Sùng tín
ngoại đạo. Nhiều ngôi Già Lam bị hủy hoại nhưng cũng còn tu sĩ. Có hơn 10
ngôi đền đa phần theo đạo lõa thể.
Cách về phía
đông nam của thành không xa mấy, có một Bảo Tháp do Vua A Dục dựng nên.
Như Lai ngày xưa đã từng ở nơi nầy, hiện đại thần thông thuyết Vi Diệu
Pháp để hàng phục ngoại đạo và độ cho trời người.
Phía tây thành
chẳng bao xa, lại có một ngôi Già Lam cũ. Đây là nơi luận nghị của Đề Bà
Bồ Tát và A La Hán. Đầu tiên Bồ Tát Đề Bà nghe nơi Già Lam nầy có vị A La
Hán Ôn Đản La chứng được thần thông và đầy đủ tám giải thoát, liền từ xa
đến để tìm hiểu xem xét về phong cách mô phạm ra sao, cho nên đã đến đó,
đảnh lễ A La Hán. A La Hán là bậc thiểu dục tri túc chỉ có một cái giường.
Khi Bồ Tát Đề Bà đến không có chỗ ngồi, nên gom lá cây lại làm tòa để mời
ngồi. A La Hán nhập định nửa đêm thì xuất. Bồ Tát Đề Bà thỉnh cầu giải
quyết chỗ nghi của mình. A La Hán tùy theo chỗ khó mà giải thích. Bồ Tát
Đề Bà nghe và hỏi đến lần thứ bảy thì im lặng không trả lời. Rồi vận thần
thông lực bay lên cõi Đẩu Suất để hỏi ngài Di Lặc. Ngài Từ Thị vì đó mà
giải thích, nhân đây bảo rằng:
- Ông Đề Bà ấy,
nhiều kiếp đã tu hành và trong hiền kiếp nầy sẽ được quả vị Phật, nên biết
như vậy.
Đoạn thi lễ rồi
như trong khoảng khảy móng tay thì trở lại chỗ ngồi cũ, dùng diệu nghĩa
tuyên dương và bẻ gãy những điều nghi. Bồ Tát Đề Bà thưa:
- Điều nầy đức
Bồ Tát Từ Thị đã dùng Thánh trí mà giải thích, há có phải là ngài có thể
tường tận?
A La Hán đáp:
- Đúng vậy!
Đó là sự chỉ bày
của Như Lai. Từ chỗ ngồi tán thán thâm kính lễ bái. Từ đây đến phía Nam
vào trong rừng sâu đi hơn 1560 dặm, đến nước Đạt La Tỳ Trà.
Nước Đạt La Tỳ
Trà có chu vi hơn 6000 dặm. Đô thành tên là Khang Chí Bổ La có chu vi hơn
30 dặm, đất đai màu mỡ lúa thóc giàu có. Lại có nhiều hoa quả và sản xuất
vật quý. Khí hậu ôn hòa, phong tục thô bạo. Người tin sâu nghĩa lý, biết
nhiều học rộng. Nhưng ngôn ngữ, chữ viết thì sai khác miền trung Ấn Độ một
ít. Có 100 ngôi Già Lam, tăng đồ hơn vạn người, học theo Thượng Tọa Bộ. Có
80 ngôi đền thờ đa phần theo đạo lõa thể.
Như Lai khi còn
tại thế đã đến đây nhiều lần, thuyết pháp độ người, cho nên Vua A Dục đã
đến Thánh Tích nầy mà cho xây dựng nên các Bảo Tháp.
Thành Kham Chí
Bổ La là nơi mà Bồ Tát Đạt Ma Ba La (Hộ Pháp) sanh trưởng. Bồ Tát là con
đầu của vị Đại Thần của nước nầy. Lúc nhỏ thiên tư đặc biệt, lớn lên thấy
xa biết rộng. Hồi ấy, rất lâu nhưng Vương Thần chưa sinh. Hằng đem lo lắng
suy nghĩ, đối trước tượng Phật thiết tha kỳ nguyện một cách chí thành cho
nên cảm ứng đến thần linh, từ xa mà đến.
Sau khi sanh ra
lớn lên một hôm đi hơn 100 dặm, đến ngôi chùa trên núi. Đến giữa giảng
đường có vị tăng mở cửa. Thấy thiếu niên nầy, vị tăng nghi là kẻ trộm bèn
cật vấn, Bồ Tát liền đưa tay ra hiệu ý bảo người xuất gia không nên kinh
dị và ý ngài đã toại nguyện. Nhà Vua đã biết sự mong muốn của ngài và biết
Bồ Tát có ý xuất trần cho nên Vua lại càng thâm kính hơn nữa. Bồ Tát đã tự
mặc áo hoại sắc tinh cần học tập, tìm đến nơi vị A La Hán để biết phong
cách mô phạm như trên đã thuật.
Cách về phía nam
thành không xa có một Đại Già Lam mà trong nước khắp nơi đều giống vậy.
Lại có một Bảo Tháp cao hơn 100 thước do Vua A Dục dựng nên. Đức Như Lai
ngày xưa ở nơi đây thuyết pháp để hàng phục ngoại đạo và rộng độ trời
người. Gần đó cũng có một di tích là nơi của bốn vị Phật quá khứ, ngồi
thiền và kinh hành. Từ đây đến phía nam đi hơn 3000 dặm đến nước Chu La Cự
Thác.
Nước Chu La Cự
Thác có chu vi hơn 5000 dặm, đô thành có chu vi hơn 40 dặm, đất đai khô
cằn không trồng trọt được mấy; nhưng những hải sản trân quý đều tập họp
nơi nước nầy. Khí hậu ấm áp, người da ngăm đen. Tánh tình cương nghị, tà
chánh đều tin, ít thích nghề nghiệp, ưa làm điều thiện. Đa phần Chùa Viện
nơi đây đều bị hoang phế, chỉ còn lại một số ít chư Tăng. Có hơn 100 ngôi
đền thờ, tin theo ngoại đạo, đa phần theo đạo lõa thể. Thành phía đông
chẳng xa, có một Già Lam cũ, vườn Chùa trở nên hoang phế. Do em của Vua A
Dục kiến thiết nên. Phía đông nầy lại có một Bảo Tháp, chỉ còn nền móng.
Bảo Tháp nầy do Vua A Dục xây. Nơi đây ngày xưa đức Như Lai đã thuyết pháp
hiện đại thần thông độ vô lượng chúng. Vì hình ảnh của Thánh tích nầy, Vua
đã xây dựng nên, thời gian năm tháng trôi qua, người ta đến cầu nguyện và
xem ở đây như là chỗ ở của thần linh.
Phía nam của
nước nầy là bờ biển lại có núi Châu Sắc Gia. Đỉnh cao và hẹp lại có những
động đá ăn sâu vào trong. Trong núi, có cây Bạch Đàn, cây Chu Đàn và nhiều
loại cây khác, khó có thể phân biệt hết, duy chỉ có mùa hạ lên núi chiêm
ngưỡng thấy nơi đây có nhiều rắn lớn. Được biết rằng vì chất của gỗ mục ẩm
ướt cho nên rắn thích ở, cũng có nhiều người thấy thế liền lấy tên bắn.
Mùa đông như ẩn nấp vào trong thân cây. Tại đây cũng có cây Yết Bố La
Hương (Cây Long Não), cây tùng, cây bách và có nhiều cây khác. Những cây
ở dưới ẩm thấp không có mùi hương. Khi cây khô người ta chặt đi, trong đó
có mùi hương và từ trong lõi cây có những đường vân màu sắc giống như nước
và như tuyết. Đây chính là mùi hương của Long Não.
- Núi Chư Sắc
Gia về phía đông có núi Bố Đản Lạt Ca. Núi nầy rất nguy hiểm, có nhiều
hang động. Trên đảnh núi có Hồ, nước trong như mặt gương, chảy thành sông,
chảy quanh núi đến hai mươi vòng rồi đi vào biển Nam Hải. Bên cạnh cái hồ
đó, có động đá rất đẹp là nơi mà Bồ Tát Quan Tự Tại qua lại dạo chơi. Nếu
ai có lời nguyện muốn gặp Bồ Tát chẳng quản thân mệnh, lội nước trèo non,
quên đi nguy hiểm thì có thể đạt được lời nguyện ấy. Dưới chân núi có
người ở, đến đây kỳ nguyện thỉnh cầu để được thấy, hoặc tạo nên hình Tự
Tại Thiên, hoặc bôi than lên mình như ngoại đạo, để an ủi dụ dỗ những
người có lời nguyện. Từ núi nầy đi qua phía đông bắc thì đến bờ biển. Từ
bờ biển phía nam, có đường đi qua nước Tăng Già La. Người xưa nói rằng từ
đây đi vào biển phía đông nam đi hơn 3000 dặm đến nước Tăng Già La (Nước
Chấp Sư Tử) không thuộc nước Ấn Độ.
Đại Đường Tây
Vức Ký hết quyển mười
--- o0o ---
Mục Lục | 1
| 2
|
3
|
4
| 5
|
6
| 7
|
8
|
9
| 10
| 11
| 12
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-3-2005
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục